Chia sẻ một số cách nhân giống hồ điệp
Người
ta thường nhân giống hồ điệp với số lượng lớn bằng phương pháp cấy mô.
Nhưng đối với những người đam mê lan chỉ mua vài chậu hồ điệp để chơi
thì nhân giống bằng phương pháp cấy mô gần như là bất khả thi. Thế có
cách nào để nhân giống lan hồ điệp ngay tại nhà không?
Câu trả lời là có 2 cách để tự nhân giống tại vườn nhà là:
Kích thích, tạo cây ky (keiki).
Kích thích nhầm ép cây hồ điệp mẹ đẻ cây con từ thân (nách lá).
Bây giờ chúng ta bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về 2 phương pháp nhân giống hồ điệp tại nhà này nhá các bạn.
1. Phương pháp cho Hồ điệp sinh cây ky (keiki) trên các mắt của ngồng hoa:
Chắc các bạn cũng thắc mắc rằng "nhân giống bằng cách tạo keiki là sao?"
Lan hồ điệp có khả năng mọc thêm cây con mới từ các mắt của nhánh hoa hồ điệp đã tàn. Cây con này là keiki. Nhưng thường chúng sẽ không nhảy ra cây con mới. mà sẽ tiếp tục mọc hoa. Chỉ khi được chăm sóc tốt và dùng thêm chất kích thích hợp lý, thì khả năng sinh cây con và cây ky (keiky) rất cao.
Thời điểm nào tiến hành nhân giống hồ điệp từ keiki?
- Trong suốt cả năm, miễn là lan hồ điệp gần tàn hoa là có thể tiến hành nhân giống. Nhưng thời gian tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 6 vì 2 lí do:
Đây là giai đoạn đa số lan hồ điệp có hoa (để chơi tết).
Tháng 2 đến tháng 6 là giai đoạn tăng trưởng của hầu hết các loại lan, thuận lợi cho việc chiết tách nhân giống.
Bạn cứ để ý khi thấy hoa tàn độ 2/3 ngồng hoa thì đây là thời điểm thích hợp để xử lý tạo keiki được rồi đó (nếu để muộn quá thì ngồng hoa sẽ khô, sẽ không kịp cho việc mọc cây ky nữa).
- Bạn hãy cắt ngồng hoa, bỏ từ khúc có phân nhánh hoặc có hoa trở lên. Thường chỉ để lại 3-4 khúc của ngồng hoa (tính từ gốc lên). Vết cắt nên cách mắt độ 1-3cm. Bôi Daconil hoặc thuốc chống bệnh vào vết cắt, để khô vết cắt 2-3 ngày.
Bạn bồi bổ cho cây mẹ bằng phân bón lá 20-20-20 độ 3-4 tuần, để cây được hồi sức sau đợt nuôi hoa.
Bạn lấy bông hoặc vải mềm quấn nhẹ, xốp, quanh các mắt ngồng(thường thành công ở các mắt thứ 3-4-5, tính từ gốc lên), rộng độ 5-7mm, dày độ 2-4mm.
Rồi cách nhật, theo trình tự này, bạn nhỏ các thuốc kích thích vào chổ bông đó, như sau:
+Từ khi bắt đầu cho đến khi các mắt sưng lên (xung dịch), mới hơi nhú đầu rễ hoặc chồi cây ky (Khoảng 2-4 tuần): Antonic 1/500 (độ 4 giọt/100cc nước). Hoặc thay bằng B1 Thái.
Thường nó mọc chồi trước, rễ sau. Nhưng đôi khi ngược lại. Có lần tôi làm, giữa mùa hè nó vừa mọc cây ky, vừa ra hoa, sau đấy nó mới mọc rễ.
+ Khi mắt đã sưng, hơi nhú chồi hoặc rễ thì tháo băng ra, đổi phun thuốc ngay (nếu tiếp tục thuốc đó, nó sẽ làm "cháy" chồi và rễ non.)
+ Chuyển sang: Rootplex (hoặc Kelpak) 1/1000, cộng thêm chút xíu B1 Thái và chút xíu Antônic. Phun như bón lá.
+ Chỉ 2-3 tuần sau, bạn đã có cây ky xinh xắn nhú ra từ những mắt ngồng hoa cũ đó.
Nhưng, bạn đừng vội tách 2 mẹ con nó. Tiếp theo, bạn chăm bón bình thường, đợi khi có nhiều rễ cây ky dài độ 4-6cm trở lên hãy cắt trồng riêng, cho an toàn.
Bạn nên xếp thêm than cho cao lên đón rễ, cho rễ bám vào than, thì cây ky phát triển nhanh, và khi cắt cây ky trồng xuống, nó phát triển tiếp ngay, không bị chột lại.
Nếu thích, bạn cứ để cây ky ở cùng mẹ 1 năm, cây ky vẫn có thể ra hoa, rồi lại cho mọc cây ky cháu, rồi lại.... Rất ngộ nghĩnh.
Nếu cây mẹ có hoa sớm, bạn kích thích mọc cây ky sớm, thì bạn được "hoa cháu" giữa mùa hè năm đó luôn.
Mẹ sinh cây ky trên cành hoa, cây ky trên cành hoa lại ra cành hoa nữa. Tạm gọi là "Hoa cháu" vậy:
Chỉ nên làm khi cây đã gần tàn hết hoa. (Nếu cắt ngồng khi đang còn nở hoa, thì nó lại ra nhánh hoa khác. Nếu cắt muộn quá, ngồng có thể khô héo, không ra keyki nữa.)
Bồi bổ cây mẹ trước khi kích thích và trong quá trình cây sinh sản bằng phân bón 20-20-20, hoặc 30-10-10, thêm chút ít Antonic và Rootlex (kích thích sinh trưởng), ngay từ trước lúc sắp cắt cành hoa cho đến khi có cây ky.
Phải để chậu ở thấp nơi mát ẩm, tuyệt đối tránh ánh nắng gắt (chỉ cần 20-40% ánh sáng, tức là hơi âm u) trong giai đoạn kích thích. (Nắng nhiều thì nó có thể héo keyki hoặc mọc nhánh hoa tiếp)
Thuốc pha không nên để lâu sẽ biến chất, mất hiệu lực. Bạn nên đong thuốc bằng giọt, với tiêu chuẩn tính là 20 giọt = 1cc.
2. Phương pháp ép cho Hồ điệp "đẻ" cây con:
Để Hồ Điệp đẻ cây con có khó hơn tạo cây ky một chút:
Để tạo cây ky chỉ cần cây có ngồng hoa là làm được, dù là cây còn rất non, mới bói hoa.
Để HĐ đẻ cây con thì rất khó thành công khi cây còn non, thường chỉ tiến hành được trên cây lớn hơn 3 năm tuổi, thân phải đủ cao để tiến hành thủ thuật: Cây con thường được sinh ra ở phần dưới thấp của gốc, thậm chí là ở phần đang có rễ của cây.
Bạn nên chọn thời điểm mùa Xuân, sau khi đã cắt ngồng hoa sớm, bồi bổ cho cây sung mãn trước khi tiến hành thủ thuật độ 1 tháng. Bằng phân 30-10-10 hoặc 20-20-20, gia thêm chút thuốc kích thích sinh trưởng.
Chậu Hồ điệp thơm này kết hợp cả 2 phương pháp nhân giống nói trên: Vừa mọc keyki trên ngồng hoa cũ, vừa đẻ cây con bên nách:
Các bước tiến hành thủ thuật ép đẻ cây con như sau:
a) Bón kích và hạn chế tưới:
Dùng phân 20-20-20 gia thêm Antonic 1/1000 và Rootplex 1/2000 (hoặc Kelpak)
Phun mặt dưới lá và tưới gốc 5 ngày/lần x 3 lần. Hạn chế tưới nước để cây mẹ hơi ngót nước đi.
b) Thắt thân cây mẹ:
Lấy dây điện nhỏ có 1 lõi đồng mềm (như dây nhỏ trong bọc dây điện thoại), quấn vào thân cây mẹ 1 vòng rồi xoắn thít dần, cho đến khi lún vào thân cây độ 1 mm là vừa.
Điểm thắt nên ở khoảng gần gốc, trên 1-2 lá dưới cùng. Sau một thời gian, chiếc lá ngay trên chổ thít thường bị héo dần và rụng mất. Nếu gốc cây đã cao thì có thể thắt ở ngay dưới lá thứ nhất.
