Trồng và chăm sóc hoa lan

Cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa lan.

Cát lan - Cattleya Labiata

Cattleya Labiata - The Queen Of The Flower, xứng đáng với tên gọi Nữ hoàng của các loài hoa bởi vẻ đẹp, hương thơm, tuổi thọ và kích cỡ hoa.

Lan Hoàng thảo - Dendrobium

Là chi lan lớn thứ hai của họ nhà lan, là loại lan phổ biến nhất trong giới chơi lan.

Địa lan - Cymbidium

Địa lan luôn làm người chơi lan hài lòng bởi vẻ đẹp cao sang của chúng

Lan Vũ nữ - Oncidium

Vũ nữ còn được gọi là Dancing Lady, một loại lan dễ trồng và chăm sóc, cho hoa đều đặn hàng năm

Lan Hồ điệp - Phalaenopsis

Lan Hồ Điệp luôn được nhiều người mua trong dịp Tết Nguyên Đán

Lan Hài - Paphiopedilum

Lan Hài luôn cho người trồng những bông hoa đẹp và lạ

Vân lan - Lan Vanda

Khả năng cần nhiều ánh sáng, chịu nắng nóng có lẽ Vanda là loài tốt nhất, có lẽ vậy nên hoa Vanda luôn có màu sắc đẹp

Lan rừng

Có nhiều điều thú vị, nơi đây nói chung về các loại lan không có trong các nhóm kia

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Cách trồng lan Tổ Yến - Acriopsis

Cách trồng lan Tổ Yến - Acriopsis

Tên khoa học của lan Tổ yến là Acriopsis bắt nguồn từ chữ lating Akris,ý nghĩa của tên gọi này là con cào cào,châu chấu.Trên thế giới có tổng cộng 6 giống lan tổ yến và ở Việt Nam người ta cũng tìm được 3 giống.

Lan tổ yến được giới nghệ nhân trong và ngoài nước biết đến,tuy nhiên số lượng người trồng và chơi loại hoa này thì chưa nhiều.Sở dĩ điều đó xảy ra là bởi đặc điểm của loài hoa này rất khác hoa lan bình thường.Vậy nên muốn cây ra hoa phát triển tốt đòi hỏi người trồng phải nắm rõ đặc điểm của chúng.

Tên khoa học của lan Tổ yến là Acriopsis bắt nguồn từ chữ lating Akris,ý nghĩa của tên gọi này là con cào cào,châu chấu.Trên thế giới có tổng cộng 6 giống lan tổ yến và ở Việt Nam người ta cũng tìm được 3 loài là Acriopsis indica, Acriopsis javanicaAcriopsis lilifolia.

Lan Tổ yến có những củ tròn hình quả trứng to3-4cm mọc sát nhau,có 2-3 lá mỏng dài chừng 20cm, ngang chừng 1,5-2cm. Thông thường khi ra hoa, lá đã rụng hết. Dò hoa dài chừng 25-30cm, chia làm nhiều chùm nhỏ có khoảng 30 hoa. Hoa lớn khoảng 1,5-2cm, cánh hoa màu vàng xanh có một vài chấm tím sẫm, nở vào mùa xuân.

Cách trồng lan tổ yến nư sau:

Nhiệt độ: Nhiệt độ càng ấm càng tốt, nếu lạnh dưới 10°C lâu dài cây sẽ không sống nổi.

Vật liệu trồng: Lan Tổ yến ưa thoáng rễ cho nên rất thích hợp trồng trên cành cây hoặc trên miếng dương xỉ. Trồng trong chậu nên chọn những vật liệu không giữ quá nhiều nước, nếu đọng nước sẽ bị thối và cây sẽ chết.

Ánh sáng: Lan ưa ở chỗ mát nhưng đừng để cháy lá.

Bón phân và tưới nước: Bón phân 15-15-15 thật loãng với 1/2 thìa cafe gạt cho 4lit nước và chỉ bón khi nào cây mọc mạnh. Mùa thu và mùa đông bớt tưới nước và ngưng hẳn việc bón phân.

 

Lan tổ yến Ấn Độ - Acriopsis indica

Lan tổ yến Ấn Độ - Acriopsis indica

Lan sống phụ sinh, củ giả hình tròn hơi dẹt mỗi củ giả mang 2 lá mỏng. Cụm hoa dài khoảng 25cm, có nhiều hoa nhỏ xếp thưa. Hoa có cánh hoa màu xanh nhạt với đốm nâu

Tên Việt Nam: Lan tổ yến Ấn Độ
Tên Latin: Acriopsis indica
Đồng danh: Acriopsis indica Wight
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Mô tả: Lan sống phụ sinh, củ giả hình tròn hơi dẹt, đường kính khoảng 2,5cm, mọc ken chặt, sát nhau nhiều rễ cứng. Mỗi củ giả mang 2 lá mỏng, hẹp thuôn đều hai đầu. Cụm hoa dài khoảng 25cm, có nhiều hoa nhỏ xếp thưa. Hoa có cánh hoa màu xanh nhạt với đốm nâu, cánh đài lứng ngắn hơn 0,5cm, cánh môi nguyên, dạng bầu dục hẹp màu trắng có 2 vệt đậm.

Phân bố: Cây mọc chủ yếu ở các tỉnh Nam trung bộ (Đà Lạt, Kontum) và Nam bộ (Đồng Nai).

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 17.
 

Lan tổ yến - Acriopsis liliifolia

Lan tổ yến - Acriopsis liliifolia

Lan tổ yến Acriopsis liliifolia sống phụ sinh, phát triển trong các khu rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới. Cụm hoa dài khoảng 25cm, có nhiều hoa nhỏ xếp thưa. Hoa có cánh hoa màu tím cỡ 1cm, đầu cánh với những đốm sẫm màu.

