Trồng và chăm sóc hoa lan

Cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa lan.

Cát lan - Cattleya Labiata

Cattleya Labiata - The Queen Of The Flower, xứng đáng với tên gọi Nữ hoàng của các loài hoa bởi vẻ đẹp, hương thơm, tuổi thọ và kích cỡ hoa.

Lan Hoàng thảo - Dendrobium

Là chi lan lớn thứ hai của họ nhà lan, là loại lan phổ biến nhất trong giới chơi lan.

Địa lan - Cymbidium

Địa lan luôn làm người chơi lan hài lòng bởi vẻ đẹp cao sang của chúng

Lan Vũ nữ - Oncidium

Vũ nữ còn được gọi là Dancing Lady, một loại lan dễ trồng và chăm sóc, cho hoa đều đặn hàng năm

Lan Hồ điệp - Phalaenopsis

Lan Hồ Điệp luôn được nhiều người mua trong dịp Tết Nguyên Đán

Lan Hài - Paphiopedilum

Lan Hài luôn cho người trồng những bông hoa đẹp và lạ

Vân lan - Lan Vanda

Khả năng cần nhiều ánh sáng, chịu nắng nóng có lẽ Vanda là loài tốt nhất, có lẽ vậy nên hoa Vanda luôn có màu sắc đẹp

Lan rừng

Có nhiều điều thú vị, nơi đây nói chung về các loại lan không có trong các nhóm kia

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

Để hoa lan rừng lâu tàn

Để hoa lan rừng lâu tàn

Chúng ta đều biết mỗi năm lan rừng chỉ ra hoa một lần mà thôi, đặc biệt là chúng khá nhanh tàn chứ không như lan công nghiệp. Mất cả năm trời chúng ta mới có một lần ngắm hoa lan, vậy làm thế nào để cây lan rừng có thể cho hoa lâu tàn nhất. Bài viết này sẽ bật mí cho bạn một bí mật giúp lan rừng lâu tàn được chôn vùi bấy lâu nay nhé!

Không tưới vào nụ hoặc hoa lan rừng

Hoa lan rừng khá kị nước, chính vì thế chúng ta tuyệt đối không được tưới vào hoa nhé! Tôi thấy có nhiều bạn rất thích tưới cây và nghĩ rằng cây đang ra hoa nên tưới nhiều để đảm bảo đủ nước và chất dinh dưỡng mới có thể cho hoa lâu tàn.

Thực tế là thế này: tôi có 2 giò tam bảo sắc thuần được 6-7 năm gì đó, khi ghép vào cây xoài thì 1 giò có 8 ngồng hoa teo hết luôn, một giò được 7 ngồng hoa teo mất 2 ngồng. Qua tìm hiểu nguyên nhân, giò tam bảo sắc teo mất ngồng hoa mặc dù đã ra rất dài là do dính nước mưa. Khóm lan này được tôi ghép vào thân cây xoài nên đọng nước rất nhiều, lại ở gần mặt đất nên nước đọng lại mà không thoát được nước.

Ngược lại giò lan kia tôi treo cao nơi thoáng gió nên nước thoát nhanh không bị thối nụ. Qua đây chúng ta nên chú ý không nên tưới vào nụ cây nhé, kể cả từ lúc cây lan nhú đến khi ra hoa. Nếu bạn trồng lan ngoài trời nên có giàn để có thể kiếm soát lượng nước khi trời mưa.

Nếu bạn thấy cây lan của mình có dấu hiệu ra hoa, bạn nên tưới nước vo gạo vào gốc cây thay vì nước lã nhé. Trong nước gạo có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cây lan có thể hấp thu và phát triển. Đặc biệt các vitamin nhóm B có thể làm cây hoa lâu tàn hơn rất nhiều mà nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên không có hại cho cây. Nếu giò lan của bạn thuộc họ giáng hương, các bạn vẫn nên tưới vào gốc cho chúng để tránh cây xuống lá, hoa tươi lâu hơn một chút cũng không bù đắp được mấy lá chân đâu!

Lan rừng lâu tàn phải treo ở nơi ít gió hoặc gió nhẹ

Các bạn đặc biệt lưu ý: khi cây lan rừng của mình đang nụ, bạn phải treo nơi thoáng gió để tránh đọng nước gây thối nụ. Tuy nhiên, nếu cây phong lan của bạn đã bắt đầu nở, bạn nên cho vào những chỗ lặng gió để hạn chế cây lan mất nước và cực kì nhanh héo. Nếu giò lan để nơi gió to có thể héo cánh hoa cực nhanh chóng và có thể rách hoặc rụng. Hơn nữa, nếu nhiều côn trùng thụ phấn thì bông lan rừng của bạn rất nhanh tàn.

Lan rừng lâu tàn nếu treo ở nơi không có khói

Tránh treo giò lan của bạn ở nơi có khói, đặc biệt là khói hương và khói thuốc lá.

Chúng ta đều biết khói có tác dụng gây kích thích các tế bào cây phát triển nhanh, sản sinh ra khí etylen thúc đẩy quá trình rụng hoa. Có nhiều bạn học hóa đều biết rằng etylen thúc đẩy trái cây chín rất nhanh, đối với hoa lan khí này đẩy nhanh quá trình rụng hoa khiến cành hoa lan của mình cực nhanh tàn. Khi có dấu hiệu một bông hoa của bạn héo, bạn nên cắt bỏ chúng dần dần, sau đó cắt hẳn cành bông để cây lan được phục hồi, tuyệt đối không để cành lan tàn hết 2/3 mà không cắt nhé, cực kì hại cây!

Đặc biệt tôi thấy nhiều bạn treo lan rừng bên trên hoặc bên cạnh bàn uống nước ngoài trời. Rất dễ ngắm hoa và thẩm mĩ đúng không nào. Tuy nhiên các bạn chú ý nên tránh để khói thuốc làm ảnh hưởng đến giò lan nhé!

Cây lan khỏe, sức sống mãnh liệt thì hoa mới lâu tàn

Điều kiện tiên quyết giúp cây lan có hoa lâu tàn là cây phải khỏe mạnh, sung sức. Giống như con người, trước khi mang thai phải đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và không mắc các bệnh thì mới đảm bảo cả thai kì được khỏe mạnh. Chính vì vậy, trước khi đến mùa cây lan ra hoa từ 2-3 tháng, bạn nên tăng cường bón phân, phòng bệnh và chế độ nước tưới phù hợp để cây có sức sống căng tràn nhất. Cây lan có khỏe thì cành bông mới to, dài, sai hoa và có màu sắc đẹp.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những cây lan mới ghép mặc dù có hoa nhưng bông không thể nào to đẹp bằng những bông của cây lan rừng đã được thuần tại nhà. Các bạn có thể bón phân dưỡng hoa khi cây bắt đầu nhú nụ để cây lan có màu sắc sặc sỡ và lâu tàn nhé. Hiện nay còn nhiều loại phân dưỡng hoa, các bạn hãy chọn cho mình một loại phân dưỡng hoa thích hợp nhất.

Không bón phân khi cây lan đang hoa

Nhiều bạn nói rằng lan rừng lâu tàn cần phải tưới nhiều phân và nước khi đang hoa. Sai lầm của những người mới chơi lan là thấy cây đang hoa là tưới thật nhiều nước, bón thật nhiều phân để cây lan hút được chất cho hoa khỏe mạnh và tươi lâu. Tuy nhiên cũng vì sai lầm này mà những cành lan rừng lại rụng sớm hơn bình thường. Với lượng phân bón như liều lượng trên bao bì, nếu dính vào cánh hoa sẽ gây xót hoa và rụng nhanh chóng.

Đồng thời nếu lượng phân được dung nạp vào cây sẽ đánh thức các mắt ngủ khiến giò lan kích thích rụng hoa để duy trì nòi giống. Các bạn nếu có phun thì chỉ nên phun một chút phân vi lượng với hàm lượng cực nhẹ vào bộ rễ của cây thôi nhé. Đặc biệt không nên bón phân đạm lúc cây lan đang hoa.

Phân bón cho lan nên dùng loại chuyên dụng, các bạn đừng sử dụng loại phân bón cho cây ăn quả hoặc hoa màu. Đây là loại phân có hàm lượng cao không thích hợp cho cây lan rừng.

Lan rừng lâu tàn cần treo nơi có nhiệt độ thích hợp

Tại sao không phải là nhiệt độ mát, vừa phải hay nhiệt độ cao. Lan rừng có nhiều loại với kiểu khí hậu nơi sinh sống hoàn toàn khác nhau. Ở Việt Nam thì có đến 90% những cây lan rừng khi đang ra hoa nên để vào nơi có nhiệt độ mát và tránh ánh nắng, điển hình như phi điệp, hạc vĩ, long tu,…

Tuy nhiên, có khá nhiều loại lan, đặc biệt là lan có nguồn gốc khí hậu nóng từ Lào khi ra hoa lại ưa nắng và nhiệt độ không quá cao. Với điều kiện nhiều nắng và nhiệt độ không quá gắt, cây lan có thể ra hoa với màu sắc sặc sỡ và khá bền hoa. Những loại lan như thế thường là lan chịu được nắng, khô hạn như vảy rồng, hoàng lạp,…

Các bạn chơi lan rừng chớ có nên để cây hoa tàn sạch rồi mới cắt bỏ nhé, khi bông tàn gần hết ta nên dùng kéo cắt ngồng hoa để cây mẹ được chăm sóc. Sau khi cây tàn hoa, chúng ta tăng cường phân bón và chế độ nước tưới khoa học để cây hồi sức. Chúc các bạn có được những chậu lan đẹp nhất, thơm nhất và lâu tàn để có thể thoải mái thưởng thức hương sắc lan rừng. Hãy chia sẻ bài viết làm sao để lan rừng lâu tàn về để có thể tích lũy thêm một số kinh nghiệm trồng lan bạn nhé!

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

Sốc phân – cây lan cần cứu chữa như thế nào?

Sốc phân – cây lan cần cứu chữa như thế nào?

Sốc phân là lỗi thường gặp của những người mới bắt đầu chơi lan. Do mong muốn sử dụng phân bón để giúp cây lan tăng trưởng nhanh chóng, sử dụng phân quá liều hoặc quá sớm khiến cây lan bị chột, nếu không cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến chết. Vậy cách phòng tránh và xử lý cây lan khi bị sốc phân như thế nào cho hiệu quả?

Hiện tượng cây lan bị sốc phân do liều dùng cũng như cách sử dụng phân bón của bạn không hợp lý, khi bạn bạn bón phân với liều lượng cao hơn mức cho phép hoặc bón phân liên tục với mật độ quá dày. Thông thường bón phân cho lan người chăm sóc cần chú ý bón phân với nồng độ loãng và thời gian cách nhau từ 7 đến 10 ngày. Khi cây bị sốc phân, hiện tượng đầu tiên là rễ cây có biểu hiện cháy, đầu rễ đen lại. Lá ngả màu vàng, các lá gần gốc cây sẽ bị ngả màu trước, sau đó dần dần đến ngọn. Nặng hơn nữa, gốc cây sẽ bị teo dần nhưng vẫn cứng cứng nhìn rất giống như cây bị thiếu nước và héo lại.

Cây lan héo rũ do bị sốc phân
Nguyên nhân khiến cây bị sốc phân

Do rễ cây quá non chưa thể hấp thụ được phân bón nên bị cháy đen rễ. Điều này giống như trẻ em mà không ăn được cơm đó.