Ở giai đoạn này cần tưới đủ, tiếp tục thúc phân kích như trên. Cứ như vậy trong 1-2 tháng, cho đến khi thấy nhú chồi cây con thì thôi.
Trong quá trình này, nên bới giá thể sát gốc ra một chút, vì rất có thể chồi cây lại mọc ra ở dưới sâu, trong vùng có rễ. Nếu thấy dây thắt lỏng ra thì xoắn chặt lại như cũ.
Do ứ nhựa lại ở phần dưới của cây, nên phần trên của cây mẹ bị dừng phát triển. Nếu bạn thắt quá mức thì sẽ làm phần trên héo đi, vì vậy tốt nhất là theo dõi mà thắt chặt dần sau từng ngày.
c) Dưỡng chồi non:
Đây là giai đoạn phải bảo vệ và chăm sóc chồi rất cẩn thận.
Chồi non rất dễ bị thối nếu bị ướt lâu, vì vậy cần tưới xung quanh gốc, tránh tưới vào chồi non. Thuốc ngừa nấm cũng chỉ dùng 1/2 liều.
Phân bón thì thôi gia Antonic, thay vào là B1 Thái, 1 tuần/lần X 3-4 lần. Chủ yếu dùng 30-10-10 hoặc 20-20-20.
Khi chồi cao độ 1 cm thì nó nhú chòm lá, lá non này rất dễ bị thối nếu chạm vào giá thể, cần bới tránh ra. Và tháo bỏ dây thắt cây mẹ.
Nếu ở cây già, thân dài, chồi mọc trên cao thì nhàn hơn nhiều.
Khi chồi 2cm, đã nâng lá lên khỏi mặt giá thể thì chăm sóc bình thường cùng cây mẹ, chờ rễ cây con.
Để rễ cây ky phát triển nhanh, khoẻ, bạn nên xếp than cao lên, đón cho rễ bám vào.
Khi chùm rễ của cây con đã khỏe thì cắt tách cây con ra chậu khác, khéo léo đem cả những viên than mà rễ đã bám vào sang chậu mới. Nhớ bôi thuốc phòng bệnh vào vết cắt.
Trong suốt quá trình tiến hành, cần để cây ở nơi ẩm mát, tránh nắng, mưa.
Trên đây là 2 phương pháp nhân giống đơn giản, dễ làm, ít tốn, và dễ thành công. Chúc thành công
Câu trả lời là có 2 cách để tự nhân giống tại vườn nhà là:
Kích thích, tạo cây ky (keiki).
Kích thích nhầm ép cây hồ điệp mẹ đẻ cây con từ thân (nách lá).
Bây giờ chúng ta bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về 2 phương pháp nhân giống hồ điệp tại nhà này nhá các bạn.
1. Phương pháp cho Hồ điệp sinh cây ky (keiki) trên các mắt của ngồng hoa:
Chắc các bạn cũng thắc mắc rằng "nhân giống bằng cách tạo keiki là sao?"
Lan hồ điệp có khả năng mọc thêm cây con mới từ các mắt của nhánh hoa hồ điệp đã tàn. Cây con này là keiki. Nhưng thường chúng sẽ không nhảy ra cây con mới. mà sẽ tiếp tục mọc hoa. Chỉ khi được chăm sóc tốt và dùng thêm chất kích thích hợp lý, thì khả năng sinh cây con và cây ky (keiky) rất cao.
Thời điểm nào tiến hành nhân giống hồ điệp từ keiki?
- Trong suốt cả năm, miễn là lan hồ điệp gần tàn hoa là có thể tiến hành nhân giống. Nhưng thời gian tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 6 vì 2 lí do:
Đây là giai đoạn đa số lan hồ điệp có hoa (để chơi tết).
Tháng 2 đến tháng 6 là giai đoạn tăng trưởng của hầu hết các loại lan, thuận lợi cho việc chiết tách nhân giống.
Bạn cứ để ý khi thấy hoa tàn độ 2/3 ngồng hoa thì đây là thời điểm thích hợp để xử lý tạo keiki được rồi đó (nếu để muộn quá thì ngồng hoa sẽ khô, sẽ không kịp cho việc mọc cây ky nữa).
- Bạn hãy cắt ngồng hoa, bỏ từ khúc có phân nhánh hoặc có hoa trở lên. Thường chỉ để lại 3-4 khúc của ngồng hoa (tính từ gốc lên). Vết cắt nên cách mắt độ 1-3cm. Bôi Daconil hoặc thuốc chống bệnh vào vết cắt, để khô vết cắt 2-3 ngày.
Bạn bồi bổ cho cây mẹ bằng phân bón lá 20-20-20 độ 3-4 tuần, để cây được hồi sức sau đợt nuôi hoa.
Bạn lấy bông hoặc vải mềm quấn nhẹ, xốp, quanh các mắt ngồng(thường thành công ở các mắt thứ 3-4-5, tính từ gốc lên), rộng độ 5-7mm, dày độ 2-4mm.
Rồi cách nhật, theo trình tự này, bạn nhỏ các thuốc kích thích vào chổ bông đó, như sau:
+Từ khi bắt đầu cho đến khi các mắt sưng lên (xung dịch), mới hơi nhú đầu rễ hoặc chồi cây ky (Khoảng 2-4 tuần): Antonic 1/500 (độ 4 giọt/100cc nước). Hoặc thay bằng B1 Thái.
Thường nó mọc chồi trước, rễ sau. Nhưng đôi khi ngược lại. Có lần tôi làm, giữa mùa hè nó vừa mọc cây ky, vừa ra hoa, sau đấy nó mới mọc rễ.
+ Khi mắt đã sưng, hơi nhú chồi hoặc rễ thì tháo băng ra, đổi phun thuốc ngay (nếu tiếp tục thuốc đó, nó sẽ làm "cháy" chồi và rễ non.)
+ Chuyển sang: Rootplex (hoặc Kelpak) 1/1000, cộng thêm chút xíu B1 Thái và chút xíu Antônic. Phun như bón lá.
+ Chỉ 2-3 tuần sau, bạn đã có cây ky xinh xắn nhú ra từ những mắt ngồng hoa cũ đó.
Nhưng, bạn đừng vội tách 2 mẹ con nó. Tiếp theo, bạn chăm bón bình thường, đợi khi có nhiều rễ cây ky dài độ 4-6cm trở lên hãy cắt trồng riêng, cho an toàn.
Bạn nên xếp thêm than cho cao lên đón rễ, cho rễ bám vào than, thì cây ky phát triển nhanh, và khi cắt cây ky trồng xuống, nó phát triển tiếp ngay, không bị chột lại.
Nếu thích, bạn cứ để cây ky ở cùng mẹ 1 năm, cây ky vẫn có thể ra hoa, rồi lại cho mọc cây ky cháu, rồi lại.... Rất ngộ nghĩnh.
Nếu cây mẹ có hoa sớm, bạn kích thích mọc cây ky sớm, thì bạn được "hoa cháu" giữa mùa hè năm đó luôn.
Mẹ sinh cây ky trên cành hoa, cây ky trên cành hoa lại ra cành hoa nữa. Tạm gọi là "Hoa cháu" vậy:
Chỉ nên làm khi cây đã gần tàn hết hoa. (Nếu cắt ngồng khi đang còn nở hoa, thì nó lại ra nhánh hoa khác. Nếu cắt muộn quá, ngồng có thể khô héo, không ra keyki nữa.)
Bồi bổ cây mẹ trước khi kích thích và trong quá trình cây sinh sản bằng phân bón 20-20-20, hoặc 30-10-10, thêm chút ít Antonic và Rootlex (kích thích sinh trưởng), ngay từ trước lúc sắp cắt cành hoa cho đến khi có cây ky.
Phải để chậu ở thấp nơi mát ẩm, tuyệt đối tránh ánh nắng gắt (chỉ cần 20-40% ánh sáng, tức là hơi âm u) trong giai đoạn kích thích. (Nắng nhiều thì nó có thể héo keyki hoặc mọc nhánh hoa tiếp)
Thuốc pha không nên để lâu sẽ biến chất, mất hiệu lực. Bạn nên đong thuốc bằng giọt, với tiêu chuẩn tính là 20 giọt = 1cc.
2. Phương pháp ép cho Hồ điệp "đẻ" cây con:
Để Hồ Điệp đẻ cây con có khó hơn tạo cây ky một chút:
Để tạo cây ky chỉ cần cây có ngồng hoa là làm được, dù là cây còn rất non, mới bói hoa.
Để HĐ đẻ cây con thì rất khó thành công khi cây còn non, thường chỉ tiến hành được trên cây lớn hơn 3 năm tuổi, thân phải đủ cao để tiến hành thủ thuật: Cây con thường được sinh ra ở phần dưới thấp của gốc, thậm chí là ở phần đang có rễ của cây.
Bạn nên chọn thời điểm mùa Xuân, sau khi đã cắt ngồng hoa sớm, bồi bổ cho cây sung mãn trước khi tiến hành thủ thuật độ 1 tháng. Bằng phân 30-10-10 hoặc 20-20-20, gia thêm chút thuốc kích thích sinh trưởng.
Chậu Hồ điệp thơm này kết hợp cả 2 phương pháp nhân giống nói trên: Vừa mọc keyki trên ngồng hoa cũ, vừa đẻ cây con bên nách:
Các bước tiến hành thủ thuật ép đẻ cây con như sau:
a) Bón kích và hạn chế tưới:
Dùng phân 20-20-20 gia thêm Antonic 1/1000 và Rootplex 1/2000 (hoặc Kelpak)
Phun mặt dưới lá và tưới gốc 5 ngày/lần x 3 lần. Hạn chế tưới nước để cây mẹ hơi ngót nước đi.
b) Thắt thân cây mẹ:
Lấy dây điện nhỏ có 1 lõi đồng mềm (như dây nhỏ trong bọc dây điện thoại), quấn vào thân cây mẹ 1 vòng rồi xoắn thít dần, cho đến khi lún vào thân cây độ 1 mm là vừa.
Điểm thắt nên ở khoảng gần gốc, trên 1-2 lá dưới cùng. Sau một thời gian, chiếc lá ngay trên chổ thít thường bị héo dần và rụng mất. Nếu gốc cây đã cao thì có thể thắt ở ngay dưới lá thứ nhất.
Ở giai đoạn này cần tưới đủ, tiếp tục thúc phân kích như trên. Cứ như vậy trong 1-2 tháng, cho đến khi thấy nhú chồi cây con thì thôi.
Trong quá trình này, nên bới giá thể sát gốc ra một chút, vì rất có thể chồi cây lại mọc ra ở dưới sâu, trong vùng có rễ. Nếu thấy dây thắt lỏng ra thì xoắn chặt lại như cũ.
Do ứ nhựa lại ở phần dưới của cây, nên phần trên của cây mẹ bị dừng phát triển. Nếu bạn thắt quá mức thì sẽ làm phần trên héo đi, vì vậy tốt nhất là theo dõi mà thắt chặt dần sau từng ngày.
c) Dưỡng chồi non:
Đây là giai đoạn phải bảo vệ và chăm sóc chồi rất cẩn thận.
Chồi non rất dễ bị thối nếu bị ướt lâu, vì vậy cần tưới xung quanh gốc, tránh tưới vào chồi non. Thuốc ngừa nấm cũng chỉ dùng 1/2 liều.
Phân bón thì thôi gia Antonic, thay vào là B1 Thái, 1 tuần/lần X 3-4 lần. Chủ yếu dùng 30-10-10 hoặc 20-20-20.
Khi chồi cao độ 1 cm thì nó nhú chòm lá, lá non này rất dễ bị thối nếu chạm vào giá thể, cần bới tránh ra. Và tháo bỏ dây thắt cây mẹ.
Nếu ở cây già, thân dài, chồi mọc trên cao thì nhàn hơn nhiều.
Khi chồi 2cm, đã nâng lá lên khỏi mặt giá thể thì chăm sóc bình thường cùng cây mẹ, chờ rễ cây con.
Để rễ cây ky phát triển nhanh, khoẻ, bạn nên xếp than cao lên, đón cho rễ bám vào.
Khi chùm rễ của cây con đã khỏe thì cắt tách cây con ra chậu khác, khéo léo đem cả những viên than mà rễ đã bám vào sang chậu mới. Nhớ bôi thuốc phòng bệnh vào vết cắt.
Trong suốt quá trình tiến hành, cần để cây ở nơi ẩm mát, tránh nắng, mưa.
Trên đây là 2 phương pháp nhân giống đơn giản, dễ làm, ít tốn, và dễ thành công. Chúc thành công
0 nhận xét:
Đăng nhận xét