Trồng và chăm sóc hoa lan

Cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa lan.

Cát lan - Cattleya Labiata

Cattleya Labiata - The Queen Of The Flower, xứng đáng với tên gọi Nữ hoàng của các loài hoa bởi vẻ đẹp, hương thơm, tuổi thọ và kích cỡ hoa.

Lan Hoàng thảo - Dendrobium

Là chi lan lớn thứ hai của họ nhà lan, là loại lan phổ biến nhất trong giới chơi lan.

Địa lan - Cymbidium

Địa lan luôn làm người chơi lan hài lòng bởi vẻ đẹp cao sang của chúng

Lan Vũ nữ - Oncidium

Vũ nữ còn được gọi là Dancing Lady, một loại lan dễ trồng và chăm sóc, cho hoa đều đặn hàng năm

Lan Hồ điệp - Phalaenopsis

Lan Hồ Điệp luôn được nhiều người mua trong dịp Tết Nguyên Đán

Lan Hài - Paphiopedilum

Lan Hài luôn cho người trồng những bông hoa đẹp và lạ

Vân lan - Lan Vanda

Khả năng cần nhiều ánh sáng, chịu nắng nóng có lẽ Vanda là loài tốt nhất, có lẽ vậy nên hoa Vanda luôn có màu sắc đẹp

Lan rừng

Có nhiều điều thú vị, nơi đây nói chung về các loại lan không có trong các nhóm kia

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Lan bướm long châu - Papilionanthe pedunculata


Lan bướm long châu - Papilionanthe pedunculata

Lan sống phụ sinh. Thân hình trụ, nhiều rễ chống, có đốt dài. Lá mọc cách đều đặn, tiết diện tròn, đầu nhọn có móng, dài 4 - 10cm, gốc có bẹ thành đốt. Cụm hoa chùm dài hơn lá, mọc thẳng ngang, có nhiều hoa ở đỉnh.

Tên Việt Nam: Lan bướm long châu
Tên Latin: Papilionanthe pedunculata
Đồng danh: Papilionanthe pedunculata (A.F.G. Kerr) Garay; Aerises pedunculata Kerr; Trần Hợp
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh Epiphytically, Saprophytes

Mô tả: Lan sống phụ sinh. Thân hình trụ, nhiều rễ chống, có đốt dài. Lá mọc cách đều đặn, tiết diện tròn, đầu nhọn có móng, dài 4 - 10cm, gốc có bẹ thành đốt. Cụm hoa chùm dài hơn lá, mọc thẳng ngang, có nhiều hoa ở đỉnh. Hoa lớn màu trắng, cánh môi lớn, thùy giữa xòe rộng, mép sẽ sâu hình giải nhọn, dài, giữa có đốm và vạch màu vàng nâu.

Mô tả: Loài đặc hữu của Đông Dương, mọc ở Tây Nguyên, Đà Lạt (Lâm Đồng) và Campuchia.

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 171.

Lan Vân đa tím


Lan Vân đa tím

Lan sống phụ sinh, gốc có bẹ và đốt, thân dài 6 - 10cm. Lá xếp hai dãy, dày, cứng, gấp lại theo gân, dài 5 - 8cm, rộng 1, 5cm, đỉnh chia hai thùy với 4 răng. Hoa nhỏ nhiều màu trắng hay tím nhạt. Cánh môi màu đỏ và vàng, chia 3 thùy cựa nhọn, cong.

Tên Việt Nam: Lan vân đa tím
Tên Latin: Vanda lilacina
Đồng danh: Vanda lilacina Teijsm. et Binnend; Vanda laotica Guill.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Mô tả: Lan sống phụ sinh, gốc có bẹ và đốt, thân dài 6 - 10cm. Lá xếp hai dãy, dày, cứng, gấp lại theo gân, dài 5 - 8cm, rộng 1, 5cm, đỉnh chia hai thùy với 4 răng. Hoa nhỏ nhiều màu trắng hay tím nhạt. Cánh môi màu đỏ và vàng, chia 3 thùy cựa nhọn, cong.

Phân bố: Cây mọc ở Tây Nguyên (Gia Lai, Kontum, Dak Lak), Lâm Đồng và loài này còn phân bố ở Lào, Campuchia, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc.

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam  - Trần Hợp - trang 211.

Thay chậu và nhân giống lan Vanda


Thay chậu và nhân giống lan Vanda

Vanda là một giống lan phụ sinh của vùng nóng, có một số rất ít mọc trên đá hay trên đất. Đây là một giống có sự phân bổ rất rộng từ Trung Quốc đến Hilnalaya và trải dài từ Inđônêxia đến Niu Ghine và Bắc Úc châu. Vanda gồm hơn 45 loài được biết và trên 1.000 loài cây lai tạo thành bộ sưu tập về lan khá quan trọng

Ở Việt Nam có 5 loài Vanda rừng được biết là: Vanda concolor, vanda liouvillei, Vanda lilacina, Vanda denisonaliana và Vanda pumila, tuy nhiên chỉ có một loài cho hoa đẹp bền là loài Vanda denisonaliana. Cả 3 loài sau đều là lan vùng mát có nhiều ở Lâm Đồng. Vanda có sự biến đồi rất lớn về tính chất thực vật và sự xuất hiện của hoa, nhưng hầu hết chúng đều là những cây lan có giá trị vì có chồi loa dài mang nhiều hoa to.

Hướng dẫn thay chậu và nhân giống lan vanda:

Sự thay chậu các loài thuộc giống Vanda, thường chỉ do nguyên nhân duy nhất là cây phát triển quá lớn gây ra sự mất cân đối giữa cây và chậu. Việc thay chậu có thế thực hiện suốt năm nhưng đầu mùa mưa vần là thời điểm lý tưởng cho việc thay chậu. Cách nhân giống tương tự Hồ điệp.

Khoảng 3 tháng 1 lần, ta phun một dung dịch ANA với nồng độ 0,1 phần triệu (ppm) để kích thích sự mọc rễ. Bạn cứ nhớ rằng, đối với loài Vanda, mỗi lần bạn phun kích thích tố rễ sẽ mọc tang lên 1 bậc. Như vậy, sau một thời gian cây lan Vanda sẽ có một bộ rễ thật mạnh đủ đáp ứng các yêu cầu cần thiết.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Lan Vanda uyên ương - Vanda pumila


Lan Vanda uyên ương - Vanda pumila

Người ta thường gọi là Lan Uyên Ương vì phần lớn hoa mọc ra có 2 bông đi liền nhau như những đôi uyên ương vậy.

Tên Việt: Vanda uyên ương
Tên khoa học: Vanda pumila

Mô tả :

Vanda pumila là một cây lan nhỏ moc tại các nước Á Châu. Cao chừng 20-30 cm, lá dài khoảng 12 cm. Dò hoa ngắn có từ 3-5 hoa mầu xanh trắng hay xanh nhạt, to khoảng 3-5 cm. Người ta thường gọi là Lan Uyên Ương vì phần lớn hoa mọc ra có 2 bông đi liền nhau như những đôi uyên ương vậy.

Phân bố:

Sống phụ sinh trong vùng đất thấp phía bắc Ấn Độ, Myanmar, miền nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan trong các khu rừng đất thấp khô ở độ cao 700-1.400m

Cách trồng:

Vanda pumila có thể ghép gỗ với ánh sáng nhiều,chịu nóng tốt, độ ẩm cao, và cần tưới nước quanh năm.

Mỹ dung dạ hương - Vanda denisoniana


Mỹ dung dạ hương - Vanda denisoniana

Mỹ Dung Dạ Hương- Vanda denisoniana. Hoa vàng xanh, cánh tròn trịa, hoa rất thơm mùi vani và lâu tàn, thơm nhiều về đêm, dễ chăm sóc, là vanda nên có bộ rễ phát triển mạnh trùm xuống nhìn rất đẹp, có thể chơi cả hoa, lá, rễ.

Là một loài phong lan cao tới gần 1 m, lá mọc 2 bên dài 30-40 cm rộng 3-4 cm. Chùm hoa mọc ở nách lá thứ 6-7, dài 20-30 cm có 5-8 hoa to chừng 5-7 cm nở vào mùa Xuân hay đầu mùa Hạ. Vanda denisoniana cũng có cây hoa mầu vàng sậm hay nâu đậm được coi như là một biến dạng Vanda denisoniana var. hebraica mà cũng có người cho là Vanda brunei.

Nhiệt độ, ẩm độ, sự tưới nước:
Vanda cần được trồng trong vườn với độ ẩm cao. Cây tăng trưởng suốt năm không có mùa nghỉ vì thế không nên để cây bị khô bất cứ thời điểm nào trong năm. Bị khô hạn bất chợt sẽ gây cho cây mất ổn định về ẩm độ và hậu quả là cây bị tuột lá, yếu đi. Vì thế đối với các loài thuộc giống này ta nên tưới nước thường xuyên 1 lần/ngày, giống này có thể trổ hoa vài lần trong năm.

Ánh sáng:
Vanda là giống ưa sáng, nên treo cây ở nơi nhiều ánh sáng, không nên treo góc tối hoặc bóng cây rậm vì những nơi đấy làm cây chậm phát triển và có thể không ra hoa.

Nhu cầu phân bón:
Vanda là một trong những giống có nhu cầu về phân bón khá cao. Tốt nhất là dùng phân bón hòa tan tưới dạng phun sương 3-4 ngày 1 lần.

Giá thể trồng:
Vanda là một loại lan không có mùa nghỉ, khô hạn rất dễ làm các loài giống này rụng hết phần lá gần gốc, mà giới chơi lan Việt Nam thường gọi là “chuồn lá" . Tuy nhiên, ẩm độ cục bộ trong chậu quá cao dễ làm cho các rễ bị thối. Vì thế, cấu tạo giá thể thật thoáng cho các loài thuộc giống Vanda là điều kiện bắt buộc, giá thể trồng thật đơn giản, chỉ cần chậu đất nung và than củi dạng to, bên trên để dớn mềm. Việc duy trì ẩm độ ổn định là cố gắng của người trồng thông qua sự tưới hàng ngày.

Sâu bệnh:
cây đễ bị mắc bệnh thối lá vì vậy khi thấy bắt đầu xuất hiện lá bị thối bạn nên dùng kéo cắt bổ sau đó bôi vôi vào vết cắt. Để có thể phòng bệnh bằng cách thường xuyên phun các loại thuốc ngăn ngừa nấm.

Lan cành giao - Papilionanthe teres Roxb Schltr


Lan cành giao - Papilionanthe teres Roxb Schltr

Lan Cành Giao, Vân Lan, Lan Bướm hoa giống như hình con bướm mọc trên các đầm lầy, rừng rậm từ Sri Lanka, Á Châu và các đảo quốc thuộc Thái Bình Dương.

Tên Việt Nam: Lan cành giao, lan bướm
Tên Latin: Papilionanthe teres (Roxb) Schltr
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Nhóm: Cây Lan đất

Nơi mọc: Đà Lạt ,lào ,tây bắc
Mô tả: Phong lan hay địa lan, cao trên 1 m lá hình ống. Chùm hoa dài 15-30 cm có 3-6 hoa to 7-10 cm. Hoa lâu tàn và thơm.
Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều
W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C
I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C
Ẩm độ: 50-70%
Cách trồng: tạo chất trồng ẩm ,để trong mát sau khi ra rễ để nắng trực tiếp .có thể ghép chậu có thêm gốc cây .
Loài lan Papilionanthe do Rudolf Schlechter (1872-1925) một khoa học gia người Đức công bố vào năm 1915. Loài lan này trước kia được xếp vào giống Vanda teres, vì lá cây giống như chiếc đũa hay chiếc bút chì (pencil-like). Tên Việt do Phạm Hoàng Hộ: Lan Cành Giao, Vân Lan. Trần Hợp: Lan Bướm. Thân đơn cao từ 1-2 m, hoa giống như hình con bướm mọc trên các đầm lầy, rừng rậm từ Sri Lanka, Á Châu và các đảo quốc thuộc Thái Bình Dương. Là một giống phong lan (epiphytes) cho nên rễ lan nhỏ và nhiều thường bám trên các cành cây.

Trên thế giới có khoảng 10 giống.

• Papilionanthe biswasiana (Ghose & Mukerjee) Garay (1974)
• Papilionanthe greenii (W. W. Sm.) Garay (1974)
• Papilionanthe hookeriana (Rchb. f.) Schltr. (1915)
• Papilionanthe pedunculata (Kerr) Garay (1974)
• Papilionanthe sillemiana (Rchb. f.) Garay (1974)
• Papilionanthe subulata (Willd.) Garay (1974)
• Papilionanthe teres (Roxb.) Schltr.(1915)
• Papilionanthe tricuspidata (J. J. Sm.) Garay (1974)
• Papilionanthe uniflora (Lindl.) Garay (1974)

Việt Nam có 3 giống sau đây:

Papilionanthe hookeriana

Đồng danh: Vanda hookeriana Rchb.f 1856.
Phong lan hay địa lan, thân nhỏ, cao trên 1 m, lá hình ống như chiếc đũa dài 10-15 cm. Hoa mọc ở gần ngọn từ 3-12 chiếc, to 4-7 cm. Môi hoa có những chấm tím, nở 2-3 chiếc một, vào xuân và hạ. Hoa lâu tàn.
Nơi mọc: Đà Lạt, Biên Hòa, Đồng Nai.


Xem tiếp

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Trồng lan Vanda lá hình tròn trụ - Vanda lá kim

Trồng lan Vanda lá hình tròn trụ - Vanda lá kim

Với Lan Vanda lá hình trụ tròn thì môi trường trồng trong chậu hay trồng theo luống đều được, mỗi một cách trồng có một đặc điểm riêng để bạn lựa chọn


Các dòng vanda lá hình trụ tròn hay còn gọi là Vanda lá kim là Vanda teres, Vanda hookeriana… và các cây lai từ chúng như Vanda Miss Joaqium.

1. Trồng trong chậu : Chậu hơi cao, đường kính 10-25cm, có nhiều lỗ thoát, có cọc ty tơ to ở giữa chậu, cao khoảng 70 – 100cm. Cọc này có thể là một trụ gỗ, khúc gỗ hay ống sành có đục lỗ hiện có bán trên thị trường. Có thể bó xơ dừa vào cọc này. Buộc các ngọn Vanda có ít nhất 2 tầng rễ, dài khoảng 60 -90cm, cách đáy chậu 5-10 cm, rồi cho than, gạch lớn vào chậu . Mỗi chậu trồng chung 4-5ngọn. Nên kê các chậu sát vào nhau. Nhóm này thường không được tốt khi trồng trong chậu, nên được khuyến khích trồng theo luống.

2. Trồng theo luống : Trồng theo kiểu luống  hoặc không dùng nẹp tre mà chỉ đóng trụ ở giữa luống, rồi buộc các ngọn lan vào (như kiểu trồng tiêu). Mỗi cọc 5-7 ngọn cách nhau cỡ 4cm, gốc cách mặt đất khoảng 5-10cm, cho rơm rạ, vỏ đậu, vỏ cà phê, xơ dừa…vào quanh trụ để giữ ẩm và cung cấp dưỡng chất cho lan nhưng không được úng nước.

Khi mới trồng xong thì che khoảng 50% ánh sáng, đến khi phát triển tốt thì gỡ dần cho đến hết, không che chắn gì nữa cả. Vanda lá hình trụ nếu thiếu nắng thì cao lòng nhòng, không có hoa.

- Vì trồng ngoài trời, phải tưới đậm vào buổi sáng. Nếu thấy quá khô thì tưới vào buổi chiều. Loài này thì không kén nước tưới.

- Nếu hom lúc trồng cao cỡ 1 mét thì sau 3 năm có thể cao 2,5mét, lúc ấy có thể cắt ngang hạ xuống trồng lại. Phần ngọn phải có ít nhất 2-3 tầng rễ, phần gốc còn lại sẽ cho những chồi mới.

- Nên dùng phân 1:1:1(tỉ lệ N:P:K), mỗi tuần một lần trong thời gian đầu. Khi thúc hoa thì dùng 1:2:1 hay 1:3:2. Nên bón thêm phân hữu cơ ( phân gia súc hoai mục) định kỳ 5-6 tháng/lần.

Trồng Vanda lá nửa trụ tròn và một phần tư trụ tròn


Trồng Vanda lá nửa trụ tròn và một phần tư trụ tròn (trung gian)

Đấy là Vanda amesiana, Vanda kimballina, Vanda tricolor, và các cây lai do con người tạo ra như Vanda Emma Van Deventer, Vanda Majestic, Vanda Josephine Van Brero, Vanda Merv L. Velthuis...

1.Nhóm Vanda lá nửa trụ  tròn ( Semi – terete)

Đấy là Vanda amesiana, Vanda kimballina, Vanda tricolor, và các cây lai do con người tạo ra như  Vanda Emma Van Deventer, Vanda Majestic, Vanda Josephine Van Brero, Vanda Merv L. Velthuis...

Các Vanda lá nửa trụ tròn trong thiên nhiên có lẽ không phải là lan nguyên thủy mà có thể là do lai tự nhiên trong thiên nhiên và rất ít gặp, thường là bất thụ, không thể đem lai tạo được.

-  Ánh sáng cần cho loại Vanda này vào khoảng 80-90%. Nẹp tre của giàn che có thể 1:3 (mỗi nẹp cách 3 lần bề ngang của nẹp).

Cách trồng cũng thường dùng ngọn như Vanda lá hình trụ. Cho ngọn lan có khoảng 2-3 rễ vào chậu, cuộn cho rễ nằm trong chậu thật nhẹ nhàng, cho than vào từ từ, không đổ ào vào làm hư rễ cây, cây sẽ ngừng phát triển. Nếu cây quá cao, người trồng chưa thạo, sau khi cho than vào cây không đứng thẳng được thì tốt nhất nên dùng vài que tre cài ở miệng chậu cho thật vững rồi buộc cây lan đứng thẳng vào đấy, xong cho than vào từ từ. Khi trồng xong, để cây trong bóng mát cho đến khi cây phục hồi thì tăng ánh sáng lên.

- Tưới nước , bón phân như Vanda lá hình trụ.

Vanda nữa trụ tròn này thích hợp trồng luống hơn trồng chậu. Cách trồng luống cũng giống như Vanda hình trụ nhưng cần có giàn che cho độ nắng giảm bớt còn 80-90% nắng. Nếu khởi đầu trồng với ngọn cây cao 1 mét (chiều cao cây cho hoa) cây sẽ phát triển cao khoảng 60cm mỗi năm. Vì vậy cần cắt ngang để trồng lại một lần mỗi 3 năm. Nếu trồng từ cây con thì cũng chỉ ra hoa khoảng sau 3 năm trồng.
2.Nhóm Vanda có lá phần tư tụ tròn (quarter terete)

Như Vanda T.M.A, Vanda Chao Phraya, Vanda Blue Moon.

Cách nuôi trồng giống như Vanda lá nửa trụ tròn. Khác nhau ở chổ che nắng. Vanda loại này có “máu” Vanda lá dẹp và vanda lá nửa trụ tròn tỷ lệ 2:3 nên cần ánh sáng khoảng 60-80%. Không nên dùng phân chuồng đối với loại này.





 

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

Trồng Vanda lá dẹp phẳng


Trồng Vanda lá dẹp phẳng

Các Vanda lá dẹp thường trồng là : Vanda coerulea, Vanda denisoniana, Vanda brunnea, Vanda tesselata, Vanda sanderiana, và các cây lai giữa chúng.


Trồng Vanda lá dẹp có 2 cách:

- Lồng chậu con vào chậu lớn, chỉnh cho đỉnh ngọn lệch khỏi trung tâm của dây treo để về sau khi cây lớn lên không đụng phải dây treo. Có thể thêm than hay không là tùy theo điều kiện môi trường của vườn.


- Gỡ cây lan ra khỏi chậu cũ rồi trồng sang chậu mới. Để tránh cho rễ khỏi bị đứt, phải ngâm chậu cây trong nước 5-10 phút, sau đó gỡ ra cho vào chậu mới. Nếu trồng theo kiểu này thì không nên để gốc lan chôn quá sâu trong chậu, cây sẽ chậm lớn. Nên trồng cách đáy chậu khoảng 5 cm. Dùng than lớn lót đáy chậu và đỡ cho cây đứng thẳng hoặc dùng dây buộc cho ngọn cây đứng thẳng.

Cả hai phương pháp đều có ưu và khuyết điểm: Cách 1 thì cây tiếp tục phát triển ngay vì không bị đứt rễ, nhưng khi chậu lớn thì chậu con ở trong quá ẩm, là nơi tụ tập vi khuẩn gây hại cho cây. Vì vậy trước khi cho vào chậu mới, người ta phải lấy hết chất trồng ở chậu cũ ra. Theo cách thứ 2 thì cây chậm phát triển một thời gian vì bị đứt rễ nhưng khi cây lớn thì không bị quá ẩm ở gốc.

Thường với lan lá dẹp, người ta trồng vào chậu gỗ ( giỏ gỗ) thì đẹp hơn là trồng vào chậu đất. Nhưng chậu đất hay chậu gỗ thì sự phát triển của cây lan không khác nhau. Kích thước của chậu cốt sao cho có thẩm mỹ, cân đối với hình dạng của cây lan sau này.

- Cần ánh sáng cỡ 50-60% và ẩm cao. Thiếu nước thì cây dễ bị tuột lá gốc. Nước dùng để tưới phải sạch, mỗi tuần tưới phân một lần. Có thể dùng phân 1: 1: 1 (N:P:K) hoặc 1:2:1 hay 1:3:2 thay đổi tùy theo tình trạng của cây mà tưới..

- Đến thời kỳ chuẩn bị ra hoa, đem lan ra treo ở giàn có ánh sáng khoảng 60 – 70%.

Kỹ thuật trồng lan Vanda


Kỹ thuật trồng lan Vanda

Vanda là một giống lan phụ sinh của vùng nóng, có một số rất ít mọc trên đá hay trên đất. Đây là một giống có sự phân bổ rất rộng từ Trung Quốc đến Hilnalaya và trải dài từ Inđônêxia đến Niu Ghine và Bắc Úc châu. Vanda gồm hơn 45 loài được biết và trên 1.000 loài cây lai tạo thành bộ sưu tập về lan khá quan trọng.


Ở Việt Nam có 5 loài Vanda rừng được biết là: Vanda concolor, vanda liouvillei, Vanda lilacina, Vanda denisonaliana và Vanda pumila, tuy nhiên chỉ có một loài cho hoa đẹp bền là loài Vanda denisonaliana. Cả 3 loài sau đều là lan vùng mát có nhiều ở Lâm Đồng. Vanda có sự biến đồi rất lớn về tính chất thực vật và sự xuất hiện của hoa, nhưng hầu hết chúng đều là những cây lan có giá trị vì có chồi loa dài mang nhiều hoa to.

Về phương diện thương mại, Vanda là một giống tương đối đồng nhất về dạng hoa, dạng cây và cả về điều kiện sinh thái. Hầu hết các loài thuộc giống Vanda lại là cây lan ưa nóng.

Một điều mà bất cứ người nào cũng có thể nhìn thấy ở cây Vanda lai là đài hoa luôn luôn lớn hơn hoặc bằng cánh hoa, nhất là cặp đài hoa dưới đây cũng là một điều giúp các người mới chơi lan có thể phân biệt giống Vanda với bất cứ một giống lan nào khác. Các cánh hoa của các loài thuộc giống này rất mỏng nhưng rất bền. Đây là diều khác thường vì độ bền của hoa tỷ lệ với bề dày của cánh.

 
Nhiệt độ, ẩm độ, sự tưới nước:

Ở Việt Nam Vanda rừng là một loại lan vùng mát, nhưng các Vanda lai là một loại lai của của vùng nóng nó sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 25ºC-30ºC, các loài Vanda cần được trồng trong vườn với độ ẩm cao, nhưng ấm độ cục bộ trong chậu phải chạc thoáng. Cây tăng trưởng suốt năm không có mùa nghỉ vì thế không nên để cây bị khô bất cứ thời điểm nào trong năm. Bị khô hạn bất chợt sẽ gây cho cây mất ổn định về ẩm độ và hậu quả là cây bị tuột lá, yếu đi. Vì thế đối với các loài thuộc giống này ta phải tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11 và 3 lần/ngày từ tháng 7 đến cuối tháng 4, khoảng cách giữa các lần tưới được. Khác với một số giống lan khác, nguyên nhân chủ yếu quyết định sự ra hoa các loài thuộc giống Vanda là điều kiện nhiệt độ. Chính vì thế các loài thuộc giống này có thể trổ hoa suốt năm. Nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh, mùa trổ hoa nhiều nhất vẫn là mùa nắng, vào tháng 2, khi nhiệt độ trong không khí cao nhất trong năm.

