Trồng và chăm sóc hoa lan

Cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa lan.

Cát lan - Cattleya Labiata

Cattleya Labiata - The Queen Of The Flower, xứng đáng với tên gọi Nữ hoàng của các loài hoa bởi vẻ đẹp, hương thơm, tuổi thọ và kích cỡ hoa.

Lan Hoàng thảo - Dendrobium

Là chi lan lớn thứ hai của họ nhà lan, là loại lan phổ biến nhất trong giới chơi lan.

Địa lan - Cymbidium

Địa lan luôn làm người chơi lan hài lòng bởi vẻ đẹp cao sang của chúng

Lan Vũ nữ - Oncidium

Vũ nữ còn được gọi là Dancing Lady, một loại lan dễ trồng và chăm sóc, cho hoa đều đặn hàng năm

Lan Hồ điệp - Phalaenopsis

Lan Hồ Điệp luôn được nhiều người mua trong dịp Tết Nguyên Đán

Lan Hài - Paphiopedilum

Lan Hài luôn cho người trồng những bông hoa đẹp và lạ

Vân lan - Lan Vanda

Khả năng cần nhiều ánh sáng, chịu nắng nóng có lẽ Vanda là loài tốt nhất, có lẽ vậy nên hoa Vanda luôn có màu sắc đẹp

Lan rừng

Có nhiều điều thú vị, nơi đây nói chung về các loại lan không có trong các nhóm kia

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Hoàng thảo kim điệp - Dendrobium Capillipes

Hoàng thảo kim điệp - Dendrobium Capillipes

Thân có 2 loại, loại thứ nhất ngắn, mập màu xanh ngả vàng, lá mỏng tập trung ở ngọn. Loại thứ 2 thân dài hơn, thường xuất hiện ở các tỉnh phía Nam

Cả 2 loại có hoa giống nhau và cùng có một đặc điểm là ưa khô ráo, vì thế khi trồng nên chọn giá thể thoát nước nhanh, tốt nhất nên chọn gỗ lũa. Cây ưa khô nên khi trồng ở nhà phải tránh mưa trực tiếp, tưới ít. Cây khá ưa nắng.
 

Hoàng thảo hoàng lạp - Dendrobium chrysotoxum

Hoàng thảo hoàng lạp - Dendrobium chrysotoxum

Hoàng thảo hoàng lạp, hoàng lan, nến vàng, thủy tiên hoàng lạp Dendrobium chrysotoxum

Tên Việt: Hoàng thảo hoàng lạp, hoàng lan, nến vàng, thủy tiên hoàng lạp
Đồng danh: Callista chrysotoxa
Mô tả: Phong lan, thân cây hình thoi, cao 20-30 cm Lá 4-8 chiếc dài 12x5 cm Hoa từ 8-20 chiếc ngang 5 cm, rất thơm và mau tàn. Nở vào mùa Đông và Xuân.
Nơi mọc: Vinh, Ban Mê Thuột, Kontum, Đà Lạt, Lâm Đồng, Sông Bé, Lộc Ninh.
Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều
W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C
I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C
Ẩm độ: 50-70%

Hoàng thảo trinh bạch - Dendrobium virgineum

Hoàng thảo trinh bạch - Dendrobium virgineum

Hoa mọc thành chùm. Mỗi hoa có cựa rất dài cong ngược lên trên tạo nên một nét cong cớn rất duyên dáng. Virgineum có giá trị cao hơn draconis và schildhaueri.

Tên Việt Nam: Hoàng thảo Trinh bạch
Tên Latin: Dendrobium virgineum Reichenb. f. 1884
Dendrobium kontumense Gagnep, 1932
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Nhóm: Cây phụ sinh

Mô tả: Lan sống bám. Thân hình trụ, dài 30 - 40cm, đường kính 0,7 - 1cm, phủ lông ngắn màu đen, gióng dài 3 - 2,5cm. Lá hình thuôn, xếp 2 dãy, dài 4 - 4,5cm, rộng 2,5 - 3cm, đầu chia ra hai thùy lệch. Lá non phủ lông ngắn màu đen.

Cụm hoa gồm 3 - 4 hoa, mọc ở nách lá trên thân còn lá. Lá bắc hình mác, dài 0,5 - 0,8cm. Hoa màu vàng, đường kính 4 - 5cm. Lá đài hình mác, dài 2,0 - 2,5cm, rộng 0, 8 - 1cm, đầu hơi tù. Cằm hình cựa, tận cùng tù, dài 2,2 - 2,0cm, cánh hoa hình trứng, dài 2,5 - 2,8cm, rộng 1,4 - 1,6cm.

Cánh môi hình đàn violon, dài 2,7 - 3cm, rộng 1,5 - 1,7cm, chia 3 thùy, màu trắng, có một đốm kéo dài màu đỏ tươi ở giữa. Thuỳ bên hình bán nguyệt, thùy giữa hình thận, đầu lõm, mép gấp nếp kiểu lượn sóng. Trụ dài 0,5cm, màu trắng, răng trụ hình tam giác, đầu tù. Nắp hình mũ, đỉnh tròn. Bầu dài 2,5 - 3cm.

Sinh học: Mùa hoa tháng 5 - 6. Tái sinh bằng hạt và chồi.

Nơi sống và sinh thái: Sống phụ sinh trên thân và cành cây gỗ trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm.

Phân bố: Việt Nam: Thừa Thiên Huế (Huế, Phú Lộc: Bạch Mã), Kontum (Đắc tô: Đắc Uy, Kon Plông), Đắc Lắc, Lâm Đồng (Bảo Lộc).

Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào.

Giá trị: Loài có dáng cây và hoa to màu nhã đẹp, có thể trồng làm cảnh, rất được quan tâm để xuất khẩu.

Tình trạng: Loài hiếm. Mức độ đe dọa: Bậc R. Phân bố không hẹp nhưng số lượng cá thể lại ít.

Đề nghị biện pháp bảo vệ: Là đối tượng bảo vệ trong thiên nhiên của vườn quốc gia Bạch Mã và một số khu rừng cấm như ở Đắc tô: Đắc Uy. Cần gấp rút thu thập cây sống đem về trồng trong vườn thực vật để giữ nguốn gen và nhân giống làm cảnh.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 333
Đồng danh: Callista virginea (Rchb. f.) Kuntze 1891; Dendrobium kontumense Gagnep. 1932.
Tên Việt: Hồng tâm, Trinh nữ.
Mô tả: Phong lan cao 40-60 cm. Hoa to 3.5-4 cm, mọc từng chùm 2-6 chiếc nở vào cuối Hạ đến mùa Thu.
Nơi mọc: Miền Trung và Tây Nguyên.
Theo Hoalanvietnam.org
Thân lá giống nhất điểm hồng và schildhaueri
Thân lá giống nhất điểm hồng và schildhaueri. Khác nhau ở hoa. Hoa virgineum khác schildhaueri ở chỗ chỉ có duy nhất một chấm đỏ trên điểm thắt giữa lưỡi và họng hoa. Lưỡi hoa hình cây đàn violon với môi chẻ thùy (khác schildhaueri lưỡi nhọn) , thường xòe rộng và có các vạch kẻ caro mờ hằn trên lưỡi.

Hoa mọc thành chùm. Mỗi hoa có cựa rất dài cong ngược lên trên tạo nên một nét cong cớn rất duyên dáng. Virgineum có giá trị cao hơn draconis và schildhaueri.
 

Hoàng thảo trinh bạch - Dendrobium Schildhaueri

Hoàng thảo trinh bạch - Dendrobium Schildhaueri

Thân cây tương tự nhất điểm hồng, rất dễ nhầm lẫn, khác nhau có thể do cảm nhận, riêng tôi thấy loại này thân căng mập hơn, màu thân ngả xám hơn, đốt ngấn thân rõ hơn, lá mềm và hơi to hơn nhất điểm hồng.

Cũng với kiểu thân lá hoa như nhất điểm hồng, chỉ khác về hoa. Nếu nhất điểm hồng cho một bệt đỏ trong họng hoa thì dòng này chỉ cho một điểm đỏ hoặc vàng trên điểm giao giữa họng và lưỡi hoa, đa phần là có sọc đỏ chạy từ họng đến chấm điểm đỏ. Cánh hoa trơn bóng, nhọn, lưỡi nhọn, quăn ở mép lưỡi.
 

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Nhất điểm hồng - Dendrobium draconis

Nhất điểm hồng - Dendrobium draconis

Thân cây to, cứng, có phủ một lớp lông đen khi cây còn non. Cây thường mọc thẳng, lá cứng, mọc so le và cũng có lông đen bao phủ 2 mặt lá. Nhất điểm hồng thường có ngọn thót nhỏ nhọn. Thân ngả về màu xanh.

Tên Việt Nam: Nhất điểm hồng, hoàng thảo nhất điểm hồng
Tên Latin: Dendrobium draconis Rchb.f..
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Nhóm: Cây phụ sinh
 
 
 
 
 
 
 
Mô tả: Lan sống phụ sinh, cao 20 - 40cm, chia và khía dọc, có lông hơi đen. Lá dạng trái xoan, có 7 gân, dài 4 - 6cm, rộng 1,5 - 3cm, gốc có bẹ ôm thân. Cụm hoa ở đỉnh, có 2 - 5 hoa lớn màu trắng. Cánh môi có sọc đỏ cam. Hoa thơm.

Phân bố: Cây mọc ở miền Trung từ Quảng Nam - Đà Nẵng, Nha Trang lên Tây Nguyên, Đắc Lắc, Đà Lạt (Lâm Đồng), và phân bố ở Lào, Campuchia, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan.
Nhất điểm hồng là loại khó trồng do xuất xứ từ những vùng cao, khi mang về vùng thấp hơn, cây thường có xu hướng nhỏ dần, hay bị thối gốc, thối đọt non nên khi trồng chú ý tránh nước mưa trực tiếp.
Cây ưa khí hậu lạnh, mát, ưa khô, thoáng.
Tưới đủ ẩm khi cây non mới ra, đến khi được khoảng 4-5 lá thì giảm tưới.
Rất nhạy cảm với phân bón, nên ít sử dụng phân có hàm lượng nitơ cao và mỗi lần bón phân nên cách xa 7-10 ngày, ưa những loại phân có nguồn gốc hữu cơ (phân cá, rong biển...)
Giá thể nên chọn là gỗ lũa (đã bóc hết vỏ), chậu gỗ không giá thể, thoáng đáy. Nếu trồng trên lũa thì nên đặt gốc cây nằm giữa thân gỗ để nghiêng sao cho khi tưới nước ít đọng lại ở phần gốc lan nhất.

Hoàng thảo tích tụ - Dendrobium cumulatum

Hoàng thảo tích tụ - Dendrobium cumulatum

Một dòng cây khá đẹp với thân màu tím, lá tím hồng, gốc nhỏ, thân hơi phình to. Cây cỡ trung bình 40-60cm. Hoa nhỏ, màu tím hồng, có cái cựa cong rất dài, thường mọc thành chùm nhiều hoa trên một cuống nhỏ

Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo tích tụ
Tên Latin: Dendrobium cumulatum
Đồng danh: Dendrobium cumulatum Lindl.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Mô tả: Lan sống phụ sinh, thân hình trụ, dài 10 - 20cm. Lá thuôn hẹp, dài 10cm, rộng 2cm, đỉnh nhọn. Cụm hoa có 2 hoa ở mỗi đốt, hoa mùa trắng hay hơi vàng, có đốm đỏ tía. Cánh môi có cựa dài 1,5cm.

Phân bố: Cây mọc ở Đà Lạt (Lâm Đồng), và phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma...

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 86.
 

Hoàng thảo xoắn - Dendrobium tortile Lindl

Hoàng thảo xoắn - Dendrobium tortile Lindl

Thân lá rất giống hoàng thảo đùi gà, nếu không tường tận về loại này có thể mua nhầm đùi gà về. Đặc biệt loại này có vẻ hiếm hơn đùi gà rất nhiều

Đặc điểm nhận dạng: Thân lá giống đùi gà nhưng rất to, dài; đặc biệt gốc rất cứng, thân thường thẳng chứ không ngúc ngoắc như đùi gà, lá dầy thuôn hơn.
Hoa đẹp, bền và có hương thơm, với cái tên hoàng thảo xoắn, ta dễ dàng nhận ra bởi hoa có các cánh màu vàng hình xoắn cuộn, lưỡi hoa cuộn, cong hình tù và với các vằn tím đỏ trên lưỡi màu vàng, 2 bớt đậm bên trong.
 
Đồng danh: Dendrobium dartoisianum De Wild 1906; Dendrobium haniffi Ridl. ex Burkill 1924.

Tên Việt: Vũ nữ (PHH) Hoàng thảo xoắn (TH).

Mô tả: Phong lan cao 40-50 cm, lá 4-5 chiếc. Hoa to 7-8 cm, mọc từng chùm dài 4-8 cm, 2-3 chiếc mọc ở các đốt gần ngọn, thơm và lâu tàn, nở vào mùa Xuân-Hạ. Rất giống với Den. signatum nhưng cánh hoa xoắn hơn có nhiều mầu tím hơn và không có mầu vàng, hơn nữa thân cây Den. tortile phình to hơn. Xin xem chi tiết trong bài Den. signatum trong mục: Lan Việt.

Nơi mọc: Khắp miền Bắc và miền Trung Việt Nam.
Theo Hoalanvietnam.org
 

Long tu Lào - Hoàng thảo vôi - Dendrobium cretaceum

Long tu Lào - Hoàng thảo vôi - Dendrobium cretaceum

Thân rất giống Long tu - primulinum với các bớt lõm trên thân, nhưng thường thì giống này thân to hơn, các đốt ngắn hơn; thân phủ nhiều lớp vỏ phấn thường hay bị bong tróc lớp vỏ này, có lẽ vì thế nên gọi là hoàng thảo vôi? tạo cho thân 1 lớp mốc. Hoa nhiều lông ở cánh và lưỡi, thơm mùi hoa nhài; thường có 2 màu hoa tím và trắng, trên lưỡi hoa có các tia đỏ chạy ra từ họng.

Mô tả: Lan sống phụ sinh, mọc bụi, củ giả hình thoi, màu nâu tím, nhiều rãnh dọc. Thân mảnh, dài 20 - 40cm. Lá hình giáo, thuôn ở gốc, nhọn ở đỉnh, dài 7 - 8cm, rộng 1 - 2cm. Hoa trên thân già, lớn, màu trắng có sọc đỏ. Cánh môi chia 3 thùy với 3 sọc vàng.

Phân bố: Cây mọc ở Nambộ (Đồng Nai) và phân bố ở Lào, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan.

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 86.
Dendrobium polyanthum Wall. ex Lindl. 1830

Đồng danh: Callista cretacea (Lindl.) Kuntze 1891; Dendrobium cretaceum Lindl. 1847.

Tên Việt: Hoàng thảo vôi (TH, PHH), Hoàng thảo sương mờ (Dương Đức Huyến).

Mô tả: Phong lan thân mập mạp và dài 40-50 cm. Hoa to 3-5 cm, mọc một chiếc từ các đốt trên thân cây đã rụng lá. Hoa có hương thơm và nở vào cuối Đông đầu Xuân.

Nơi mọc: Biên Hòa, Định Quán.

Ghi chú: Cây lan này thường được biết đến cái tên đồng danh (synonym) Den. cretaceum. Giống lan này có 2 sắc hoa, tím hồng và trắng phớt hồng và người ta cũng hay nhầm lẫn với Den. primulinum.
Theo Hoalanvietnam.org

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Long tu - Dendrobium primulinum

Long tu - Dendrobium primulinum

Là loại hoàng thảo có hương thơm, hoa đẹp, nở vào dịp tết nguyên đán nên rất được ưa chuộng. Có nhiều loại long tu, nhưng nên chọn những cây có thân dài mang nhiều sắc tím sẽ cho hoa màu tím đậm, hương thơm hơn loại thân trắng hoa cánh trắng họng vàng ít thơm.

Xin phép được sử dụng hình ảnh của bác Quốc Anh - vua lan rừng xứ Đà Lạt
 

Hoàng thảo Đùi gà - Dendrobium nobile

Hoàng thảo Đùi gà - Dendrobium nobile

Lan sống phụ sinh, mọc bụi, cao 60cm, thân dẹt lớn dần ở đỉnh, màu vàng bóng. Lá thuôn hình giải. Cụm hoa ở nách lá, ngắn có 1 - 2 hoa. Hoa lớn màu tím hay pha hồng. Cánh môi hình trái xoan, mép răn reo cộn lại, họng có đốm lớn màu đỏ đậm. Hoa thơm.

Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo dẹt
Tên Latin: Dendrobium nobile
Đồng danh: Dendrobium nobile Lindl
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Mô tả: Lan sống phụ sinh, mọc bụi, cao 60cm, thân dẹt lớn dần ở đỉnh, màu vàng bóng. Lá thuôn hình giải, dài 10 - 15cm, rộng 2 - 3cm có 9 - 10 gân mảnh. Cụm hoa ở nách lá, ngắn có 1 - 2 hoa. Hoa lớn màu tím hay pha hồng. Cánh môi hình trái xoan, mép răn reo cộn lại, họng có đốm lớn màu đỏ đậm. Hoa thơm.

Phân bố: Cây mọc ở Ba Vì (Hà Tây), Yên Bái, lên Tây Nguyên, Đà Lạt (Lâm Đồng) đến Đồng Nai, và phân bố ở Hymalaya, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc.

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp- trang 94.
Tiết diện thân hình tròn hoặc e líp, dài từ 30 - 60cm có nhiều rãnh dọc thân, hoa ra ở các đốt đã rụng

Giả hạc thân ngắn - Dendrobium parishii

Giả hạc thân ngắn - Dendrobium parishii

Cây này thân lá giống giả hạc, hoa cũng tương tự nhưng hoa nhỏ hơn, lưỡi có nhiều lông bông xù hơn một chút và đặc biệt mùi hương hơi ngái, không thơm đậm đà như giả hạc.

Thân ngắn, tối đa chỉ dài 30-40cm, thân lá nhiềm đốm tím đậm loang lổ.
 

Hạc vỹ - Đại ý thảo - Dendrobium aphyllum, Den pierardii

Hạc vỹ - Đại ý thảo - Dendrobium aphyllum, Den pierardii

Xuất xứ nhiều nơi từ Bắc vào Nam; có nhiều hình thái hoa, màu sắc hoa nhưng cơ bản là cái lưỡi - lip đầy lông mịn hình loe phễu, trong họng có những vằn ngang màu tím. Cánh hoa trắng, có loại tím hồng.

Tên Việt Nam:  Lan hoàng thảo hạc vĩ
Tên Latin: Dendrobium aphyllum
Đồng danh:  Dendrobium aphyllum (Roxb.) C. Fisch. 1928; Limodorum aphyllum Roxb. 1795; Dendrobium pierardii Roxb. ex Hook. 1822
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 60 - 80 cm, hình trụ, dầy 0,4 - 0,5 cm, thõng xuống, lóng dài 2,5 - 3 cm. Lá hình mác nhọn, dài 6 - 8 cm, rộng 1,5 - 2 cm. Cụm hoa bên, 1 - 2 hoa, mọc suốt dọc chiều dài thân không còn lá. Lá bắc hình bầu dục, dài khoảng 0,3 cm. Hoa màu tím rất nhạt, đường kính khoảng 4 cm, cuống hoa và bầu dài 2 - 2,5 cm. Các lá đài hình mác hẹp, đỉnh nhọn, dài 2,4 - 2,7 cm, rộng 0,6 - 0,8 cm. Cằm dài khoảng 0,6 cm. Cánh hoa hình mác, đỉnh nhọn, dài 2,4 - 2,5 cm, rộng 0,6 - 0,7 cm. Môi màu vàng nhạt, đôi khi pha tím rất nhạt, hình gần tròn, dài 2,7 - 3 cm, rộng 2,5 - 2,6 cm, mép có lông ngắn, bề mặt phủ lông thưa, có 3 đường sống ngắn ở phần gốc, hai bên gốc có vạch chéo màu tía. Cột màu trắng, cao khoảng 0,5 cm; tuyến mật hình bán nguyệt; răng cột có đỉnh nhọn. Nắp màu trắng, đỉnh màu tím, phủ nhú mịn.

Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 4 - 8. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 400 - 1500 m.

Phân bố:

Trong nước: Lâm Đồng (Lang Bian, Đà Lạt: Prenn; Đơn Dương), Khánh Hòa (Suối Giao, Yersin, Hòn Bà).

Thế giới: Ấn Độ, Anđaman, Nêpan, Butan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Malaixia.

Giá trị: Dùng trị ho, đau họng, bỏng lửa; toàn cây trị kinh phong trẻ em, ăn uống bị ngộ độc. Cây làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng hay hơi hồng, môi vàng với 3 gân màu vàng nhạt.

Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán làm cây cảnh và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

Phân hạng: VU B1+2e+3d.

Biện pháp bảo vệ: Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 422.
Tùy thuộc vào dạng thân cây mà có các hình thái hoa khác nhau:
- Loại thân nhỏ, dài, cứng; lá nhỏ, mỏng thì hoa màu nhạt và kích thước hoa nhỏ hơn (Thường xuất hiện ở khu vực phía Nam)
- Loại thân căng mập, mềm mọng nước; lá dầy căng thì hoa màu đậm, hoa to đẹp hơn (xuất xứ từ những vùng có khí hậu lạnh như Sơn La, SaPa...)
- Ngoài ra còn cố một số loại trung gian có màu sắc hoa khác lạ như màu lông gà con, ánh xanh hoặc trắng hoàn toàn.
Loại thân nhỏ, dài cứng

Hoàng thảo Long tu đá - Dendrobium crepidatum

Hoàng thảo Long tu đá - Dendrobium crepidatum

Thân ngắn, có màu xanh với các sọc trắng do bẹ lá khô tạo thành chạy nối từ mắt nọ đến mắt kia của thân, lá mỏng, rễ rất nhỏ thường tạo thành búi.

Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo sáp
Tên Latin: Dendrobium crepidatum
Đồng danh:  Dendrobium crepidatum Lindl. & Paxt. 1850
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 20 - 30 cm, hình trụ, dầy khoảng 1 cm, lóng dài 1,8 - 2 cm. Lá hình mác hẹp, nhọn, dài 5 - 9 cm, rộng 0,6 - 1 cm. Cụm hoa bên, 1 - 3 hoa, mọc trên thân không còn lá. Lá bắc dài khoảng 0,3 cm. Lá đài và cánh hoa màu trắng. Hoa có đường kính 2,5 - 3 cm, cuống hoa và bầu dài 3 - 4 cm. Các lá đài hình mác, đỉnh tù, dài 1,8 - 2 cm, rộng 0,6 - 0,7 cm. Cằm có đỉnh tròn, dài khoảng 0,5 cm. Cánh hoa hình trứng ngược, dài 1,5 - 1,7 cm, rộng 1,2 - 1,4 cm. Môi màu vàng, phần đỉnh màu trắng, hình gần tròn, dài 1,6 - 1,8 cm, rộng 1,4 - 1,6 cm, mép xẻ răng nhỏ, bề mặt phủ lông ngắn. Cột màu trắng, cao khoảng 0,3 cm; tuyến mật hình bầu dục; răng cột có đỉnh tù. Nắp hình mũ, nhẵn.

Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 3 - 4. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 300 - 1500 m.

Phân bố:

Trong nước: Lâm Đồng (Đà Lạt, Đơn Dương), Đồng Nai (Cát Tiên).
Thế giới: Ấn Độ, Nêpan, Butan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào.

Giá trị: Dùng trị đau dạ dày nôn khan, lưng đùi tê đau, hầu khô hộng ngứa. Cây dùng làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng hay hường, môi vàng.

Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán chủ yếu làm cây cảnh; đôi khi làm thuốc và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

Phân hạng: EN B1+2e+3d.

Biện pháp bảo vệ: Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.

(Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 427.)
- Tên Việt: long tu đá
- Mô tả: Dáng buông xuôi như thác đỗ. Hoa hường, tim tím; môi gần như trắng, nhiều lông nhung với đốm vàng hay tím ớ đáy. Nở hoa vào mùa xuân.
- Nơi mọc: Tây nguyên ,lào ,Tây bắc
- Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều
W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C
I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C
- Ẩm độ: 50-70%. Thích hợp trồng trên cành cây hay mảnh gỗ.
Hoa thường có 2 loại: 1 loại cánh tím đậm, lưỡi trắng tím họng vàng, loại thứ 2 var alba cánh trắng, lưỡi trắng họng vàng.

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Hoàng thảo phi hạc - Den signatum - Dendrobium hildebrandtii

Hoàng thảo phi hạc - Den signatum - Dendrobium hildebrandtii

Thân to căng mập, có nhiều rãnh dọc thân, gốc nhỏ, ở giữa phình to, ngọn thót nhỏ dần
Hoàng phi hạc ưa nắng, không thích ẩm nhiều, trồng có thể ghép vào gỗ, trồng trong giỏ treo nhưng cần giá thể thoát nước nhanh. Trồng ghép gỗ thì nên cách xa giá thể bằng cách chèn 1 cục than củi hoặc 1 cành cây nhỏ giữa gốc lan và giá thể. Trồng chậu thì nên dùng dớn cục to đặt vào chậu trước, cho gốc lan vào rồi lấy dây buộc các cọng thân vào quang treo sao cho gốc cách giá thể 2-3 cm, khi rễ mọc sẽ vươn bám xuống, tránh gốc lan tiếp xúc trực tiếp với giá thể.
Tưới ẩm vừa đủ, để cây sát mép lưới hứng nắng buổi sáng.

Dendrobium signatum Rchb. f. 1884

Đồng danh: Dendrobium hildebrandtii Rolfe 1894; Dendrobium tortile var. hildebrandi (Rolfe) T. Tang & F.T. Wang 1951.

Tên Việt: Chưa có.

Mô tả: Phong lan thân cao 50-60 cm, rụng lá vào mùa Thu. Hoa to 6-7 cm, mọc 2-3 chiếc ở các đốt, thơm và lâu tàn. Nở vào mùa Xuân-Hạ.

Nơi mọc: Sơn La, Lai Châu, Thừa Thiên - Huế, Tây Nguyên, Lâm Đồng, Nam Cát Tiên.
Theo Hoalanvietnam.org

Ý thảo - Dendrobium gratiosissimum

Ý thảo - Dendrobium gratiosissimum

Thuộc nhóm thân thòng nobile, hoa mọc dọc theo thân, cánh hoa trắng hường, chốp cánh và chốp môi tím, môi có họng vàng đậm hơn Đại Ý thảo, rìa môi không có tua long. Hoa nở vào khoảng tháng 3-5.

Tên Việt Nam: Lan ý thảo hay lan hoàng thảo ý thảo, ý thảo 3 màu
Tên Latin: Dendrobium gratiosissimum
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Nhóm: Cây phụ sinh
 
 
 
 
 
 
 
Miêu tả

Lan ý thảo là cây thân thảo, mọc thành cụm, với thân tròn có đốt được bao quanh bằng bao vỏ lâu rụng và chặt, sống chủ yếu là lâu năm, biểu sinh trên thân và cành cây thân gỗ chứa nhiều mùn, có quan hệ cộng sinh với nấm. Thân dài 25 – 40 cm, đường kính 0,5 - 0,7 cm, thòng xuống, gióng dài 2,5 - 2,7 cm. Lá trông giống như da, mép lá nhẵn, hình mác, xếp hai dãy, dài 8 – 10 cm, rộng 1,2 -1,8 cm, ở đầu 2 thùy lệch. Cụm hoa chứa 1-3 hoa dạng bên, mọc gần các đốt ở phần trên của thân không còn lá, hoa lộn ngược. Tái sinh bằng hạt và chồi.

Lá bắc nhỏ, hình mác, dài 0,5 cm, đầu tù. Hoa nở vào mùa xuân, đường kính 3–7 cm, cánh hoa và lá đài màu trắng với chóp màu tím nhạt. Các lá đài gần đều, hình mác, dài 2,3-2,5 cm, rộng 0,6-0,8 cm, đầu hơi nhọn. Lá đài ở lưng tự do, các lá đài bên hơi chếch tại đế. Cằm dài 0,5 cm, có đầu tù. Cánh hoa gần giống như lá đài ở lưng, hình mác, dài 2,4-2,5 cm, rộng 1-1,2 cm, đầu tù.

Cánh môi gần tròn, dài 2,5-2,7 cm, rộng 2,1-2,3 cm, gốc hơi thót và có các vạch chéo màu tím ở chóp, ở giữa có một đốm màu vàng. Trụ màu trắng, cao 0,3-0,4 cm. Nắp hình mũ cao, màu trắng, bề mặt phủ nhú mịn. Bầu dài 2,8-3,5 cm. Quả nang hình trứng thuôn dài.

Phân bố

Lan ý thảo tìm thấy trong các rừng cây lá sớm rụng và khô cũng như các rừng thường xanh mưa ẩm vùng đất thấp hay miền núi tại Hải Nam (Trung Quốc), Assam (Ấn Độ), Lào, Thái Lan, Việt Nam và Myanma tại cao độ trong khoảng 0 tới 1.600 m. Tại Việt Nam, lan ý thảo sống trong tự nhiên có tại các tỉnh Quảng Trị (huyện Hướng Hóa: Lao Bảo), Kon Tum (huyện Đắk Tô: rừng cấm Đắk Uy), Gia Lai (huyện Chư Păh: Gia Lu), Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc).
Trồng và chăm sóc

Lan ý thảo phát triển trong môi trường có khí hậu từ mát tới nóng với lượng ánh sáng trung bình. Cần duy trì cho cây ẩm ướt và bón phân trong mùa sinh trưởng. Trong mùa đông nên giảm tưới nước cho tới khi các chồi mới xuất hiện. Trồng trong hỗn hợp của rêu nước (Sphagnum spp.) khô hay môi trường là vỏ linh sam (Abies spp.) có khả năng thoát nước tốt.

Hoàng thảo Hỏa Hoàng - Dendrobium bellatulum Rolfe

Hoàng thảo Hỏa Hoàng - Dendrobium bellatulum Rolfe

Cây nhỏ, hoa ít, vòi hoa khoảng 1 đến 3 hoa, hoa cánh trắng, môi đỏ(đôi khi gốc môi đỏ, bờ môi màu vàng, sóng giữ môi có gợn, hoa nhỏ khoảng 1.5cm, nở hoa vào khoảng tháng 2-3

Tên Việt Nam: Hoàng thảo Hỏa Hoàng, Bạch hỏa hoàng, hoàng thảo đốm đỏ
Tên Latin: Dendrobium bellatulum Rolfe
Đồng danh: Dendrobium bellatulum Rolfe, 1903
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Nhóm: Cây phụ sinh

Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh trên cây gỗ. Thân dài 3 - 6cm, dầy 1 - 1,5cm, hình trứng hoặc đôi khi hình con suốt, hiếm khi hình cầu, 2 - 3 lóng; lóng dài 1,2 - 1,5cm. Lá 3 - 4 chiếc xếp hai dãy, tập trung ở đỉnh thân, hình mác hoặc thuôn, dài 4 - 5cm, rộng 1,2 - 1,5cm, đỉnh chia 2 thùy tù lệch. Cụm hoa ở sát đỉnh thân còn lá, 1 - 2 hoa. Lá bắc hình mác, dài khoảng 0,4cm. Hoa màu vàng nhạt, đường kính 2,5 - 2,7cm, cuống hoa và bầu dài khoảng 1,5cm. Các lá đài hình mác, đỉnh nhọn, dài 1,4 - 1,7cm, rộng 0,6 - 0,8cm. Cằm hình túi, dài 1,5 - 1,7cm. Cánh hoa hình mác, đỉnh tù, dài 1,6 - 1,7cm, rộng khoảng 0,6cm. Môi màu vàng đến vàng cam, dài 2,4 - 2,6cm, rộng 1,3 - 1,5cm, hình đàn ghi ta, 3 thùy, ở giữa có một đốm màu đỏ và 5 đường sống hình con lăn bề mặt sần sùi; thùy bên hình bầu dục, màu vàng tươi; thùy giữa màu đỏ cam, hình thận, đỉnh lõm sâu. Cột màu hồng, cao 0,6cm; răng cột có đỉnh tù. Nắp hình mũ cao.

Sinh học, sinh thái: Ra hoa vào tháng 7 - 8. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng (kể cả cây thông già), ở độ cao 600 - 1.500 m.

Phân bố:

Trong nước: Kontum (Đắk Glei, Kon Plông, Măng Đen, Đắk Uy), Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Bian, Lạc Dương, Bì Đúp).

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào.

Giá trị: Dùng trị bệnh nhiệt thương tổn đến tân dịch, miệng khô, mắt nhìn kém, đau dạ dày nôn khan. Cây làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng, môi màu vàng đến vàng cam.

Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán chủ yếu làm cây cảnh, đôi khi làm thuốc và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

Phân hạng: VU B1+2e+3d.

Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 423.

Hoàng thảo nhất điểm hồng - Dendrobium draconis

Hoàng thảo nhất điểm hồng - Dendrobium draconis

Lan hoàng thảo nhất điểm hồng danh pháp: Dendrobium draconis, là một loài lan trong chi lan hoàng thảo, phân họ Lan biểu sinh có nguồn gốc tại vùng Đông Nam Á, được giới thiệu vào châu Âu bởi C.P.S Parish năm 1862

Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo nhất điểm hồng
Tên Latin: Dendrobium draconis
Đồng danh: Dendrobium draconis Reichb. f. 1862.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 20 - 30 cm, hình con suốt, lóng dài 2,8 - 3 cm. Lá hình mác, đỉnh chia 2 thùy lệch, dài 4 - 6 cm, rộng 1 - 2 cm. Cụm hoa bên sát đỉnh, 2 - 3 hoa. Hoa màu trắng, đường kính 4 - 4,5 cm, cuống hoa và bầu dài 2,5 - 3 cm. Các lá đài hình mác nhọn, dài 2,5 - 3 cm, rộng 0,8 - 1 cm. Cằm hình cựa, dài khoảng 2 cm. Cánh hoa hình mác, đỉnh nhọn, gốc thót, dài 3 - 3,4 cm, rộng 1,2 - 1,3 cm. Môi màu trắng, hình đàn ghi ta, dài 3 - 3,5 cm, rộng 1,8 - 2 cm, 3 thùy, gốc có một đốm tròn màu đỏ, ở mép đốm toả tia, giữa môi có 3 đường sống dọc; thùy bên hình bán nguyệt; thùy giữa hình bầu dục, đỉnh hơi nhọn, mép gấp nếp răn reo, bề mặt phủ nhú dọc tiếp theo đường sống. Cột cao khoảng 0,5 cm, răng cột hình liềm. Nắp màu trắng, hình mũ, cao.

Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 3 - 7. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng thưa, ở độ cao 1000 - 2000 m.

Phân bố:

Trong nước: Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã), Đà Nẵng (Bà Nà), Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Bian, Bì Đúp, Lang Hanh, Đan Kia, Đơn Dương), Khánh Hòa (Cổ Inh, Giang Li, Nha Trang).
Thế giới: Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia.

Giá trị: Cây dùng làm cảnh vì có hoa thơm, màu trắng có ánh sáp, môi hình đàn ghi ta có sọc màu da cam rất đẹp.

Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán làm cây cảnh và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

Phân hạng: VU B1+2e+3d.

Biện pháp bảo vệ: Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 431.

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

Hoàng thảo trúc mành - Dendrobium falconeri

Hoàng thảo trúc mành - Dendrobium falconeri

Dendrobium falconeri còn có tên gọi là Den. erythroglossum là một giống phong lanthường mọc trên cành cây có chút bóng rợp, ở cao độ từ 1000 đến 2300 m thuộc Đông Nam Á châu. Thân cây dài từ 30 cm đến 1.20 m buông rũ xuống, các mấu đốt phồng lên.

Tên Việt Nam: Hoàng thảo Trúc mành, hoàng thảo hạt cườm
Tên Latin: Dendrobium falconeri
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Nhóm: Cây phụ sinh

Cây Dendrobium falconeri, tiếng Việt gọi là Mành trúc hay Trúc mành mọc tại Kontum, Việt nam. Rễ cây Trúc mành rất nhỏ, có lẽ là mhỏ nhất trong các cây lan, chỉ vào khoảng 0,2-0,3 ly mét mà thôi. Muốn biết là rễ còn sống hay đã chết khô phải dùng đến kính lúp. Đám rễ này thường thường dính vào một chùm rêu, chứng tỏ cây lan cần một độ ẩm khá cao và vì bám vào cành cây nên rễ mau khô.
Dendrobium falconeri còn có tên gọi là Den. erythroglossum là một giống phong lanthường mọc trên cành cây có chút bóng rợp, ở cao độ từ 1000 đến 2300 m thuộc Đông Nam Á châu. Thân cây dài từ 30 cm đến 1.20 m buông rũ xuống, các mấu đốt phồng lên. Các mầm non và rễ thường mọc ở các mấu này và quấn quít với nhau. Lá nhỏ như lá cỏ và rụng đi trong một thời gian ngắn. Hoa từ 1-3 chiếc, mọc ở các đốt gần ngọn, to chừng 10 cm nở vào mùa Đông-Xuân, thơm nhưng tàn trong 2 tuần lễ.
CÁCH TRỒNG
• Nhiệt độ từ vừa (Intermediate) 60-80°F hay 15.6-26.7°C cho tới lạnh (Cool) 50-70°F hay 10-21.1°C.
• Ánh sáng vừa phải như trồng Den. anosmum, Den. chrysotoxum.
• Ẩm độ 60-70%
• Trồng trên miếng rễ dương sỉ hay vỏ cây (cork bark)
• Tưới nước và bón phân 15-15-15 rất loãng. Tưới mỗi ngày một lần khi cây non vừa mọc và giảm dần vào cuối mùa thu. Suốt mùa đông và xuân gần như phải để cho thật khô, không tưới bón và nếu cần chỉ phun nước sơ qua. Thời gian này cũng cần phải lạnh dưới 55°F hay 12.8°C. Nếu không sẽ không ra hoa. Nếu tưới bón trong thời gian ngưng nghỉ này, cây sẽ chết.
Sưu tầm

Hoàng Thảo Kèn - Dendrobium Lituiflorum

Hoàng Thảo Kèn - Dendrobium Lituiflorum

Hoàng Thảo Kèn tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum. Hoàng Thảo Kèn là một trong những loại lan tuyệt đẹp và quý hiếm. Ngoài tự nhiên bây giờ rất khó còn tìm thấy do bị săn lùng quá nhiều vì vẻ đẹp của chúng.

Hoàng Thảo Kèn tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum.
Phong lan biểu sinh trong rừng lá rộng trên thân cây ở độ cao khoảng 300-1600m, phát triển trong nhiệt độ mát đến ấm nóng, loài Kèn còn có khả năng chịu lạnh xuống đến 1,2 º C. Chúng cần ánh sáng trung bình, ko ưa nắng trực tiếp.

Thân cây dài 50-80 cm mềm mại rủ xuống, hình trụ,căng tròn, nhẳn bóng, thon nhọn dần về phía đầu ngọn, đôi khi đốt thân thắt hình thoi rất nhẹ. Lá hẹp, thuôn dài, dẻo dai rụng vào mùa thu.. .Hoa mang sắc tím quyến rũ biến thiên từ nhạt đến sậm,môi loa hình chiếc kèn,vành môi trắng..

Hoàng Thảo Kèn rất sai hoa, nở nhiều hoa to 6-7 cm, mọc từng chùm 2-3 chiếc trên 1 mắt ở các đốt giữa thân đến ngọn, phát sinh từ thân cây trụi lá cũ.
Cây nở hoa từ cuối mùa đông đến mùa xuân, rất thơm và lâu tàn.Kèn cần nhiều ẩm và phân bón trong lúc phát triễn thân non, chỉ để khô khi cây đã ngừng phát triển.

Kèn thuộc loại dễ trồng,nhưng điều đó còn phụ thuộc vào thời tiết vùng miền. Hoàng thảo Kèn nhìn xa rất giống với Den.anosmum vì màu tím trầm na ná nhưng thực tế so sánh nhau thì hình dáng khác biệt hoàn toàn. Giả Hạc kiêu sa, Kèn quyến rũ..
Hoàng Thảo Kèn là một trong những loại lan tuyệt đẹp và quý hiếm. Ngoài tự nhiên bây giờ rất khó còn tìm thấy do bị săn lùng quá nhiều vì vẻ đẹp của chúng. Ở một số nơi trên thế giới nó còn được đưa vào diện được bảo vệ nghiêm ngặt. Nước ta may mắn là một trong những vùng đất đc tạo hóa ban cho loài Hoàng Thảo Kèn, nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời có thể lâm vào nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Người ta đã tính đến chuyện nuôi cấy mô đại trà cho loài này để giảm tải sự săn lùng chúng trên rừng..
Dendrobium lituiflorum Lindley 1856
Đồng danh: Callista lituiflora (Lindl.) Kuntze 1891; Dendrobium hanburyanum Rchb. f 1856.
Tên Việt: Hoảng thảo kèn.
Mô tả: Phong lan thân dài 50-80 cm, rụng lá vào mùa Thu. Hoa to 6-7 cm, mọc từng chùm 3-7 chiếc ở các đốt gần ngọn vào mùa Xuân. Rất thơm và lâu tàn.
Nơi mọc: Tam Đảo, Vĩnh Phú, Tây Nguyên.
Theo Hoalanvietnam.org

Hoàng thảo Tam bảo sắc - Den devonianum

Hoàng thảo Tam bảo sắc - Den devonianum

Lan sống phụ sinh, buống xuống, dài đến 1m, thân mảnh. Lá hình giải, dài 6 - 10cm, rộng 1cm, thuôn nhọn ở đỉnh có bẹ ở gốc. Cụm hoa 2 hoa ở đốt già. Hoa lớn, đường kính 5cm cánh hoa màu trắng ngà có đỉnh màu hồng hay đỏ. Cánh môi gần tròn có 3 thùy, mép có sợi màu hồng, gốc có 2 đốm màu cam.

Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo tam bảo sắc
Tên Latin: Dendrobium devonianum
ĐỒng danh: Dendrobium devonianum Paxt. 1840.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 30 - 35 cm, hình trụ, dầy 0,4 - 0,5 cm, lóng dài 2,5 - 3 cm. Lá hình mác rộng, đỉnh nhọn, dài 5 - 7 cm, rộng 0,8 - 1,2 cm. Cụm hoa bên, 1 - 4 hoa, mọc trên thân không còn lá. Lá bắc dài 0,4 - 0,5 cm. Hoa có đường kính 3 - 6,4 cm, cuống hoa và bầu dài khoảng 1,5 cm. Các lá đài hình mác, đỉnh nhọn, dài 2 - 2,2 cm, rộng 0,7 - 0,8 cm. Cằm dài khoảng 0,5 cm. Cánh hoa hình bầu dục, dài 2,8 - 3 cm, rộng 1,2 - 1,4 cm, đỉnh nhọn, mép có lông dài. Môi hình gần tròn, dài 2,4 - 2,6 cm, màu trắng hoặc vàng lục nhạt với đỉnh màu tía, ở giữa có 2 đốm lớn màu vàng; môi hình gần tròn, đỉnh nhọn, mép có diềm tua dài phân nhánh, bề mặt phủ lông. Lá đài, cánh hoa màu trắng có đỉnh màu tía. Cột màu trắng, cao khoảng 0,4 cm; tuyến mật hình tròn; răng cột tròn ở đỉnh. Nắp hình mũ, phủ nhú mịn ở mặt bên.

Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 4 - 7. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 600 - 1600 m.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Sapa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Gia Lai (Chư Pah, Gia Lu), Lâm Đồng (Đà Lạt).
Thế giới: Ấn Độ, Butan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan.

Giá trị: Dùng chữa sốt cao, thương tổn bên trong cơ thể, miệng khô phiền khát, hư nhiệt sau khi bị bệnh. Cây dùng làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng ngà với chót hường hay tía, môi rìa đẹp chót hường có 2 bớt màu vàng gần gốc.

Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để bán, chủ yếu làm cây cảnh, đôi khi làm thuốc và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

Phân hạng: EN A1d, B1+2b,c.

Biện pháp bảo vệ: Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 430.
Thông tin khác
Tên gọi: Lan hoàng thảo tam bảo sắc, Ý thảo ba màu, Hoàng thảo mỹ dung
Mô tả:

Lan sống phụ sinh, buống xuống, dài đến 1m, thân mảnh. Lá hình giải, dài 6 - 10cm, rộng 1cm, thuôn nhọn ở đỉnh có bẹ ở gốc. Cụm hoa 2 hoa ở đốt già. Hoa lớn, đường kính 5cm cánh hoa màu trắng ngà có đỉnh màu hồng hay đỏ. Cánh môi gần tròn có 3 thùy, mép có sợi màu hồng, gốc có 2 đốm màu cam.
Thân thòng, Hoa màu trắng, hơi hồng, rìa cánh hoa và môi có nhiều tua ria, chốp cánh và chốp môi màu tím, trong họng môi có 02 vết màu vàng, gốc đáy môi có màu tím. Hoa nở vào khoảng tháng 2-3.
Sưu tầm

Phân bố:

Cây mọc chủ yếu ở vùng núi cao: Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), Gia Lai, Kontum...và loài này còn phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc...
Cách trồng:
Hoa lan tam bảo sắc sống khá dễ, cần giữ nhưng thoáng gốc, tránh nước nhiều.

Hoàng thảo lụa vàng - Dendrobium heterocarpum

Hoàng thảo lụa vàng - Dendrobium heterocarpum

Hoàng Thảo Lụa Vàng là dòng hoa xứ lạnh, khó trồng ở những vùng nóng, thành phố.

- Tên khoa học: Dendrobium heterocarpum Wall. ex Lindl
- Hoa màu vàng sữa giống Nhất điểm hoàng, nhưng gốc môi màu vàng chanh xòe ra to hơn phần bờ môi (khác Nhất điểm hoàng gốc môi cuộn, nhỏ hơn bờ môi), ở sóng giữa gốc môi có những gợn sọc màu đỏ nâu, nở hoa vào khoảng tháng 2-3.
Hoàng Thảo Lụa Vàng là dòng hoa xứ lạnh, khó trồng ở những vùng nóng, thành phố. Hoàng thảo Lụa Vàng có 2 màu cơ bản: cánh vàng và cánh trắng, loại hoa vàng thân cao hơn nhưng hơi gầy xuất hiện nhiều ở phía Nam, cánh trắng thân ngắn mập có ở các khu rừng Tây Bắc.

Lụa Vàng hoa to, đẹp, có hương, lưỡi phủ 1 lớp nhung nâu đỏ rất đẹp, là một loại đáng để sưu tầm.
Đặc điểm nhận dạng: Gốc nhỏ, thân tròn, giữa thân phình to

Do có bộ rễ chùm nhỏ nên ưa trồng trong các chậu đựng dớn cọng, dớn tổ quạ... chú ý giữ độ ẩm vừa phải và ổn định, mùa

khô bớt tưới nhưng không nên để khô lâu quá.

Ánh sáng nhẹ 60-70%.

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Lan Hoàng thảo vẩy Rồng

Lan Hoàng thảo vẩy Rồng

Hoàng thảo Vẩy Rồng là loại lan thơm, tuy không nhiều nhưng rất dịu. Vẩy Rồng thường bị nhầm lẫn với kim điệm thường - Den capillipes vì hoa giống nhau, nhưng thân khác nhau. ngoài ra Vẩy Rồng cũng dễ nhầm lẫn với Vẩy Rắn - Den. jenkinsii nhiều người dễ lầm nhất với loại này.

Tên Việt Nam: Hoàng Thảo Vẩy Rồng/ Vẩy Cá  
Tên Khoa Học: Dendrobium lindleyi  
Mô tả: Lan sống phụ sinh, củ giả áp sát lấy giá thể, dẹt, gồm 3 - 4 đốt phình ở giữa, có khía rãnh dọc, cao 3 - 10cm, rộng 1,5cm. Lá 1 chiếc ở đỉnh, cứng, dày thuôn, dài 10 - 15cm, đầu tròn. Cụm hoa mọc trên đốt củ giả, buông xuống, dài 20 - 30cm có 5 - 15 hoa. Hoa lớn, 3cm, màu vàng tươi, cánh môi tròn, rộng, mép răn reo, màu vàng đậm hơn và màu cam ở giữa.
Phân bố:Cây mọc chủ yếu ở vùng núi từ Bắc qua miền Trung đến vùng núi Nam Trung bộ, và loài này còn phân bố ở Bhutan, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc. Riêng tại Việt Nam, Vẩy Rồng có mặt ở các địa phương Ba Vì, Lao Bảo, Quảng Trị, Hà Sơn Bình, Đà Lạt, Gia Lai, Kontum.
Các loại giá thể thích hợp: tốt nhất là khúc cây (khô hoặc tươi đều được), kế đến là dớn miếng, ít thấy ai trồng trong chậu hoặc các giá thể khác.
Vẩy Rồng thường ra hoa vào mùa xuân, kéo dài đến đầu mùa hè, khoảng từ tháng 1 cho đến hết tháng 4( nhưng thực tế thì đã kìm được thời gian ra hoa đến tháng 7, nhưng thật sự hoa mau tàn và dễ bị héo)
Vẩy Rồng: là loại lan thơm, tuy không nhiều nhưng rất dịu. Vẩy Rồng thường bị nhầm lẫn với kim điệm thường (Den capillipes) vì hoa giống nhau, nhưng thân khác nhau. ngoài ra Vẩy Rồng cũng dễ nhầm lẫn với Vẩy Rắn (Den. jenkinsii) nhiều người dễ lầm nhất với loại này.
Phân Biệt Vẩy Rồng và Vẩy Rắn: so sánh thân và cành hoa, thân Vẩy Rồng lớn hơn Vẩy Rắn, Hoa của Vẩy Rồng thành cuống dài 5 - 15 bông (Vẩy Rồng có thể ra được cành 20 bông) Vẩy Rắn thì 1 cành ít bông hơn.
Về giá cả: Vẩy Rồng thường bán với giá 90k/kg tại Tp HCM

Lan Dã Hạc - Phi Diệp Dendrobium anosmum

Lan Dã Hạc - Phi Diệp Dendrobium anosmum

Lan Phi Diệp còn có tên gọi khác như Hoàng thảo đùi gà, Hoàng thảo cẳng gà, Hoàng thảo dẹt, Huỳnh thảo, Co vàng sào (Thái), lan Phi điệp, Phi điệp kép. Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là Thạch hộc hay Kẹp thảo.

Đây là một giống phong lan thông thường thân cao chừng 40-60 cm có khi tới 2 m, có giống rụng lá vào mùa Thu và có giống xanh tốt quanh năm. Hoa có nhiều mầu, phần đông tím trắng, nhạt hay thẫm. Hoa mọc ở các đốt gần ngọn 2-4 chiếc to khoảng 7 cm lâu tàn và thơm. Một khóm lan có thể có tới 100 hoa là chuyện thường.

Có thể nói giống lan này thường được trồng nhiều nhất vì nó tương đối dễ trồng, khả năng chịu nóng, lạnh tương dối tốt. Cây dễ trồng và cho nhiều hoa, hoa của phi diệp to, từ khảng 3- 5cm, hương thơm nồng nàn.

Cách trồng:

Ánh sáng
Lan cần nhiều ánh sáng gần như có thể để ở ngoài trời, nhưng cần phải có lưới che phòng khi lá non bị cháy nắng. Khi thấy cây quặt quẹo, đó là dấu hiệu thiếu nắng. Hãy đưa cây ra chỗ có nhiều nắng hơn. Nhất là vào mùa đông, nếu thiếu nắng cây khó lòng ra hoa.

Nhiệt độ
Lan cần nuôi trong nhiệt độ từ 40-80°F hay 8-25°C. Tuy nhiên lan có thể chịu nóng tới 100°F hay 38°C và có thể chịu lạnh tới 38°F hay 3.3°C. Ngoài ra nếu vào mùa đông không lạnh dưới 50°F hay 15.6°C trong vòng 4-6 tuần lan sẽ khó lòng ra nụ.

Ẩm độ và thoáng gió
Lan mọc mạnh nếu ẩm độ cần phải từ 60-70%. Nếu quá thấp cây non sẽ không lớn được và bị teo đi.

Cây cũng không mọc mạnh nếu không thoáng gió và trong thời kỳ lan ra nụ nếu không thoáng gió nụ sẽ ít đi.

Vật liệu trồng
Nên trồng với những vật liệu lâu mục và dễ thoát nước như vỏ thông, vỏ dừa, đá v.v...

Chậu

Lan ưa trồng trong chậu chật hẹp cho nên đừng dùng chậu quá lớn.

Tưới nước
Vào mùa hè khi lan ra mầm non và mọc mạnh, tưới 2-3 lần một tuần. Vào mùa thu, khi cây đã ngừng tăng trưởng, nên tưới nước thưa đi. Mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần cho thân cây khỏi bị teo lại. Vào mùa đông, đây là thời gian lan chuẩn bị để ra hoa, ngưng hẳn việc tưới nước. Nếu ẩm độ quá thấp nên phun sương mỗi tháng 1-2 lần.

Bón phân
Lan không ưa phân bón có nhiễu chất Nitrogen cho nên bón với phân 15-15-15 cho đến tháng 9, từ tháng 9-10 và 11 bón với phân 10-30-10. Từ tháng 12 cho đến hết tháng giêng ngưng hẳn việc bón phân. Nếu tiếp tục bón hoặc phân bón có nhiều chất Nitrogen quá, cây sẽ ra cây con (keiki) thay vì ra nụ.

Thay chậu, tách nhánh
Thời gian thay chậu thuận tiện nhất là vào mùa xuân, khi cây non đã mọc cao chừng 10-15 cm. Nếu muốn tách nhánh, cây phải có chừng 7-8 cành. Nếu chỉ có 4-5 cành, cây non mới mọc sẽ yếu ớt và không ra hoa. Hiện nay trên thương trường có rất nhiều cây Dendrobium lai giống từ cây Den. nobile như Den. nobile Yamamoto, Den. Oriental Smile 'Fantasy', Den. Fancy Angel 'Lycee', Den. Spring Dream 'Apollon' v.v...

Những cây lan lai giống này được thừa hưởng các đặc tính của cây Den. nobile là dễ trồng, nhiều hoa và chịu được lạnh.
Theo hoalancaycanh.com
Đồng danh: Dendrobium superbum Rchb. f. var. anosmum Rchb. f.; Dendrobium superbum var. dearei Rolfe 1891; Dendrobium superbum var. huttonii Rchb. f. 1869.

Tên Việt: Giã hạc, Lưỡng điểm hạc, Phi điệp.

Mô tả: Phong lan, thân buông thõng dài tới 1.5 m. Lá rụng vào mùa Thu. Hoa mọc ở các đốt 4-6 chiếc to 6-10 cm, thơm ngát nở vào mùa Xuân. Ngoài sắc tím hồng thông thường còn có mầu trắng (Den. anosmum var. alba) hay cánh mầu trắng, họng tím (Den. anosmum var. huttonii).

Nơi mọc: Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Đô Lương, Vinh, Krong Pha, Đà Lạt, Đắc Lắk, Sông Bé, Lộc Ninh.
Theo hoalanvietna.org

Trồng và chăm sóc lan Dendrobium tại Hà Nội

Trồng và chăm sóc lan Dendrobium tại Hà Nội

Hà Nội có một mùa xuân hè nóng với thời gian tương đối dài, đây là thời gian sinh trưởng phát triển tốt nhất nên lan Dendrobiumvẫn có thể chịu được một mùa đông lạnh, khi qua mùa đông cây lại phát triển bình thường

- Vào mùa xuân, tách cây con trồng vào chậu đất nung có nhiều lỗ. Trong chậu  đất nung cho than củi vào dưới đáy chậu, đặt cây vào chính giữa chậu, cho than vào chung quanh cho cây đứng vững ( than nên rửa kỹ trướckhi dùng).

-  Sau khi trồng 4-5 ngày phun B1 (1ml/1lít nước) cho đến khi cây ra rễ.

-  Khi cây Dendrobium đã  bám rễ và sinh trưởng bình thường ta chuyển sang giai đoạn bón thúc . Thời kỳ bón thúc này ta dùng phân 30-10-10 hoặc loại Vibio của công ty Sông Gianh (loại phân nước: cây phát triển khá tốt). Tưới 1 tuần/1 lần, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch. Khi cây Dendrobium bắt đầu ra nụ, chuyển sang dùng phân 6-30-30 (1tuần/1lần) để nụ phát triển khỏe  mạnh.

- Thời kỳ hoa nở, tưới nước hàng ngày ( ngưng tưới phân). Mùa Đông từ tháng 12 đến qua Tết, ngày nào cũng tưới nước một lần, 20 ngày tưới một lần phân 6-30-30.

Do mùa Đông Hà Nội lạnh nên cần chú ý đến hướng để cây. Ví dụ: nếu ở lan can chung cư tầng 3, hướng Tây Nam, mùa hè 11 giờ trưa thả mành để tránh cho cây bị cháy lá. Vào mùa Đông gió rét không mạnh bằng hướng Bắc, vì vậy cây phát triển bình thường không bị chết.

Khi cây đã quen với môi trường và sống tốt thì không đòi hỏi phải chăm sóc quá kỹ. Khi đó cây sẽ cho ra hoa đều đặn.

Lan Dedrobium ra hoa từ tháng 9, kéo dài đến tháng 11, cây càng già càng nhiều cành, cành mang nhiều hoa.

Đại bạch hạc - Dendrobium christyanum

Đại bạch hạc - Dendrobium christyanum

Là một loại hoa đẹp nhưng khó trồng nếu không ở điều kiện môi trường giống nơi xuất xứ. Cây sống ở vùng cao, ưa khô ráo, nhiệt độ hơi ấm nóng.

Toàn thân phủ một lớp lông đen, thân dài trung bình khoảng 5-10 cm, có một số cây dài đến 20cm. Cách trồng: Ghép vào vỏ thông treo nơi thoáng mát

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Kiến thức cơ bản trồng, chăm sóc Dendrobium

Kiến thức cơ bản trồng, chăm sóc Dendrobium

Chọn vị trí làm vườn phải thông thoáng để môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để lan có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ở đâu có mặt bằng thì ở đó có thể trồng lan được. Chủ yếu là phải tạo ra được điều kiện tiểu khí hậu của vườn lan như làm vòi nước phun sương, quan tâm tưới nhiều hơn để giữ ẩm …

1. Làm nhà lưới trồng lan

Hướng giàn lan: Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm.

Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được.

Sườn giàn lan: Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn.

Trụ đứng: Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3.5m.

Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được.

Giàn treo lan: Dùng để treo phong lan, giàn này tốt nhất nên làm bằng thép không rỉ hoặc gác bằng cây tầm vông, tre hay ống nước tròn để móc chậu lan vào. Giàn treo nên làm cao khoảng 1,8m để đi vào chăm sóc không bị vướng. Cây thép không rỉ hay tầm vông (ống nước, tre…) phải gác song song, cách nhau khoảng 30 cm/cây. Khoảng độ 5 – 6 cây tầm vông nên chừa 1 lối đi rộng 0,6m để tiện tưới nước và chăm sóc.

Treo giò lan phải treo chậu có cùng  chiều dài, móc treo lan cũng có độ dài bằng nhau và trồng cùng độ tuổi, cùng loại phong lan để dễ chăm sóc, ngay hàng thẳng lối trông mới đẹp.

Lan Dendrobium

Lan Dendrobium

Hầu như anh em dòng họ của giống Dendrobium là những loài hoa rất lâu tàn, trung bình - 2 tháng. Cá biệt có loài trên 3 tháng, hoặc có thể hoa nở suốt năm bởi các chồi hoa mới luôn luôn thế các chồi hoa củ

   
Dedrobium là một giống lan có nhiều loài trong họ Orchidaceae giống gồm hơn 1.600 loài. Giống chiếm vị trí lớn nhất là Bulbopllyllum. Phân bố trên các vùng thuộc Châu Á nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở đông Nam Á và Úc Châu. Nếu như các nước Nam Mỹ tự hào về các loài thuộc giống Cattleya tuyệt đẹp của mình, thì các nước Đông Nam Á cũng hãnh diện vì có giống Deldrobium vô cùng phong phú. Không có một dạng chung nhất về hoa, cây, cũng như cách trong của giống Dendrobium với số loài quá lớn này. Điều kiện sinh thái cũng rất đa dạng, có nhiều loài chỉ mọc và ra hoa ở vùng lạnh, có loài ở vùng nóng, có loài trung gian. Cũng có loài thích nghi với bất cứ điều kiện khí hậu nào.
   Căn cứ vào cách sống của các loài thuộc giống Dendrobium có thể chia ra làm 2 dạng chính: dạng thường hay nobile và dạng đứng hay phalaenopsis. Dạng thứ nhất đòi hỏi nhiệt độ thấp và kết quả lai giống ít tiến bộ. Do vậy nhiều nhà chơi hoa lan ở thành phố ta ưa thích kiểu Phalaenopsis hơn vì Dendrobium dạng này đòi hỏi nhiệt độ nóng nên dễ thành công, nhiều cây lai phong phú và đa dạng. Cả hai dạng đều sống với điều kiện nhiều ánh sáng.

    Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh thương mại, ta có thể dùng mô hình sau cho các loài thuộc giống Dendrobium các loài thuộc giống Dendrobium dùng cho mục đích kinh doanh là lan đa thân với nhiều giả hành. Căn hành với khoảng cách giữa các mát ngắn hơn Cattleya, các giả hành thường mang một thân với nhiều lá mọc xen kẽ, trên thân có rất nhiều mắt ngủ. Chính nhờ các mát này mà các loài thuộc giống Dendrobium có thể nhản giống nhanh bằng phương pháp thiết nhánh thông thường so với các giống lan khác. Không có sự khác biệt rõ rệt giữa các mắt ngủ trên căn hành và trên thân. Hoa có thể mọc từ thân thành từng chùm hay từng hoa cô độc. Có một số loài rụng hết lá trước khi ra hoa. Các chồi hoa không những mọc trên các giả hành mới, mà có thể mọc trên các giả hành cũ nữa, vì thế giống Dendrobium khi ra hoa nó cho một số lượng cành hoa nhiều hơn bất kỳ một loại lan nào khác, chính vì thế, ngày nay nó chiếm ưu thế trên thị trường hoa cắt cành Vị trí của hoa trên giả hành cũng biến thiên, có thể giữa các đọt lá hay từ các mắt ngủ trên thân gần ngọn, cũng có thể trên ngọn cây keiki. Hoa có thể rũ xuống hay đứng thẳng.

    Dendrobium cũng là giống rất phong phú về màu sắc và hình dạng hoa. Chính vì thế người Việt Nam dùng những hình tượng khác nhau dể tượng trưng cho một số loài Dendrobium nào đó: một con chim bồ câu trắng - lan Bạch câu, một loài hạc lẻ loi - lan Giả hạc, hay một đàn bướm vàng bay trăng gió - lan Kim điệp và nếu ta đã có lần nhìn thấy lan đong tu nó rộ trong rừng với thế buông xuôi của dòng thác đổ, ta mới thất được sự tưởng tượng vô cùng phong phú của đầu óc người Việt Nam ta.

    Các loài thuộc giống Dendrobium được ưa chuộng hiện nay là các loài có hoa to theo dạng hoa Hồ Điệp, đài và cánh thẳng, nhiều hoa và lau tàn.

    Hầu như anh em dòng họ của giống Dendrobium là những loài hoa rất lâu tàn, trung bình - 2 tháng. Cá biệt có loài trên 3 tháng, hoặc có thể hoa nở suốt năm bởi các chồi hoa mới luôn luôn thế các chồi hoa củ như các giống Dendrobium Caesar Alba, Delldrobium Caesar La tin... Tuy nhiên có loài cũng sớm nở tối tàn như lan Thạch hộc (Dendrobium crulllenatum)

    Thế giới Dendrobium là một thé giới vô cùng phức tạp, ngay sự ra hoa thuộc loài các giống cũng có 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau: một nhóm gồm các loài thuộc giống Dendrobium ra hoa vào đầu mùa mưa do quá trình khô hạn trong mùa nắng, nhóm khác ra hoa vào dịp Tết và hiện nay chưa được biết một cánh chắc chắn do ảnh hưởng của quang kỳ hay sự thọ hàn, hoặc do tác động hiệp trợ của cả 2 yếu tố.

    Nhiệt độ, ẩm độ, tưới nước:

    Giống Dendrobium gồm nhiều loài thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau. Có thể tạm chia Dendrobium làm 2 nhóm chính: nhóm ưa lạnh và nhóm ưa nóng.

    Nhóm Dendrobium ưa lạnh sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ lý tưởng là 15độ C gồm các giống được lấy từ các vùng cao nguyên của Việt Nam và Miến Điện trên cao độ 1000m ví dụ các loài Vảy cá (Dendrobium Linlleyi), Thủy Tiên Tím (Dendrobium amabile), Long nhãn kim điệp (Dendrobium fimbriatum). Các loài này nếu được trồng ở nhiệt độ cao hơn hoặc bằng 25độ C, thì cây vẫn sống, nhưng phát triển yếu hơn và hiếm bao giờ ra hoa.

    Nhóm Dendrobium ưa nóng, gồm đa số các giống Dendrobium rừng của Châu Úc, Indonêxia, Malaixia và các loài của giống Dendrobium lai hiện được trồng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, nhiệt độ thích hợp cho các hoài của nhóm này là 25oc. Tuy nhiên các giống Dendrobium lai chịu được một nhiệt độ cao hơn nhiều.

    Ngoài ra còn có một nhóm Dendrobium trung gian có thể sống ở cả vùng lạnh và vùng nóng, những ở vùng lạnh cây sinh trưởng và ra hoa nhiều hơn ví dụ các loài Dendrobium Primulinum, Dendrobium fanmeri, Dendrobium chrysotoxum nhiệt độ lý tưởng của các loài này là 20oc. Dendrobium cũng như đa số các giống lan khác chỉ phát triển tốt trong điều kiện không khí ẩm và thoáng ẩm độ tương đối cần thiết là 40% -70%. Cấu tạo giá thể quá ẩm và úng là điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng của giống Dendrobium vì có thể toàn bộ rễ bị thối và biểu hiện là các cây con keiki mọc từ phần ngọn của thân.

    Ở thành phố Hồ Chí Minh, Dendrobium được trồng trong điều kiện ánh sáng nhiều hơn, 70% ánh sáng khoảng 20.000-30.000 1m/m2, vì thế các loài thuộc giống này sẽ được tưới nước nhiều hơn Cattleya: 2 lần/ngày từ tháng 5 đến tháng 11, 3 lần ngày từ tháng 12 đến tháng 2 và 1 lần/ngày từ đầu tháng 3 dện cuối tháng 4. Sự tưới nước 1 lần./ngày trong mùa nghỉ sẽ làm cho các giả hành của giống Dendrobium rụng lá và nhăn nheo nhưng điều chắc chắn xảy ra khi mùa mưa đến, những chồi non sẽ mọc lên rất nhanh và rất mạnh, các chồi hoa sẽ hình thành dần. Hoa sẽ nở trong thời gian 3 tháng sau khi mưa, và có thể kéo dài đến tháng 12.

    Nếu phân bón là điều kiện quyết định sự ra hoa của Cattleya, thì sự thay đổi các điều kiện sinh thái trong mùa nẫng và mùa mưa là nguyên nhân chính quyết định sự ra hoa của các loài thuộc giống Dendrobium (một số loài khác thuộc giống này ra hoa vào dịp Tết sẽ nói rõ ở phần ánh sáng). Quá trình khô hạn trong mùa nghỉ từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4 sẽ giúp cây dự trữ dưỡng liệu để chuẩn bị một mùa hoa hứa hẹn trong tương lai.

    Khái niệm về mùa nghỉ đối với một số giống lan nói chung và giống Dendrobium nói riêng là hoàn toàn mới. Ở thành phố Hồ Chí Minh và các tình phía Nam, từ lâu các nhà vườn ở đây đều trồng lan không có mùa nghỉ.

    Mùa nghỉ là thời gian tuyệt đối cần thiết đối với giống Dendrobium sự theo dõi trong 5 năm (1979 - 1983) cho thấy rằng đối với loài Dendrobium American Beauty, Delldrobium Pompadour... một thời gian nghỉ 2 tháng sẽ giúp cây lan đến tuổi thành thục và có thể thu hoạch từ 3 - 4 cành hoa, mỗi cành từ 20-25 hoa rất dễ dàng, một vấn đề mà các nhà trồng lan đang ao ước và đây cũng là mấu chốt giải quyết phẩm chất các cành hoa Dendrobium sẽ xuất khẩu trong tương lai.

    Ánh sáng:

    Dendrobiun là giống ưa sáng) có thể trồng trong điều kiện ánh sáng trực tiếp hay khuếch tán ánh sáng hữu hiệu cho giống Dendrobium là 70%, vì thế giàn che

    với độ che sáng 30% dưới đấtt và 40% ở trên cao với cường độ ánh sáng từ 15.000-30.000 lm/m2 rất thích hợp cho sự phát triển của Dendrobium. Các chậu Dendrobium được treo trong giàn không nên quá gần nhau, mà phải có khoảng cách 25cm cho các loài có dạng lớn và 15cm cho các loài có dạng nhỏ, nhằm mục đích tạo cho cây có đầy đủ ánh sáng và độ thoáng. Nếu có đầy đủ giống, ta nên trồng một loài Dendrobium đồng nhất trong giàn, hoặc nếu một giàn trồng nhiều giống khác nhau nên chọn những cây cùng kích thước (để sự phân bố ánh sáng được điều hòa) và những cây cùng tuổi (để việc sử dụng phân bón dễ dàng hơn).

    Dendrobiun có thể trồng dưới ánh sang trực tiếp cây vẫn phát triển tốt, tuy nhiên để ngăn ngừa trường hợp cây bị bỏng lá, ta phải tập cho các cây thích nghi từ từ và các chậu khi trồng phải treo hởi khít vào nhau. Đối với các loài thuộc giống Dendrobium, phải nên nhớ, thà rằng cây bị bỏng lá vì thừa ánh sáng lơn là thiếu. Thiếu ánh sáng đối với các loài thuộc giống này sẽ gây ra sự thoái hóa rõ rệt, số lượng hoa cung rất ít cây èo ọt. Trái lại, thừa ánh sáng đối với các loài thuộc giống Dendrobim, chỉ làm cho cây xấu đi vì lá quá vàng hoặc các giả hành trơ trụi, nhưng cây sẽ thích nghi dầ và vẫn đảm bảo cây ra hoa nhiều và đẹp. Dù sao điều kiện ánh sáng lý tưởng vẫn cho kết quả tối nhất.

    Ngoài ra thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày là điều kiện quyết định sự ra hoa của một số loài chịu ảnh hưởng bởi quang kỳ, ví dụ: lan Giá hạc, Long tu, Kim điệp chỉ ra hoa với điều kiện ánh sáng có thời gian chiếu ít hơn 10 giờ trong ngày. Tuy nhiên, một giả thiết khác cần được nghiên cứu cung có thể các loai hoa này ra hoa do sự thọ hàn vào tháng 12. Loài lan Thạch hộc chỉ cần bị lạnh trong vài giờ, cây sẽ trổ hoa sau 1 tuần lễ.

    Nhu cầu phân bón:

    Phải nhớ rằng Dendrobim thân đứng là loài lan đòi hỏi dinh dưỡng cao, vì thế chúng cần rắt nhiều phân bón và có thể dùng rất nhiều dạng phân bón khác nhau.Còn các loại Dendrobium thân thòng ăn phân yếu phải dùng nồng độ thật loãng. Phân heo có thể dùng rất tốt bằng dạng tưới pha thật loãng hay phân khô vò chặt thành từng viên dài đặt phía trên bề mặt giá thể. Phân bánh dầu khô cung được dùng hữu hiệu bằng cách ngâm nước rồi pha thật loãng để tưới hay dùng thắng từ viên bánh dầu khô: dùng đầu ngón tay đặt cách xa giả hành khoảng 5cm. Rễ lan sê hấp thụ dần dần các dưỡng chất được phóng thích qua quá trình tưới bước. Một số các loại phân hữu cơ khác cũng được dùng như phân tôm cá, phân trâu bò khô... Các loại phân vô cơ được dùng, thường có công thức 30-10-10 dùng 3 lần/1 tuần với nồng dộ 1 muỗng cà phê/41ít. Trong suốt mùa tăng trưởng (từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 1) một tháng trước khi bước vào mùa nghỉ (trong suốt tháng 2) ta bón phân 10-20-30 làm 2 lần/1 tuần để tạo một sức chịu đựng cho cây trước khi bước vào mùa nghỉ. Trong mùa tang trưởng nếu cây có nụ hoa, ta thay phân 30-10-10 bằng phân 10-20-20 với chu kỳ bón như trên cho đến kho hoa tàn. Trong mùa nghỉ hoàn toàn không bón phân. cho Dendrobium, hay đúng hơn giảm và không bón phân cho Dendrobium khi cây hoàn tất thời kỳ tăng trưởng hằng năm của nó. Thường Dendrobium hoàn tất thời kỳ tăng trưởng vào tháng 9 đến tháng 10 khi mà những lá cuối cùng eủa nó thấy được trên đỉnh giả hành và thân. Thời kỳ tăng trưởng hoàn tất, bạn giảm nước tưới và thức ăn từ từ cho đến khi không còn gì nữa trong một thời gian chừng 4 tuần, vào lúc này cây cần càng nhiều ánh nắng càng tốt- phối hợp Với điều kiện khí hậu tháng 12 ngày ngắn và nhiệt độ mát - những giống thay lá hằng năm chuẩn bị rụng lá để hình thành phát hoa. Các giống không thay lá ít biểu lộ hơn và thường chỉ rụng một đến hai lá ở các giả hành và thân già ít khi các nhà vườn trồng lan, dùng các loại phân riêng rề, thường phân bón được dùng ở dạng hỗn hợp gồm vô cơ, và đôi khi những chất phụ gia là các loại sinh tố và các nguyên tố vi lượng.

    Mặc dù các loài thuộc giống Dendrobium cần và sử dụng rất nhiều phân bón, nhưng bạn phải cẩn thận, phân bón chính là con dao hai lưỡi, lạm dụng phân bón dù là phân hữu cơ cũng đun đến tác hại, kết quả cuối cùng là sự chết. Bạn có thể giảm nồng dộ phân bón theo tỷ lệ, để rút ngắn thời gian tưới giữa 2 lần, nhưng nếu tăng nồng độ phân bón, nhằm mục đích kéo dài thời gian giữa 2 lần tưới là một ý nghĩ sai lầm.

    Cấu tạo giá thể:

    Giá thể của Dendrobium có cấu tạo tương tự như các loài thuộc giống Cattleya, nghĩa là chậu phải thật thoáng và không úng nước. Tuy nhiên do bản năng sinh học và cấu trúc thực vật với giả hành có thân, các loài thuộc giống Dendrobium có thể dùng giá thể hơi ẩm hơn Cattleya chút ít nhưng không được làm thối căn hành. Vì thế một số loài Dendrobium có thể phát triển trên các giá thể là xơ dừa hay cá quả dừa, dùng như một cái chậu chứa sẵn giá thể. Tuy nhiên nếu giá thể là xơ dừa phải hạn chế số lần tưới nhóc, nếu chậu là quả dừa nguyên phải cưa phần đáy, nếu không cây bị thối vì quá ẩm. Cũng có thể trạng cây lan endrobium với căn hành cách đáy chậu khoảng 3cm, rồi rải thật thoáng xung quanh căn hành một số rễ lục bình giặt sạch. Với xách trồng này thì kích thước chậu và cây phải thật tương xứng. Tuy nhiên, giá thể than và gạch vản tỏ ra hiệu quả nhất.

    Mùa nghỉ:

    So với Cattleya, mùa nghỉ của các loài thuộc giống Dendrobium, cần thiết hơn nhiều mùa nghỉ của Dendrobim quyết định phẩm chát hoa trong mùa mưa đến. Tùy địa phương việc chọn thời gian nghỉ Dendrobium có khác nhau, riêng ở thành phố Hồ Chí Minh mùa nghỉ của Dendrobium nên bắt dầu từ tháng 3 dện cuối tháng 4. Một câu hỏi được đặt ra là, các loài của giống Dendrobium sau khi hoàn thành giả hành, một chồi mới được phát sinh ngay lúc bắt đầu sự nghỉ ngơi, bạn phải giải quyết như thế nào ? Theo chúng tôi, nếu chồi còn nhỏ, mắt chỉ hơi phồng lên, có thể giảm bớt nước tưới và mang vào một nơi khô và mát. Nếu chồi đã lớn trên 5mm, ta phải duy trì lượng nước tưới và phân bón để đảm bảo cho cây phát triển bình thường cho đến khi chồi trưởng thành và hình thành lột giả hành hoàn chỉnh. Ta sẽ cho cây nghỉ ngơi với thời gian muộfl hơn để cây lấy lại sức, nếu không chồi non này sớm muộn cũng sẽ bị lụi và xem như cây lan đã mất đi một mất để hình thành một hướng (lead) mới.

    Thay chậu và nhân giống Dendrobium:

    Dendrobium là một giống lan rất nhạy cảm khi cấu tạo giả thể không thích hợp cho việc phát triển của nó và biểu hiện là, một số cây con mọc trên ngọn thân của các giả hành. Khi có điều này xảy ra bạn phải tiến hành thay chậu , vì chắc chắn các giá thể trong chau đã bị hư. Hiện tượng này là do cấu tạo một giá thể quá ẩm như xơ dừa. Chỉ một thời gian ngắn thay giá thể, xơ dừa bị mục và lắng xuống đáy chậu tạo thành một lớp mùn úng nước. Chính vì thế các rễ hoàn toàn trong điều kiện úng thủy sẽ bị thối toàn bộ. Ngoài ra lính lớp mùn là điều kiện

    sinh sống thuận lợi của các côn trùng các loài này tác động cùng với sự bất lợi vì thừa nước, cắn phá toàn bộ rễ của cây lan. Do bản năng sinh tồn cây lan sẽ phản ứng bằng cách mọc ra một số cây con trên ngọn để duy trì nòi giống.

    Quan sát hiện tượng các cây con mọc trên chồi ngọn cũng sẽ giúp các nhà vườn kiểm tra xem cách trồng như thế đã hợp lý chưa ? Nhất là về điều kiện nước tưới và bón phân. Ngoài ra với chu kỳ 2 năm một lần, ta nên thay chậu vì trong quá trình sinh trưởng, ít nhiều chậu bị đóng rêu, giá thể bị hư hao, cây mất cân đối.

    Việc thay chậu cũng tiến hành tương tự như Cattleya. Dendrobium và Cattleya rất giống nhau về vấn đề nhân giống, nghĩa là cũng cắt từng 3 tép một và các trình tự tiến hành cũng như Cattleya, nhưng mùa nghỉ của Dendrobium là 2 tháng. Vì thế ta phải cắt Dendrbium thành từng đoạn 3 tép trước Cattleya 1 tháng.

    Các cây con mọc trên ngọn thân thì phương pháp nhân giống đơn giản. Bạn tách rời cây con khỏi thân cây mẹ bằng một vết cất chỗ tiếp giáp. Một số người sợ rằng, với cách cắt nhu trên cây sẽ không đảm bảo tỷ lệ sống, nên vội vàng eẩt thêm một đoạn thân cây mẹ. Thật ra không có sự khác biệt nhiều về sự tăng trưởng giữa cây cắt ngay chỗ tiếp giáp và cây cất với một đoạn thân cây mẹ. Do đó một việc làm như vậy là lãng phí, vì trên đoạn thân cây mẹ này có thể cho thêm vài cây con nữa trong tương lai. Thực tế chứng minh rằng với 1 giả hành Dendrobium, nhiều khi có thể cho đến 15 cây con. Điều quan trọng là nên cất cây con vào thời điểm nào? Đối với các loài Dendrobium mạnh như Dendrobium Caesar Alba, Dendrobium Caesar Latil, Dendrobium Popadour có thể cắt cây con, khi giả hành cây con trưởng thành, mọi sự cất quá non đều cho những kết quả không tốt. Đối với các loài yếu hơn như Dendrobium Jacqueline Thomas, Dendrobium Theodore Takiguchi... ta có thể đợi cây con mọc thêm một giả hành mới, thì việc nhân giống bảo đảm hơn.

    Bạn nên có sự chọn lựa thật kỹ càng: nếu để cây con, thì cây mẹ sẽ yếu sức và ngược lại việc lấy cây con quá non sẽ có. tỷ lệ tử vong cao. Tùy hoàn cảnh và ý định sẽ giúp bạn eo một suy xét hữu hiệu nhất. Ngoài ra Dendrobium là giống giả hành có thân, vì thế hư các mắt ngủ của căn hành không gây sự chết tuyệt đối Ở cây như giống Cattleya và chính nhờ hiểu biết này, bạn có thể nhân giống các giống Dendrobium quí một giả hành duy nhất vẫn đảm bảo cây sống. Cực đoan hơn, Dendrobium có thể nhân giống bằng cách cất từng đoạn thân mang khoảng 2 mắt một, nhúng 2 đầu đoạn cắt, vào parafm hoặc bôi son, vôi... Đặt các đoạn nằm ngang, trên mặt cát ẩm, che lại bởi một lồng kính, ba llgày phun một lần dung dịch urê, 1 muỗng càphê/4 lít nhóc, cộng thêm cả sinh tố B1, với một nồng độ 10 phần triệu (10 ppm) trong thời gian 2 tuần liên tục. Sau đó chỉ phun mỗi dung dịch nửa muỗng cà-phê trong 4 lít + sinh tố Bi cho đến khi cây mọc các cây con. Phun hàng tuần trong các tuần kế tiếp.

    Sâu bệnh và các vấn đề khác:

    Vì lan Dendrobium cần được bón nhiều loại phân hữu cơ khác nhau và môi trường xơ dừa sẽ mục nát sau một thời gian ngắn được trồng. Dây là 2 nguyên nhân gây ra nhiều sâu bệnh hại cho các loài dán và con tiêu cắn phá rễ trong giá thể.

    Một loại rệp dính màu vàng, kích thước rất bé khoảng đầu tăm, thường xuất hiện trên bề mặt lá. Loại này tác hại trên cây qua việc hút nhựa. Đối với các loài côn trùng eắn phá Dendrobium thì loại trừ chúng tương đối dễ dàng bằng Serpa, Bassa, luồng độ 1/500. Mặc dù Delldrobium là cây kháng bệnh rất mạnh, tuy nhiên cây vẫn bị nấm và virut tấn công, nếu điều kiện vệ sinh quá kém. Nguy hiểm nhất là bệnh khô thân gần gốc và giả hành do một loài virut xâm nhập, làm cho các giả hàth bị khô và chết. Đây cũng là một trong những nguyên do làm cây mọc cây con trên ngọn thân. Có thể ngừa bệnh cho giống Dendrobium với khoảng cách dài hơn Cattleya là nửa tháng xịt 1lần bằng các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Bencmyl với nồng độ 1/400.
   

Đặc điểm nuôi trồng một số loại lan Dendrobium

Đặc điểm nuôi trồng một số loại lan Dendrobium

Tuỳ từng loại khác nhau mà có nhưng đặc điểm sinh trưởng khác nhau, do đó cần chú ý đặc điểm riêng này để chăm sóc từng loại dendrobium - hoàng thảo sao cho hợp lý.

Cây lan Den. hercoglossum sau 1-2 năm sẽ rụng hết lá để ra hoa hay cây non. Hoa sẽ tàn sau 2-3 tuần. Lan chịu nước vào mùa hè, bớt tưới nước vào mùa đông.

Những cây Den. anosmum (dã hạc, phi điệp), lituiflorum, pulchellum, lowianum, finlayanum, heterocarpum, parishii, pieradii, nobile (Thạch hộc), tortile, chrysanthum, wardianum sẽ rụng lá trước và khi đang ra hoa. Cần tưới nhiều nước vào mùa hè và mùa đông thì bớt tưới.

Những cây Den. amabile, chrysotoxum (Kim điệp), farmeri, densiflorum, moschatum (Thái bình), thyrsiflorum (Thủy tiên, Kiều), brymerianum, fimbriatum, lindleyi không rụng lá và xanh tốt quanh năm. Những cây thuộc loại này đừng bao giờ để khô.

Những cây lan có thân hình dáng như củ khoai và hoa màu vàng thường hay bị những con ong vò vẽ và chuột đến viếng thăm, cắn phá do vậy nên cẩn thận bảo vệ.

Tất cả những yếu tố trên đây là điều cần thiết cho cây lan nói chung. Muốn cho cây được tốt, đẹp, lâu bền hơn chúng ta phải học hỏi, nghiên cứu làm sao cho nơi chúng ta nuôi trồng có điều kiện khí hậu, nước tưới, độ ẩm, ánh sáng, gió…, phân bón giống như môi trường nguyên thủy của mỗi loại cây lan. Được như thế mới hy vọng các bạn cùng bà con sẽ thành công mỹ mãn trong việc nuôi trồng những giống lan Việt Nam.