Tên Việt Nam: Lan tổ yến
Tên Latin: Acriopsis liliifolia
Đồng danh: Acriopsis liliifolia (J. Konig) Seidenf
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Mô tả: Lan tổ yến Acriopsis liliifolia sống phụ sinh, phát triển trong các khu rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới, chúng tăng trưởng trong suốt mùa mưa. Củ giả hình bầu dục với kích thước khoảng 1,5x1,5cm, mọc ken chặt, sát nhau nhiều rễ cứng. Mỗi củ giả mang 2 lá mỏng, hẹp thuôn đều hai đầu. Lan tổ yến Acriopsis liliifolia ra hoa khoảng tháng tư đến tháng 6. Cụm hoa dài khoảng 25cm, có nhiều hoa nhỏ xếp thưa. Hoa có cánh hoa màu tím cỡ 1cm, đầu cánh với những đốm sẫm màu, cánh đài lửng ngắn hơn 0,5cm, cánh môi nguyên, dạng bầu dục hẹp màu trắng có 2 vệt đậm.

Phân bố: Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines.

Lan tổ yến - Acriopsis javanica

Lan tổ yến - Acriopsis javanica

Loài này được tìm thấy trong khu rừng đất thấp hoặc đầm lầy ở độ cao 700 mét. Kích thước hoa cỡ 1,25 cm, Phát hoa dài 25 cm với 200 bông hoa và quần tụ, thân giả hình trứng, lá tù

Loài: acriopsis javanica
Chi: acriopsis
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Mô tả: Loài này được tìm thấy trong khu rừng đất thấp hoặc đầm lầy ở độ cao 700 mét. Kích thước hoa cỡ 1,25 cm, Phát hoa dài 25 cm với 200 bông hoa và quần tụ, thân giả hình trứng, lá tù

Phân bố: Những hoa lan lan từ Nepal đến quần đảo Solomon, Thái Lan, Đông Dương, Malaysia, Indonesia, Borneo, Sulawesi, New Guinea, miền Bắc Australia và Philippines


Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Chăm sóc lan trong mùa mưa

Chăm sóc lan trong mùa mưa

Bây giờ đã là những ngày đầu tháng 5, một vài trận mưa đầu mùa xuất hiện, và đây cũng là giai đoạn mà đa số các loại lan từ lan dendro, ngọc điểm, Cattleya và một số loại lan rừng phát triển mạnh mẽ.

Sau tết (giữa tháng 2), nếu các bạn để ý khi mà các bông hoa lan đã tàn rụng thì phần gốc của các cây lan dendro bắt đầu đâm ra hàng loạt rễ mới xanh um..báo hiệu mùa phát triển mạnh mẽ của lan đã đến.

Đến khoảng tháng 3-4 thì hàng loạt cây con (keiki) thi nhau mọc ra. Đây là thời điểm rất tốt để các bạn có thể chiết tách và nhân giống dendro, cattleya hay lan rừng, vì trong vài tháng tới sẽ là mùa phát triển của chúng.

Khi mùa mưa đến (cuối tháng 4 - đầu tháng 5, ở miền Tây) sẽ là giai đoạn cây lan phát triển rất mạnh mẽ. Nếu trong giai đoạn này cây được vỗ béo tốt thì việc đến cuối năm cây lan của bạn nở thật nhiều hoa là rất hứa hẹn.

Một số lưu ý về việc chăm sóc lan từ sau tết đến mùa mưa

Trong thời điểm này do thời tiết còn rất nóng như ở miền Tây, nên việc tưới nước 2-3 lần / ngày cho vườn lan là cần thiết. Còn về phân bón cho lan có thể sử dụng NPK 30-10-10 để giúp bộ lá phát triển tốt, vài tuần bạn phun xen kẽ 1 lần NPK 20-20-20 nhằm giúp thân lan được cứng cáp.. Đồng thời khoảng 10-15 ngày phun 1 lần B1 để giúp cây ra nhiều rễ.

Khi những cơn mưa đến, bạn phải hết sức chú ý đến việc phun thuốc phòng trừ nấm bệnh cho cây...Sau những trận mưa đầu mùa nên phun 1 lần thuốc trừ nấm bệnh. Và phun lại định kì hàng tháng.

Một số lưu ý khi bạn phun thuốc cho lan:

Khi xịt thuốc trừ nấm bệnh cho lan, bạn chỉnh bec phun thật sương đồng thời  phun nhanh tay cho ướt đều bộ rể và toàn bộ lá cây (tránh phun thuốc trực tiếp lên hoa, sẽ làm hoa héo).

Trước khi phun thuốc thì cây cần được cung cấp đầy đủ ẩm độ, nước.

Nên phun vào sáng sớm (trước 8h30)  trước khi nắng nóng xuất hiện. Và tưới xả lại vào buổi chiều khi nắng giảm nhiệt.
 

Vì sao người trồng lan chọn gỗ vú sữa làm giá thể?

Vì sao người trồng lan chọn gỗ vú sữa làm giá thể?

Trong nhiều loại gỗ thì dòng gỗ như vú sữa lại đáp ứng được nhiều yếu tố giúp cho cây lan phát triển tốt khi chúng được gắn trên gỗ vú sữa.

Với những ưu điểm như: thứ nhất, giúp cho rễ lan thoáng mát, nên phát triển nhanh (nhất là dòng hoàng thảo đơn thân), thứ 2 đó là vẽ đẹp nghệ thuật, tạo nên tính thẩm mỹ và tự nhiên như trong môi trường hoang dã nơi rừng núi cho cây lan. Do đó, rất nhiều người yêu lan đã trồng lan trên gỗ lũa, chậu được làm từ gỗ, hoặc các khúc gỗ rồi gắn lan lên đó.

Và trong nhiều loại gỗ thì dòng gỗ như vú sữa lại đáp ứng được nhiều yếu tố giúp cho cây lan phát triển tốt khi chúng được gắn trên gỗ vú sữa.

Một số ưu điểm của gỗ vú sữa khi trồng lan

Ba ưu điểm chính từ gỗ vú sữa mà nhiều người trồng lan đã  chọn chúng làm giá thể trồng lan, đó là:

Độ bền của giá thể cao nên trồng lan rất tốt (độ bền từ 3-4 năm).

Thân gỗ không có chất chát và mặn (làm teo, thun đầu rễ)

Thân cây không bị nấm bồ hóng phát triển (khi nấm bồ hóng sinh sôi nảy nở và phát triển sẽ làm giảm khả năng quang hợp của lan, dẫn đến tình trạng cây lan còi cọc)

Mùn cưa từ cây vú sữa làm giá thể trồng lan  vũ nữ và lan hài rất tốt.

Những loại lan nào thích hợp trồng trên gỗ vú sữa?

Trồng lan trên gỗ vú sữa đặc biệt thích hợp với những loại hoàng thảo ưa khô thoáng như:lông tu, dã hạc, đơn cam, kim điệp...

Điều kiện vườn lan thế nào thì thích hợp cho việc trồng bằng gỗ vú sữa?

Vì đây là loại giá thể trồng lan có độ thông thoáng cao đồng nghĩa với việc giá thể mau khô. Do đó, gỗ vú sữa thích hợp cho những vườn có độ ẩm cao hoặc những người có nhiều thời gian để tưới tắm cho lan hằng ngày.

Xử lý gỗ vú sữa trước khi trồng lan


Lột vỏ vú sữa để tránh côn trùng sống ẩn nấp trong vỏ cây gây chóng mục giá thể, và vỏ cây lâu ngày bị bong tróc, làm cho lan không giữ được độ bám chắc.

Sau đó, rửa sạch và ngâm khúc gỗ vào nước sạch vài ngày, hoặc ngâm thân cây vú sữa trong nước vôi loãng để diệt vi khuẩn nấm, sâu đục thân gỗ, rong rêu.

Ngâm xong, phơi khô khoảng 2-3 ngày... sau đó ta đóng đinh vào 1 đầu để sau này làm móc treo lên...

Giá cả và qui cách gỗ vú sữa để trồng lan (tham khảo)


Gỗ vú sữa đường kính dưới 10cm (30.000/mét)
Gỗ vú sữa đường kính từ 10cm - 15cm (50.000/mét)
Gỗ vú sữa đường kính từ 15cm - 20cm (100.000/mét)
Gỗ vú sữa đường kính trên 20cm (150.000/mét)
Gỗ vú sữa đường kính trên 25cm (200.000/mét)
Các loại thớt, lóng, chạc 3, chạc 4 đủ loại kích cở (10.000-20.000/thớt).

Lan hải yến mới ghép lên gỗ lũa, thân vú sữa dù ra rễ dài, nếu để ngoài trời thì sau một vài trận mưa cây rất dễ bị đen lá, thối ngọn và chết. Nên để lan hải yến sau khi ghép nơi thoáng gió, tránh mưa trong 1 thời gian.

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan rừng

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan rừng

Chăm sóc thế nào để lan rừng tốt, rồi làm thế nào để lan rừng ra hoa...ôi thôi đủ thứ chuyện. Nhưng có lẽ cái gì càng khó khăn, càng nhiều thử thách thì bạn càng muốn làm..

Giữa lan rừng và lan lai công nghiệp, mỗi thứ đều có 1 vẽ đẹp riêng..Các giống lan được lai tạo thường được chọn từ những cây lan có màu sắc hoa đẹp, đã được thuần dưỡng nên thường là dễ trồng. Còn đối với những được khai thác trực tiếp từ rừng...khi đem về nhà, bạn sẽ là người "thuần dưỡng" nó lại. Chăm sóc thế nào để lan rừng tốt, rồi làm thế nào để lan rừng ra hoa...ôi thôi đủ thứ chuyện. Nhưng có lẽ cái gì càng khó khăn, càng nhiều thử thách thì bạn càng muốn làm..

Dưới đây là một số kinh nghiệm của nhiều anh, chị về kỹ thuật trồng và thuần dưỡng lan rừng được rút ra sau nhiều năm trồng lan rừng của các thành viên trên diễn đàn Dalatrose.

Giá thể trồng lan rừng:


Cách trồng lan rừng đặc biệt chú trọng đến giá thể để trồng lan. Gỗ và dớn là 2 loại giá thể thích hợp hơn để trồng các loại lan rừng. Vì đây là loại giá thể gần gũi với môi trường thiên nhiên nơi các loại lan hoàng thảo sinh sống.

Dớn: Đây là dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ (Cybotium baronletz) là một loại cây mọc nhiều ở các vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt. Sở dĩ dớn được chọn vì không bao giờ đóng rêu nhưng hút ẩm tốt. Tuy nhiên, nếu chất trồng toàn dớn thì không có độ thoáng.

Có 2 loại dớn:

+ Dớn sợi: là loại dớn già, hóa mộc. (Có dạng từng sợi được ưa chuộng để trồng lan ở thành phố).

+ Dớn vụn: là phần còn lại của cây dớn sau khi đã lấy loại dớn sợi loại dớn vụn là nhưng phần non của thân cây dớn – loại này sử dụng trồng lan rất tốt ở vùng lạnh vì độ hút ẩm cao, thiếu thoáng khí, nên nhiệt độ trong chậu cao hơn bên ngoài , do đó dớn tạo một độ ẩm nhất định thuận lợi cho sự phát triển của rễ

Chiết tách lan rừng mới mua về?

Đối với những người mới biết trồng như tôi, khi mua những dòng lan hoàng thảo về, được nguyên bụi lớn thì nên để như vậy mà trồng. Đừng ham chiết tách.. cây dễ bị mất sức. Chăm sóc không khéo thì cả đám "ra đi". Đồng thời tưới ít nước chủ yếu giữ ẩm cho cây (Vì khi để nguyên bụi, cây sẽ giữ được ẩm rất lâu)

Khi cây mới mua về, nên quan sát bộ rễ, nếu trong bụi lan có cây con và đang có rễ non, nếu rễ còn tốt không bị bầm dập thì cố gắng giữ lại. Còn không bạn nên cắt sát gốc, chỉ chừa lại 1 phần rễ ngắn khoảng 1cm.

Từ tháng 7-11 không nên chiết tách lan rừng vì thời điểm này rễ lan phát triển chậm, kích thước của cây lan con cũng nhỏ hơn nhiều so với những cây được chiết tách vào mùa xuân.

Môi trường sống cho lan rừng

Có loại lan hoàng thảo thích khô như: hoàng thảo đơn cam, hoàng thảo đùi gà, thì 1 tuần hay một tháng không tưới nước cũng không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của lan.

Phân bón cho lan rừng

Dù là lan rừng nhưng chúng cũng rất cần phân bón thường xuyên, nhưng không nhất thiết phải là các loại phân bón vô cơ mà đơn giản chỉ là nước vo gạo, nước hồ ao...

Sử dụng phân vô cơ 20-20-20 pha thật loãng trong hầu hết các giai đoạn.

Khi thấy đầu thân chuyển sang tròn, cây không mọc thêm lá mới (cuối kì tăng trưởng) đổi sang 10-30-30 để cây chuẩn bị ra hoa.

Để trồng được những giò lan rừng đẹp, ra hoa rực rỡ thì ngoài những kiến thức bạn học hỏi từ bạn bè, từ giáo sư Google, thì chính bản thân bạn đúc kết lại nên những kinh nghiệm đó là điều không thể thiếu để đưa đến thành công trong việc trồng & chăm sóc các dòng lan rừng.
Nguồn: sưu tầm Internet

Hướng dẫn cách trồng hoàng thảo u lồi - lan tứ bảo sắc

Hướng dẫn cách trồng hoàng thảo u lồi - lan tứ bảo sắc

Hoàng Thảo Ngũ Tinh hay còn gọi là hoàng thảo u lồi, hoàng thảo tứ bảo sắc, hoàng thảo đốm tía..Có tên khoa học là Dendrobium wardianum.

Mô tả hoàng thảo u lồi (lan tứ bảo sắc)

Lóng thân sẽ hơi thóp, ngay khớp lại phình ra trông cứ từa tựa một loài trúc kiểng (trúc đùi gà)
Lan u lồi chủ yếu phân bố ở các vùng rừng Ấn Độ ,Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Về hình dáng lan hoàng thảo u lồi với những cây phát triễn mập mạp khỏe mạnh ngay lóng thân sẽ hơi thóp,ngay mắc lại phình ra trông khá giống một loài trúc kiểng (trúc đùi gà)
Tuy nhiên cũng có 1 số loại lan U Lồi thân trông cũng khá thon thả chứ hẳn là phình ra như mô tả ở trên (do điều kiện sống hoặc bị đột biến).
Thân cây hoàng thảo U Lồi dài từ 50-90 cm, trên thân có nhiều đốt.

Lá loại lan này dài 8-11 cm, chiều rộng 3-4 cm. Từ 1 đến 3 bông hoa sẽ mọc ra ở các đốt của thân cây đã rụng lá.

Hoa lan hoàng thảo ngũ tinh  nở vào cuối đông và đầu mùa xuân. Hoa to khoảng 5-6 cm, màu sắc rất nổi bậc với rất nhiều kiểu từ màu sắc cho đến hình dáng cánh hoa. Có khi hoa màu trắng toàn bộ, họng vàng, chỉ phớt tím nhẹ 2 bên họng. Hoa rất bền  từ 20-25 ngày mới tàn, thơm ít.

Hoa lan hoàng thảo ngũ tinh nở vào cuối đông và đầu mùa xuân. Hoa to khoảng 5-6 cm

Về ánh sáng: Loài này đặc biệt ưa nhiều ánh sáng, cây lan u lồi nhận được nhiều ánh sáng sẽ phát triễn mạnh.

Về nhiệt độ: Cây cần nhiệt độ mát đến lạnh

Về độ ẩm: chịu ẩm cao (Độ ẩm ưa thích khoảng 80% vào mùa hè và giảm còn 50% vào mùa đông) nhưng gốc không được đọng nước.

Tưới nước cho lan u lồi: khi cây con đang phát triển thì cần nhiều nước một chút. Sau đó, bớt dần nước và ngưng tưới khi mùa khô đến, cây có chu kỳ giống với giả hạc, hạc vỹ.

Chất liệu trồng lan U Lồi: Khi trồng lan u lồi nên trồng vào chậu đất nung nhỏ vì chúng thích các chậu đất ẩm, chật hẹp với giá thể dễ thoát nước.

Chăm sóc lan U Lồi sau khi ra hoa: Sau khi chơi hoa xong, cây cần một thời gian ngắn để nghỉ ngơi. Thời gian này bạn   không tưới nước cho lan. Mang ra chỗ có nắng treo lên trong khoảng thời gian 1-2 tuần. Khi thấy giả hành héo là điều không tránh khỏi. Sau giai đoạn này cây rất đói khát. Ta bắt đầu lần tưới đầu tiên:   tưới phun sương, pha thêm ít phân loãng. Mật độ tưới: khoảng 3-4 ngày/1 lần .
Lan u lồi (ngũ tinh) rất khó trồng ở đồng bằng. Cây thường chết sau khi cây trổ hoa xong, nên khi các bạn ở đồng bằng cần cân nhắc trước khi trồng thử loại lan này.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Cách phòng và trị bệnh teo rụng nụ non trên hoa lan dendrobium

Cách phòng và trị bệnh teo rụng nụ non trên hoa lan dendrobium

Nụ non teo lại, thối và rụng rất sớm. Những nụ lớn có đốm nâu, nụ hoa biến dạng, mất màu, những nụ nở ra được có những hư hại trên cánh hoa, biểu hiện rất giống với bệnh mốc xám trên hoa...

Đó là những triệu trứng ở hoa lan Denrobium khi bị ấu trùng của loài ruồi Contarinia maculipennis gây hại.

Triệu chứng

Gần đây trên một số vườn lan Dendro tại TP HCM có hiện tượng rụng nụ non. Biểu hiện thường thấy các nụ non bị teo lại, thối và rụng rất sớm. Những nụ lớn có đốm nâu, nụ hoa biến dạng, mất màu, những nụ nở ra được có những hư hại trên cánh hoa, biểu hiện rất giống với bệnh mốc xám trên hoa. Hiện tượng này gây hại nặng trên hoa ở mọi lứa tuổi từ nụ non mới nhú trên phát hoa cho đến hoa trưởng thành làm thất thu lớn cho các vườn lan. Các nhà vườn đã sử dụng nhiều loại thuốc nhưng không thấy giảm các hư hại trên.

Bệnh teo nụ non và rụng nự trên hoa lan Dendro
Qua quan sát, tìm hiểu và nghiên cứu tại vườn chúng tôi nhận thấy các hư hại tìm thấy do ấu trùng của một loài ruồi gây nên. Điều này được chứng minh khi bẻ một số nụ hoa bị hư ra tìm thấy bên trong một số con giòi nhỏ màu trắng hoặc vàng, khi đụng vào các con giòi nhỏ này có thể búng xa vài cm, mỗi nụ hoa bị nhiễm có thể chứa từ 5 – 30 con giòi. Muốn biết chắc có thể ngắt vài nụ hoa cho vào túi nylon để vài giờ sau sẽ thấy các con giòi này chui ra rất nhiều trong túi nylon.
 
 

hai nụ hai bên nhiễm bệnh, nụ giữa bình thường

Nụ hoa bị bóp méo bởi C. maculipenni (nụ dưới cùng nhiễm bệnh)

Nụ thối và sẽ rụng sau đó - giai đoạn cuối cùng của sự phá hoại rõ ràng để quan sát nhưng quá muộn để kiểm soát Ruồi vàng C. maculipennis
Tác nhân gây hại

Các con giòi tìm thấy trong nụ hoa lan Dendro chính là ấu trùng của Contarinia maculipennis là một loài ruồi gây hại trên hoa hiện đã tìm thấy trên nhiều loại cây trồng như: lan, dâm bụt, hoa lài, cà chua, cà tím, khoai tây, dưa và trên một số cây kiểng khác. Ruồi gây hại này lần đầu tiên được tìm thấy vào đầu những năm 1900 ở Hawaii. Những báo cáo về gây hại trên hoa lan Dendro lần đầu tiên xuất hiện ở Florida (Mỹ) năm 1992.

Ở TP HCM, theo thống kê chưa đầy đủ, loài ruồi này được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 2003, từ đó đến nay chúng vẫn liên tục gây hại trên các vườn lan và xuất hiện suốt năm. Điểm đặc biệt là lọai ruồi này chỉ gây hại trên hoa lan Dendro, các giống lan khác mặc dù trồng chung vườn hoặc gần nhau cũng không thấy bị nhiễm.

Tập quán loại côn trùng này

Để có thể tìm được biện pháp phòng trừ thích hợp chúng ta cần tìm hiểu tập quán và vòng đời của loại côn trùng này.

Con ruồi trưởng thành có hình dạng bên ngoài giống với con muỗi nhiều hơn là con ruồi. Chúng rất nhỏ: chiều dài khoảng 2mm, bộ cánh dài gấp đôi thân. Sống được 4 ngày. Vòng đời của ruồi từ giai đoạn trứng đến khi trưởng thành từ 21 –32 ngày tùy theo nhiệt độ và điều kiện môi trường.

Ruồi cái đẻ trứng vào đầu các nụ hoa, trứng có màu trắng kem có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, trứng nở trong vòng 1 ngày, ấu trùng sau khi nở chui sâu vào trong nụ hoa, chúng ăn các mô của nụ hoa gây nên hiện tượng biến dạng, mất màu trên nụ và cánh hoa, khi gây hại trên nụ còn non chúng làm rụng luôn cả nụ hoa.

Nụ và cánh hoa sau khi bị hư thường gãy gục xuống hoặc mọc các lớp mốc xám làm chúng ta dễ lầm tưởng hoa đang bị bệnh mốc xám.

Ấu trùng mới nở có màu trắng khi lớn hơn có màu vàng, ấu trùng sống trong nụ hoa từ 5 – 7 ngày, lúc này ấu trùng có thể búng xa vài cm trong không khí, đây chính là đặc điểm để phân biệt chúng với ấu trùng của các loài khác. Tập quán búng xa vài cm giúp chúng rời khỏi nụ hoa chui sâu vào trong đất.

Ấu trùng sau khi rời khỏi nụ hoa chui sâu vào trong đất chúng sẽ hóa nhộng trong đất ẩm, thời gian ở trong đất từ 14 – 21 ngày, giai đoạn cuối của nhộng chúng sẽ chuyển từ màu vàng sang màu nâu và chui lên gần mặt đất để thành ruồi trưởng thành. Chúng thường xuất hiện vào buổi chiều tối.

Ruồi và ấu trùng của chúng thích nghi với những thay đổi của môi trường rất tốt, ruồi cái đẻ trứng vào đầu nụ hoa nơi ấu trùng có thể dễ dàng chui vào trong nụ hoa chúng cũng thường chọn những nụ hoa còn non để ấu trùng có đủ thức ăn và môi trường tốt để trưởng thành. Khi điều kiện nụ hoa thay đổi ví dụ như có sự khô hạn hay hư hại, ấu trùng sẽ rời khỏi nụ hoa sớm hơn thời gian cần thiết và thời gian hóa nhộng trong đất sẽ dài hơn so với bình thường và con ruồi khi trưởng thành cũng có kích thước nhỏ hơn so với con ruồi có điều kiện tốt.

Mật độ ruồi cũng sẽ giảm nhanh khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 18°C.

Ở các nước ôn đới mùa đông lạnh thường không thấy sự xuất hiện của chúng.

Xét toàn bộ vòng đời của ruồi từ giai đoạn trứng đến khi trưởng thành từ 21 – 32 ngày tùy theo nhiệt độ và điều kiện môi trường. Trong quá trình đó giai đoạn ấu trùng chính là giai đoạn phá hoại nụ hoa gây nên những tổn thất lớn nhất mặc dù giai đoạn này chỉ kéo dài 5 – 7 ngày. Một điểm quan trọng nữa là các loại thuốc trừ côn trùng không có tác dụng đến ấu trùng do chúng được bảo vệ bởi mô nụ hoa quá dày. Theo thử nghiệm của chúng tôi một số thuốc nội hấp cũng làm chết ấu trùng nhưng hiệu quả rất thấp.

Hiện nay chưa thấy có những báo cáo về các loài thiên địch trên loại ruồi này. Con trưởng thành có thể bị mắc lưới nhện, kiến có thể ăn con nhộng trong đất.

Biện pháp sử dụng thuốc hoá học đem lại kết quả rất thấp muốn phòng trừ hiệu quả cần kết hợp nhiều biện pháp

Biện pháp phòng trừ

Do ruồi xuất hiện quanh năm và với nhiệt độ cao như ở TP HCM vòng đời của ruồi sẽ ngắn việc phòng trừ cần phải tiến hành thường xuyên và kiên trì mới đem lại kết quả tốt. Các công việc cần làm:

Ngắt bỏ tất cả các nụ hoa và phát hoa bị nhiễm bệnh cho vào túi nylon và đốt bỏ ngay trong ngày, không đổ vào hố chôn rác, động tác này tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng để làm giảm nhanh mật độ ấu trùng trong vườn, chú ý khi cắt bỏ phải cho ngay vào túi không cầm đi từ nơi này đến nơi khác trong vườn tạo điều kiện cho ấu trùng nhảy xuống đất.

Rải thuốc hạt xuống phần đất bên dưới giàn lan: các loại thuốc có thể sử dụng Diaphos 10H, Sago Super 3G, Gà Nòi 4G,… khi rải thuốc tưới nước cho thuốc thấm đều xuống đất động tác này để diệt nhộng trong đất. Vì các lứa ruồi gối nhau nên cần chú ý rải thuốc 10 – 15 ngày/lần để diệt nhộng.

Phun thuốc diệt ruồi trưởng thành: ruồi trưởng thành xuất hiện và đẻ trứng vào lúc chiều tối sau khi tắt nắng nên tiến hành phun thuốc vào thời gian này mới có hiệu quả. Các loại thuốc thường sử dụng: Sec Saigon 25EC, Dragon 585EC,… khi phun pha chung với dầu khoáng SK Enpray 99EC hoặc chất bám dính điều này quan trọng vì ruồi trưởng thành có bộ cánh dài dễ bị dính bởi chất bám dính hay dầu khoáng, tăng hiệu lực diệt trừ.

Cần có sự kiên trì và liên tục theo đúng lịch, mật độ ruồi mới giảm từ từ.

Tác dụng của Vôi đối với quá trình trồng & chăm sóc Lan

Tác dụng của Vôi đối với quá trình trồng & chăm sóc Lan

Vôi không chỉ đơn thuần là dưỡng chất canxi cho Hoa lan mà còn nhiều tác dụng nữa mà phân hóa học khác không có được

Vôi không chỉ đơn thuần là dưỡng chất canxi (Ca) cho Hoa lan mà còn nhiều tác dụng nữa mà phân hóa học khác không có được, đó là: (a) Vôi ngăn chận sự suy thoái của chất trồng; (b) Vôi khử được tác hại của mặn; (c) Vôi ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong giá thể; và (d) Vôi phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ và thuốc trừ bệnh.

Cần hiểu rõ tác dụng của từng dạng vôi trước khi sử dụng:

Bột đá vôi (CaCO3): được làm ra bằng cách nghiền mịn đá vôi. Loại nầy tác dụng chậm, thường từ 2-6 tháng sau khi bón tùy theo độ mịn của bột đá;

Vôi nung (CaO): được tạo ra bằng cách nung đá vôi trong lò nung như làm gạch ở nhiệt độ khoảng 900-1.000°C . Loại này tác dụng mạnh và nhanh nhất nhưng dễ gây bỏng khi gặp nước;

Vôi tôi (Ca(OH)2): được tạo ra bằng cách tưới lên vôi nung một lượng nước gần bằng trọng lượng của nó, lúc đó vôi tả ra thành bột, sinh nhiệt (khoảng 150°C ) và bốc hơi. Dạng vôi này tác dụng cũng khá nhanh;

Vôi thạch cao (CaSO4): Đây là dạng vôi đặc biệt có chứa lưu huỳnh, tác dụng nhanh.

1. Vôi cung cấp dưỡng chất Canxi cho cây trồng. Canxi là dưỡng chất trung lượng nên các loại cây cần Canxi để làm vững chắc vách tế bào. Do đó, thiếu Canxi cây yếu ớt dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công; khi thiếu trầm trọng đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô. Ngoài ra, Canxi còn giúp cây giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của nắng nóng, mặn và phèn, do đó nên bón vôi (dạng nước vôi trong, rất loãng) 2 tháng một lần vào đầu mùa mưa để cung cấp Ca cho cây. Lưu ý, Ca được cây hấp thụ qua tiến trình hút nước, đồng thời Ca không chuyển vị trong cây nên cây cần Ca trong suốt quá trình sinh trưởng.

2. Vôi ngăn chận sự suy thoái của chất trồng. Bón nước vôi trong vào đầu mùa mưa là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chận tiến trình suy thoái dinh dưỡng trên giá thể, giảm ngộ độc sắt (Fe), nhôm (Al) và mangan (Mn) cho cây.

3. Vôi khử được tác hại của mặn. Giá thể nhiễm mặn bị mất dần cấu trúc, rời rạc; Còn cây trồng thì không hút được nước và dưỡng chất. Để hạn chế tác hại của mặn, nên bón vôi để rửa mặn.

4. Vôi ức chế sự phát triển của nấm bệnh. Chất trồng trở nên chua khi bị suy thoái là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển như bệnh vàng lá, thối rễ, chảy mủ thân... Một trong những biện pháp ức chế sự phát triển của những loại nấm gây hại này là tưới nước vôi. Bón vôi sẽ giúp cho những vi khuẩn có lợi phát triển như vi khuẩn cố định đạm.

5. Vôi phát huy hiệu lực của chất hữu cơ, phân vô cơ và thuốc trị bệnh. Bón vôi giúp chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, làm giảm ngộ độc hữu cơ; Vôi giúp giữ chất mùn (từ sự phân hủy chất hữu cơ) không bị rửa trôi nên đã phát huy vai trò của chất hữu cơ khi được cung cấp cho cây.

Phân lân bón cho cây chỉ hữu dụng khoảng 30%, bón vôi trước khi bón phân sẽ làm gia tăng sự hữu dụng của phân. Bón vôi còn làm gia tăng hữu dụng dưỡng chất Môlipđen (Mo) và gia tăng sự hấp thu Kali (K) của cây.

Tóm lại, vôi có nhiều tác dụng tốt làm cây phát triển tốt và giúp môi trường giá thể bền vững. Nguyên liệu làm vôi (đá vôi) ở nước ta có rất nhiều từ Bắc tới Nam. Có thể hòa tỉ lệ khoảng 01 thìa cà phê vôi bột/vôi tôi vào 01 lít nước, khuấy đều lên, đợi nước trong thì lấy phần nước này phun cho hoa lan sẽ giúp cây khỏe mạnh, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cây cứng cáp hơn và ít khả năng bị nhiễm bệnh nguy hiểm như gục ngang thân ở các loại phong lan thân thòng như Phi Điệp Tím, Hạc Vỹ...
Theo Phonglanrung

Sử dụng mốp xốp kết hợp xơ dừa làm giá thể trồng lan Dendrobium.Sp

Sử dụng mốp xốp kết hợp xơ dừa làm giá thể trồng lan Dendrobium.Sp

Xuất phát từ những cơ sở trên, trạm khuyến nông Văn Thánh thử nghiệm: Sử dụng mốp xốp kết hợp xơ dừa chặt khúc làm giá thể trồng lan Denrobium Sp.

Hoa lan là loài cây cho giá trị kinh tế cao, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị.Vì vậy, hiện nay diện tích trồng và sản xuất kinh doanh hoa lan, đặc biệt là lan Dendrobium Sp. ở thành phố ngày càng được mở rộng, kéo theo đó là nhu cầu về vật liệu làm giá thể ngày càng tăng cao. Trong đó than củi là chất trồng được sử dụng khá phổ biến do có nhiều ưu điểm: lâu phân huỷ, sạch bệnh, tạo độ thông thoáng cho hệ rễ lan….Tuy nhiên giá thành than củi còn khá cao và việc sử dụng vật liệu này là một trong những nguyên nhân gián tiếp góp phần làm gia tăng tình trạng tàn phá rừng gây ô nhiễm môi trường….

Bên cạnh đó, với những người thưởng hoa, sau một thời gian trồng, khi muốn tách chiết cây con, đa phần họ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm mua giá thể như: không tìm được nơi bán loại giá thể mình cần, nơi bán cách xa nhà, giá thể thường được bán trong bao với số lượng lớn trong khi nhu cầu cần sử dụng thì rất ít….

Vậy nên việc sử dụng những nguyên vật liệu xung quanh như mốp xốp, những phụ phẩm nông nghiệp dễ tìm như xơ dừa để làm giá thể rất hữu ích với người dân, giúp họ chủ động và dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cây của mình. Đồng thời do mốp xốp có thời gian phân huỷ rất lâu nên việc tận dụng chúng làm giá thể trồng lan cũng góp phần đáng kể vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường.

Xuất phát từ những cơ sở trên, trạm khuyến nông Văn Thánh thử nghiệm: “Sử dụng mốp xốp kết hợp xơ dừa chặt khúc làm giá thể trồng lan Denrobium Sp.”

