Lan hài hương duyên - Paphiopedilum emersonii
Nếu
như lần đầu tiên có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Paphiopedilum
emersoniibạn rất dễ lầm tưởng với lan hài hằng Paphiopedilum hangianum
vì hoa của chúng khá giống nhau sự khác biệt giữa cánh môi màu vàng và
phần còn lại của hoa là một màu trắng tinh
Tên Việt Nam: Lan Hài hương duyên
Tên Latin: Paphiopedilum emersonii
Đồng danh: Paphiopedilum emersonii Koop. & P.J. Cribb, 1986. Paphiopedilum huonglanae N.T. Tich, 1998, nom inval.; Paphiopedilum emersonii var. huonglanae (N.T. Tich) N.T. Tich, 1998
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất
Đặc điểm nhận dạng: Cỏ lâu năm, có 4 - 7 lá xếp thành 2 dãy. Lá rất giống P. hangianum, chất da, có hình thuôn - bầu dục, cỡ 15 - 25 x 3 - 5 cm,mặt trên màu lục bóng, mặt dưới màu lục nhạt. Cụm hoa có cuống dài 10 - 15 cm, mang 1 hoa. Lá bắc hình bầu dục rộng, cỡ 2,8 - 3 x 1,2 - 2 cm, màu trắng. Hoa thơm dịu, rộng 8 - 9,5 cm; lá đài và cánh hoa dày, màu trắng, có lông ngắn ở cả 2 mặt; lá đài ở gần trục hoa hình bầu dục - trứng, cỡ 3 - 4,5 x 2 - 3 cm; lá đài kia hình bầu dục rộng - gần tròn, cỡ 2,5 - 3,5 x 2,4 - 3,5 cm; cánh hoa hình bầu dục rộng - gần tròn, cỡ 4 - 4,5 x 2,5 - 3,5 cm, ở gốc có lông dài và chấm tía, mép bên đôi khi uốn vào trong; môi màu vàng hay da cam nhạt, gân hình cầu với các chấm to và trắng đục như hạt ngọc, cỡ 3,5 - 4,5 x 2 - 3 cm, mép cuốn vào trong với mạng gân lõm; nhị lép màu vàng với 2 vệt màu đỏ cam, cỡ 1,6 - 2 x 0,8 - 1,1 cm; bầu dài khoảng 3 cm, có lông nhung trắng.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4 - 6. Tái sinh bằng hạt. Mọc rải rác dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng trên núi đá vôi, ở độ cao 400 - 600 m, trong các khe nứt ít đất của các vách dốc đứng ở sườn gần đỉnh núi.
Phân bố:
Trong nước: Thái Nguyên (Võ Nhai: Thượng Nung), Vĩnh Phúc.
Thế giới: Trung Quốc.
Giá trị: Loài cây làm cảnh rất quý vì hoa có màu sắc đẹp dịu dàng với cấu tạo môi có hạt độc đáo, lại rất hiếm.
Tình trạng: Loài có khu phân bố hẹp, chỉ mới gặp với số lượng cá thể rất ít, trên các vách núi dựng đứng và cao.
Phân hạng: CR A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ: Đã liệt kê vào Phụ lục 1 của công ước CITES và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Bảo vệ phần quần thể nhỏ nhoi còn sót lại. Cần thu hạt gieo ươm để vừa tạo nguồn cây làm cảnh đồng thời bảo vệ nguồn gen.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 460.
Tên Việt Nam: Lan Hài hương duyên
Tên Latin: Paphiopedilum emersonii
Đồng danh: Paphiopedilum emersonii Koop. & P.J. Cribb, 1986. Paphiopedilum huonglanae N.T. Tich, 1998, nom inval.; Paphiopedilum emersonii var. huonglanae (N.T. Tich) N.T. Tich, 1998
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất
Đặc điểm nhận dạng: Cỏ lâu năm, có 4 - 7 lá xếp thành 2 dãy. Lá rất giống P. hangianum, chất da, có hình thuôn - bầu dục, cỡ 15 - 25 x 3 - 5 cm,mặt trên màu lục bóng, mặt dưới màu lục nhạt. Cụm hoa có cuống dài 10 - 15 cm, mang 1 hoa. Lá bắc hình bầu dục rộng, cỡ 2,8 - 3 x 1,2 - 2 cm, màu trắng. Hoa thơm dịu, rộng 8 - 9,5 cm; lá đài và cánh hoa dày, màu trắng, có lông ngắn ở cả 2 mặt; lá đài ở gần trục hoa hình bầu dục - trứng, cỡ 3 - 4,5 x 2 - 3 cm; lá đài kia hình bầu dục rộng - gần tròn, cỡ 2,5 - 3,5 x 2,4 - 3,5 cm; cánh hoa hình bầu dục rộng - gần tròn, cỡ 4 - 4,5 x 2,5 - 3,5 cm, ở gốc có lông dài và chấm tía, mép bên đôi khi uốn vào trong; môi màu vàng hay da cam nhạt, gân hình cầu với các chấm to và trắng đục như hạt ngọc, cỡ 3,5 - 4,5 x 2 - 3 cm, mép cuốn vào trong với mạng gân lõm; nhị lép màu vàng với 2 vệt màu đỏ cam, cỡ 1,6 - 2 x 0,8 - 1,1 cm; bầu dài khoảng 3 cm, có lông nhung trắng.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4 - 6. Tái sinh bằng hạt. Mọc rải rác dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng trên núi đá vôi, ở độ cao 400 - 600 m, trong các khe nứt ít đất của các vách dốc đứng ở sườn gần đỉnh núi.
Phân bố:
Trong nước: Thái Nguyên (Võ Nhai: Thượng Nung), Vĩnh Phúc.
Thế giới: Trung Quốc.
Giá trị: Loài cây làm cảnh rất quý vì hoa có màu sắc đẹp dịu dàng với cấu tạo môi có hạt độc đáo, lại rất hiếm.
Tình trạng: Loài có khu phân bố hẹp, chỉ mới gặp với số lượng cá thể rất ít, trên các vách núi dựng đứng và cao.
Phân hạng: CR A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ: Đã liệt kê vào Phụ lục 1 của công ước CITES và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Bảo vệ phần quần thể nhỏ nhoi còn sót lại. Cần thu hạt gieo ươm để vừa tạo nguồn cây làm cảnh đồng thời bảo vệ nguồn gen.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 460.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét