Lan Hài hê len - Paphiopedilum helenae
Hài
hê len Paphiopedilum helenae là loài lan đặc hữu, được phát hiện năm
1996. Loài lan này phân bố ở một số tỉnh như Cao Bằng, Bắc Kạn.
Tên Việt Nam: Lan hài hê len
Tên Latin: Paphiopedilum helenae
Đồng danh: Paphiopedilum helenae Aver. 1996. Paphiopedilum delicatum Z.J. Liu & J.Y. Zhang, 2001
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất
Tên Việt Nam: Lan hài hê len
Tên Latin: Paphiopedilum helenae
Đồng danh: Paphiopedilum helenae Aver. 1996. Paphiopedilum delicatum Z.J. Liu & J.Y. Zhang, 2001
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất
Đặc điểm nhận dạng: Cây lâu năm, có 3 - 5
lá mọc chụm. Lá hình thuôn - bầu dục, cỡ 4 - 10 x 0,6 - 1,6 cm, mặt
trên màu lục, rải rác có chấm màu tím - tía ở gốc, mặt dưới màu lục
nhạt. Cụm hoa có cuống dài 4 - 7 cm, mang 1 hoa. Lá bắc hình trứng - bầu
dục, cỡ 0,8 - 1,2 x 0,3 - 0,4 cm. Hoa có kích thước lớn so với toàn
cây, rộng 5 - 6 cm, có lông ngắn ở mặt ngoài lá đài; lá đài gần trục hoa
màu vàng tươi, hình trứng ngược, cỡ 1,8 - 3,5 x 1,5 - 3 cm; lá đài kia
màu trắng, hình trứng - bầu dục, cỡ 1,5 - 2,5 x 0,8 - 1,5 cm; cánh hoa
màu vàng cam với mạng gân màu da cam - nâu thẫm hơn, cỡ 2,5 - 3,5 x 0,4 -
0,8 cm, hơi có lông ở mép và gốc trong; môi màu da cam - nâu tươi, hình
túi sấu, cỡ 2 - 3 x 1,5 - 2 cm; nhị lép màu vàng nhạt, hình trứng ngược
rộng, cỡ 0,7 - 0,8 x 0,7 - 0,8 cm, có lông dài; bầu dài 2 - 3,5 cm, phủ
đầy lông ngắn màu tía thẫm.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 9 - 11. Tái sinh bằng hạt. Mọc dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá kim hay hỗn giao cây lá kim - lá rộng trên núi đá vôi, ở độ cao 600 - 1000 m, thành nhóm nhỏ rất rải rác trong các khe nứt, ít đất của các vách dựng đứng ở gần đỉnh và đỉnh núi.
Phân bố:
Trong nước: Cao Bằng (Trà Lĩnh: núi quanh hồ Thăng Heng; Đông Khê), Bắc Kạn (Na Rì: Kim Hỷ).
Thế giới: Trung Quốc.
Giá trị: Loài cây làm cảnh quý vì có kích thước loài nhỏ nhất trong số Hài của Việt Nam, có hoa đẹp, màu sắc duyên dáng và hiếm.
Tình trạng: Loài vốn có khu phân bố hẹp, nơi cư trú bị chia cắt và rất rải rác, lại có số lượng cá thể ít, trong vài năm gần đây bị thu hái đến cạn kiệt để xuất khẩu lậu qua biên giới nên đang bị tuyệt chủng. Hiện nay chỉ còn sót lại rất rải rác một số cây ở các khe núi khuất và cao khó thu hái, nhưng số phận của chúng cũng rất mong manh do môi trường sống là rừng bị chặt và đốt do vẫn tiếp tục bị tận thu.
Phân hạng: CR A1a,cd, B1+2b,c,e.
Biện pháp bảo vệ: Đã liệt kê vào Phụ lục 1 của công ước CITES và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Bảo vệ phần quần thể nhỏ nhoi còn sót lại ở Trà Lĩnh và Đông Khê. Cần nhân rộng việc gieo ươm để vừa tạo nguồn cây làm cảnh đồng thời bảo vệ nguồn gen.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 462.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 9 - 11. Tái sinh bằng hạt. Mọc dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá kim hay hỗn giao cây lá kim - lá rộng trên núi đá vôi, ở độ cao 600 - 1000 m, thành nhóm nhỏ rất rải rác trong các khe nứt, ít đất của các vách dựng đứng ở gần đỉnh và đỉnh núi.
Phân bố:
Trong nước: Cao Bằng (Trà Lĩnh: núi quanh hồ Thăng Heng; Đông Khê), Bắc Kạn (Na Rì: Kim Hỷ).
Thế giới: Trung Quốc.
Giá trị: Loài cây làm cảnh quý vì có kích thước loài nhỏ nhất trong số Hài của Việt Nam, có hoa đẹp, màu sắc duyên dáng và hiếm.
Tình trạng: Loài vốn có khu phân bố hẹp, nơi cư trú bị chia cắt và rất rải rác, lại có số lượng cá thể ít, trong vài năm gần đây bị thu hái đến cạn kiệt để xuất khẩu lậu qua biên giới nên đang bị tuyệt chủng. Hiện nay chỉ còn sót lại rất rải rác một số cây ở các khe núi khuất và cao khó thu hái, nhưng số phận của chúng cũng rất mong manh do môi trường sống là rừng bị chặt và đốt do vẫn tiếp tục bị tận thu.
Phân hạng: CR A1a,cd, B1+2b,c,e.
Biện pháp bảo vệ: Đã liệt kê vào Phụ lục 1 của công ước CITES và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Bảo vệ phần quần thể nhỏ nhoi còn sót lại ở Trà Lĩnh và Đông Khê. Cần nhân rộng việc gieo ươm để vừa tạo nguồn cây làm cảnh đồng thời bảo vệ nguồn gen.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 462.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét