Trồng và chăm sóc hoa lan

Cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa lan.

Cát lan - Cattleya Labiata

Cattleya Labiata - The Queen Of The Flower, xứng đáng với tên gọi Nữ hoàng của các loài hoa bởi vẻ đẹp, hương thơm, tuổi thọ và kích cỡ hoa.

Lan Hoàng thảo - Dendrobium

Là chi lan lớn thứ hai của họ nhà lan, là loại lan phổ biến nhất trong giới chơi lan.

Địa lan - Cymbidium

Địa lan luôn làm người chơi lan hài lòng bởi vẻ đẹp cao sang của chúng

Lan Vũ nữ - Oncidium

Vũ nữ còn được gọi là Dancing Lady, một loại lan dễ trồng và chăm sóc, cho hoa đều đặn hàng năm

Lan Hồ điệp - Phalaenopsis

Lan Hồ Điệp luôn được nhiều người mua trong dịp Tết Nguyên Đán

Lan Hài - Paphiopedilum

Lan Hài luôn cho người trồng những bông hoa đẹp và lạ

Vân lan - Lan Vanda

Khả năng cần nhiều ánh sáng, chịu nắng nóng có lẽ Vanda là loài tốt nhất, có lẽ vậy nên hoa Vanda luôn có màu sắc đẹp

Lan rừng

Có nhiều điều thú vị, nơi đây nói chung về các loại lan không có trong các nhóm kia

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản

Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản

Trong thế giới các loài lan có vô vàn màu sắc và hương sắc khác nhau. Từ nổi bật rực rỡ cho đến thanh cao và mềm mại. Mỗi loại đều có những yêu cầu điều kiện sống và sinh trưởng khác nhau nhưng có chung nhiều điểm chỉ có ở các giống lan.



Lan là giống cây có nguồn gốc từ rừng sâu. Tùy vào điều kiện môi trường rừng khác nhau mà các loại lan có sự thích nghi khác nhau. Để trồng và chăm sóc các loại lan nói chung được khỏe mạnh và ra hoa nở to đẹp bạn cần đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Với các yếu tố quan trọng nhất được nêu như ánh sáng, tưới nước, giá thể trồng, độ ẩm và chế độ bón phần cho cây.

Chú ý đến việc thiết kế vườn trồng lan

Với việc trồng và chăm sóc lan dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp hoặc để kinh doanh thì việc chọn và thiết kế vườn trồng là khâu đầu tiên cũng là quan trọng nhất.

Với người chơi lan bình thường: bạn có thể chọn những nơi cao ráo thoáng mát như sân thượng, mái hiên hoặc trên lan can đều trồng được loại lan này. Một chú ý bạn nên cân nhắc là với những ngôi nhà có vị trí này thường sẽ nóng và khô hơn do ảnh hưởng của kết cấu nhà bê tông. Nếu có thể bạn nên đặt thêm những chậu cây khác cao to để che bớt nắng và cung cấp độ ẩm trong không khí cho lan.

Với những hộ kinh doanh lan thì cần thiết kế những khu vườn trồng lan chắc chắn và bền chống được cả gió bão. Bên trên khu vườn cần thiết kế thêm giàn che nắng bằng các loại lưới đen hai lớp để giúp cản bớt ánh nắng cho lan. Giàn đặt chậu làm bằng sắt, giàn treo làm bằng tầm vông hay sắt ống nước. Xung quanh vườn cần dựng hàng rào chắn chắc chắn hay rào bằng lưới B40. Thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để vuông góc với dường đi của ánh nắng. Các chậu lan cần chọn cùng cỡ kích thước, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc. Nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn lan.
 
Chọn lựa giống lan phù hợp

Nếu như mới trồng bạn nên trồng những loại lan dễ sống, phát triển mạnh và cho hoa nở lien tục. Một số loại lan dễ trồng bạn có thể cân nhắc chọn trồng đó chính là Lan vũ nữ, Lan Hồ Điệp, Lan Dendrobium vv. Những loại lan này dễ chăm sóc và ra hoa khá đẹp.

Kĩ thuật trồng lan nói chung

Khi bạn trồng bạn tiến hành lấy xơ dừa bó xung quanh lan cấy mô và dùng dây nịt cuốn lại đặt lên trên đầu giàn. Sau khoảng 6-7 tháng trồng thì bạn chuyển cây sang chậu nhỏ. Lúc này cây đã có chiều cao 30cm và bạn tiếp tục chuyển sang chậu lớn để trồng. Sau mỗi lần chuyển chậu thì định kì 1 tuần bón phân cho cây một lần. Nếu trồng lan để chơi, lan lâu ngày ra hoa ít cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.

Cách chăm sóc lan ra hoa nở đẹp

Các loại lan nói chung nhiều loài dễ trồng dễ chăm sóc tuy nhiên cũng không hiếm loại cây khó trồng và tính khí khá đỏng đảnh. Đễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.

Chế độ chiếu sáng

Có thể nói cường độ chiếu sáng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển và sinh sản của lan. Nếu thiếu nắng cây lan của bạn tuy vươn cao nhưng ốm yếu và nhỏ không mập và lá thường có màu xanh tối nên dễ bị sâu bệnh hại tấn công.

Nếu như quá thừa nắng thì cây dễ bị vàng lá và có nhiều vết nhăn. Hoa sẽ nở sớm và khi cây còn nhỏ thì hoa sẽ ngắn và kém phát triển.

Tùy theo độ tuổi của cây lan mà chúng ta chiếu sáng cho phù hợp. Một số loại lan điển hình ít chịu nắng như lan Hồ Điệp có thể chịu được 30% nắng, Lan Cattleya chịu được khoảng 50% nắng và lan Vanda lá hẹp có thể chịu được khoảng 70% nắng.

Việc chiếu sáng ánh nắng còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển. Lan con từ 0 đến 10 tháng bạn chỉ cần chiếu sáng khoảng 50%, Lan nhỡ hơn từ ngoài 12 tháng đến 18 tháng có thể chịu ánh sáng được đến 70% và thời điểm ra hoa cần chiếu sáng nhiều hơn.

Chế độ bón phân cho cây

Trong việc trồng lan thì việc bón phân cho lan là điều cần thiết đôi khi là bắt buộc đối với một số loại lan khó tính ưa dinh dưỡng cao. Một khi cây lan đủ dinh dưỡng lan sẽ phát triển xanh tươi, lá và giả hành sẽ to mập đồng thời hoa nở nhiều đều và đẹp.

Theo nghiên cứu về dinh dưỡng của các loại lan nhìn chung lan cần cung cấp khoảng 13 loại chất dinh dưỡng khoáng và thuộc các nhóm, đa, trung và vi lượng. Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).

Nếu trong quá trình trồng lan bị thiếu hoặc mất cân đối thì lan sẽ không thể nào phát triển tốt được. Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, Hiện nay việc bón phân qua lá là việc làm hiệu quả và tốt nhất cho đa số các loại lan.

Nguyên tắc chung khi bón phân cho lan

Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn.

Chế độ tưới nước cho lan

Lan có nguồn gốc trong rừng sâu nơi có nhiệt độ mát mẻ và độ ẩm cao nên việc tưới nước cho lan là điều cần thiết. Lan thiếu nước sẽ khô héo và giả hành sẽ teo lại . Nếu thừa nước thì cây sẽ bị thối đọt nhất là với những loại lan mọc sít nhau thành từng bụi một.

Yêu cầu nguồn nước tưới cho lan không bị nhiễm phèn, mặn và những tạp chất. Độ pHtốt nhất cho lan khoảng 5-6. Khi tưới nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho lan

Đa số các loại lan khá ưa điều kiện thoáng mát và sạch sẽ. Lan cũng dễ bị nhiễm sâu bệnh và nhất là trong điều kiện chăm sóc kém và điều kiện môi trường không thuận lợi.

Tùy thuộc vào từng loại sâu bệnh hại lan mà có biện pháp xử lý khác nhau. Những loại thuốc phun cho lan đều có liều lượng và nông độ phun được ghi trên nhãn mác bao bì sản phẩm.

Trên đây là những kiến thức về các loại hoa lan đẹp – hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản nhất cho bạn tham khảo. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp cho bạn sở hữu được những chậu lan to đẹp và hoa bền lâu.


Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net
Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/
THeo hoadepviet.com

Hoa lan nhiệt đới

Hoa lan nhiệt đới

Lan nhiệt đới không giống các loài thực vật khác, cây đều được cấu thành từ rễ, thân , lá, hoa, quả và hạt, cùng làm nhiệm vụ sinh trưởng phát triển ở từng giai đoạn.

Đặc trưng của lan nhiệt đới

Lan nhiệt đới trong phân loại thực vật học đều thuộc thực vật họ Lan (Orchidaceae), căn cứ vào hình thái sống có thể phân thành 2 loại là lan phụ sinh và lan địa sinh. Lan phụ sinh là chỉ các loại lan có rễ khí sống bám vào thân cây khô hoặc nham thạch để sinh trưởng, ví dụ như Cát Lan, lan Hồ điệp, Địa lan, lan Hoàng Thảo, Vân Lan. Chỉ loại lan trồng dưới đất có chứa nhiều chất hữu cơ, ví dụ như lan Hài, lan Hạc Đỉnh (Phainus)… Lan nhiệt đới không giống các loài thực vật khác, cây đều được cấu thành từ rễ, thân , lá, hoa, quả và hạt, cùng làm nhiệm vụ sinh trưởng phát triển ở từng giai đoạn.



Rễ của lan nhiệt đới:

Rễ của lan nhiệt đới, dù là rễ khí hay rễ dưới đất, cũng đều to mọng, thông thường có hình trụ tròn, hoặc hình tròn dẹt, lớp màu trắng bên ngoài là võ rễ, hấp thụ dinh dưỡng trong nước và không khí. Bộ phận có màu xanh lục nhọn ( lan phụ sinh ) hoặc bộ phận có màu nâu (lan địa sinh) là bộ phận đỉnh rễ, ngoài tác dụng hấp thụ ra, nó còn có chức năng kéo dài sự sinh trưởng và chế tạo thành phần dinh dưỡng. Đỉnh rễ cực kỳ mẫn cảm đối với môi trường bên ngoài, nếu tiếp xúc với phân bón, thuốc trừ sâu quá đậm đặc, đều rất dễ bị tổn thương. Lớp rễ mọng do tế bào chứa đầy nước có tác dụng hút nước và chức năng giữ nước, đồng thời có tác dụng bảo vệ và đề phòng khi khô hạn. Lớp trong cùng của rễ là trụ trung tâm, là tổ chức rất khỏe, có chức năng cố định thân cây.

Có nhiều tổ chức trong rễ cây lan nhiệt đới, trong rễ chứa một loại khuẩn sống cộng sinh, loại nấm lan này sau khi thâm nhập vào bên trong rễ dưới dạng sợi nấm, dần dần bị phân giải và tiêu hóa, thành phần dinh dưỡng bị tế bào của lan hấp thụ, cung cấp cho lan nhiệt đới sinh trường. Hiện tường nấm rễ cộng sinh này có tác dụng vô cùng quan trọng đối với việc hấp thụ dinh dưỡng của rễ khí khi lan phụ sinh, do rễ khí không hấp thụ được trực tiếp dinh dưỡng trong không khí, mà chỉ có thể dựa vào các nấm rễ cố định khí Ni tơ trong không khí, cung cấp cho cây sinh trưởng giống ở họ Đậu. Ngoài ra, hạt giống của thực vật họ Lan chỉ có phôi mà không cung cấp thành phần dinh dưỡng, phôi nhũ cho hạt nảy mầm, trong giới tự nhiên nếu không có nấm rễ này xâm nhập, cung cấp dinh dưỡng cho phôi thì cây lan nhỏ không thể sinh trường được.

Thân của lan nhiệt đới:

Về mặt hình thái học, thân của lan nhiệt đới có thể phân thành 2 loại lớn là đa thân và đơn thân. Lan nhiệt đới đa thân là chỉ sự trưởng thành của thân (thân chính ) của nó có hạn, sự sinh trưởng dài ra của nó dựa vào các nhánh mới, ( nhánh phụ ) được sinh ra liên tục hằng năm, ví dụ Cát Lan, Địa lan, Lan Hoàng Thảo… Lan nhiệt đới đơn thân là chỉ sự trưởng thành dài ra của thân chính ( trục chính ) của nó là do kết quả của sự sinh trưởng của ngọn, ví dụ Vân lan, lan Hồ điệp, lan Phượng Vỹ…

Thân của lan nhiệt đới giống như một cái cọc, có tác dụng đỡ phiến lá, hoa và vận chuyển nước, chất dinh dưỡng. Một số cây có thân phình to có chức năng dự trữ nước và chất dinh dưỡng được gọi là giả hành, ví dụ như Cát lan, lan Hoàng Thảo… Ngược lại, thân của Vân lan có thân dài và mang chất gỗ cứng, việc dự trữ nước và chất dinh dưỡng của nó đều phụ thuộc vào phiến lá to mập. Ngoài ra, thân của lan hồ điệp va lan Hài rất ngắn, dễ bị tổn thương do sự sơ ý của con người và do bệnh hại, qua ngày bị ảnh hưởng cây lại sinh trưởng và ra hoa bình thường. Vì vậy khi muốn gieo trồng cần chú ý bảo vệ, giữ cho thân cây không bị tổn thương.



Lá của lan nhiệt đới:

Lá của lan nhiệt đới căn cứ vào chủng loại khác nhau mà có sự khác nhau, ví dụ lá của Cát lan có hình oval, lá của lan Hồ Điệp có dạng trứng tròn rộng mọng nước… Thông thường những loại sinh trưởng dưới điều kiện có đủ ánh sáng thì phiến lá cứng và có màu vàng xanh. Đối với những loại sinh trưởng trong điều kiện râm mát, thiếu ánh sáng, có phiến lá rộng và mềm, màu sắc của lá có màu xanh thẫm. Vì vậy, chúng ta có thể căn cứ vào tính chất, hình dạng và màu sắc của phiến lá để phán đoán lượng ánh sáng mà cây lan nhiệt đới này cần, từ đó điều chỉnh độ ánh sáng sao cho thích hợp khi trồng, giúp cây sinh trưởng bình thường. Phiến lá của lan nhiệt đới do lớp biểu bì trên, phần thịt lá và lớp biểu bì dưới cấu thành, phần thịt lá của nó không giống với lá của các loại cây khác, có dạng lán và tổ chức chất xốp rõ ràng, được cấu thành do các tế bào có chứa diệp lục sắp xếp gần nhau. Có rất ít các kẽ hở của tế bào, biểu bì do các tế bào nhỏ không chứa diệp tố sắp xếp gần nhau tạo thành, mặt bên ngoài còn có một lớp sừng bảo vệ. Có một số loại có lớp biểu bì dày mập, mọng nước, có khả năng chịu được nhiệt độ cao và ánh nắng gắt, đồng thời khả năng chịu được khô cũng rất tốt, màu sắc của lớp biểu bì dưới nhạt hơn so với lớp biểu bì trên, có màu xanh lục nhạt hoặc màu xanh vàng, phân bố nhiều lỗ khí, để điều tiết lượng nước bốc hơi và sự trao đổi oxy và khí CO2. Nhiều loại lan nhiệt đới, lỗ khí trên phiến lá đóng vào ban ngày, đến ban đêm mới mở ra, hít khí CO2 và nhả khí oxy, tiến hành quá trình thực vật chuyển hóa (Crassulacean acid metabolism – CAM), để tiết kiệm nước, đảm bảo yêu cầu khi thực hiện quang hợp ban ngày. Đối với loại lan nhiệt đới có quá trình CAM này, giống với thực vật thân mọng nước, có khả năng chịu khô khỏe, vẫn sinh trưởng bình thường trong điều kiện môi trường nắng gắt. Ví dụ loại Vân lan trông rộng rãi ở Lào, Campuchia để cắt lấy hoa, được trồng cả ngày dưới ánh nắng gắt để kích thích ra nhiều hoa và ra hoa đẹp.

Hoa của lan nhiệt đới có đặc điểm gì?

Hoa của lan nhiệt đới là trọng điểm của sự thưởng thức. Kích thước to nhỏ của bông hoa phụ thuộc vào từng loại, ví dụ Cát Lan, đường kính của bông hoa đơn lên đến 18cm. Trong khi đó lan Hỏa Hoàng (Ascocentrum miniatum) , kích thước bông hoa chỉ có 0.5cm. Về màu sắc của hoa, thì càng phong phú và đa dạng, chỉ trừ mỗi màu đen là không có, còn hầu như là có hết các màu sắc của thế giới tự nhiên, từ trắng tuyền, vàng, cam, đỏ son, hồng cho đến xanh lục, tím, xanh lam… đều có. Cấu tạo của hoa lan nhiệt đới giống với của các loài lan khác, mỗi bông hoa đều do các bộ phận dưới đây cấu thành:

Cánh hoa: thông thường có 3 cánh, nằm ở vòng trong, 1 cặp của hai mặt đối xứng gọi là cánh hoa, nằm của phía dưới của trung tâm, hình dạng ngoài khác với cánh hoa ở hai mặt gọi là cánh môi. Hình dạng của cánh môi rất đa dạng, có loài giống dạng loa kèn , như cánh môi màu đỏ tím của lan Hạc đỉnh, có loài giống như thiếu nữ, quân tử, như cánh môi màu vàng của lan Vũ nữ, có loài giống quả đậu hoặc chiếc túi, như lan Hài. Cánh môi là bộ phận độc đáo chủ yếu của bông hoa lan, có muôn hình muôn vẻ, màu sắc phong phú diễm lệ, là cơ quan chủ yếu thu hút côn trùng đến truyền phấn.

Đài hoa: Đài hoa thông thường có hình dạng giống với cánh hoa và có màu sắc đẹp. Đặc biệt là  một số loài hoa như Vân lan, lan Hài, đài hoa của nó còn phát triển và đẹp hơn cả cánh hoa, trở thành điểm ngắm trọng tâm. Đài hoa thông thường có 3 cánh, nằm ở vòng ngoài, trong giai đoạn ra nụ, đài hoa ôm lấy cánh hoa có tác dụng bảo vệ cánh hoa. Bộ phận nằm ở phía trên được gọi là phiến đài trên, bộ phận nằm ở 2 bên gọi là phiến đài phụ.

Cuống nhụy: Hay còn gọi là cuống nhụy hợp, là 1 cơ quan sinh sản do nhụy đực và nhụy cái cùng kếp hợp cấu thành. Nó nằm ở vị trí trung tâm của hoa, phía trên cánh môi, do 1 nhụy đực, 1 đầu cuống, và 1 miệng nhụy cùng tổ hợp thành. Phần đỉnh của cuống nhụy là bao  phấn , bên trong chứa miếng phấn hoa hình chữ “T” nằm ở giữa phần chính giữa của giá phấn. Ngoài ra, phía dưới của bao phấn có máng lõm, bên trong có rất nhiều dịch dính, dể dính lấy những phấn hoa mà côn trùng vô tình mang đến để thụ phấn.



Quả của lan nhiệt đới:

Quả lan nhiệt đới nếu xét về mặt thức vật học được gọi là quả sóc. Thông thường có hình dải dài hoặc hình trứng, ở trên đỉnh có nhiều cuống nhụy. Bề mặt ngoài của quả thường có các cạnh , bên trong có vô số các hạt nhỏ như hạt bụi, ví dụ Cát lan trong 1 quả có tới 1 triệu – 1,5 triệu hạt, thậm chí là một quả lan nhiệt đới thông thường cũng có tới 100 nghìn – 300 nghìn hạt. Khi  quả chin sẽ tự nứt, các hạt nảy ra và bay theo gió. Trong điều kiện trồng thủ công, những hạt giống có thể tự nảy mầm là rất ít, chỉ những hạt giống không bị vi  khuẩn trong ống nghiệm mới có thể mọc nên một số cây con nhất định.

Hạt của lan nhiệt đới:

Hạt của lan nhiệt đới nhỏ như hạt bụi, có chiều dài chỉ bằng 0.1 – 1mm, chiều rồng chỉ bằng 0.05 – 0.5mm, do 1 phôi màu vàng xanh hoặc màu vàng nâu, hình oval bọc quanh vỏ hạt được hình thành bởi 1- 2 lớp tế bào. Do phôi không chứa phôi nhũ, nếu không có nấm cộng sinh hoặc không được người trồng cung cấp chất nảy mầm thì không thể nảy mầm được. Vì vậy, khi quả nứt, hạt rụng xuống rất ít khi nảy được mầm, chỉ có một số những hạt bay theo gió  bám vào võ cây hoặc kẽ đá, đồng thời lấy được dinh dưỡng từ nấm cộng sinh mới có thể nảy mầm và ra lá.


Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net
Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/


Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

Chăm sóc cây hoa lan sau Tết


Chăm sóc cây hoa lan sau Tết

Cây hoa lan chơi Tết chỉ dành riêng cho người yêu thích hoa lan và có điều kiện kinh tế tương đối ổn định do giá thành khá đắt. Cây hoa lan sau khi chơi Tết nếu không kịp thời xử lý chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây hoa lan rất dễ suy yếu khó phục hồi , hoặc có thể bị chết.

Riêng những loài hoa lan có xuất xứ từ vùng ôn đới như Địa lan, Hồ điệp Đài Loan, Lan hài,…thì khó có  thể trồng lại tại điều kiện khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh, còn lại các loài hoa lan xứ nóng đều trồng lại được sau khi chơi Tết.

1. Lựa chọn giá thể trồng lan phù hợp

- Đối với hoa lan như Vũ nữ, Vanda, Dendrobium…thì dùng than cây nhãn và một ít miếng xơ dừa hay vỏ đậu phọng để giúp cây hoa lan duy trì độ ẩm cho bộ rễ.

- Đối với hoa lan như Mokara, Bò cạp…thì chọn giá thể hoàn toàn bằng vỏ đậu phọng sau khi đã xử lý mầm bệnh.

2. Xử lý phân thuốc kịp thời giúp cây hoa lan không bị mất sức, mau phục hồi

Sau khi chơi tết, hoa lan phải được xử lý trồng lại càng sớm càng tốt, không nên tiếc vòi hoa lan mà nên cắt bỏ ngay để dưỡng sức cho cây, cắt bỏ những lá vàng úa để cách ly nguồn bệnh.

Chọn giá thể phù hợp để trồng cố định cành hoa lan, sau đó  đặt cây hoa lan dưới bóng mát cây xanh có ánh nắng chiếu xiên qua kẽ lá hay nơi có cho che lưới 70% ánh nắng ( không được đưa cây hoa lan ra nơi nhiều ánh nắng).

Dùng Vitamin B1, phân bón lá 30.10.10 TE chuyên dùng cho hoa lan, chất kích thích ra rễ như Superthrive, Atonik…phun  bón cho cây tưới ướt đều cả bộ lá và bộ rễ, nhớ phải tưới lúc sáng sớm hay chiều mát sau khi cây hoa lan có đủ ẩm độ. Nên dùng liều lượng phân bằng một nửa so với khuyến cáo nhà sản xuất để không làm cây hoa lan bị sốc phân. Hàng tuần phun phân bón lá trên hai lần đều đặn khoảng vài tháng sau cây hoa lan sẽ phục hồi cho ra rễ mới lá mới.

3. Chăm sóc hoa lan ra hoa

Sau khi cây hoa lan sinh trưởng tốt có nhiều lá mới ( thời gian chăm sóc từ 5-6 tháng) thì bắt đầu đưa cây lan ra nơi có thêm ánh sáng hay lưới che lan 60% ánh sáng để cây hoa lan có thể chuyển sang giai đoạn ra hoa, chuyển sang sử dụng phân bón lá 20.20.20 TE hay phân bón lá có hàm lượng phốt pho hay kali cao.

Khi thấy chồi hoa lan xuất hiện thì bổ sung thêm phân dưỡng hoa giúp màu sắc hoa lan tươi đẹp và lâu tàn.


Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net