Ánh sáng:

Valnda là giống ưa sáng, có những loài thuộc giống này cây trổ hoa lý tưởng khi được phơi bày ra ánh sáng hoàn toàn. Vanda lá tròn, Vanda TMA và một số loài khác chỉ trổ hoa khi được trồng dưới điều kiện gần 100% ánh sáng. Tuy nhiên đa số loài chỉ càn 60% ánh sáng, tức giàn che 40% ánh sáng là đủ. Các cây lai giống giữa Vanda x Aseocentrum lại có một nhu cầu ánh sáng ít hơn, khoảng 50% ánh sáng. Do đó độ biến động về cường độ ánh sáng thay đổi tới 30.000-40.000m/m².

Nhu cầu phân bón:

Vanda là một trong những giống có nhu cầu về phân bón khá cao và chúng dễ dàng sử dụng bất cứ một dạng phân bón loại nào. Đối với loài Vanda T.M.A, phân bò khô có thể là loại phân tốt, các loài khác có thể dùng phân bánh dầu phọng, nhưng hữu hiệu luôn hết vẫn là phân hóa học với công thức 3-10-10 tưới 2 ngày/lần với nồng độ 1 muỗng càphê/4 lít nước. Sở dĩ ta dùng phân bón với chu kỳ cách nhật vì Vanda không có giả hành nên không dự trữ đựớc dưỡng liệu, ngoài ra giá thể của Vanda là giá thể thông thoáng đến mức cực đoan chỉ gồm chậu gạch nung hay giỏ gỗ với các cục than thật to. Do đó sự lưu lại của dưỡng liệu trong giá thể là không đáng kể cho việc hấp thụ của lan trong thời gian ngắn. Tốt nhất là dùng phân bón với dạng phun sương, vì loài này là loài phụ sinh và có rất nhiều rễ trên không.

Cấu tạo giá thể:

Vanda là một loại lan không có mùa nghỉ, một biến cố khô hạn rất dễ làm các loài giống này rụng hết phần lá gần gốc, mà giới chơi lan Việt Nam thường gọi là “chuồn lá" . Tuy nhiên, ẩm độ cục bộ trong chậu quá cao dễ làm cho các rễ bị thối. Vì thế, cấu tạo giá thể thật thoáng cho các loài thuộc giống Vanda và Ascocenda là điều kiện bắt buộc. Việc duy trì ẩm độ ổn định là cố gắng của các nhà vườn thông qua sự tưới hàng ngày.

Thay chậu và nhân giống:

Sự thay chậu các loài thuộc giống Vanda, thường chỉ do nguyên nhân duy nhất là cây phát triển quá lớn gây ra sự mất cân đối giữa cây và chậu. Việc thay chậu có thế thực hiện suốt năm nhưng đầu mùa mưa vần là thời điểm lý tưởng cho việc thay chậu. Cách nhân giống tương tự Hồ điệp.

Khoảng 3 tháng 1 lần, ta phun một dung dịch ANA với nồng độ 0,1 phần triệu (ppm) để kích thích sự mọc rễ. Bạn cứ nhớ rằng, đối với loài Vanda, mỗi lần bạn phun kích thích tố rễ sẽ mọc tăng lên 1 bậc. Như vậy, sau một thời gian cây lan Vanda sẽ có một bộ rễ thật mạnh đủ đáp ứng các yêu cầu cần thiết.

Sâu bệnh:

Vanda thường bị loài rệp dính màu vàng tán công, chúng thường nằm trên bề mặt lá. loại này cũng thường hút nhựa các lá của giống Dendrobiunl, cách trừ cũng là các loại thuốc sát trùng, serpa phun sương lên lá. Bệnh thối đọt tỏ ra nguy hiểm cho các loài thuộc giống Vanda, khi có hiện tượng này xảy ra, bạn phả cẩn thận dùng kéo cắt bỏ đọt lan, sau đó bôi vôi hoặc Vađơlin + tan vào vết cắt, phần ngọn được khử trùng trước khi sử dụng để cắt cây lan khác. Nếu không bệnh sẽ lan truyền trong toàn bộ vườn lan. Tốt nhất nên ngừa bệnh thường xuyên bằng cách phun các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Benomyl nồng độ 1/400, nửa tháng 1 lần.

Lan Vanda


Lan Vanda

Vanda là một loại phong lan (epiphyte) thân đơn, lá cứng và xòe sang hai bên. Lá cây chia làm 3 loại: Dẹp (strap leave), lá tròn và cứng (teres), hoặc pha giữa hai loại kể trên (semi teres).


Vanda là một trong số những giống lan đẹp nhất thế giới, màu tím gân nổi, một số có màu xanh rất lạ và hiếm. Trong tự nhiên, Vanda được tìm thấy ở vùng núi Himalaya hùng vĩ, vài nơi ở New Guinea và Úc. Phần lớn Vanda đều thích sống trên thân gỗ mục vì điều này giúp rễ của cây hút được hơi ẩm trong không khí tốt hơn. Trong vườn nhà, nên trồng Vanda trong giỏ có nhiều lỗ thoáng khi lớn, treo cao và thả rễ thòng xuống bên dưới.
Thông thường người ta dùng từ ngữ Hy lạp để đăt tên cây lan, nhưng trong trường hợp này lại dùng chữ Vanda là tiếng phạn (Sankrit dùng dể chỉ tên cây Vanda tessellata). Thế nhưng năm 1819 Robert Brown laị dùng chữ Vanda để đặt tên cho cây Vanda roxburghii đã nở hoa tại Anh quốc để vinh danh William Roxburgh, Giám đốc vườn thảo mộc Calcutta.

Vanda là một loại phong lan (epiphyte) thân đơn, lá cứng và xòe sang hai bên. Lá cây chia làm 3 loại: Dẹp (strap leave), lá tròn và cứng (teres), hoặc pha giữa hai loại kể trên (semi teres).

Cùng chung môt nhóm với Vanda là Ascocentrum, Ascocenda lai giống giữa Asocentrum và Vanda. Nhiều nhà sinh vật học (Taxonomist chuyên về Hoa Lan, trên thế giới có khoảng 21 người mà ít khi đồng nhất ý kiến) đã chia Vanda ra làm 4 loại khác:

1. Euanthe căn cứ vào cây Vanda sanderiana cuả Phi luật Tân,
2. Trudelia căn cứ vào những cây mọc ở Hy Mã Lạp sơn,
3. Holcoglossum thuộc loại semi teres mọc tại Trung quốc và Đông Dương,
4. Papilionathe cho nhừng cây thuộc dạng teres.
 
Ánh sáng: Nhiệt độ để cây phát triển tốt: 12 - 28 C (53 - 82F)

Vanda lớn nhanh hơn dưới ánh sáng. Trong vườn kính, treo chúng cao càng gần kính càng tốt. Chúng thích tắm mình cả ngày dưới nắng nhưng ưa ánh sáng được phân tán hơn là tập trung làm cháy sém da quanh gốc. Nếu trồng trong nhà, nên để hoa kề cửa sổ nhiều nắng nhất và thay đổi vị trí theo mùa để hoa luôn nhận được ánh sáng đầy đủ.
Vanda ưa nhiều nắng (full sun) nhưng cũng cần che lưới 30%, nhiệt độ tối thiểu là 60°F, tốt nhất là 70°F, nhiệt độ cao nhất 95°F, ẩm độ trung bình là 70-80% và thoáng gió cho nên cần có máy phun hơi ẩm (evaporative cooler hay humidifier). Đáp ứng được điều kiện này Vanda sẽ có hoa từ mùa Xuân cho đến mùa Thu, có cây ra hoa 3- 4 lần như cây Ascocenda Princess Mikasa chẳng hạn. Vanda ưa trồng trong rỏ gỗ (Basket) để cho rễ đuợc thoáng đãng. Nếu không có nhà kính, muà Đông nên mang vào trong nhà để ở cưả sổ phía Tây Nam và cho thêm đèn

TƯỚI NƯỚC VÁ BÓN PHÂN

Muà hè Vanda cần tưới tối thiểu mỗi ngày một lần, mùa Xuân và Thu 2 lần một tuần và bớt đi vào muà Đông. Khi tưới nước, nên chú ý rễ phải biến từ mầu trắng sang mầu xanh đen mới là đủ nước. Mùa hè nên dùng bình phun nước pha phân bón thật loãng, mỗi ngay phun vài lần. Vanda cần nhiều phân bón hơn tất cả các loại lan, nên bón phân 20-20-20 mỗi ngày vào mùa hè với ¼ thìa cà phê cho 1 gallon nước hay 1 thìa, một gallon mỗi tuần và cứ 3 tuần một lần bón bằng phân 10-30–20. Mùa Xuân và mùa Thu bón 2 tuần một lần và mùa Đông ngưng bón. Khi bón phân phải tưới nước rồi mới bón, đừng bón phân khi rễ còn khô.

THAY CHẬU


Vanda nên trồng trong giỏ (basket) bằng gỗ không nên trồng trong chậu nhựa. Nếu giỏ nhỏ quá, nên lồng vào trong giỏ lớn hơn. Ngâm rễ lan vào trong nước chừng ½ giờ cho mềm, cuộn lai theo vòng tròn và bỏ vào giỏ. Có thể bỏ thêm than củi hay võ thông loại lớn từ 1 inche trở lên. Khi cây quá cao có thể cắt ngắn đi, miễn là phần ngọn phải có tối thiểu là 3 rễ. Phần gốc dưới để vào chỗ mát có thể ra nhánh mới.

NHỮNG VẤN ĐỀ

Khi cây ra nụ cần tưới điều hòa, nếu để khô hay độ ẩm xuống quá thấp, nụ sẽ bị úa vàng và rụng. Một đôi khi nụ hoa tiết ra một chất mật làm cho nụ cũng không nở được, lấy bình phun nước phun nhẹ vài lần cho tan chất mật. Khi lá cây bị nhăn nheo và vàng triệu chứng cuả thiếu nước, cây bị rụng lá phía dưới hoặc là cây bị quá khô, thiếu độ ẩm hay bị bệnh. Nếu bị bệnh phun bằng Draconil từ gốc đến ngọn và rễ liên tiếp 2-3 tuần liền. Nếu không hết, cắt bỏ phần gốc cho đến khi nào thấy hết đốm đen ở trong lõi. Dùng vôi hay diêm sinh bôi vào chỗ cắt. Phun Draconil toàn diện, đợi cho ráo nước cho vào bao nylon treo vào chỗ mát. Đừng để nuơc đọng trên ngọn. Khi nào ra rễ dài trên 2 inches mới bỏ ra ngoài.

NHỮNG CÂY DỄ TRỒNG VÀ NHIỀU HOA

Nên trồng những cây đã lai giống phần đông dễ trồng mà lại nhiều hoa như cây Ascocenda Princess Mikasa chẳng hạn, cây này có hai mầu: hồng và tím xanh có thể ra hoa tới 3-4 lần trong một năm nếu đầy đủ điều kiện.

VANDA CÓ HƯƠNG THƠM

Vanda tricolor
Vanda tricolor var suavis
Vanda amesiana
Vanda dearei
Vanda insignis
Vanda lamellata
Vanda luzonica
Vanda merrillii

Những cây lai giống từ các cây kể trên đều thừa hưởng đặc tính di truyền hương thơm từ cây cha hoặc cây mẹ. Nên nhớ cây Vanda foetida môt vài cuốn sách đề là franhưng mùi hôi nồng nặc.

Cách trồng Vanda có thể áp dụng cho Aerides, Renanthera và Rhynchostylis được, nhưng những cây sau này không cần nhiều ánh nắng.
Theo Bùi Xuân Đáng

Cách trồng các loài thuộc giống Vanda và Ascocenda

Cách trồng các loài thuộc giống Vanda và Ascocenda

Về phương diện thương mại, Vanda là một giống tương đối đồng nhất về dạng hoa, dạng cây và cả về điều kiện sinh thái. Hầu hết các loài thuộc giống Vanda lại là cây lan ưa nóng.

Vanda R. Brown 1820. Họ phụ Vandoiđeae Tông Vandeae.


Vanda là một giống lan phụ sinh của vùng nóng, có một số rất ít mọc trên đá hay trên đất. Đây là một giống có sự phân bổ rất rộng từ Trung Quốc đến Hilnalaya và trải dài từ Inđônêxia đến Niu Ghine và Bắc Úc châu. Vanda gồm hơn 45 loài được biết và trên 1.000 loài cây lai tạo thành bộ sưu tập về lan khá quan trọng.


Ở Việt Nam có 5 loài Vanda rừng được biết là: Vanda concolor, vanda liouvillei, Vanda lilacina, Vanda denisonaliana và Vanda pumila, tuy nhiên chỉ có một loài cho hoa đẹp bền là loài Vanda denisonaliana. Cả 3 loài sau đều là lan vùng mát có nhiều ở Lâm Đồng. Vanda có sự biến đồi rất lớn về tính chất thực vật và sự xuất hiện của hoa, nhưng hầu hết chúng đều là những cây lan có giá trị vì có chồi loa dài mang nhiều hoa to.

Về phương diện thương mại, Vanda là một giống tương đối đồng nhất về dạng hoa, dạng cây và cả về điều kiện sinh thái. Hầu hết các loài thuộc giống Vanda lại là cây lan ưa nóng.

Một điề mà bất cứ người nào cũng có thể nhìn thấy ở cây Vanda lai là đài hoa luôn luôn lớn hơn hoặc bằng cánh hoa, nhất là cặp đài hoa dưới đây cũng là một điều giúp các người mới chơi lan có thể phân biệt giống Vanda với bất cứ một giống lan nào khác. Các cánh hoa của các loài thuộc giống này rất mỏng nhưng rất bền. Đây là diều khác thường vì độ bền của hoa tỷ lệ với bề dày của cánh.

Nhiệt độ, ẩm độ, sự tưới nước:

Ở Việt Nam Vanda rừng là một loại lan vùng mát, nhưng các Vanda lai là một loại lai của của vùng nóng nó sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 25ºC-30ºC, các loài Vanda cần được trồng trong vườn với độ ẩm cao, nhưng ấm độ cục bộ trong chậu phải chạc thoáng. Cây tăng trưởng suốt năm không có mùa nghỉ vì thế không nên để cây bị khô bất cứ thời điểm nào trong năm. Bị khô hạn bất chợt sẽ gây cho cây mất ổn định về ẩm độ và hậu quả là cây bị tuột lá, yếu đi. Vì thế đối với các loài thuộc giống này ta phải tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11 và 3 lần/ngày từ tháng 7 đến cuối tháng 4, khoảng cách giữa các lần tưới được. Khác với một số giống lan khác, nguyên nhân chủ yếu quyết định sự ra hoa các loài thuộc giống Vanda là điều kiện nhiệt độ. Chính vì thế các loài thuộc giống này có thể trổ hoa suốt năm. Nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh, mùa trổ hoa nhiều nhất vẫn là mùa nắng, vào tháng 2, khi nhiệt độ trong không khí cao nhất trong năm.

Ánh sáng:

Valnda là giống ưa sáng, có những loài thuộc giống này cây trổ hoa lý tưởng khi được phơi bày ra ánh sáng hoàn toàn. Vanda lá tròn, Vanda TMA và một số loài khác chỉ trổ hoa khi được trồng dưới điều kiện gần 100% ánh sáng. Tuy nhiên đa số loài chỉ càn 60% ánh sáng, tức giàn che 40% ánh sáng là đủ. Các cây lai giống giữa Vanda x Aseocentrum lại có một nhu cầu ánh sáng ít hơn, khoảng 50% ánh sáng. Do đó độ biến động về cường độ ánh sáng thay đổi tới 30.000-40.000m/m².

Nhu cầu phân bón:

Vanda là một trong những giống có nhu cầu về phân bón khá cao và chúng dễ dàng sử dụng bất cứ một dạng phân bón loại nào. Đối với loài Vanda T.M.A, phân bò khô có thể là loại phân tốt, các loài khác có thể dùng phân bánh dầu phọng, nhưng hữu hiệu luôn hết vẫn là phân hóa học với công thức 3-10-10 tưới 2 ngày/lần với nồng độ 1 muỗng càphê/4 lít nước. Sở dĩ ta dùng phân bón với chu kỳ cách nhật vì Vanda không có giả hành nên không dự trữ đựớc dưỡng liệu, ngoài ra giá thể của Vanda là giá thể thông thoáng đến mức cực đoan chỉ gồm chậu gạch nung hay giỏ gỗ với các cục than thật to. Do đó sự lưu lại của dưỡng liệu trong giá thể là không đáng kể cho việc hấp thụ của lan trong thời gian ngắn. Tốt nhất là dùng phân bón với dạng phun sương, vì loài này là loài phụ sinh và có rất nhiều rễ trên không.

Cấu tạo giá thể:

Vanda là một loại lan không có mùa nghỉ, một biến cố khô hạn rất dễ làm các loài giống này rụng hết phần lá gần gốc, mà giới chơi lan Việt Nam thường gọi là “chuồn lá" . Tuy nhiên, ẩm độ cục bộ trong chậu quá cao dễ làm cho các rễ bị thối. Vì thế, cấu tạo giá thể thật thoáng cho các loài thuộc giống Vanda và Ascocenda là điều kiện bắt buộc. Việc duy trì ẩm độ ổn định là cố gắng của các nhà vườn thông qua sự tưới hàng ngày.

Thay chậu và nhân giống:

Sự thay chậu các loài thuộc giống Vanda, thường chỉ do nguyên nhân duy nhất là cây phát triển quá lớn gây ra sự mất cân đối giữa cây và chậu. Việc thay chậu có thế thực hiện suốt năm nhưng đầu mùa mưa vần là thời điểm lý tưởng cho việc thay chậu. Cách nhân giống tương tự Hồ điệp.

Khoảng 3 tháng 1 lần, ta phun một dung dịch ANA với nồng độ 0,1 phần triệu (ppm) để kích thích sự mọc rễ. Bạn cứ nhớ rằng, đối với loài Vanda, mỗi lần bạn phun kích thích tố rễ sẽ mọc tang lên 1 bậc. Như vậy, sau một thời gian cây lan Vanda sẽ có một bộ rễ thật mạnh đủ đáp ứng các yêu cầu cần thiết.

Sâu bệnh:

Vanda thường bị loài rệp dính màu vàng tán công, chúng thường nằm trên bề mặt lá. loại này cũng thường hút nhựa các lá của giống Dendrobiunl, cách trừ cũng là các loại thuốc sát trùng, serpa phun sương lên lá. Bệnh thối đọt tỏ ra nguy hiểm cho các loài thuộc giống Vanda, khi có hiện tượng này xảy ra, bạn phả cẩn thận dùng kéo cắt bỏ đọt lan, sau đó bôi vôi hoặc Vađơlin + tan vào vết cắt, phần ngọn được khử trùng trước khi sử dụng để cắt cây lan khác. Nếu không bệnh sẽ lan truyền trong toàn bộ vườn lan. Tốt nhất nên ngừa bệnh thường xuyên bằng cách phun các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Benomyl nồng độ 1/400, nửa tháng 1 lần.


Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Hình ảnh và tên các dòng Vanda và Ascocenda


Hình ảnh và tên các dòng Vanda và Ascocenda

Tên và hình ảnh các loại hoa thuộc dòng Vanda và Ascocenda, với bài viết này sẽ giúp các bạn biết thêm đầy đủ và loài hoa với kích thước cánh to, màu sắc rực rỡ và lâu tàn này


Chi tiết

Tìm hiểu lan Vanda

Tìm hiểu lan Vanda


Vanda là một loại phong lan (epiphyte) thân đơn, lá cứng và xòe sang hai bên. Lá cây chia làm 3 loại: Dẹp (strap leave), lá tròn và cứng (teres), hoặc pha giữa hai loại kể trên (semi teres).

Vanda là một trong số những giống lan đẹp nhất thế giới, màu tím gân nổi, một số có màu xanh rất lạ và hiếm. Trong tự nhiên, Vanda được tìm thấy ở vùng núi Himalaya hùng vĩ, vài nơi ở New Guinea và Úc. Phần lớn Vanda đều thích sống trên thân gỗ mục vì điều này giúp rễ của cây hút được hơi ẩm trong không khí tốt hơn. Trong vườn nhà, nên trồng Vanda trong giỏ có nhiều lỗ thoáng khi lớn, treo cao và thả rễ thòng xuống bên dưới.
Thông thường người ta dùng từ ngữ Hy lạp để đăt tên cây lan, nhưng trong trường hợp này lại dùng chữ Vanda là tiếng phạn (Sankrit dùng dể chỉ tên cây Vanda tessellata). Thế nhưng năm 1819 Robert Brown laị dùng chữ Vanda để đặt tên cho cây Vanda roxburghii đã nở hoa tại Anh quốc để vinh danh William Roxburgh, Giám đốc vườn thảo mộc Calcutta.

Vanda là một loại phong lan (epiphyte) thân đơn, lá cứng và xòe sang hai bên. Lá cây chia làm 3 loại: Dẹp (strap leave), lá tròn và cứng (teres), hoặc pha giữa hai loại kể trên (semi teres).

Cùng chung môt nhóm với Vanda là Ascocentrum, Ascocenda lai giống giữa Asocentrum và Vanda. Nhiều nhà sinh vật học (Taxonomist chuyên về Hoa Lan, trên thế giới có khoảng 21 người mà ít khi đồng nhất ý kiến) đã chia Vanda ra làm 4 loại khác:

1. Euanthe căn cứ vào cây Vanda sanderiana cuả Phi luật Tân,
2. Trudelia căn cứ vào những cây mọc ở Hy Mã Lạp sơn,
3. Holcoglossum thuộc loại semi teres mọc tại Trung quốc và Đông Dương,
4. Papilionathe cho nhừng cây thuộc dạng teres.
Ánh sáng: Nhiệt độ để cây phát triển tốt: 12 - 28 C (53 - 82F)

Vanda lớn nhanh hơn dưới ánh sáng. Trong vườn kính, treo chúng cao càng gần kính càng tốt. Chúng thích tắm mình cả ngày dưới nắng nhưng ưa ánh sáng được phân tán hơn là tập trung làm cháy sém da quanh gốc. Nếu trồng trong nhà, nên để hoa kề cửa sổ nhiều nắng nhất và thay đổi vị trí theo mùa để hoa luôn nhận được ánh sáng đầy đủ.
Vanda ưa nhiều nắng (full sun) nhưng cũng cần che lưới 30%, nhiệt độ tối thiểu là 60°F, tốt nhất là 70°F, nhiệt độ cao nhất 95°F, ẩm độ trung bình là 70-80% và thoáng gió cho nên cần có máy phun hơi ẩm (evaporative cooler hay humidifier). Đáp ứng được điều kiện này Vanda sẽ có hoa từ mùa Xuân cho đến mùa Thu, có cây ra hoa 3- 4 lần như cây Ascocenda Princess Mikasa chẳng hạn. Vanda ưa trồng trong rỏ gỗ (Basket) để cho rễ đuợc thoáng đãng. Nếu không có nhà kính, muà Đông nên mang vào trong nhà để ở cưả sổ phía Tây Nam và cho thêm đèn

TƯỚI NƯỚC VÁ BÓN PHÂN

Muà hè Vanda cần tưới tối thiểu mỗi ngày một lần, mùa Xuân và Thu 2 lần một tuần và bớt đi vào muà Đông. Khi tưới nước, nên chú ý rễ phải biến từ mầu trắng sang mầu xanh đen mới là đủ nước. Mùa hè nên dùng bình phun nước pha phân bón thật loãng, mỗi ngay phun vài lần. Vanda cần nhiều phân bón hơn tất cả các loại lan, nên bón phân 20-20-20 mỗi ngày vào mùa hè với ¼ thìa cà phê cho 1 gallon nước hay 1 thìa, một gallon mỗi tuần và cứ 3 tuần một lần bón bằng phân 10-30–20. Mùa Xuân và mùa Thu bón 2 tuần một lần và mùa Đông ngưng bón. Khi bón phân phải tưới nước rồi mới bón, đừng bón phân khi rễ còn khô.

THAY CHẬU

Vanda nên trồng trong giỏ (basket) bằng gỗ không nên trồng trong chậu nhựa. Nếu giỏ nhỏ quá, nên lồng vào trong giỏ lớn hơn. Ngâm rễ lan vào trong nước chừng ½ giờ cho mềm, cuộn lai theo vòng tròn và bỏ vào giỏ. Có thể bỏ thêm than củi hay võ thông loại lớn từ 1 inche trở lên. Khi cây quá cao có thể cắt ngắn đi, miễn là phần ngọn phải có tối thiểu là 3 rễ. Phần gốc dưới để vào chỗ mát có thể ra nhánh mới.

NHỮNG VẤN ĐỀ

Khi cây ra nụ cần tưới điều hòa, nếu để khô hay độ ẩm xuống quá thấp, nụ sẽ bị úa vàng và rụng. Một đôi khi nụ hoa tiết ra một chất mật làm cho nụ cũng không nở được, lấy bình phun nước phun nhẹ vài lần cho tan chất mật. Khi lá cây bị nhăn nheo và vàng triệu chứng cuả thiếu nước, cây bị rụng lá phía dưới hoặc là cây bị quá khô, thiếu độ ẩm hay bị bệnh. Nếu bị bệnh phun bằng Draconil từ gốc đến ngọn và rễ liên tiếp 2-3 tuần liền. Nếu không hết, cắt bỏ phần gốc cho đến khi nào thấy hết đốm đen ở trong lõi. Dùng vôi hay diêm sinh bôi vào chỗ cắt. Phun Draconil toàn diện, đợi cho ráo nước cho vào bao nylon treo vào chỗ mát. Đừng để nuơc đọng trên ngọn. Khi nào ra rễ dài trên 2 inches mới bỏ ra ngoài.

NHỮNG CÂY DỄ TRỒNG VÀ NHIỀU HOA


Nên trồng những cây đã lai giống phần đông dễ trồng mà lại nhiều hoa như cây Ascocenda Princess Mikasa chẳng hạn, cây này có hai mầu: hồng và tím xanh có thể ra hoa tới 3-4 lần trong một năm nếu đầy đủ điều kiện.

VANDA CÓ HƯƠNG THƠM

Vanda tricolor
Vanda tricolor var suavis
Vanda amesiana
Vanda dearei
Vanda insignis
Vanda lamellata
Vanda luzonica
Vanda merrillii

Những cây lai giống từ các cây kể trên đều thừa hưởng đặc tính di truyền hương thơm từ cây cha hoặc cây mẹ. Nên nhớ cây Vanda foetida môt vài cuốn sách đề là franhưng mùi hôi nồng nặc.

Cách trồng Vanda có thể áp dụng cho Aerides, Renanthera và Rhynchostylis được, nhưng những cây sau này không cần nhiều ánh nắng.
Theo Bùi Xuân Đáng

Kinh nghiệm trồng hoa lan Vanda

Kinh nghiệm trồng hoa lan Vanda

Trồng Lan Vanda không khó, nếu ta trồng đúng cách và tạo đủ điều kiện thích hợp cho cây phát triển thì cây sẽ sống lâu và ra hoa thường xuyên.

Lan Vanda là một loại phong lan có nhiều màu sắc sặc sỡ, xuất xứ từ vùng Châu Á Thái Bình Dương. Lan Vanda được chia thành 3 loại: loại lá dẹp (strap-shaped leaves), loại lá tròn (cylindrical or terete leaves), và loại lá nửa tròn nửa dẹp (semi-terete leaves). Lan Vanda rất đẹp, hình dáng vừa tròn lại vừa dày nên được rất nhiều người ưa thích trồng. Hoa Lan Vanda thường tươi lâu từ 4 đến 8 tuần, tuỳ theo khí hậu và giống. Có vài loại Lan Vanda tỏa mùi thơm như Vanda amesiana, V. denisonianum, V. cristata và V. dearei. Có loại có vân như Vanda coerulea hoặc đốm như V. tricolor hay V. sanderiana. Lan Vanda có thể ra hoa 2 hoặc 3 lần trong một năm nếu được chăm bón đủ điều kiện.

Trồng Lan Vanda không khó, nếu ta trồng đúng cách và tạo đủ điều kiện thích hợp cho cây phát triển thì cây sẽ sống lâu và ra hoa thường xuyên.

Độ ẩm: Cây Lan Vanda thích ở độ ẩm ban ngày vào khoảng 60% đến 70%, và ban đêm là khoảng 90% đến 95% thì cây sẽ phát triển nhanh. Nếu thiếu độ ẩm cây sẽ mau khô ở rễ và dẫn đến héo lá. Cây sẽ khó ra hoa nếu thiếu độ ẩm hoặc thiếu nước.

Tưới nước: Cây Lan Vanda rất thích nước. Vào mùa hè thì cây phát triển rất nhanh nên cần nhiều nước. Ta có thể tưới nước mỗi ngày và 2 lần một ngày mà không sợ bị thối rễ nếu cây được trồng trong rổ không có nguyên liệu. Vào mùa đông bớt tưới nước lại, chỉ cần 2 lần trong 1 tuần là đủ. Khi thấy lá nhăn và mềm tức là cây đang bị thiếu nước trầm trọng, chúng ta cần tưới nhiều hơn. Thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến Lan Vanda khó có thể ra hoa.

Bón phân: Vào mùa Đông bớt bón phân hoặc chỉ cần tưới nước là đủ. Vào mùa Xuân thì ta nên bón phân nhiều hơn để kích thích cây phát triển và ra hoa. Khi ra hoa thì tiếp tục bón phân vì Lan Vanda tiêu thụ rất nhiều phân bón để nuôi lá và hoa. Cây Lan Vanda giống như Lan Hoàng Hậu (Cattleya) và Lan Đất (Cymbidium) rất thích phân có nhiều chất nitro vì chịu nhiều ánh sáng. Thường thì ta có thể dùng 1/2 muỗng café phân bón (20-20-20) hoà tan vào 1 gallon nước để tưới cây. Loại phân này có thể dùng được quanh năm. Khi nào thấy rễ bị cháy tức là quá nhiều phân bón nên dừng lại một thời gian và chỉ tưới nước thôi là đủ. Chúng ta sẽ tưới phân lại khoảng 2 tuần sau đó.

Ánh sáng: Cây Lan Vanda thích nhiều ánh sáng hơn loại cây Lan Hoàng Hậu nhưng không sống trực tiếp dưới ánh sáng như ở Nam California, vì sẽ dễ bị cháy lá. Khi thấy lá cây đổi màu vàng tức là nhiều ánh sáng quá. Nếu lá cây xanh đậm tức là thiếu ánh sáng, có thể sẽ không ra hoa được. Chúng ta có thể trồng Lan Vanda ngoài sân và sử dụng lưới 50%-55% để lọc bớt ánh sáng. Loại lá tròn thì cần nhiều ánh sáng hơn loại lá dẹp.

Nhiệt độ: Cây Lan Vanda thích ở nhiệt độ ban đêm từ 50-60°F, ban ngày từ 70-90°F. Ở nhiệt độ cao chúng ta có thể tưới cây thường xuyên hơn như 2 hoặc 3 lần trong 1 ngày. Ở nhiệt độ thấp thì phải cẩn thận khi tưới nước, vì nếu tưới nước nhiều mà lạnh thì cây dễ bị nấm và rụng lá ở dưới gốc đi lên, như hình cây dừa.

Thay chậu: Cây Lan Vanda có thể trồng trong chậu có than và đá, hoặc trồng trong rổ không có vật liệu trồng cây thì không cần phải thay chậu thường xuyên, khoảng 4 đến 5 năm mới cần thay. Còn nếu trồng trong chậu có vỏ dừa hoặc vỏ cây thì nên thay chậu mới 2 năm/lần. Chúng ta có thể dùng vỏ dừa hoặc vỏ cây ngâm với thuốc sát trùng và phân bón từ 2 đến 5 ngày để rửa sạch chất muối ở trong vỏ dừa trước khi trồng. Chúng ta dùng ½ muỗng café thuốc Physan 20 (thuốc sát trùng), 1 muỗng canh vitamin B1 (thuốc kích thích rễ), 1 muỗng canh café phân bón (20-20-20) vào 1 gallon nước để ngâm vật dụng trồng. Sau khi trồng thì 1 đến 2 tuần sau hãy tưới nước trở lại, tuỳ theo khí hậu thời tiết vì phải để cho rễ cây khô và phục hồi trở lại.

Chuyển động và thoáng khí:
Cây Vanda thuộc loại phong lan vì vậy rất cần thoáng khí và sự rung chuyển để cho cây được tươi tốt hơn. Theo kinh nghiệm của tôi cho thấy thì cây để ngoài vườn có gió nhiều liên tục sẽ mọc tốt hơn là trong nhà kính ít gió.

Đây chỉ là những phương cách căn bản để trồng cây Lan Vanda sao cho thích hợp cho việc sinh tồn và ra hoa. Theo những phương pháp trên, hy vọng rằng các bạn sẽ thành công trong việc trồng loại phong lan này. Để hoàn hảo hơn, chúng ta còn phải học hỏi tuỳ theo thời tiết, khí hậu, nơi trồng và nguồn nước tưới ở mỗi nơi đều khác nhau. Chúng ta cần phải thay đổi sao cho thích hợp khi cây có những dấu hiệu tốt hoặc xấu, và từ đó chúng ta rút ra được kinh nghiệm và cách trồng thích hợp nhất cho chính mình. Đó chính là cách trồng hoa lan tốt nhất. Tôi xin chúc cho các bạn thành công mỹ mãn và cây hoa lan của các bạn sẽ sống lâu và cho hoa đẹp.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

Chuyện chưa kể về loài lan hài mang tên Bác


Chuyện chưa kể về loài lan hài mang tên Bác

Tỏa hương, khoe sắc giữa trời Âu, loài lan hài mang tên Hồ Chí Minh toát lên vẻ đẹp mộc mạc và thanh cao của núi rừng Việt Nam.

Cây “cha” và cây “mẹ”

Theo ông Đỗ Khắc Tài, một nhà sưu tầm hoa lan, đang sinh sống tại thành phố Bochum, Đức, lan hài Hồ Chí Minh là một loài cây lai giữa hai loài lan hài bản địa đặc biệt quý hiếm của Việt Nam. Hai loài này có tên khoa học lần lượt là Paphiopedilum Delenatii và Paphiopedilum Vietnamense.

Paphiopedilum Delenatii, “cha” của lan hài Hồ Chí Minh có một số phận khá long đong. Loài lan đặc hữu này được nhà thực vật học người Pháp tên là Poilane phát hiện vào năm 1922 ở tỉnh Khánh Hòa. Một số cành của cây lan Delenatii được đưa về trồng ở Pháp, nhưng chúng đã không sống được lâu.

Bị quên lãng bởi chiến tranh, sau năm 1975, một số nhà sưu tầm cố gắng tìm kiếm lan Delenatii ở Khánh Hòa, nhưng không thể thấy bóng dáng loài cây này. Lan Delenatii được xem như đã tuyệt tích.

Bất ngờ, vào năm 1990, các nhà sinh vật lại tìm thấy lan delenatii trong những cây lan xuất cảng làm được liệu ở Trung Quốc. Kể từ đó, giống lan hài này đã được phục hồi.

Paphiopedilum Vietnamense, “mẹ” của lan hài Hồ Chí Minh thì có một số phận ít sóng gió hơn. Cũng là một loài cây đặc hữu, lan Vietnamense được phát hiện vào năm 1998 ở Cao Bằng. Cái tên giàu ý nghĩa Vietnamense (Việt Nam) là do hai nhà trồng lan người Đức là ông Olaf Gruss và ông Holger Perner đặt.

Rất hiếm gặp, trên thị trường châu Âu những cây lan Vietnamense được bán với giá tương đương 5.000 USD một cây.

Năm 1999, ông Popow, một nhà trồng lan người Đức đã nhân giống thành công cây lan Delenatii với cây lan Vietnamense. Năm 2002, cây lai nở hoa và được ông đặt tên theo tên vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam: Paphiopedilum Ho Chi Minh, nghĩa là lan hài Hồ Chí Minh.

Ông Đỗ Khắc Tài nhận xét: “Dễ trồng, dáng cây tốt, mau ra hoa, hoa to có màu từ hồng đến đỏ với hình dáng tuyệt hảo, cây lan hài Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa hai vẻ đẹp của cây mẹ và cây cha, một vẻ đẹp Á Đông thuần túy”.

Tuy nhiên, Hiệp hội hoa lan quốc tế chưa công nhận tên gọi này. Khi Popow đem mẫu lan hài Hồ Chí Minh đi chứng nhận, ông không xuất trình được giấy tờ hợp pháp của cây cha và cây mẹ bởi vì cả hai loài cây này đều nắm nằm trong danh sách cấm xuất cảng của CITES (Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp).

Vì vậy tên gọi chính thức của loài lan hài này cho đến nay vẫn được mặc định là Paph. delenatii x Paph.vietnamense, có nghĩa là loài lai giữa lan delenatii và lan vietnamense.

Dù vậy, các nhà sưu tầm hoa lan và các nhà phân loại học chẳng mấy khi sử dụng tên gọi dài dòng đó. Họ chỉ gọi loài hoa quý phái có nguồn gốc Việt Nam bằng một cái tên mộc mạc: Paphiopedilum Ho Chi Minh - lan hài Hồ Chí Minh.

Cái tên này một lần nữa được khẳng định vào năm 2008, khi nước Cộng hòa Djibouti (một nước thuộc địa cũ của Pháp ở Đông Phi) phát hành một mẫu tem giới thiệu loài lan hài mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (Paphiopedilum Ho Chi Minh).

Phân họ Lan hài (danh pháp khoa học: Cypripedioideae) là một phân họ trong họ Lan (Orchidaceae). Phân họ này bao gồm các chi Cypripedium, Mexipedium, Paphiopedilum, Phragmipedium, Selenipedium.

Các loài lan trong phân họ này có đặc trưng la các khoang túi (các cánh môi hay cánh giữa biến đổi) của hoa có hình chiếc hài (loại giày của phụ nữ thời phong kiến). Các khoang túi này có nhiệm vụ bẫy côn trùng, buộc chúng phải thụ phấn cho hoa.

Lan hài không chỉ có giá trị về mặt thẩm mĩ, khoa học, mà còn có giá trị kinh tế cao nên nhiều loài lan hài đã bị săn tìm và thu hái để cung cấp cho các thị trường quốc tế, khiến số lượng của chúng bị suy giảm nhanh chóng, dẫn bị tuyệt chủng.

Lan Hài Paphiopedilum Sanderianum


Lan Hài Paphiopedilum Sanderianum

Paphiopedilum Sanderianum là một loài lan quý hiếm đặc hữu của Tây Bắc Borneo. Được phát hiện vào năm 1885 và loại này trở nên cực kì nổi tiếng bởi có cánh hoa dài hơn cả mét.

1. Tên việt: Hài râu ông cụ

2. Tên khoa học: Paphiopedilum Sanderianum

3. Mô tả: Paphiopedilum Sanderianum là một loài lan quý hiếm đặc hữu của Tây Bắc Borneo (Gunung Mulu). Được phát hiện vào năm 1885 và loại này trở nên cực kì nổi tiếng bởi có cánh hoa dài hơn cả mét. Sau thời điểm phát hiện này, người ta cho lai loại này với những loại lan khác nhưng không sao cho ra được hoa lan có kích thước cánh dài như loài này.

Thời gian sau đó loài này được cho là đã tuyệt chủng trong tự nhiên mãi cho đến năm 1978 được Ivan Nielson phát hiện lại loài này.

Hiện tại vẫn chưa thấy tên tiếng Việt cho lan này, với đặc điểm cánh hoa dài như vậy và nhìn sơ bộ cũng hơi giống giống với bộ râu của những ông cụ (người) nên tạm thời mình đặt tên lan hài “Paphiopedilum Sanderianum” này là “Hài Ông Cụ” cho để nhớ để nói đến cây lan đặc biệt này

Một số hình ảnh về “Paphiopedilum Sanderianum” hay “Hài Ông Cụ” (ảnh của thành viên Magnus A trên trang OrchidsForum chụp lại cây lan của mình khi nở được vài ngày và chiều dài cánh hoa (râu) đạt 1,3m). Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng

Lan Hài sống trên thân cây


Lan Hài sống trên thân cây

Đại đa số các giống lan Hài đều là địa lan vì vậy chúng hay mọc ngoài từ nhiên trên mặt đất mềm xốp, trên xác thực vật chết lâu ngày đã bị phân hủy.

Nhưng cũng có những trường hợp các biệt có thể sống ở trên cao, trên thân một loại cây thực vật khác ở ngoài tự nhiên như trường hợp của cây lan “Hài Kim” (Paphiopedilum villosum in situ)

Nắm được đặc điểm này nên các bạn có trồng thuần dưỡng giống này thì chú ý cách nó mọc ở ngoài tự nhiên và trồng sao cho nó thích nhất để cây phát triển tốt và khỏe mạnh

Lan hài Việt Nam - Paphiopedilum Vietnamense


Lan hài Việt Nam - Paphiopedilum Vietnamense

Lá chất da dày, dài, hình thuôn - bầu dục, mặt trên màu lục bóng với các vết loang lổ màu thẫm hơn, mặt dưới màu lục xim với nhiều chấm màu. Hoa có kích thước lớn, thường màu hồng nhạt và thẫm dẫn về chóp

Tên Việt Nam: Lan hài Việt Nam
Tên Latin: Paphiopedilum vietnamense
Đồng danh:  Paphiopedilum vietnamense Gruss & Perner, 1999. Paphiopedilum hilmari Senghas & Schettler, 1999;
Paphiopedilum mirabile Cavestro & Chiron, 1999.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất

Đặc điểm nhận dạng: Cỏ lâu năm, cỡ 3 - 5 lá xếp thành 2 dãy. Lá chất da dày, dài, hình thuôn - bầu dục, cỡ đến 8 - 17 x 2,5 - 7 cm, mặt trên màu lục bóng với các vết loang lổ màu thẫm hơn, mặt dưới màu lục xim với nhiều chấm màu. Cụm hoa có cuống dài đến 15 - 25 cm, mang 1 hoa. Lá bắc hình trứng rộng, cỡ 1,8 - 3 x 16 - 2 cm. Hoa có kích thước lớn, rộng đến 10 - 12 cm, thường màu hồng nhạt và thẫm dẫn về chóp; lá đài màu trắng hay hồng ở gốc, về chóp chuyển thành màu hồng - tía; lá đài gần trục hoa hình trứng ngược, cỡ 4,2 - 5,1 x 2,5 - 3 cm; lá đài kia cỡ 3 - 4,6 x 3 - 3,3 cm, có lông trắng ở mặt ngoài và ở mép; cánh hoa màu trắng, hồng hay hồng tía ở gốc, ở phần trên màu tía thẫm, hình bầu dục - thuôn, cỡ 5 - 6 x 3,3 - 4,5 cm, phủ lông màu trắng ở cả 2 mặt; môi màu trắng, hồng hay tía, với vệt màu tía thẫm ở giữa, gần hình cầu, cỡ 3,5 - 4 x 2,5 - 4 cm; nhị lép cỡ 1,7 - 2,5 x 1,5 - 2 cm; bầu dài 2,5 - 2,8 cm, phủ đầy lông trắng.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3 - 4. Tái sinh bằng hạt. Mọc rất rải rác dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng ưu thế Nghiến [Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau] trên núi đá vôi kết tinh, ở độ cao 350 - 550 m, trong các khe nứt hay hốc đá ẩm, ít đất ở các vách dựng đứng gần đỉnh núi.

Phân bố:

Trong nước: Mới gặp ở một điểm tại Thái Nguyên (Đồng Hỷ: Mỏ Ba). Các tác giả trước đây (Gruss & Perner, Senghas & Schettler, Cavestro & Chiron) do chỉ căn cứ vào thông tin của những người buôn Lan ở Hà Nội nên đã chỉ ra các điểm gặp (ví dụ: Cao Bằng, Hà Giang hay Tuyên Quang) chưa chính xác.

Thế giới: Chưa biết.

Giá trị: Loài đặc hữu của Việt Nam. Là loài Hài rất quý mới được phát hiện, có hoa to, màu sắc sặc sỡ, lạ mắt và rất đẹp, rất được ưa chuộng ở các thị trường Lan nước ngoài. Tính đa dạng về màu sắc và hình dáng của cánh hoa bên và môi là điều hấp dẫn nhất đối với những người trồng và lai tạo Hài.

Tình trạng: Loài có khu phân bố vô cùng hẹp, chỉ mới phát hiện được ở một vùng núi rất nhỏ (thuộc loại hẹp nhất trong số các loài Hài gặp ở nước ta) và khó tái sinh, lại bị săn lùng để thu hái ồ ạt và triệt để đến cả cây còn rất nhỏ nhằm xuất khẩu lậu qua biên giới nên bị tuyệt chủng trong tự nhiên chỉ sau 6 năm từ khi được phát hiện, và 3 - 4 năm từ khi bị khai thác ồ ạt. Đây là một trong vài ví dụ điển hình của việc cây bị tuyệt chủng do tình trạng buôn bán lậu, vi phạm nghiêm trọng Công ước CITES.

Phân hạng: EW

Biện pháp bảo vệ: Đã liệt kê vào Phụ lục 1 của công ước CITES và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích th­­­ư­ơng mại. Cần nhân rộng việc gieo ươm một để vừa tạo nguồn cây làm cảnh quý đồng thời bảo vệ nguồn gen.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 469.

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

Lan hài Henry - Paphiopedilum henryanum


Lan hài Henry - Paphiopedilum henryanum

Vào mùa xuân năm 2001 Leonid Averyanov và D. Harder đã tìm thấy cây lan này tại khu bảo tồn Phong Quang tỉnh Hà giang. Với chiếc cánh đài màu xanh lá và những đốm màu tím đậm ở mặt trong của hoa là.

Tên Việt Nam: Lan hài bắc
Tên Latin: Paphiopedilum henryanum
Đồng danh: Paphiopedilum henryanum Braem,1987
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất

Đặc điểm nhận dạng: Loài lan đất hay trên đá, thân ngắn. Lá 3 - 5 chiếc, dạng trái xoan thuôn, đỉnh có mũi ngắn, mặt trên màu xanh nhạt, nổi rõ gân, mặt dưới màu xanh nhạt, dài 8 - 12cm, rộng 4 - 5cm. Cụm hoa thẳng cao 18 - 22cm có 1 hoa. Hoa có đường kính 8 - 10cm, màu tím nhạt, có lông trắng. Cánh môi dạng túi hẹp cong, màu tím đậm. Cánh đài lớn có nhiều chấm màu tím không đều, cánh tràng trải rộng, mép răn reo màu lục nâu nhạt

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3 - 4. Tái sinh bằng hạt. Mọc rất rải rác dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng ưu thế  và  mọc ở các vách núi đá vôi dựng đứng trên cao độ 600-650m trong các khe nứt hay hốc đá ẩm, ít đất ở các vách dựng đứng gần đỉnh núi.

Phân bố:

Trong nước: Loài mới được phát hiện ở vùng núi Bắc Việt Nam (Hà Giang), sát vùng biên giới Trung Quốc. Đây là loài đặc hữu Việt Nam, mới phát hiện năm 1998.

Thế giới: Chưa biết.

Giá trị: Loài đặc hữu của Việt Nam. Là loài Hài rất quý mới được phát hiện, có hoa to, màu sắc sặc sỡ, lạ mắt và rất đẹp, rất được ưa chuộng ở các thị trường Lan nước ngoài. Tính đa dạng về màu sắc và hình dáng của cánh hoa bên và môi là điều hấp dẫn nhất đối với những người trồng và lai tạo Hài.

Tình trạng: Loài có khu phân bố vô cùng hẹp, chỉ mới phát hiện được ở một vùng núi rất nhỏ (thuộc loại hẹp nhất trong số các loài Hài gặp ở nước ta) và khó tái sinh, lại bị săn lùng để thu hái ồ ạt và triệt để đến cả cây còn rất nhỏ nhằm xuất khẩu lậu qua biên giới nên bị tuyệt chủng trong tự nhiên chỉ sau 6 năm từ khi được phát hiện, và 3 - 4 năm từ khi bị khai thác ồ ạt. Đây là một trong vài ví dụ điển hình của việc cây bị tuyệt chủng do tình trạng buôn bán lậu, vi phạm nghiêm trọng Công ước CITES.

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 169.

"Vệ hài Henry hay lan hài núi đá (Paphiopedilum henryanum) là một loài lan thuộc Chi Lan hài, Họ Lan. Loài này sinh sống ở đông Đông nam Vân Nam và Quảng Tây, phía bắc Việt Nam." Theo Wikipedia.org

Lan hài vàng - Paphiopedilum villosum


Lan hài vàng - Paphiopedilum villosum

Cây lâu năm, có 4 - 5 lá mọc chụm. Lá hình dải, cỡ 14 - 42 x 2,5 - 4 cm, màu lục ở mặt trên, lục nhạt ở mặt dưới, với nhiều chấm màu nâu tía ở gốc. Cụm hoa có cuống dài 7 - 24 cm, mang 1 hoa, cánh hoa bóng, màu đỏ nâu với dải giữa màu đỏ thẫm và gốc vàng - nâu.

Tên Việt Nam: Lan hài vàng
Tên Latin: Paphiopedilum villosum
Đồng danh: Paphiopedilum villosum (Lindl.) Stein, 1892. Cypripedium villosum Lindl., 1854; Cordula villosa (Lindl.) Rolfe, 1912.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất

Đặc điểm nhận dạng: Cây lâu năm, có 4 - 5 lá mọc chụm. Lá hình dải, cỡ 14 - 42 x 2,5 - 4 cm, màu lục ở mặt trên, lục nhạt ở mặt dưới, với nhiều chấm màu nâu tía ở gốc. Cụm hoa có cuống dài 7 - 24 cm, mang 1 hoa. Lá bắc cỡ 3,7 - 6,5 x 3 - 3,8 cm, nhẵn. Hoa rộng 7,5 - 13,5 cm, có lông trắng ngắn ở mặt ngoài lá đài; lá đài gần trục hoa màu trắng, ở gần giữa màu lục và ở chính giữa là màu đỏ thẫm, hình trứng ngược, cỡ 4,5 - 7 x 3 - 4,6 cm; lá đài kia màu lục nhạt, hình trứng ngược, cỡ 3,8 - 7,6 x 1,8 - 2,6 cm; cánh hoa bóng, màu đỏ nâu với dải giữa màu đỏ thẫm và gốc vàng - nâu, thường hình thìa, cỡ 4,7 - 8,6 x 2,5 - 4,6 cm, có lông ria (mép) và lông màu tía ở gốc; môi màu đỏ với mạng gân màu đỏ thẫm, cỡ 4 - 6,8 x 3 - 3,8 cm; nhị lép màu vàng, hình tim ngược, cỡ 1,6 x 1,4 cm, có lông cứng; bầu dài 3 - 6 cm, phủ lông dày đặc.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4 - 6. Mọc dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng hay hỗn giao với cây lá kim trên núi đá granit, ở độ cao 1100 - 2000 m, bám thành bụi nhỏ rất rải rác trên thân và cành cây gỗ, đôi khi cả trên các tảng đá ở sườn núi.

Phân bố:

Trong nước: Gia Lai (núi Chư Pah), Lâm Đồng (Lạc Dương: núi Bì Đúp), Khánh Hoà (Hòn Giao).

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào.

Giá trị: Loài cây làm cảnh quý vì hoa có màu sặc sỡ, đẹp, hiếm và sống bám.

Tình trạng: Loài vốn có khu phân bố hẹp, nơi cư trú lại bị chia cắt rải rác và có số lượng cá thể ít ỏi lại bị thu hái đến kiệt quệ để bán trồng làm cảnh ở trong nước và xuất khẩu lậu qua biên giới nên đang bị tuyệt chủng. Hiện nay các cá thể còn sót lại rất rải rác ở trên các cành cây cao hay tầng đã bị che khuất cũng có số phận rất mong manh do môi trường sống là rừng bị chặt và đốt và do vẫn tiếp tục bị tận thu.

Phân hạng: EN B1+2b,c,e.

Biện pháp bảo vệ: Đã liệt kê vào Phụ lục 1 của công ước CITES và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích th­­­ư­ơng mại. Bảo vệ phần quần thể nhỏ nhoi còn sót lại ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bì Đúp. Cần nhân rộng việc gieo ươm để vừa tạo nguồn cây làm cảnh đồng thời bảo vệ nguồn gen.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 470.

Lan hài mới phát hiện từ Lào Paphiopedilum rungsuriyanum


Lan hài mới phát hiện từ Lào Paphiopedilum rungsuriyanum

Paphiopedilum rungsuriyanum là loài thực vật nhỏ, khi nhà làm vườn Niwat Rungroang mua chúng thì chúng được rao bán với tên P.canhii.

Paphiopedilum rungsuriyanum được Olaf Gruss và cộng sự mô tả vào tháng 5-2014 dựa trên các mẫu cây trồng ở Thái Lan. Những cây trồng này được Niwat Rungroang - một nhà làm vườn Thái Lan - mua được tại một chợ của Thái Lan. Những cây này được lấy từ miền Bắc Lào và được công bố trên Orchideen Journal - Đức. Đây là loài lan hài rất đẹp và có kích thước nhỏ tương đương với loài Paphiopedium canhii - loài mới được phát hiện ở Bắc Việt Nam năm 2010 và cũng được tìm thấy tại Bắc Lào.

Paphiopedilum rungsuriyanum là loài thực vật nhỏ, khi nhà làm vườn Niwat Rungroang mua chúng thì chúng được rao bán với tên P.canhii. Khi mua ông vẫn nghĩ chúng là  P.canhii vì hình thái lá của chúng rất giống nhau, rất khó nhận biết chúng có phải cùng một loài hay không. Các mẫu vật này được đem về trồng tại Thái Lan, và điều bất ngờ đã xảy ra khi chúng ra hoa.

Paphiopedilum rungsuriyanum phân bố tại khu vực núi đá vôi, nơi có điều kiện sinh thái khá tương đồng với vùng Tây Bắc Việt Nam. Thân mang 3-5 lá, hình bầu dục, tròn ở đầu, dài 10-15cm, rộng 1.5 - 2cm. Mặt trên lá có màu lục đậm và có những vân xanh màu cẩm thạch nhạt trên nền màu lục xám, khá giống với lá loài P.canhii, nhưng mặt dưới lá có phần đậm hơn.

Cũng giống với loài anh em gần của nó, loài Pa. rungsuriyanum mang 1 hoa, rất hiếm khi hai hoa, trên trục ngắn dài 5-8 cm. Hoa màu tím đậm và được bao phủ bởi lớp lông trắng. Hoa có đường kính chừng 4-5 cm, ấn tượng ở chỗ chúng được bao phủ bởi một lớp lông mờ.

Sự phân biệt rõ ràng nhất của loài này so với loài Pa. canhii chính là ở màu sắc của hoa và sự khác biệt hoàn toàn bởi bộ nhị lép. Cánh hoa của chúng rộng hơn và có màu tím đậm. Mặt dưới lá của chúng có màu xanh lá cây với các đường gân màu tím rộng trong khi lan Hài cảnh có lốm đốm màu đỏ tím.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Lan Hài lông - Paphiopedilum hirsutissimum


Lan Hài lông - Paphiopedilum hirsutissimum

Cây mọc thành bụi nhỏ trên các hốc đá. Thân rất ngắn chìm dưới đất. Lá hình dải hẹp, màu bóng lục, đầu thót tù, dài 30 - 40cm, rộng 2 - 3cm, xếp 2 dãy. Cụm hoa dài 20cm, có 1 hoa, cuống có lông màu tím thẫm. Lá bắc 2, hình trứng rộng, có lông tơ dày.



Tên Việt Nam: Lan hài lông
Tên Latin: Paphiopedilum hirsutissimum
Đồng danh: Paphiopedilum hirsutissimum (Lindl. ex Hook.) Stein, 1892. Cypripedium hirsutissimum Lindl. ex Hook. 1857. Cypripedium esquirolei Schlechter, 1919; Cordula esquirolei (Schlechter) Hu, 1925.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thảo, sống ở đất hoặc trên đá. Lá 5 - 6 chiếc, hình dải, thuôn dần đến đỉnh hai thùy lệch, kích thước 45 x 1,5 - 2 cm, màu xanh, ít nhiều có chấm màu tía ở mặt dưới. Cụm hoa 1 hoa; cuống hoa dài 17 - 25 cm, có lông dài phủ dầy, che ở gốc bởi bẹ dài tới 11 cm; lá bắc hình bầu dục, dài 1,5 - 2,8 cm, có lông. Hoa lớn, đường kính 11 - 14 cm, lá đài màu vàng nhạt đến màu xanh nhạt, màu nâu bóng lan ra đến mép; cánh hoa màu vàng nhạt, các chấm màu nâu - tía ở nửa dưới, màu hồng tía ở nửa trên; cánh môi màu vàng nhạt đến xanh nhạt, các chấm màu hồng tía; nhị lép màu vàng nhạt, các chấm màu tía ở phần gốc, màu nâu bóng ở phần giữa. Cuống và bầu dài 5 - 7,5 cm, phủ đầy lông dài. Lá đài trên hình trứng thuôn, đỉnh tù hay tròn, kích thước 3,8 - 4,5 x 2,6 - 4 cm, mép lượn sóng, có lông. Lá đài dưới tương tự đài trên, kích thước 3,2 - 3,6 x 1,6 - 2,2 cm. Cánh hoa nằm ngang, uốn cong, hình thìa, tròn ở đỉnh, kích thước 5,5 - 7 x 1,2 - 2,2 cm, lượn sóng mạnh ở gốc, có lông. Môi hình túi, kích thước 3,5 - 4,5 x 2 cm. Nhị lép hình gần vuông, tù, lồi, cỡ 10 x 8 mm.

Sinh học và sinh thái: Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc rải rác trong rừng thưa, vùng núi đá, trên đất hoặc trên đá, ở độ cao 700 - 1800 m.

Phân bố:

Trong nước: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lâm Đồng (trồng ở Đà Lạt).

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan.

Giá trị: Là loài Lan hài quý, có giá trị làm cảnh vì thân, lá đẹp, hoa to cỡ 10 cm; đẹp bởi màu xanh của lá đài, màu tía và tím của cánh hoa và màu tía nâu của môi.

Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Thuộc nhóm Lan Hài, là nhóm Lan bị săn lùng vì các mục đích thương mại.

Phân hạng: VU A1c,d+A2d.

Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "bị đe dọa" (T) Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích th­­­­ương mại. Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu vực bảo tồn và chăm sóc.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 463.

Lan hài tía - Paphiopedilum purpuratum


Lan hài tía - Paphiopedilum purpuratum

Mọc dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá kim ở đỉnh và đường đỉnh núi đá vôi, có độ cao 600 - 1000 m, rất rải rác trên đất ở chân các vách đá có nhiều mùn.



Tên Việt Nam: Lan hài tía
Tên Latin: Paphiopedilum purpuratum
Đồng danh: Paphiopedilum purpuratum (Lindl.) Stein, 1892. Cypripedium purpuratum Lindl. 1837. Cypripedium sinicum Hance ex Reichb. f. 1853. Cordula purpurata (Lindl.) Rolfe, 1912. Paphiopedilum aestivum Z.J. Liu & J.Y. Zhang, 2001.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất

Đặc điểm nhận dạng:

Cây lâu năm, có 4 - 6 lá mọc thành 2 dãy. Lá hình thuôn - bầu dục, cỡ 7 - 14 x 2,3 - 4,2 cm, mặt trên loang lổ các khoang màu lục thẫm và lục nhạt, mặt dưới màu lục nhạt. Cụm hoa có cuống dài 10 - 20 cm, mang 1 (- 2) hoa. Lá bắc hình trứng hẹp, cỡ 1,5 - 1,7 x 0,7 cm, có lông trắng. Hoa rộng 7 - 10 cm, có mạng gân màu đỏ thẫm - tía ở tất cả các mảnh bao hoa; lá đài gần trục hoa màu trắng, ở nửa dưới chuyển sang màu lục, hình trứng rộng, cỡ 2,5 - 3,5 x 2,2 - 4,3 cm; lá đài kia màu lục, hình trứng hẹp, cỡ 2 - 3,5 x 1,2 - 1,6 cm; cánh hoa màu đỏ - tía thẫm, về phía gốc chuyển thành màu lục nhạt, về phía chóp thành màu hồng, có nhiều mụn cóc nhỏ dọc gân, hình bầu dục hay thuôn, cỡ 3,5 - 4,6 x 0,9 - 1,3 cm; môi màu tía - đỏ, cỡ 3,3 - 4,4 x 2 - 2,7 cm; nhị lép cỡ 0,8 x 0,8 - 1,1 cm; bầu dài 2,5 - 4 cm, phủ lông trắng.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 9 - 10. Tái sinh bằng hạt. Mọc dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá kim ở đỉnh và đường đỉnh núi đá vôi, có độ cao 600 - 1000 m, rất rải rác trên đất ở chân các vách đá có nhiều mùn.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai, Cao Bằng (Nguyên Bình: Yên Lạc), Tuyên Quang (Na Hang), Lâm Đồng.