Phương pháp thực hiện thí nghiệm: Chọn những cây lan Dendrobium hậu cấy mô, khoảng 2 tháng tuổi có: lá non xanh tươi, sức sống tốt, cây khỏe mạnh, hình thái bình thường; rễ nhiều; chiều cao trung bình khoảng 7.5cm, chiều dài lá trung bình: 6cm; chiều rộng lá trung bình: 0.8cm trồng vào chậu đất nung có đường kính khoảng 10cm. Giá thể dùng để trồng thí nghiệm là than củi và mốp xốp kết hợp với xơ dừa.

Cách trồng:

+ Đối với than củi: đặt cây lan vào chậu rồi thêm than củi (kích thước 1cm x 1cm x 1cm) vào quanh chậu để cố định cây sao cho cây thẳng đứng và không bị ngã đổ khi tưới nước.

+ Đối với giá thể mốp xốp kết hợp với xơ dừa: đặt cây con vào chậu, cho vào quanh chậu một lớp mốp xốp (loại có độ cứng thấp, đường kính hạt 2 – 4mm). Lượng mốp xốp chiếm khoảng 1/2 chiều cao chậu, sau đó cho thêm một lớp xơ dừa ở phía trên. (Kích thước của xơ dừa và mốp xốp là: 1.5cm x 1.5cm x 1.5cm). Các chậu lan trên sẽ được đặt ở khu vực tiến hành thí nghiệm có lưới (màu xanh) che 60% nắng để theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cây

Kết quả: Về mặt kỹ thuật: Sau 6 tháng trồng và chăm sóc, sự tăng trưởng của cây lan Dendrobium về chiều cao, chiều dài lá, đường kính lá, số lá, số chồi khi trồng bằng mốp xốp kết hợp với xơ dừa cũng tương đương như khi trồng bằng than củi. Về mặt kinh tế: Khi sử dụng mốp xốp kết hợp với xơ dừa làm giá thể trồng lan Dendrobium thì chi phí sẽ giảm được ít nhất 8.000 đồng/100 chậu so với giá thể than củi.

Như vậy khi sử dụng mốp xốp kết hợp với xơ dừa làm giá thể trồng lan Dendrobium sp. thì sự sinh trưởng và phát triển của cây không có sự khác biệt nhưng hiệu quả kinh tế mang lại sẽ cao hơn so với giá thể than củi. Do đó tùy theo điều kiện của địa phương, của vườn trồng, người dân có thể lựa chọn mốp xốp kết hợp xơ dừa làm giá thể trồng lan nhằm mang lại hiệu quả cao nhất đồng thời sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Khuyến Nông TPHCM, 11/12/2015

Thời vụ ra hoa của một số loài lan tại Hà Nội - Thủy Tiên, Kiều

Thời vụ ra hoa của một số loài lan tại Hà Nội - Thủy Tiên, Kiều

Việc biết được thời gian ra hoa của các loài lan thuộc họ Hoàng Thảo hay còn được gọi là lan Thủy Tiên, lan Kiều sẽ giúp bạn chủ động trong vấn đề chăm sóc lan, giúp cây lan luôn khỏe mạnh và cho những chùm hoa đẹp

STT Tên Việt Nam Tên Khoa học, đồng danh Thời gian Màu sắc
1 Thủy tiên tím, thuỷ tiên hường, kiều hường hay kiều tím, kiều hồng Dendrobium amabile, Den. bronckartii, Callista amabile Hoa nở vào cuối xuân đầu hè Hoa tím, cánh trắng, họng vàng
2 Thủy tiên râu mép, môi tơ, hoàng long vỹ hay hoàng thảo môi râu, môi tua Dendrobium brymerianum, Dendrobium histrionicum Hoa nở vào mùa xuân Hoa vàng môi hoa tua, họng vàng đậm
3 Thủy Tiên Vàng, Hoàng Lạp Dendrobium chrysotoxum Hoa nở vào tháng 2 âm lịch Hoa vàng, họng vàng đậm
4 Thủy tiên mỡ gà Dendrobium densiflorum, Callista densiflora Hoa nở vào mùa xuân Hoa vàng họng vàng đậm
5 Thủy tiên trắng, Kiều trắng, kiều vuông Dendrobium farmeri, Kiều trắng, kiều vuông Hoa nở vào mùa xuân Hoa trặng họng vàng
6 Thủy tiên tua, thủy tiên râu cánh Dendrobium harveyanum, Callista harveyana Hoa nở vào mùa xuân Hoa vàng cánh hoa tua, họng hoa vàng đậm
7 Hoàng thảo Vẩy rắn, lan vẩy rắn, lan vẩy cá, vảy cá Dendrobium jenkensii Hoa nở vào đầu hè Hoa vàng từ 1-2 bông
8 Hoàng thảo vẩy rồng Dendrobium lindleyi, Dendrobium aggregatum Hoa nở từ tháng 1 đến tháng 4 Hoa vàng nở thành chùm
9 Hoàng Thảo Thủy Tiên vàng (nhiều khi bị gọi nhầm là thủy tiên trắng vì khá giống) Dendrobium palpebrae Hoa nở khoảng tháng 1 âm lịch Hoa trắng họng vàng
10 Thuỷ tiên dẹt, Kiều dẹt, hoàng thảo thủy tiên dẹt Dendrobium sulcatum Hoa nở vào mùa xuân Hoa vàng nhạt, họng có hai vệt nâu đậm
11 Hoàng thảo Thủy tiên cam, Thủy tiên cam Dendrobium thyrsiflorum, Callista thyrsiflora; Dendrobium densiflorum var. alboluteum Hoa nở vào mùa xuân Cánh hoa có màu vàng nhạt đến trắng, họng vàng đậm
Sưu tầm