Do phân bón tan chậm mà gặp mưa quá nhiều. Sở dĩ phân tan chậm rất tốt cho lan, chúng phân hủy tạo ra các chất dinh dưỡng cần thiết cho lan sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên khi phân tan chậm gặp nước mưa quá nhiều hoặc bạn tưới nhiều, tốc độ phân hủy của phân tan chậm diễn ra nhanh. Lượng phân bón quá nhiều làm cho cây bị nóng gốc và xảy ra hiện tượng sốc phân.

Do sử dụng phân bón quá liều. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất mà chúng ta dễ gặp phải. Chậu lan của bạn có biểu hiện còi cọc, đói ăn. Bạn mua phân bón lan về và pha với nồng độ quá liều so với quy định hoặc đúng nồng độ nhưng phun quá đẫm khiến cây nhanh chóng bị ngộ độc.

Sử dụng phân không đúng loại. Bạn sử dụng phân cho lan nhưng loại phân đó không phù hợp cho lan hoặc bạn tận dụng phân cho cây ăn quả để bón khiến cây không thích nghi được.

Lan bị sốc phân cháy đầu rễ
 
Cách cứu chữa lan bị sốc phân

Khi phát hiện thấy cây có biểu hiện sốc phân, việc bạn cần làm ngay lập tức là tháo bỏ túi phân trên giò lan nếu bạn dùng túi lưới đựng phân hoặc nhặt các hạt phân trên miệng chậu ra.

Bước thứ hai, bạn cần chuẩn bị một chậu nước sạch lớn rồi ngâm cả giò lan vào đó khoảng 2-3 giờ. Bạn có thể lấy tay tạo sóng nước hất vào giò lan để phân trên giò lan được rửa trôi. Sau vài giờ có thể ngâm lại lần nữa.

Mỗi lần ngâm nước bạn nên thay 2-3 lần nước để làm loãng lượng phân bón đã ngấm vào giá thể. Lưu ý không nên ngâm quá lâu sẽ khiến cây bị thối.

Sau đó khi ngâm vào nước, bạn cần treo cây lan vào chỗ thoáng gió, tránh nắng, tránh mưa. Đồng thời, bạn kết hợp phun Vitamin B1 dưới dạng phun sương giúp cây nhanh phục hồi và ra rễ. Khi bạn thấy thân cây đã căng mọng trở lại, rễ mới mọc ra thì giò lan của bạn đã được cứu sống.

Khi những đầu rễ mới nhú ra bạn có thể trồng lại và chăm sóc như bình thường
Cách phòng tránh cây lan bị sốc phân

Không nên bón phân quá sớm cho cây mới ghép, điều này rất dễ khiến cây cháy đầu rễ. Nên sử dụng phân hữu cơ thay vì phân hóa học vì phân hóa học dùng rất dễ khiến cây bị mất cân đối chất dinh dưỡng. Sử dụng phân bón với liều lượng nhỏ hơn một chút hoặc bằng so với chỉ định trên bao bì.

Cá nhân tôi thấy khi trồng lan nên hạn chế sử dụng các loại phân thuốc cho lan, hạn chế tối đa sử dụng phân bón hóa học, thay vào đó hãy sử dụng phân hữu cơ hoặc các chế phẩm sinh học.

Việc chăm sóc lan cần sự quan tâm chăm sóc một cách đều đặn chứ không thể quá ồ ạt được, thay vì bón phân với liều cao người chăm sẽ pha phân loãng và thời gian dài mới lại tiếp tục, một số loài cần nhiều dinh dưỡng trong mùa phát triển thì bổ sung thêm phân chậm tan, nếu là phân chậm tan hữu cơ thì càng tốt. Khi bón phân cho cây cũng cần chú ý đến thời tiết, nếu thời tiết quá nóng hay quá lạnh việc bón phân cần được hoãn lại. Sau những ngày mưa thì bón phân cũng không cần thiết vì mưa mùa hạ có sét sẽ mang rất nhiều đạm cho lan rồi. Cân chăm sóc lan cân bằng để có cây lan khỏe mạnh.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Thuốc trị thối nhũn trên lan đa thân hiệu quả

Thuốc trị thối nhũn trên lan đa thân hiệu quả

Nắng mưa thất thường là điều kiện lý tưởng cho mầm bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh thối nhũn trên lan đa thân. Đây là căn bệnh phổ biến và gây tổn hại nhất đến giò lan của bạn. Vì vậy phòng và điều trị thối nhũn trên lan là rất cần thiết đối với người chơi lan trong thời tiết sáng nắng chiều mưa như hiện nay.


Biểu hiện của bệnh thối nhũn trên lan đa thân

Mức nhẹ: Dễ nhận thấy cây sẽ bị héo lá, ủ rũ ở mức nhẹ, lá cây vàng xuất hiện những vết lốm đốm, loang lổ, sau thâm dần và có biểu hiện thối.

Mức nặng: Cây héo, lá vàng vào những vết loang lổ chuyển sang màu nâu đen, lấy tay chạm vào thì có nhớt, mùi khó chịu. Gốc cây và ngọn cây tương tự cũng chuyển từ màu xanh sang màu vàng, nâu, nặng hơn là thối, gây thiệt hại rất lớn.

Nếu ko chữa kịp thời: các thân của cây sẽ thối hết và vô phương cứu chữa.

 
Phòng bệnh lan bị thối thân như thế nào?

Sử dụng giá thể phù hợp cho cây, nên chọn giá thể thoáng, giữ đủ ẩm nhưng cũng thoát nước nhanh cho cây. Các giá thể nên dùng là gỗ nhãn, vải, vú sữa, dớn bảng, dớn trụ, vỏ thông. Không nên lót quá nhiều rêu hay dớn vào gốc dễ gây úng nước và thối rễ cho cây.

Với những ngày mưa dầm, nên di chuyển cây vào chỗ không mưa, thoáng gió; nếu mưa ít thì không cần thiết.

Sau cơn mưa dài hoặc định kì nên sử dụng thuốc phun cho cây tránh nấm bệnh và vi khuẩn.

Tránh tưới cây vào giữa trưa nắng gây tổn thương, bỏng cây. Tránh tưới cây vào đêm muộn dễ gây đọng nước rất nguy hiểm cho lan, đặc biệt là lan long tu và phi điệp.

Treo giò lan nơi thoáng gió để hạn chế mầm bệnh và không bị đọng nước quá lâu.

 
Chữa bệnh thối nhũn trên lan đa thân như thế nào?

Việc đầu tiên bạn nên xem lại giá thể và chế độ tưới nhé. Nếu giá thể của bạn trồng không khô thoáng thì rất dễ gây úng nước và thối gốc.

Nếu giá thể bẩn sẽ khiến bệnh thối nhũn trên phong lan đa thân lây lan cực nhanh.

Bạn nên gỡ toàn bộ cây lan ra và cắt phần thối đi. Khi cắt hãy dùng bông gòn tẩm Physan 20SL bôi vào vết cắt và đợi khô, sau đó bôi keo liền sẹo cho khô. Sau 1 tiếng, khi vết thương đã khô bạn tiến hành pha thuốc trị thối nhũn cho cây và ngâm cả cây lan vào trong khoảng 20 đến 30 phút cho ngấm. Bạn treo ngược chúng lên treo vào chỗ thoáng, tránh mưa nắng. Sau 2-3 ngày phun lại 1 lần nữa với liều lượng bằng 1/2 chỉ định. Lưu ý suốt quá trình đó không được tưới nước.

Khi thấy vết bệnh đã lành thì bắt đầu tưới phun sương giữ ẩm cho cây. Có thể sử dụng kèm thuốc kích rễ và canxi cho cây với liều lượng nhẹ. Nếu bạn thấy cây lan đã ổn định bạn tiến hành sử dụng giá thể mới và ghép lại cây như trồng mới nhé. Nếu chăm tốt chỉ sau 1 tháng là cây lan đa thân của bạn đã có thể bắn rễ và phát triển bình thường.

Nếu như giá thể của bạn sạch và thoát nước tốt, bạn xử lý phong lan bị thối nhũn như sau:

Nếu bệnh thối nhũn trên lan đa thân nhẹ:


Bạn nên ngưng hẳn tưới nước, pha dung dịch thuốc trị thối nhũn cho lan theo đúng liều lượng. Cách 2-3 ngày phun lại 1 lần với liều nhẹ là khỏi. Treo giò lan chỗ thoáng gió và tránh nắng. Khi cây đã cứng cáp trở lại thì tưới bình thường, mang ra giàn thích nghi dần với nắng.

Nếu bệnh thối nhũn nặng:

Ngưng hẳn tưới nước. Cây có biểu hiện thối ngọn thì dùng dao tem cắt hết phần thối đi, dùng bông gòn tẩm thuốc Physan 20SL bôi vào vết cắt rồi để khô. Sau khi vết cắt đã khô bạn dùng keo liền sẹo hoặc sơn móng tay bôi vào rồi để khô cho vết cắt tránh được nước hoàn toàn. Ngoài vết cắt, bất kì vết thương hở nào bạn cũng nên bôi thuốc và xử lý như vết cắt đó.

Lưu ý khi sử dụng Physan 20SL chữa bệnh thối nhũn


Khi vết cắt khô thì sử dụng thuốc đặc trị thối nhũn, pha đúng liều lượng hướng dẫn vào chậu, sau đó ngâm ngập cả giò lan vào, chừng khoảng 20-30 phút thì vớt cây ra, treo vào chỗ thoáng gió, tránh nắng mưa. Để nguyên 2 ngày không được tưới giò cho cây.

Đến khi bạn thấy giá thể khô, bạn tiến hành phun lại thuốc trị thối nhũn cho phong lan với liều lượng nhẹ một lần nữa. Tiếp tục để cho thuốc khô, sau đó ta tiến hành phun sương giữ ẩm đều cho cây bằng thuốc kích rễ và canxi kết hợp nếu có để cây lan có thể ổn định. Khi thấy cây phát triển ổn định thì treo ra giàn cho ăn nắng dần dần.

Trường hợp cây bị thối gốc 1 phần ko thể chữa trị được thì nên cắt bỏ thân ra, dùng dao cắt các vết thối nhũn sau đó bôi keo liền sẹo. Ngâm cả phần gốc và ngọn đã cắt vào chậu thuốc pha sẵn. Phần gốc này treo cách ly, nếu có mắt ngủ có thể nảy kei. Thân đã cắt nên giữ lại để ươm kei. Nếu bệnh quá nặng gốc thối hết, bạn đã hết cơ hội cứu chữa và nên giữ lại phần kei để ươm mà thôi. Nếu là lan đa thân không có giá trị, ươm kei cũng tốn công sức mà thành quả chẳng được gì, bạn chỉ nên vất đi và cách ly với vườn lan để tránh mầm bệnh phát triển.

Khi bệnh đã nặng như vậy, mầm bệnh rất dễ lây lan ra cả vườn, vì thế bạn nên dùng thuốc thối nhũn phun với liều lượng theo chỉ dẫn để phòng bệnh cho lan. Các loại thuốc thối nhũn tôi thường dùng là Physan 20 SL, Starner 20WP, Ridomil Gold 68WG, Poner 40TB.

Đây là 4 loại thuốc trị thối nhũn cho lan có tính kháng khuẩn cao, tác dụng nhanh nên sử dụng.

Bệnh thối nhũn trên lan đa thân này lan truyền, lây lan rất nhanh nên mọi người chú ý theo dõi cây, nếu có dấu hiệu lan bị thối nhũn nên chữa trị kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc nhé!

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

Cách điều trị bệnh thối nhũn trên phong lan đơn thân

Cách điều trị bệnh thối nhũn trên phong lan đơn thân

Bệnh thối nhũn trên phong lan đơn thân là căn bệnh rất dễ gặp phải kể cả những người mới chơi lan hay những người chơi lan lâu năm. Đây là căn bệnh gây thiệt hại rất lớn đến giò lan cũng như cả vườn lan nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy khi lan bị thối nhũn cần phải xử lý như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!


Biểu hiện bệnh thối nhũn trên phong lan đơn thân

Khi cây bắt đầu nhiễm bệnh, lá cây xuất  hiện 1 số chấm nhỏ như bị bỏng. Dưới điều kiện ẩm ướt, những chấm nhỏ này lan dần khiến lá cây chuyển sang màu vàng, nặng hơn có thể thấy ngọn cây bị thối, nhũn. Rễ cây chuyển sang màu vàng nâu, nặng có thể là thối đen. Những chỗ bệnh này động vào sẽ cẩm thấy nhớt nhớt và có mùi rất khó chịu.

Căn bệnh thối nhũn rất phổ biến ở những cây lan có lá mọng nước, nhất là trên các cây hồ điệp công nghiệp hoặc lan đai châu,…

 
Nguyên nhân gây ra bệnh thối nhũn

Nhiều người lầm tưởng rằng thừa nước là nguyên nhân khiến cây lan bị bệnh nhưng tác nhân gây bệnh lại do 1 loại vi khuẩn có tên là  Erwinia Carotovora xâm nhập vào các vết thương cơ giới của cây. Dưới điều kiện độ ẩm cao, vi khuẩn này có thể nhanh chóng lây bệnh cho các bộ phận của cây.

Như vậy, đổ ẩm lớn chỉ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập phá hoại cây mà thôi. Điều này cũng lý giải vì sao cùng một loại lan mà có cây độ ẩm lớn nhưng không mắc bệnh, có cây nhiễm bệnh rất nặng dưới độ ẩm vừa phải. Đặc biệt, thối nhũn xảy ra ở những cây lan có lá hoặc giả hành mọng nước, trong quá trình vận chuyển bị dập nát. Khi trồng vết dập nát chưa lành mà dính nước là điều kiện lý tưởng cho bệnh thối nhũn phát triển.

 
Cách phòng tránh thối nhũn trên cây lan:

Hạn chế tưới cây lan vào giữa trưa: Lúc này cây đang có nhiệt độ cao, nếu bạn tưới thêm nước vào thì chỉ 1 thời gian sau cây sẽ được đốt nóng dưới ánh mặt trời khác gì luộc lan đâu. Cây tổn thương sẽ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập.

Tưới nước vừa đủ: Đừng chăm lan quá tới mức cứ gặp là tưới nhé. Lan ưa ẩm nhưng không phải lúc nào cũng ướt là tốt. Hạn chế tưới vào đêm muộn để tránh cây bị úng nước.

Giá thể trồng lan phải phù hợp, thoáng cho rễ cây thoát nước và trao đổi khí. Đối với loại lan đơn thân thì giá thể thích hợp nhất là gỗ và lũa. Ngoài ra nếu trồng chậu cần phải để ý giá thể không được giữ nước quá và phải thông thoáng.

Cách điều trị thối nhũn cho phong lan đơn thân

Khi phát hiện cây phong lan bị thối nhũn, việc đầu tiên là ngưng hẳn tưới nước cho cây, gỡ cây ra khỏi giá thể.

Đối với hồ điệp nếu đang trồng chậu dớn cần phải tháo bỏ toàn bộ dớn, lấy kéo cắt toàn bộ phần rễ bị bệnh.

Với các loài lan khác cũng cần cắt hết phần rễ và lá bị bệnh đi. Sau đó dùng keo liền sẹo, sơn móng tay hoặc vôi ăn trầu bôi vào vết bệnh. Treo ngược vào chỗ thoáng gió, tránh nắng, tránh nước khoảng 1 ngày cho vết cắt lành lại.

 
Sử dụng thuốc điều trị thối nhũn hòa vào chậu nước theo chỉ định trên bao bì, sau đó ngâm toàn bộ cây lan vào khoảng 10-15 phút, vớt ra lại treo ngược lên cho thuốc khô dần. 2-3 ngày sau pha thuốc với liều lượng nhẹ bằng 1/2 chỉ định phun sương cho lan. Khi thấy cây lan đã bắt đầu cứng cáp, vết bệnh khô thì hòa nước có Vitamin B1 tưới dạng phun sương cho cây lan. Một thời gian sau cây hết bệnh, rễ bắt đầu nhú là ta có thể ghép vào giá thể cho lan.

Những loại thuốc được sử dụng điều trị thối nhũn là: Physan 20 SL, Starner 20WP, Ridomil Gold 68WG … Ngoài ra còn rất nhiều loại thuốc trị thối nhũn khác nhưng đây là 3 loại thuốc tôi đã sử dụng và thấy tác dụng nhanh, hiệu quả rõ rệt.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

Ươm kei thân thòng, thành công dễ hay khó

Ươm kei thân thòng, thành công dễ hay khó

Hiện nay, ươm keiki thân thòng, đặc biệt là lan trầm tím, phi điệp được rất nhiều người áp dụng phổ biến. Đây cũng là phương pháp nhân giống cây vô tính giá rẻ, không yêu cầu kĩ thuật cao, thích hợp ở tất cả mọi vùng miền. Nhiều người cho rằng ươm kei thân thòng không hề khó, tuy nhiên có người lại ươm mãi nhưng tỷ lệ thành công rất thấp. Vậy ươm kei cần đảm bảo những điều kiện gì?



Ươm kei cần tránh úng nước

Đây chính là nguyên tắc quan trọng nhất khi ươm kei thân thòng. Khi các bạn vô tình để nước ngấm vào vết cắt của đoạn thân sẽ gây ra thối nhũn. Chính vì thế mà rất nhiều người ươm kei với tỷ lệ thành công rất thấp do thối nhũn.

Chính vì thế, khi ươm kei các bạn nên nhớ: Sử dụng sao thật sắc nhọn, mỏng, sát trùng trước khi tiến hành cắt đoạn thân thành từng khúc nhỏ. Để khô vết cắt không cho vết cắt này tiếp xúc trực tiếp với nước trong vài tiếng đồng hồ cho khô hẳn. Sau đó bạn sử dụng keo liền sẹo hoặc bôi sơn móng tay để có thể làm liền vết cắt.

Đáp ứng được việc tránh nước ngấm vào thân ươm kei là bạn có thể nâng cao tỷ lệ thành công khi ươm giống rất cao rồi đó.

Giữ cho vết cắt được không ráo
Nhiệt độ đủ ấm: Nhiệt độ quyết định rất lớn đến sự phát triển của mầm cây và rễ cây. Nếu như ươm keiki trong thời tiết quá lạnh, bạn có thể không hề nhìn thấy một chút hi vọng nào. Khi thời tiết ấm lên, chẳng hạn như bước sang xuân thì tỷ lệ nảy kei cao hơn rất nhiều.

Chính bản thân tôi đã ươm kei vào mùa đông do nhận được quà nhưng tỷ lệ thành công không cao. Nhiệt độ không phù hợp khiến cho các mắt ngủ có thức dậy, rễ có ra nhưng ngọn mầm thì cứ chốn chẳng thấy đâu. Mùa xuân đến, các mắt ngủ mới bắt đầu thức, vậy là mất cả mùa đông tôi tốn công chăm sóc mà chẳng thu được kết quả cao.

Ươm kei không cần ánh sáng quá mạnh

Nhiều bạn hỏi tại sao ươm kei mà lại ra hoa? Người kích hoa thì lại ra kei, người kích kei lại ra hoa… quá khó chịu phải không nào. Thực ra ươm kei ra hoa hay ra hoa là do chế độ ánh sáng chứ không phải do độ ẩm như mọi người vẫn lầm tưởng.

Nếu bạn muốn ươm hoa, hãy để các khúc mắt ngủ của cây vào khu vực có ánh sáng yếu, hạn chế nắng mạnh. Ánh mặt trời giúp phân hóa mắt ngủ rất mạnh. Nếu bạn ươm kei đúng mùa ra hoa dưới điều kiện ánh sáng mạnh, khả năng cho hoa của mắt ngủ là rất lớn. Đồng thời ánh sáng mạnh sẽ khiến giá thể của bạn mau khô, không đảm bảo được độ ẩm thưởng xuyên để kei có thể nảy bình thường. Khi ra kei con rất non và yếu, dưới ánh sáng quá mạnh nó có thể bị đốt nóng và có khả năng bị cháy, teo là rất cao.

Để nơi có ánh sáng nhé, nắng nhẹ vào buổi sáng
Có nên sử dụng thuốc kích kei: Thuốc kích kei hiện nay rất phổ biến trên thị trường và rất đa dạng. Với kinh nghiệm kích kei của tôi, thực ra chúng ta không nhất thiết phải dùng thuốc mới có thể làm thức mắt ngủ. Vào mùa xuân, hè và thu, nhiệt độ ấm chúng ta có thể chọn cách ươm bình thường mà không cần đến sự xuất hiện của thuốc kích thích vẫn có thể cho tỷ lệ thành công lên tới 80%.

Nếu bạn kích kei vào mùa đông, điều này hoàn toàn không nên. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải kích, bạn nên sử dụng thuốc kích thích để nâng cao tỷ lệ nảy mầm. Thuốc kích kei bạn nên nhớ dùng thật ít hoặc không dùng atonic bởi nồng độ đậm đặc của anonic rất dễ khiến các kei nóng và xảy ra hiện tượng thối thân.

Tuy nhiên, nếu có sự can thiệp của thuốc, tỷ lệ nảy mầm cao sẽ khiến số lượng kei lớn làm cho ngọn bị còi cọc, chậm phát triển. Thậm chí, nếu chế độ chăm sóc không phù hợp rất dễ làm hỏng, làm teo mầm. Nhiều mầm mà không đủ dinh dưỡng, mầm èo ọt và sức đề kháng kém khiến cho mầm không thể chống chọi lại được mùa đông lạnh giá.

Một loại thuốc kích Kei
Chúng ta bắt buộc dùng thuốc kích trong trường hợp khúc thân quá già và khó có khả năng nảy mầm thôi. Cá nhân tôi vẫn không thích dùng thuốc kích lắm. Mọi thứ nên để thuận theo tự nhiên bởi dĩ nhiên cái gì có lợi cũng đi kèm cái hại.

Lưu ý rằng bạn kích kei nên hạn chế hoặc không nên dùng Atonik để kích rễ nhé, với liều lượng nhẹ thì có thể không sao nhưng nếu với hàm lượng lớn như trên bao bì sẽ rất dễ gây thối nhũn, làm hỏng các mắt ngủ của cây.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Những sai lầm của người mới chơi lan

Những sai lầm của người mới chơi lan

Những người mới chơi lan thường hay phải đóng học phí, đây là câu nói có thể thấy rất phổ biến trên các trang mạng xã hội. Những sai lầm của người mới chơi lan thường khá giống nhau do suy nghĩ sai lầm về loài hoa lan. Vậy đâu là những nguyên nhân khiến nhiều người phải trả giá như vậy?


Một số người mới chơi chỉ thấy hoa đẹp là thích, hợp túi tiền là ra ngoài hàng xách về hoặc đặt ngay trên mạng mà không biết cách chăm sóc chúng như thế nào, cần những điều kiện gì. Có rất nhiều loại lan cho hoa đẹp nhưng để chăm được chúng ra hoa hoặc có loại chỉ cần sống thôi đã khó rồi.

Nếu bạn không rành chơi lan đừng chọn những loại sau về trồng nhé: Trúc phật bà, trúc mành, đơn cam, chuỗi ngọc, hoàng thảo kèn, kim điệp nhựa, trầm vàng, hoàng thảo u lồi, hoàng thảo lông trắng, ý ngọc,…

Lựa chọn giá thể không phù hợp


Đối với từng loại lan mà có những cách trồng trên các giá thể khác nhau. Có loài rất ưa ẩm nên trồng trên dớn phù hợp, có loại ưa khô nên ghép gỗ là ổn nhất. Nếu muốn trồng lan nào bạn nên tìm hiểu cách trồng lan đó và chuẩn bị trước giá thể.

Giá thể chưa được xử lý đã mang lan lên ghép: Đây là ví dụ điển hình của nhiều người chơi lan. Các bạn nên biết rằng giá thể là nơi trú ngụ của vô vàn các loại vi khuẩn, virut có thể hại lan. Nếu bạn không xử lý chúng thì khi cây lan đã bắt đầu bén rễ, sống bám vào giá thể thì chúng đã bắt đầu bị vi khuẩn có hại xâm nhập. Lúc này xử lý giá thể đã là muộn và đôi khi còn không mang lại hiệu quả. Bạn gỡ lan ra ghép lại thì cũng tội cây, sốc và chột cây lần nữa; không gỡ ra mà xử lý thì giá thể khó có thể sạch được mầm bệnh. Chính vì thế bạn nên cân nhắc xử lý giá thể kĩ càng trước khi trồng lan nhé!

Sử dụng quá nhiều dây kim loại để ghép lan: Ngày xưa tôi thích dùng dây thép, loại nhỏ để ghép lan lắm. Với ưa điểm vừa dễ cố định cây, vừa chặt, gọn gàng, dễ buộc mà ghép chi chít đến nỗi chỉ thấy dây thép mà rễ lan cụt ngủn. Qua cái thời ghép lan như vậy rồi lại đến cái thời ghép lan thân thòng vào dớn bảng, uốn thép hình chữ U đóng ngược vào phần rễ để cố định gốc cây. Ok khá chắc chắn và thẩm mĩ. Tôi cứ nghĩ nó ổn cho đến khi 2 tháng, 3 tháng sau dây thép đó ngấm nước và phơi ngoài trời nên trở nên han gỉ, rễ cây ra đến đâu chạm vào nó là y như rằng đen đầu rễ và không phát triển luôn. Một lần nữa tôi phải tháo ra và ghép lại. Lần này tôi sử dụng dây thít nhựa, cái loại mà dùng để thít cuộn dây điện mà các cửa hàng đồ điện luôn có sẵn từng gói màu trắng, đen ấy. Ồ, lần này thì khỏi phải nói, thẩm mĩ cao, không ảnh hưởng đến cây lan, lỡ có buộc lỏng vẫn thít chặt gốc cây lại bình thường mà không cần thiết phải gỡ ra.

Rễ cây phong lan cực kì kị kim loại, đặc biệt là những kim loại đã bắt đầu có hiện tượng han gỉ. Chính vì thế tôi khuyên các bạn nên cực kì hạn chế sử dụng kim loại khi ghép lan nhé!

Cho ăn phân quá sớm là sai lầm của người mới chơi lan: Nhiều bạn hỏi sao đầu rễ lan bị đen, hoặc lan đang phát triển rất tốt nhưng đột nhiên đen hết rễ rồi cây héo rũ. Đây là hiện tượng sốc phân do dùng quá liều.

Cây lan mới ghép, rễ còn ngắn nhưng đừng nóng vội mà gắn phân cho em nó, cây dễ ngộ độc phân mà chết lắm. Đợi khi cây cứng cáp, rễ ổn định lúc này gắn phân cũng chưa muộn. Thường thì chỉ nên dùng phân theo liều lượng thấp hơn quy định một chút là cây phát triển ổn định.

Cho ăn phân bón quá liều lượng: Nếu bạn muốn cây lan được phát triển nhanh chóng, hạn chế sâu bệnh hại thì không phải lúc nào cũng sử dụng phân bón mà phun, bạn có phun nhiều nó cũng không lớn nhanh như thổi được đâu, thậm chí có thể gây sốc, chết cây lan là chuyện bình thường. Và trên thực tế cũng rất nhiều. Có nhiều người hỏi tôi tại sao cây lan èo ọt, tròng mãi không lên nhưng bón phân lại phản tác dụng? Cho ăn phân với nồng độ cao có thể là nguyên nhân này đấy. Khi có dấu hiệu cây héo ủ rũ, thân có dấu hiệu tóp lại, bộ rễ không thấy thay đổi thì bạn hãy xem bài viết này để xử lý xốc phân cho lan.

Lan rừng sống nhờ nước, gió, ánh sáng mặt trời và chút mùn rừng như vẫn cực kì dẻo dai, xanh tốt. Bạn không nên lạm dụng phân thuốc quá nhiều sẽ không tốt đâu. Một chút phân bón, đủ nắng, đủ gió, không mầm bệnh, ẩm vừa phải chắc chắn là điều kiện lý tưởng để cây sinh trưởng nhanh mà cực khỏe mạnh.

Tưới quá nhiều nước cho lan cũng không tốt: Nhiều bạn mua lan về chăm lan rất nhiệt tình, có bạn chăm lan quá đâm ra lan nói lời tạm biệt. Đặc tính của lan là ưa ẩm, một số loại ưa khô chứ không có loại nào ưa nước cả. Theo lý thuyết,  có chỗ hướng dẫn 1 ngày tưới 2 lần, 1 ngày tưới 1 lần,…

Tuy nhiên, theo tôi thì tùy vào điều kiện, tình trạng cụ thể mà ta có chế độ tưới cho phù hợp. Cây lan hơi khô một tí không thể chết được, chỉ kém phát triển thôi, để chúng thừa nước, úng rễ là có thể chết luôn. Chính vì thế những người mới chơi lan không nên phạm phải sai lầm này nhé.

Trồng không đúng cách cũng là sai lầm của người mới chơi lan: Nhiều bạn hỏi sao lan cứ bị thối rễ. Ngoài chế độ nước tưới, lan rất cần sự thông thoáng ở phần gốc, rễ để hô hấp. Phong lan mà, tất nhiên gió cũng đóng góp 1 phần quan trọng cho lan, vì vậy đừng trồng lan như trồng khoai nhé.

Không cắt tỉa rễ cũ khi ghép lan: Có nhiều người khi mới chơi lan không dám mạnh tay cắt tỉa rễ cũ. Với suy nghĩ để rễ cũ cho cây có thể hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng luôn để cây khỏe và không bị chột. Ban đầu tôi cũng không dám cắt đâu, cứ để nguyên một mớ dài thòng lòng ốp thẳng vào gỗ, vào chậu. Nhưng trải qua thời gian ấy, tôi đã nhận ra 1 điều, cái gì đã cũ không nên giữ lại và dùng kéo cắt thật thẳng tay, trảm không thương tiếc.

Những chiếc rễ cũ không nên giữ lại vì sao?

Thứ nhất, nó đã bị hư hại, héo khô do thời gian, có giữ lại mấy cái rễ hỏng này cũng chỉ làm giò lan thêm phần mất thẩm mĩ mà thôi.

Thứ hai, những chiếc rễ cũ có chưa nhiều các mầm bệnh có thể gây hại cho giàn lan của bạn, chính vì thế hãy cắt bỏ chúng.

Thứ ba, theo kinh nghiệm 8 năm chơi lan của mình, lan cắt rễ càng cụt càng cho ra những chiếc rễ mới khỏe hơn, đẹp hơn so với những rễ mọc ra từ rễ cũ.

Thứ tư, bạn có cắt cũng nên giữ lại 1 chút gần gốc cây lan để ta có thể sử dụng chúng để buộc cây lan vào giá thể một cách dễ dàng hơn. thường thì đối với thân thòng tôi chỉ để khoảng 0,5 đến 1cm để ghép lan dễ hơn thôi. Với lan đơn thân thì tùy, rễ nào hỏng thì mạnh tay cắt bỏ, rễ nào còn khỏe cứ giữ lại để nó có thể ra rễ mới ngay trên chính rễ cũ đó.

Để có được một giò lan đẹp, đòi hỏi sự kiên trì và hiểu biết của người chơi lan. Đây chính là cái thú vui tao nhã của người trồng lan. Có như vậy mới thấy được giá trị và vẻ đẹp của bông hoa lan. Chúc các bạn mới chơi tích lũy được nhiều kinh nghiệm!

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Giá thể trồng lan hài và những ưu nhược điểm của chúng

Giá thể trồng lan hài và những ưu nhược điểm của chúng

Hiện nay, có nhiều người mới chơi lan hài nhưng lại không biết giá thể trồng lan hài phù hợp ra sao. Tuy nhiên, giá thể trồng lan hài hiện nay cũng vô cùng đa dạng. Mỗi loại giá thể trồng lan hài đều có những ưu nhược điểm riêng, cùng tìm hiểu những đặc điểm này nhé!


Lan hài là một trong loài lan có thể nói là quý tộc nhất đối với người chơi lan. Nếu để phân biệt người chơi lan để thưởng thức và người chơi lan theo độ sâu, độ chơi thì có thể dễ nhận thấy: Người chơi lan hài thường là những người có tầm, có hiểu biết khá rộng về các loài lan. Đặc biệt, lan hài rất kén người chơi bởi không ai có thể hiểu hết được vẻ đẹp của nó. Lan hài có thể nói là khá kén người chơi. Hầu như tôi thấy những ai chơi hài lâu năm đều đã trải qua những quãng thời gian chơi phong lan khá lâu. Tất nhiên đây chỉ là đối với những người chơi nhiều hài, nhiều loại chứ không chỉ là một hai loại đâu. Lan hài khá đắt so sới những loại phong lan khác. Một chậu hài có giá dao động có thể từ vài trăm nghìn đến vài triệu, vài chục triệu cũng có; tất nhiên đây chỉ là những loại lan bình thường không đột biến gì nhé!

Lan hài có thể là một giống lan quý đối với người chơi nhận thấy vẻ đẹp và cái tầm của nó. Hiện nay trên thế giới giá lan hài khá đắt so với giá ở Việt Nam. Mỗi chậu lan hài có thể dao động từ vài chục đến vài trăm đô trên thị trường thế giới. Ở những nước khác, người ta coi lan hài là một loài lan quý. Ở Việt Nam, có lẽ chẳng có nhiều người chơi lan hài là mấy.

Giá thể trồng lan hài

Ban đầu mới trồng hài, tôi cũng như các bạn chẳng biết nên trồng lan hài bằng gì. Ở thiên nhiên chúng mọc đủ kiểu, lúc thì trên cây (hài kim) lúc lại ở vách đá, bờ suối, đỉnh núi,… Giá thể trồng lan hài cực kì đa dạng.

Không ai trồng hài chỉ dùng một loại giá thể nhất định. Mỗi loại giá thể có một ưu điểm, nhược điểm riêng. Chính vì thế, nếu bạn khéo léo trộn các loại giá thể với nhau có thể tạo ra được một loại giá thể phù hợp cho chậu lan hài của bạn để đảm bảo chúng đủ thoáng mà vẫn giữ được ẩm cho cây.

Bài viết không hướng dẫn bạn chọn giá thể nào phù hợp nhất bởi việc lựa chọn giá thể phù hợp đối với từng loại lan hài, từng điều kiện tự nhiên, nhiệt độ và độ ẩm của từng vùng, tiểu khí hậu vườn nhà. Bạn có thể tham khảo để đưa ra được chất trồng phù hợp nhất đất với lan hài.

Cần phải phối hợp nhiều loại giá thể khác nhau để khắc phục các ưu nhược điểm của chúng
Ưu nhược điểm của những loại giá thể trồng lan hài phổ biến

Vỏ cây:

Vỏ cây được rất nhiều người ưa chuộng, có rất nhiều loại vỏ cây được sử dụng như vỏ me, vỏ thông, vỏ sao, vỏ vú sữa, … Tuy nhiên được sử dụng rộng rãi nhất là vỏ thông vì vỏ thông cực dễ kiếm, giá thành rẻ, khai thác dễ dàng, vỏ thông có tinh dầu nên có đặc tính kháng nấm tốt. Vỏ sao thì rất chắc chắn, rất lâu mục vì lớp bần rất dày. Vỏ cây nói chung có ưu và nhược điểm sau:

+ Ưu điểm của vỏ cây: giữ ẩm tốt, ít đóng rêu, đặc biệt là rêu nhớt, nhẹ, rất thích hợp cho hài, đặc biệt vỏ thông có tính sát khuẩn cao nên không lo rêu mốc.

+ Nhược điểm: vỏ cây dễ lên nấm nếu môi trường không thuận lợi, nhanh mục trong 2-3 năm, riêng vỏ sao rất bền (loại vỏ già), có một số loài côn trùng thích trú ẩn ở vỏ cây.

+ Lưu ý trước khi trồng lan nên luộc chín để vỏ ngấm nước và nên chọn vỏ thông để đảm bảo tính kháng nấm bệnh cho cây, ngoài ra chúng ta cần lựa chọn sắp xếp kích thước vỏ cây cho hợp lý, vỏ to cho xuống dưới vỏ nhỏ lên trên để đảm báo tính thoáng khí, giữ ẩm cho chậu cây.

Giá thể gỗ:

Có thể là gỗ me, gỗ vú sữa, gỗ sao, gỗ thông …., nhưng tốt hơn cả là gỗ thông đỏ (trừ nấm men trắng). Về ưu và nhược điểm cả gỗ cũng tương tự như vỏ cây.

Dớn cọng ( rễ dương xỉ ):+ Ưu điểm của dớn cọng: mau khô, thoáng, khá bền, nhẹ, giữ ẩm tốt, rễ lan ưa thích

+ Nhược điểm: dễ mọc nấm trong điều kiện môi trường không thuận lợi, dễ gây bí nếu chất trồng quá vụn.

+ Lưu ý: dớn cụng dễ bị mục hơn khi để dớn quá khô

Giá thể vỏ dừa, xơ dừa:

+ Ưu điểm: mau ngấm nước, giữ ẩm tốt, thích hợp với nhiều loại lan, giữ phân bón tốt, dễ điều khiển độ ẩm.

+ Nhược điểm: dễ gây bí nếu chất trồng quá vụn và lớp chất trồng dày, dễ mọc rêu, dễ gây úng, mau mục, có nhiều chất muối có sẵn bên trong, nhiều loại côn trùng thích ẩn nấp trong xơ dừa.

+ Lưu ý: ngâm kĩ trước khi trồng để xả bớt muối.

Rễ bèo lục bình:

+ Ưu điểm: có khả năng hút và giữ ẩm cao, có nhiều đạm giúp cây ra rễ và tăng trưởng mạnh trong thời gian đầu

+ Nhược điểm: dễ mục rã, dễ làm hầm nóng rễ lan

Dớn tổ quạ (dớn ổ phụng):

+ Ưu điểm: giữ ẩm rất tốt, lan khá ưa thích, khá lâu bền, giữ phân bón tốt

+ Nhược điểm: dễ làm hầm nóng rễ lan, nhiều loại côn trùng thích trú ẩn bên trong.

Rêu nước: (Sphagnum moss)

+ Ưu điểm: giữ ẩm rất tốt, hút rất nhiều nước, thích hợp những loài lan ưa ẩm cao như lan hài, giữ phân bón tốt, ít bị nấm mốc

+ Nhược điểm: do giữ nước nhiều nên cây sẽ dễ bệnh vào mùa mưa, giữ muối, mau mục.

Than đá:

+ Ưu điểm : rẻ, nhẹ, giữ ẩm tốt, thoáng, ít mầm bệnh, sạch sẽ, lâu mục, giữ được phân bón, rễ lan khá ưa thích.

+ Nhược điểm: dễ lan nấm mốc trắng nếu gặp môi trường không tốt, giữ muối

Than xỉ tổ ong đã đốt:

+ Ưu điểm: rẻ, giữ ẩm tốt, thoáng, lâu hư chất trồng

+ Nhược điểm: bản thân than xỉ đã chứa rất nhiều muối dễ làm nóng rễ lan, dễ mọc rêu, chất trồng quá vụn làm bí rễ, rễ lan không ưa lắm, nặng.

+ Lưu ý: ngâm kĩ xả muối trước khi trồng và phải xả muối hàng tháng.

Đá núi lửa: (lava rock)

+ Ưu điểm: dễ ngấm nước, không mục, thoáng, không quá nặng, giữ ẩm tốt, không có mầm bệnh

+ Nhược điểm: dễ đọng muối, sên không vỏ ưa trú ngụ trong này

Đá xốp: (Pumice rock)


+ Ưu điểm : giữ ẩm tốt, khá nhẹ, không mục

+ Nhược điểm: giữ muối

Đá bọt: (perlite)

+ Ưu điểm: nhẹ và thấm nước, giữ ẩm tốt, thích hợp dùng để trộn chất trồng, thích hợp cho các loài có rễ nhỏ

+ Nhược điểm: giữ muối

Gạch non:

+ Ưu điểm: thoáng, thấm nước tốt, mau thoát nước

+ Nhược điểm: nặng, giữ muối, dễ đóng rêu

Đá xanh:

+ Ưu điểm: thoáng, làm mát rễ lan, cân bằng nhiệt độ trong chậu

+ Nhược điểm: nặng, ít giữ ẩm

Đá vôi:

+ Ưu điểm: thoáng, làm mát rễ lan, cung cấp thành phần Ca cho lan

+ Nhược điểm: mau khô, nặng

Đá san hô:

+ Ưu điểm: thoáng, giữ ẩm tốt, cung cấp thành phần Ca cho lan

+ Nhược điểm: nặng, đọng muối

Vỏ đậu phộng: (vỏ lạc)

+ Ưu điểm: nhẹ, dễ tìm, rễ lan khá ưa thích, giữ ẩm tốt, ít bị nấm

+ Nhược điểm: có chất dầu, tạp chất

+ Lưu ý: nên ngâm xả trước khi trồng

Xốp:

+ Ưu điểm: nhẹ, rất thích hợp lót đáy chậu hoặc trộn tạo độ thoáng cho chất trồng

+ Nhược điểm: không thấm nước

Vỏ trấu:

+ Ưu điểm: thoáng, giữ ẩm tốt

+ Nhược điểm: dễ ủ bệnh

Mùn cưa:

+ Ưu điểm: giữ ẩm tốt, nhẹ

+ Nhược điểm: mau mục, dễ ủ bệnh

Đất:

+ Ưu điểm: giữ ẩm tốt, cung cấp nhiều chất khoáng cho cây

+ Nhược điểm: dễ gây bí, dễ mang mầm bệnh

Leca: (viên đất nung)


+ Ưu điểm: thoáng, không bị mục, giữ ẩm tốt, giữ được phân bón

+ Nhược điểm: khá nặng, giữ muối

Lá cây khô – mục:


+ Ưu điểm: giữ ẩm tốt, cung cấp các dưỡng chất cho cây trồng

+ Nhược điểm: dễ ủ bệnh

Trên đây là một số các ưu nhược điểm của những giá thể trồng lan hài phổ biến nhất. Bạn hãy tự chọn cho mình những loại giá thể phù hợp với từng loại hài và khí hậu vườn nhà nhé. Chúc các bạn sở hữu những chậu lan hài ưng ý nhất.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Cách làm lan đơn thân đẻ nhiều con

Cách làm lan đơn thân đẻ nhiều con

Cách làm lan đơn thân đẻ con như thế nào không phải ai cũng biết. Dù là người chơi lan lâu năm hay người mới chơi lan, trồng được lan sống đã khó, làm thế nào để nó đẻ con còn khó hơn. Làm lan đơn thân đẻ con vừa nâng cao giá trị, vừa tăng độ thẩm mĩ giúp bạn thỏa sức chiêm ngưỡng thành quả của mình.


Điều kiện cần thiết để cây lan có thể đẻ con

Bạn thích giò lan của chỉ có 1 2 cây to hay giò lan mẹ bồng 2-3 con? Đối với những giò lan đơn thân lâu năm, thân cây mẹ phát triển dài, đặc biệt là quế, tam bảo sắc, hoàng nhạn, đuôi cáo, đai châu,… thì sẽ bắt đầu đẻ con. Tuy nhiên đối với cách để nó tự đẻ con thì thường cây mẹ đã quá dài, cây con mới bắt đầu nhú gây mất cân đối và làm xấu giò lan.

Thay vì thế, chúng ta có thể sử dụng một vài thủ thuật giúp cây lan có thể đẻ con mà không nhất thiết phải chờ cây mẹ thật già. Tuy nhiên vẫn có những điều kiện cần thiết để có thể tạo được cây con ra như sau:

Cây mẹ phải khỏe mạnh, rễ phát triển:
Đối với những cây cần làm đẻ con, ít nhất tuổi đời của nó phải từ 3 năm trở lên, cây thuần vườn với bộ rễ cực kì phát triển. Cây mẹ khỏe mạnh thì mới đủ sức nuôi con được. Và tất nhiên, với những cây các bạn mới ghép, mặc dù cây có khỏe, giề to đi nữa nhưng rễ không phát triển thì các bạn cũng đừng nghĩ tới chuyện này nhé!


Sau mùa hoa chừng khoảng 1 tháng: Có nhiều bạn kích cây con vào mùa hoa, thực sự không có hiệu quả mà còn hại cây nữa. Mùa hoa hay trước mua hoa là thời điểm cây lan bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa. Chính vì thế mà toàn bộ các chất dinh dưỡng cây hút được sẽ được tập trung mang lên nuôi mầm hoa. Thời điểm kích cây con lên nhất là sau mùa hoa, tốt nhất là sau 1 tháng khi hoa tàn. Tại sao lại là sau 1 tháng? Lúc này cây mẹ đã đầy đủ chất dinh dưỡng cho các bộ phận của cây mà không phải thiếu chất như khi cây mới tàn hoa.

Sử dụng thuốc kích thích: Có lẽ sử dụng thuốc kích thích là điều không cần thiết, tuy nhiên có thuốc kích thích thì sẽ nâng khả năng nảy cây con lên rất nhiều. Nhiều người nói rằng không cần sử dụng thuốc kích thích vẫn lên nhưng có vẫn hơn không mà. Thuốc kích thích giúp rút ngắn thời gian nảy cây con, đồng thời giúp cây con có sức khỏe tốt hơn.

Sử dụng keo liền sẹo: Có nhiều biện pháp làm cây lan đơn thân đẻ con, trong đó có cả những biện pháp động đến dao kéo mới có thể làm cây lan rung động được. Khi đã động đến dao kéo, bạn nên sử dụng keo liền sẹo để có thể làm lành vết thương, tránh cây lan bị mầm bệnh xâm nhập vào từ môi trường bên ngoài.



Những phương pháp làm lan đơn thân đẻ con hiệu quả nhất

Cắt ngọn, bấm ngọn

Với những loại lan đơn thân mà có sức sống mạnh mẽ, bộ rễ phát triển thì chúng ta có thể hi sinh bấm phần ngọn đi để cây con có thể đẻ nhánh ở những mặt ngủ ngay bên dưới ngọn cây. Điều này sẽ khiến cây lan của bạn cụt ngọn nhưng bù lại, sau 1 tgian bạn sẽ có từ 1 đến 3 ngọn khác thay thế, như vậy là nghiễm nhiên bạn đã thêm được 2 ngọn lan rồi phải không nào.

Tuy nhiên bạn chỉ nên áp dụng cách này với những giò lan có nhiều cây mà không phải một cây và không áp dụng với cây lan có ngọn dài nhất. Tại sao lại như vậy? Thường thì ngọn lan dài nhất là ngọn chính, là điểm nhấn của cây lan nên khi bấm ngọn thì giò lan bị tách, mất phương hướng nên rất kị trong phong thủy, đồng thời cũng chẳng còn tý thẩm mỹ nào cả. Bạn chỉ nên bấm ngọn những cây nhỏ hơn giúp giò lan của bạn nhanh chóng rậm rạp mà không mất đi vẻ đẹp vốn có.

Đè cây nằm ngang sát mặt giá thể: Cách này chỉ được áp dụng đối với những cây lan trồng chậu có diện tích lớn, mặt chậu phẳng và ngọn cây thẳng. Ta dùng một chiếc nẹp buộc thân cây lan vào và đè sát xuống mặt giá thể, giữ ẩm liên tục. Cây lan sau 1 thời gian sẽ có xu hướng ngóc đầu lên, bạn hãy nẹp tiếp cho nó không ngóc lên được, lúc ấy thì những mắt ngủ của phần thân sát giá thể sẽ bắt đầu phân hóa mầm non và mọc thành cây con. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải sử dụng kèm thuốc kích thích nảy cây con phun và giữ ẩm liên tục mới được hiệu quả cao. Đồng thời, thân cây mẹ sẽ bám chặt xuống giá thể để hy sinh cho cây con mọc lên.

Treo ngược giò lan: Đối với những giò lan lâu năm, thân mẹ dài mà chưa thấy nảy cây con, bạn hãy thử treo ngược giò lan lại xem. Nhớ là giữ ẩm và phun thuốc kích cây con lên để nâng cao khả năng đẻ con nhé. Cây lan treo ngược chắc chắn sẽ bị đổi hướng nắng và ngọn sẽ ngoặt ngoèo không được thẳng, tuy nhiên bù lại bạn có thể làm giò lan đơn thân của mình đẻ con xum xuê để nó không cô đơn.

Dùng dây đồng thắt ngẫng tại thân


Đây là cách làm khá phổ biến và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên cách làm này yêu cầu cây lan của bạn có tuổi đời lớn, thân dài trên 30cm và có bộ rễ khỏe mạnh. Bạn sử dụng dây đồng ( loại dây đồng lõi to bằng chiếc tăm) cắt thành đoạn ngắn chừng 3 cm xoắn thật chặt vào phần thân cây lan.

Vị trí xoắn đẹp nhất là bên dưới 2 đến 3 chiếc rễ gần ngọn nhất để đảm bảo rằng nếu có thiếu chất dinh dưỡng thì phần ngọn vẫn có những chiếc rễ có thể tự tìm nguồn sống cho cây. Vị trí thắt ngẫng này làm phần dinh dưỡng phần gốc không được đưa lên ngọn, chính vì thế sẽ làm cho phần gốc nảy cây con lên. Khi cây con đã lớn, bạn có thể tháo phần dây đồng này ra để cây tiếp tục phát triển mạnh hơn.

Trên đây là những phương pháp có thể giúp cây lan đơn thân đẻ con hiệu quả qua những tác động từ bên ngoài. Ngoài ra, khi cây lan trưởng thành nó có thể tự đẻ con mà không cần bạn can thiệp. Chúc các bạn sở hữu được những giò lan đẹp, khủng, có giá trị cao!

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan

Hướng dẫn cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây lan

Hẳn nhiều người mới chơi lan đều không ai có đầy đủ những kinh nghiệm để nhận biết và chữa trị bệnh cho lan nhanh chóng. Bệnh rỉ sắt trên cây lan hiện nay khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết. Vậy bệnh rỉ sắt là gì, cách chữa bệnh rỉ sắt cho lan như thế nào cho hiệu quả cao?


Hẳn nhiều người mới chơi lan đều không ai có đầy đủ những kinh nghiệm để nhận biết và chữa trị bệnh cho lan nhanh chóng. Bệnh rỉ sắt trên cây lan hiện nay khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết. Vậy bệnh rỉ sắt là gì, cách chữa bệnh rỉ sắt cho lan như thế nào cho hiệu quả cao?

Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh rỉ sắt có thể khiến cho cây rụng lá, kiệt sức và suy giảm năng suất. Đối với cây lan, bệnh rỉ sắt khiến cho cây mất giá trị thẩm mĩ, suy giảm sức sống, nặng có thể là chết cây.


Nguyên nhân gây ra bệnh rỉ sắt trên lan

Bệnh rỉ sắt trên cây lan do nấm Phragmidium mucronatum gây nên.

Thông thường, bệnh rỉ sắt thường xuất hiện vào đầu mùa xuân và khoảng đầu tháng 8 đến tháng 12 âm lịch, bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết có độ ẩm cao (> 80%), lá cây lan ẩm ướt và nhiệt độ thích hợp từ 18 – 25 độ C.

Trong không khí, các bào tử nấm lan truyền từ tàn dư cây bệnh còn sót lại, nhiệt độ thích hợp và độ ẩm cao khiến cho chúng phát triển nhanh chóng lan và lan ra cả giàn lan.

Dấu hiệu nhận biết bệnh rỉ sắt

Lúc đầu trên lá xuất hiện những điểm nhỏ màu hơi vàng nổi gờ, sau đó vết bệnh to dần, ở giữa màu vàng nâu thẫm xung quanh có quầng vàng hẹp, vết bệnh mở rộng đường kính tới 2 mm.

Điểm gờ nhỏ phía dưới lá là khối bào tử nấm, còn mặt trên lá chỗ vết bệnh có màu vàng nâu. Vết bệnh biểu bì vỡ tung để khối bào tử hạ màu hồng nâu tung ra ngoài, chung quanh vết bệnh có quầng vàng hẹp. Khối bào tử thường lộ rõ ở mặt dưới lá, còn mặt trên thể hiện vết bệnh màu nâu vàng, nhưng cũng có khi khối bào tử hạ xuất hiện cả hai mặt.

Chữa bệnh rỉ sắt cho lan thế nào để có được hiệu quả cao

Bệnh rỉ sắt do nấm gây nên, chính vì thế những loại thuốc trị nấm cho lan bạn đều có thể sử dụng. Một số loại thuốc có thể dùng để chữa bệnh rỉ sắt cho cây lan có thể kể đến như TOPSIN M, CARBENZIM 500FL, MANCOZEB, NATIVO 750WG, Copper-Zinc 85WP, Copper-B 75WP, Vizincop 50BTN, Anvil,…

Trong các loại thuốc trị bệnh rỉ sắt trên, cá nhân tôi thấy 2 loại thuốc sử dụng hiệu quả nhất và phổ biến nhất đó chính là Topsin M và Anvil 5SC.

Anvil 5SC trị thối lá non, ngọn và rỉ sắt khá tốt. Với thành phần Hexaconazole 50g/L,  Anvil có thể trừ bệnh phổ rộng, tiêu diệt nấm bệnh thông qua cơ chế ngăn cản sinh tổng hợp Ergosterol (chất cấu tạo nên màng tế bào nấm bệnh), nấm bệnh sẽ bị cô lập và ngừng phát triển do chúng không hình thành được tế bào mới. Anvil được mô cây hấp thu nhanh, chuyển vị và lưu dẫn mạnh nên kiểm soát nấm bệnh nhanh chóng, hiệu quả và kéo dài bằng cơ chế vừa phòng vừa trị bệnh. Đây là loại thuốc được nhà vườn sử dụng phổ biến nhất. Anvil được bán với giá cả hợp lý, hiệu quả nhanh, phí ship cực rẻ. Tôi cũng đặt mua Anvil loại to tại đây để dùng dần cho giàn lan của mình. Chi tiết, bạn có thể xem thêm tại đây

Topsin M: Thuốc lưu dẫn, nội hấp, đặc trị nhiều loại nấm gây bệnh trên nhiều cây trồng khác nhau. Chuyên trị vàng lá, thán thư, rỉ sắt, đen thân, đốm nâu, thối rễ…

Phòng bệnh rỉ sắt cho lan: Phòng bệnh cho lan sẽ giúp cây được khỏe mạnh, tránh được những thiệt hại sau khi cây mắc bệnh. Một số cách để phòng bệnh rỉ sắt rất hiệu quả có thể kể đến như:

Dọn sạch sẽ giàn lan: Không chỉ để phòng bệnh rỉ sắt, dọn dẹp sạch sẽ giàn lan có thể đảm bảo một tiểu khí hậu lý tưởng cho cây phát triển, tránh được những mầm bệnh ủ, đồng thời tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho giàn lan.

Tiêu hủy hoàn toàn những mầm bệnh trong vườn:
Những mầm bệnh phát sinh chủ yếu từ cây rừng mua về và từ cây bệnh trong vườn lây lan. Chính vì thế bạn cần phải đảm bảo tiêu hủy hết những mầm bệnh này bằng cách phun thuốc phòng bệnh mỗi tháng.

Sử dụng nấm trichoderma để phòng ngừa mầm bệnh: Nấm đối kháng trichoderma là loại nấm cực rẻ, cực hiệu quả cho người trồng lan phòng ngừa các loại nấm gây hại. Sử dụng nấm trichoderma hiện nay là phương pháp trồng lan có sự cộng sinh nấm có lợi giúp cây khỏe mạnh, lớn nhanh, sức đề kháng tốt.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

Cách trồng lan vảy rồng sai hoa, đậm màu

Cách trồng lan vảy rồng sai hoa, đậm màu

Vảy rồng là một loại lan rừng đẹp rực rỡ, dễ trồng và cực kì sai hoa. mang sắc vàng của nắng, loài lan vảy rồng chắc chắn không thể thiếu trong bộ sưu tập của những người chơi lan. Đây cũng là một loại lan cho hoa vào mùa hè này.


Lan vảy rồng có tên khoa học là Dendrobium lindleyi. Lan vảy rồng được tìm thấy ở các vùng núi của Đông Nam Á, Việt Nam cũng có rất nhiều, đặc biệt là khu vực vùng núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Những địa danh có thể tìm thấy lan vảy rồng ở Việt Nam có thể kể đến như: Ba Vì, Lao Bảo, Quảng Trị, Hà Sơn Bình, Đà Lạt, Gia Lai, Kontum… Vảy rồng sống bám trên những thân cây gỗ lớn, tán lá thưa thành từng mảng. Vào mùa hoa, những thân cây này khoác lên mình một màu vàng rất rực rỡ.

Nhận biết lan vảy rồng qua thân lá

Vảy rồng có thân (giả hành) ngắn khoảng 4 – 7 cm, đường kính từ 1,5 đến 4 cm, gốc và ngọn thon nhỏ, phình to ở giữa. Thông thường 1 giả hành thường có từ  3-4 đốt, rất cứng. Trên thân Vảy rồng thường có nhiều rãnh chạy dọc. Các giả hành đơn lẻ xếp sát nhau thành mảng tạo cảm giác cứng cáp, chắc chắn như bộ vảy của loài bò sát, có lẽ vì thế người ta gọi Vảy rồng. Một thân (giả hành) chỉ có một lá rất dày, cứng, màu xanh thẫm ở đỉnh dài khoảng 3-7 cm, bề rộng 2-4 cm, đầu lá tròn.

Hoa vảy rồng: Ngồng hoa phát ra từ giả hành đã trưởng thành, trên một ngồng gồm nhiều bông đơn lẻ tạo thành chùm rất đẹp. Ngồng hoa thường dài 15-30 cm. Mỗi bông đơn kích cỡ khoảng 3cm, màu vàng tươi (đậm nhạt còn tùy xuất xứ vùng miền, sức khỏe, ánh sáng cây được hưởng), họng hoa màu vàng sẫm hơn cánh, môi tròn rộng, không có mùi thơm hoặc thơm thoảng nhẹ.

Phân loại lan vảy rồng


Lan vảy rồng sống cực phổ biến, chính vì thế hình thái thân lá của chúng cũng phụ thuộc phần lớn vào điều kiện khí hậu. Một đặc điểm dễ nhận biết lan vảy rồng lào và vảy rồng ta đó chính là dựa vào thân lá:

Vảy rồng ta: Đối với vảy rồng ta, bạn có thể để ý thân của chúng không quá lớn, thường có kích thước phổ biến khoảng 3-4 cm. Thân vảy rồng ta tóp lại và có 4 khía chạy dọc thân, 4 cạnh hơi lõm khiến ta có cảm giác loại vảy rồng ta này có thân vuông hơn vảy rồng Lào. Vảy rồng ta thân thường có màu xanh xám, có khi còn màu trắng của thân non. Lá vảy rồng ta cũng không quá lớn, cân đối với thân.

Vảy rồng Lào: Ngược lại, vảy rồng Lào lại có thân khá to, dài chừng 4-6cm. Thân cây béo tròn, có nhiều khía hơn vảy rồng ta ( thường là từ 6 đến 8 khía), các cạnh nở tròn mà không lõm vào như vảy rồng ta. Thông thường thì thân vảy rồng lào rừng ánh lên màu vàng của nắng, những thân già có thể có màu nâu đỏ. Những giả hành non cũng không còn màu trắng như vảy rồng ta. Lá của lan vảy rồng lào cũng có phần cứng hơn, to và dài hơn so với vảy rồng ta.

Cách trồng lan vảy rồng trên kinh nghiệm thực tế: Nhiều người nói rằng lan vảy rồng khó trồng và khó ra hoa. tuy nhiên tôi lại thấy rằng đây là loại lan cực kì dễ trồng, sai hoa, rực rỡ mà lại không mắc nhiều loại bệnh như những loài lan khác, đặc biệt là lan thân thòng.

Cách xử lý giống khi mới mua về:

Khi mua vảy rồng về, bạn bỏ khỏi hộp ra ngoài cho cây quen với khí hậu khoảng 1 ngày, treo chỗ râm mát, thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau đó tiến hành cắt hết rễ, giả hành chết và bôi chút keo liền sẹo vào. Nếu bạn không có keo liền sẹo có thể dùng sơn móng tay để bôi cho lành vết cắt. Sau 2-3 giờ vết cắt khô thì bạn ngâm vào nước chứa Ridomil gold hoặc Physan 20SL, và Vitamin B1 trong vòng 30 phút. Sau đó vớt ra, treo cho khô trong chỗ thoáng mát khoảng 1 ngày rồi tiến hành ghép.

Có nhiều người nói rằng vảy rồng cực kì khỏe, không cần xử lý gì, cứ ghép lên kiểu gì cũng sống. Quả thật đúng là chúng sống khỏe nhưng nó có thể mang về nguồn nấm bệnh, nếu không xử lý có thể lây lan sang những giò lan khác của bạn.

Giá thể phù hợp đối với lan vảy rồng:

Vảy rồng có đặc tính là không thích thay giá thể. Do vậy giá thể của bạn càng chắc, lâu mục càng tốt. Vì lý do này nên tôi thích trồng vảy rồng với gỗ trụ, thớt gỗ, dớn bảng hoặc dớn trụ cũng khá ổn. trước khi trồng bạn cũng cần xử lý giá thể trước nhé!

Bạn cũng có thể trồng vảy rồng bằng chậu. Nếu sử dụng chậu thì bạn trồng bằng chậu đất nung, giá thể dớn cọng là ổn nhất, vừa chắc, vừa lâu mục mà lại có độ thẩm mỹ cao. Lưu ý là gỗ cần phải lột hết vỏ bên ngoài ra nhé các bạn, vừa tránh nấm bệnh, vừa đảm bảo được độ bền cho cây.

Vảy rồng có thể chịu hạn, chịu nắng rất tốt nên sử dụng những loại giá thể này là phù hợp nhất rồi.


Cách ghép lan vảy rồng:

Ghép vảy rồng cực kì đơn giản, bạn cứ ốp thẳng vào giá thể, cố định bằng dây thít nhựa là ok, vừa đẹp vừa chắc chắn. Dùng dây thít luồn vào phần gốc của cây, siết thật chặt vào giá thể, không cần lót dớn hay xơ dừa gì vào trong cả, loại này khỏe lắm ^^

Sau khi ghép vảy rồng, bạn tưới đẫm cho cây ngày 1-2 lần, khoảng 5-7 ngày là cây bén rễ. Thích nghi được khoảng 15 ngày là bạn có thể cho ăn nắng trên giàn. Thời gian đầu cây có thể cần nhiều nước, sau khi thuần rồi thì nhu cầu về nước của chúng sẽ giảm. Sau 2-3 tháng bạn có thể bó thêm một chút phân hữu cơ trên giò của cây.

Lưu ý là vảy rồng trồng nguyên giề mới khỏe và nhanh hoa, dễ sống. Loại này nó đẻ con ít nên bạn tách ra biết bao giờ mới được một giò đẹp mà chơi. Với cả vảy rồng nó không thích mọc riêng lẻ, bạn tách giề nhỏ quá là sai lầm đấy.

Lan vảy rồng ra hoa vào tháng mấy: Mùa hoa của lan vảy rồng thường kéo dài từ cuối xuân đầu hè, thường khoảng tháng 4 đến tháng 6. Để có được một mùa hoa thật rực rỡ, bạn cần có chế độ cho cây ăn nắng và tăng cường phân bón trước khi cây phân hóa mầm hoa.

Đối với tôi, lan vảy rồng thường cho ăn nắng 70 %, vị trí cao nhất của giàn lan. Đến mùa đông nắng ít thì cho ăn nắng 100% cho đến lúc ra hoa. Như vậy chúng có thể hấp thụ nhiều năng lượng hơn, sai hoa hơn, hoa đậm màu mà lâu tàn hơn.

Chế độ phân bón cho lan vảy rồng:

Vảy rồng cực kì dễ sống, sức sống mạnh, không cần chăm sóc quá nhiều. Để vảy rồng cho hoa to, màu sắc đậm thì bạn có thể sử dụng chút phân hữu cơ ủ nấm trichoderma là quá đủ. Phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng từ từ, đồng thời không gây sốc phân cho cây nên rất an toàn.

Vảy rồng có 1 loại bệnh dễ bị nhất là nấm. Giá thể lâu ngày sẽ là nơi mà nấm bệnh có thể phát triển. Do đó nấm trichoderma trong phân hữu cơ chính là một biện pháp phòng bệnh khá hiệu quả. Phân dê, phân dơi ủ nấm sử dụng cho cây rất tốt.

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2019

Cách trồng lan kim điệp nhựa - Dendrobium Trigonopus

Cách trồng lan kim điệp nhựa - Dendrobium Trigonopus

Kim điệp thơm có tên khoa học là Dendrobium Trigonopus. Ở Việt Nam, kim điệp thơm còn có tên gọi khác đó là kim điệp sáp, kim điệp nhựa.


Kim Điệp Nhựa phân bố ở Myanmar, Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam trong rừng trên thân cây ở độ cao từ 300 đến 1500 mét. Chúng sống bám trên các cây thân gỗ cao, tán lá không quá rậm rạp, ưa nắng ẩm nhưng lại không thích nóng.

Nhận biết lan kim điệp nhựa

Thân lá: Thân ngắn, mập tương tự kim điệp giấy. Thân phình to ở giữa, dọc thân có nhiều sọc chạy dài từ gốc đến ngọn. Mỗi thân thường có từ 3 đến 6 lá, mọc tập trung ở phía ngọn.

Hoa: Cánh nhọn, rất dày, hơi bóng nên nhìn có cảm giác như hoa nhựa. Cánh hoa màu vàng kim, phớt xanh lục ở họng. Chùm hoa của lan kim điệp nhựa khá nhỏ, thường từ 1 đến 4 bông, không nhiều và dài như kim điệp xuân.

Kim điệp nhựa có thể cho hoa bền khoảng 2 tháng trong điều kiện lý tưởng. Bạn lưu ý những cây lan cho hoa cánh cành dày thì càng lâu làn, cánh càng mỏng thì càng nhanh tàn.

Mùi thơm: Nói đến kim điệp thơm, loại này có mùi thơm có thể nói là đặc trưng, thơm ngang với giả hạc, đai châu hay cả trầm. Đây là một trong số ít những loài lan cho hoa vừa bền lại có mùi thơm đặc trưng.

Cách trồng lan kim điệp nhựa

Kim điệp nhựa khá khó chơi và khó thuần, mặc dù hoa cực kì bền và thơm. Chính vì khó chơi nên bạn cần chăm sóc nó thật đúng kĩ thuật ngay từ khi chọn em ấy về.

Trước tiên là chọn giống:

Để đạt được giống tốt, căng tràn sức sống, bạn lưu ý như sau: chọn loại hàng giề, đầy đủ thân lá, càng đẹp càng tốt. Có thể không cần hàng giề to, tầm 5-6 hành giả có đủ lá là được. Nên tránh các loại hàng thanh lý, dập, trụi lá bởi em ấy đã khó tính mà lại quẹo quặt nữa thì khó chơi lắm.

Cũng không nên làm giề quá to, loại này khó tính mà 1-2 hành giả bỏ cuộc là đi cả lũ, còn tác lẻ ra thì… ôi thôi bạn đừng mong nó nảy mầm gốc như phi điệp.

Đừng mua cái loại nhiều rễ bám chi chít hay bóc rừng cả mảng to đùng. Rễ ấy trước sau gì cũng phải cắt, vừa nặng nữa nên tốn tiền để rồi vất đi đấy.

Cách xử lý giống:

Cắt tỉa toàn bộ rễ già trên 1 năm của giề, loại dưới 1 năm để lại không cắt, trừ khi chúng bị bệnh hoặc dập nát. Nguyên nhân là các rễ của thân lâu năm rất khó thích nghi với môi trường mới, rễ mới của hành giả thân tơ có thể giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng và nước nhanh hơn so với loại mới mọc.

Tiến hành ngâm giống xử lý nấm bằng Physan 20SL 1ml/1 lit nước. Sau 5-10p thì vớt ra treo ngược cho khô. Ngâm tiếp vào chế phẩm Hùng Nguyễn 1ml/1lit trong 30 phút hoặc Vitamin B1 kết hợp với NPK Te( cứ 2l nước thì 4ml B1 và 1 gam NPK) trong 10 phút, sau đó treo lên chờ khô rồi ghép.

Cách ghép lan kim điệp nhựa vào giá thể:

Bạn có thể ghép lan kim điệp vào chậu hoặc dớn, gỗ đều được. Tuy nhiên cần một lưu ý là loại này cực ghét thay giá thể. Do vậy bạn cần chọn các loại giá thể càng bền càng tốt và phải xử lý kĩ trước khi ghép.

Các loại giá thể phù hợp cho kim điệp nhựa có thể kể đến như gỗ nhãn, gỗ vải, lũa, viên đất nung, dớn cọng, dớn bảng.

Trước khi ghép bạn phải lưu ý xử lý giá thể thật kĩ vì cái loại này nó khó tính, không thích axit. Tôi khuyên bạn cần xử lý giá thể 2 lần cho cây đảm bảo, lần 1 bạn có thể luộc qua, lần 2 ngâm nước vôi cho sạch sẽ rồi bắt đầu ghép.

Chăm sóc kim điệp nhựa


Kim điệp nhựa ưa ẩm khoảng 70-90%, nếu như cây khô quá thì rễ khó phát triển. Đặc biệt là cái loại này rất ít rễ, rễ không phát triển được thì cây rất khó thuần.

Loại này trồng cần phải có giá thể và giàn thoáng thì mới chơi được. Nếu không thoáng sau 1-2 cơn mưa đầu mùa thì các giả hành sẽ bị thối và lan dần. Do đó mỗi ngày bạn tưới 1 đến 2 lần là được, đảm bảo cây không bị nhăn lá, héo lại là được. Dù cây không có rễ nhưng các bộ phận khác của cây vẫn có thể hấp thu nước đấy nhé. Loại này cần có lúc khô, lúc ẩm là được. Loại kim điệp nhựa này cần phải treo trong mái che nhé các bác, dính mưa liên tục là kiểu gì cũng đi.

Về chế độ nắng, kim điệp nhựa ưa ánh nắng nhưng lại không thích nhiệt độ cao. Haizz, một bài toán khá là khó đúng không nào. Bạn có thể treo dưới 1 lớp xanh đen của thái nhưng phải cách xa giàn để hạ nhiệt.

Về chế độ phân bón, loại lông đen này thì bạn có thể sử dụng B1 và NPK+TE + Nano đồng phun nửa tháng 1 lần. 1 tháng phun trung lượng Magie 1 lần. Hai tháng phun nước vôi trong 1 lần.

Chỉ cần như vậy là quá đủ, bạn không cần thêm bất kì loại phân nào cả. Nếu bạn sử dụng phân chì tan chậm thì không cần sử dụng phân NPK nữa.

Chữa bệnh: lan kim điệp nhựa đã nhiễm bệnh thì bạn nên dùng dao kéo mà cắt đi, hiệu quả chữa bệnh với loại này khá thấp.

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2019

Cách trồng và chăm sóc lan căn diệp

Cách trồng và chăm sóc lan căn diệp

Lan Căn Diệp vốn là loài lan độc lạ, không có lá hoặc lá cực nhỏ, hoa cực sai nên được nhiều người ưa thích. Bài viết này tôi sẽ hướng dẫn mọi người cách trồng lan căn diệp chuẩn khoa học, sai hoa nhất


Giá thể trồng lan căn diệp

Lan căn diệp có bộ rễ cực kì phát triển. Kể cũng đúng thôi vì chúng đâu có lá, ngoài bộ rễ phát triển, đoạn thân nhỏ xíu thì chúng chẳng còn gì. Do đó, giá thể trồng lan căn diệp cực kì phải được chọn lọc kĩ lưỡng không giống như những loại lan khác.

Gỗ, lũa càng chắc, bền lâu càng tốt. Những loại lan có bộ rễ phát triển nói chung và lan căn diệp nói riêng đều không thích thay đổi giá thể thường xuyên.

Các loại gỗ yêu cầu không được bong tróc vỏ, nếu dễ bị bong tróc vỏ thì cần phải bóc vỏ trước khi ghép căn diệp. Có thể kể đến nhãn, ổi, vải…

Nếu gỗ để được cả vỏ (như vú sữa) thì cần phải đảm bảo không có nấm bệnh bởi vỏ cây có thể giữ ẩm tốt hơn, do đó dễ bị dính nấm hơn.

Các loại gỗ lựa chọn để trồng lan cần được xử lý nấm trước khi ghép, có nhiều cách xử lý như ngâm trong nước vôi loãng 1 ngày, ngâm trong chế phẩm xử lý nấm bệnh pha loãng 1 ngày hay nhiều bác dùng cách hơ vào lửa (xém tí cũng được không sao). Đôi khi một chiếc chậu gốm hay chiếc vò gốm nhỏ đề trồng lan Căn diệp sẽ giúp bạn tăng tính thẩm mỹ rất nhiều.

Cách trồng lan căn diệp như thế nào

Căn diệp là loại lan không có lá, do đó tất cả các chất dinh dưỡng của chúng tập trung toàn bộ ở rễ. Do vậy các bạn đừng có cắt rễ căn diệp đi nhé cắt rễ đi như vậy là vất đi luôn.

Khi mua căn diệp về sẽ có 2 dạng, một là nguyên bản căn diệp vẫn bám trên cành cây, hai là loại bóc, người ta hay gọi là bóc trụ hay bóc rừng.

Với lan căn diệp nguyên bản, nếu bạn thấy giá thể của chúng vẫn còn tốt, cứng, không bị mục nát thì có thể treo lên trồng luôn mà không cần ghép lại. Tuy nhiên bạn cần phải xử lý nấm bệnh trước, treo cách ly rồi sau đó mới treo lên giàn tránh lây lan mầm bệnh.

Với căn diệp bám gỗ đã mục, bạn có thể tách giá thể ra để ghép lại. Để hạn chế tối đa vết xước và đứt rễ, bạn hãy ngâm chúng vào một chậu nước đầy tầm 30 phút, sau đó tiến hành tách. Bạn có thể ngâm ngay vào nước diệt khuẩn, chống nấm để trừ khử mầm bệnh. Việc ngâm trong nước sẽ giúp rễ cây được bóc ra dễ dàng, có thể ngâm lâu hơn chút cũng được.

Sau khi tách được chúng ra, bạn treo chỗ thoáng để khô, chừng 2-3 giờ rồi sau đó bắt đầu ghép.

Cách ghép lan căn diệp như sau:

Bước 1: Trước tiên, với giá thể bạn cần làm luôn móc treo để cố định, ghép căn diệp dễ dàng hơn.

Bước 2: Dùng kéo sắt, cắt tỉa các ngồng hoa của cây đi, dù hoa héo hay khô, đồng thời cả rễ héo, bầm dập. Tuy nhiên với rễ thì hạn chế cắt nhé, tỉa vừa phải thôi vì nó chứa chất dinh dưỡng của cây mà. Rễ tua rua cũng cứ để đó nhé!

Bước 3: Căn chỉnh vị trí ghép cây. Hướng mắt của căn diệp ra ngoài sao cho khi nó có hoa thì các ngồng hoa được bung tỏa thoải mái nhất. Bởi lẽ mắt căn diệp không thể dài ra, không thể thay đổi vị trí nên bạn ghép mắt nó ở đâu thì hoa ra đúng ở đó. Với đặc điểm này bạn có thể hoàn toàn chủ động cho cây ra hoa tạo nên những hình thù đặc sắc theo ý thích.

Bước 4: Sử dụng dây buộc cố định mắt của căn diệp vào giá thể. Với dây buộc này thì bạn lưu ý loại dây phải buộc được chắc chắn, không lỏng lẻo. Bản dây không được quá to, dễ dàng cắt bỏ khi căn diệp đã ra đủ rễ để bám giá thể chắc chắn. Thông thường mọi người hay chọn loại dây lõi của dây điện thoại hay dây mạng, loại này có dây đồng bên trong ngoài bọc nhựa đảm bảo được các yêu cầu về độ bền chắc và vẫn thông thoáng, chú ý không xiết dây quá chặt làm đứt hoặc hỏng rễ.

Dây buộc theo quy cách vòng tròn, không quấn dây trải dài từ trên xuống dưới như quấn chổi. Mỗi vòng dây cách nhau khoảng 2 đốt ngón tay là được. Việc quấn thưa giúp rễ cây có thể thở được, nếu quấn bít kín rễ sẽ thối và cây sẽ chết.

Bước 5: Sau khi cố định được các mắt căn diệp khoảng 2-3 vòng dây ( tùy vào độ dài của rễ cây) thì bạn cùng kéo cắt cụt phần rễ cây ngay sát vòng dây cuối cùng. Mục đích là để rễ mới ra có thể bám chắc ngay vào giá thể mà không tua tủa, rễ xòe rễ cụt nhìn rất mất thẩm mỹ.
Việc chọn giá thể và cách ghép bạn sẽ lựa chọn sao cho phù hợp và dễ làm nhất, chú ý tới tính thẩm mỹ và vẻ đẹp của lan khi cây đã bám vào giá thể!

Cách chăm sóc lan căn diệp:

Căn diệp chăm sóc không hề khó nếu bạn hiểu được đặc tính của nó: Ưa ẩm và chịu bóng

Chế độ nước tưới

Ngày tưới 1 – 2 lần tùy theo môi trường và tiểu khí hậu. Nếu vườn lan nhà bạn ẩm, có thể chỉ cần tưới buổi sáng sớm, nếu nhanh khô thì có thể tưới 2 lần/ngày: sáng sớm và chiều muộn.

Chế độ ánh sáng

Căn diệp có thể chịu được nắng nhẹ chứ không chịu được nắng quá mạnh, đặc biệt là nắng hè. Do đó bạn có thể trồng sao cho chúng ăn được nắng sáng đến 10 giờ, chiều từ 16 giờ trở đi là được. Lưu ý là không cho chúng ăn nắng trực tiếp mà dưới 2 lớp lưới nhé, cường độ ánh sáng khoảng 40-50%.

Chế độ ánh sáng của căn diệp khá giống so với hồ điệp, vì vậy bạn có thể trồng dưới 2 lớp lưới hoặc chỉ nắng 1 buổi sáng/ chiều là được.

Chế độ phân bón: Bạn có thể sử dụng chế độ phân bón vừa phải dưới dạng phun nước. Căn diệp chỉ thấy rễ nên bạn dùng phân dê, phân tan chậm gắn thì hạn chế hoặc không nên dùng vì rất mất thẩm mỹ.

Các nhân tôi thấy loại này dùng dịch chuối mà tưới thôi là đủ rồi.

Lan căn diệp có lá hay không? Đôi lúc các bạn có thể thấy lan căn diệp ra lá, mặc dù ít nhưng rất nhỏ. Nguyên nhân là do chế độ nước tưới, độ ẩm khiến chúng ra lá giống như loài xương rồng. Với đặc điểm này bạn có thể điều chỉnh nước tưới cho phù hợp hơn.

Lan căn diệp trồng và chăm sóc chỉ đơn giản vậy thôi, nếu bạn là người khéo léo và thẩm mỹ có thể tạo ra được những tác phẩm để đời, chăm lan chúc các bạn sở hữu một giò lan căn diệp thật ưng ý nhé!