Thế giới: Trung Quốc.

Giá trị: Loài cây làm cảnh quý vì hiếm, có hoa với các màu tía và đỏ thẫm đẹp.

Tình trạng: Loài vốn có khu phân bố hẹp, nơi sống bị chia cắt rất rải rác và số lượng cá thể ít, trong vài năm gần đây lại bị thu hái ồ ạt đến kiệt quệ để bán trồng làm cảnh ở trong nước và xuất khẩu lậu qua biên giới nên đang bị tuyệt chủng. Các cá thể còn sót lại rất rải rác cũng có số phận rất mong manh do môi trường sống là rừng vẫn tiếp tục bị chặt và đốt cây để tận thu.

Phân hạng: EN A1c,d+2d, B1+2b,e.

Biện pháp bảo vệ: Đã liệt kê vào Phụ lục 1 của công ước CITES và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích th­­­­ương mại. Bảo vệ phần quần thể nhỏ nhoi còn sót lại ở Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Cần nhân rộng việc gieo ươm để vừa tạo nguồn cây làm cảnh đồng thời bảo vệ nguồn gen.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 467.

Hài xuân cảnh - Paphiopedilum Canhii


Hài xuân cảnh - Paphiopedilum Canhii

Hài xuân cảnh - Paphiopedilum Canhii là loài lan Hài đặc hữu của Việt Nam, có kích thước cây và hoa nhỏ nhất của Việt Nam, mới phát hiện năm 2010.




Câu chuyện về lan hài Cảnh Paphiopedilum canhii .

Có lẽ rất ít các quốc gia trên thế giới có nhiều loài lan hài được phát hiện và công bố như ở Việt Nam , Việt Nam chính là xứ sở của lan hài với rất nhiều loài. Hiện nay theo thống kê của các nhà nghiên cứu về hoa lan ở Việt nam, đã có hơn 20 loài lan hài được công bố. Hầu hết các loài lan hài sống ở những vùng rừng sâu, núi cao hiểm trở, thảm thực vật còn hầu như nguyên vẹn chưa bị tác động bởi bàn tay con người và chúng chỉ nảy mầm khi cộng sinh với một loài nấm. Đã có rất nhiều những nhà nghiên cứu hoa lan ước mong có cơ hội tìm thấy một loài lan hải mới ở Việt Nam, Nhiều thập kỷ đã trôi qua, kể từ khi loài lan hài Hằng được phát hiện ở Việt Nam năm 1983, ước mong đó tưởng chừng như vô vọng. Nhưng mới đây, tháng 5 năm 2010 các nhà khoa học Việt, Nga đã phát hiện và công bố một loài lan hài mới được mang tên nhà sưu tầm hoa lan Chu Xuân Cảnh – Paphiopedilum canhii


Có thể nói đây là một khám phá rất lớn của các nhà khoa học, đã không chỉ gây ngỡ ngàng cho các nhà nghiên cứu hoa lan trên thế giới mà còn là niềm hân hoan của hàng ngàn nhà trồng hoa lan trên khắp hoàn vũ. Loài lan hài Cảnh Paphiopedilum canhii một lần nữa đã minh chứng Việt Nam là một đất nước không chỉ đa dạng sinh học nhất nhì trong khu vực mà còn có rất nhiều những loài chưa được nghiên cứu, công bố. Tất nhiên, sự phát hiện và công bố cũng đồng nghĩa với những thảm họa lại bắt đầu đối với loài lan tuyệt đẹp này.

Lan hài Cảnh có vùng phân bố rất hẹp ở những ngọn núi cao phía Bắc Việt Nam, Khi loài này được công bố các nhà khoa học đã CỐ TÌNH không ghi rõ địa điểm, tọa độ vùng phân bố của loài mới này mà chỉ ghi rất ngắn gọn là phát hiện ở phía bắc Việt Nam. Các nhà khoa học lo sợ rằng, những địa điểm chính xác là miếng mồi thơm ngon cho những kẻ buôn lan trong nước và quốc tế, sẽ tàn phá để kiếm những nguồn lợi kếch xù. Trên nhiều diễn đàn và một số trang web buôn bán hoa lan, đã chào bán cây lan này với giá 300-500 USD/ cây.

Rất nhiều những nhà sưu t ầm hoa lan ở Việt Nam và trên thế giới đang tìm mọi cách để khai thác, sở hữu loài hoa lan đặc hữu, tuyệt đẹp và quí hiếm này. Thế là một cuộc tìm kiếm bắt đầu diễn ra. Anh Chu Xuân Cảnh là người đầu tiên phát hiện cũng chỉ dám sở hữu 2 cây làm tiêu bản và 1 cây duy nhất để theo dõi quá trình phát triển, phát hoa trong quá trình nuôi trồng và cùng giới thiệu với bạn bè có thú vui trồng hoa lan ngắm nhìn và chia sẻ. Đã nhiều lần anh được đề nghị với những món tiền hấp dẫn từ các nhà sư u tâm hoa lan của Đài Loan, Pháp, Đức để có được một vài cây lan giống; nhưng anh đã t ừ chối vì anh hiều được đó là nghĩa vụ, trách nhiệm của một con người đối với thiên Việt Nam, đối với loài lan hài quí hiếm được mang tên mình, không thể đánh mất là một vinh dự rất vô cùng lớn lao đó. Mới đây, anh cùng chúng tôi có dịp quay lại nơi phát hi ện vùng phân bố của loài hoa làn này. Một sự thật đau lòng là toàn bộ những cây lan phân bố ở đây đang bị tuyệt diệt đến mức thảm hại để bán cho các nhà sưu t ầm lan quốc tế. Hiện nay, nhiều nơi tại Điện Biên lan hài Cảnh đã được cân bán bằng kg.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Lan Hài hê len - Paphiopedilum helenae


Lan Hài hê len - Paphiopedilum helenae

Hài hê len Paphiopedilum helenae là loài lan đặc hữu, được phát hiện năm 1996. Loài lan này phân bố ở một số tỉnh như Cao Bằng, Bắc Kạn.

Tên Việt Nam:   Lan hài hê len
Tên Latin: Paphiopedilum helenae
Đồng danh: Paphiopedilum helenae Aver. 1996. Paphiopedilum delicatum Z.J. Liu & J.Y. Zhang, 2001
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất
Đặc điểm nhận dạng: Cây lâu năm, có 3 - 5 lá mọc chụm. Lá hình thuôn - bầu dục, cỡ 4 - 10 x 0,6 - 1,6 cm, mặt trên màu lục, rải rác có chấm màu tím - tía ở gốc, mặt dưới màu lục nhạt. Cụm hoa có cuống dài 4 - 7 cm, mang 1 hoa. Lá bắc hình trứng - bầu dục, cỡ 0,8 - 1,2 x 0,3 - 0,4 cm. Hoa có kích thước lớn so với toàn cây, rộng 5 - 6 cm, có lông ngắn ở mặt ngoài lá đài; lá đài gần trục hoa màu vàng tươi, hình trứng ngược, cỡ 1,8 - 3,5 x 1,5 - 3 cm; lá đài kia màu trắng, hình trứng - bầu dục, cỡ 1,5 - 2,5 x 0,8 - 1,5 cm; cánh hoa màu vàng cam với mạng gân màu da cam - nâu thẫm hơn, cỡ 2,5 - 3,5 x 0,4 - 0,8 cm, hơi có lông ở mép và gốc trong; môi màu da cam - nâu tươi, hình túi sấu, cỡ 2 - 3 x 1,5 - 2 cm; nhị lép màu vàng nhạt, hình trứng ngược rộng, cỡ 0,7 - 0,8 x 0,7 - 0,8 cm, có lông dài; bầu dài 2 - 3,5 cm, phủ đầy lông ngắn màu tía thẫm.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 9 - 11. Tái sinh bằng hạt. Mọc dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá kim hay hỗn giao cây lá kim - lá rộng trên núi đá vôi, ở độ cao 600 - 1000 m, thành nhóm nhỏ rất rải rác trong các khe nứt, ít đất của các vách dựng đứng ở gần đỉnh và đỉnh núi.

Phân bố:

Trong nước: Cao Bằng (Trà Lĩnh: núi quanh hồ Thăng Heng; Đông Khê), Bắc Kạn (Na Rì: Kim Hỷ).

Thế giới: Trung Quốc.

Giá trị: Loài cây làm cảnh quý vì có kích thước loài nhỏ nhất trong số Hài của Việt Nam, có hoa đẹp, màu sắc duyên dáng và hiếm.

Tình trạng: Loài vốn có khu phân bố hẹp, nơi cư trú bị chia cắt và rất rải rác, lại có số lượng cá thể ít, trong vài năm gần đây bị thu hái đến cạn kiệt để xuất khẩu lậu qua biên giới nên đang bị tuyệt chủng. Hiện nay chỉ còn sót lại rất rải rác một số cây ở các khe núi khuất và cao khó thu hái, nhưng số phận của chúng cũng rất mong manh do môi trường sống là rừng bị chặt và đốt do vẫn tiếp tục bị tận thu.

Phân hạng: CR A1a,cd, B1+2b,c,e.

Biện pháp bảo vệ: Đã liệt kê vào Phụ lục 1 của công ước CITES và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Bảo vệ phần quần thể nhỏ nhoi còn sót lại ở Trà Lĩnh và Đông Khê. Cần nhân rộng việc gieo ươm để vừa tạo nguồn cây làm cảnh đồng thời bảo vệ nguồn gen.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 462.

Lan Hài việt - Paplliopedilum Vietnamense


Lan Hài việt - Paplliopedilum Vietnamense

Hài việt, Hài bóng, Paplliopedilum Vietnamense, Đây là loài đặc hữu của Việt Nam. Hài việt được phát hiện từ năm 1999 nhưng cho đến nay đã bị đánh giá là tuyệt chủng ngoài tự nhiên.


Tên Việt Nam: Lan hài Việt, hài bóng
Tên Latin: Paphiopedilum Vietnamense
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Nhóm: Cây Lan đất



Hài mốc vàng - Paphiopedilum Armeniacum


Hài mốc vàng - Paphiopedilum Armeniacum

Loài lan đất có giả hành dài, to 2 - 3mm, cây mang 5 - 7 lá. Lá dài 6 - 12cm to 1,8 - 2,3 cm, hơi nhọn. Hoa thường chỉ 1, màu vàng đậm hay nhạt, to 6 - 8cm.

Tên Việt Nam: Lan hài kim
Tên Latin: Paphiopedilum armeniacum
Đồng danh: Paphiopedilum armeniacum Chen & Liu
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất

Mô tả:

Loài lan đất có giả hành dài, to 2 - 3mm, cây mang 5 - 7 lá. Lá dài 6 - 12cm to 1,8 - 2,3 cm, hơi nhọn; mặt trên hơi lục trắng với vân lục đậm nhạt, mặt dưới phủ các đốm đỏ tía, đậm, không đều. Phát hoa đứng, cao 25cm, màu lục với đốm tía, có lông nâu đỏ. Lá hoa dài 1,8cm, màu lục, có đốm đỏ tía. Bầu noãn dài 3 - 3,5 cm, màu lục có đốm nâu, bao phủ đầy lông trắng. Hoa thường chỉ 1, màu vàng đậm hay nhạt, to 6 - 8cm. Lá đài sau hình trứng cho đến bầu dục, dài 2,2 - 2,8cm rộng 14 - 2,2cm, hơi nhọn, mép uốn vào ở phần trên.

Lá đài bên dính nhau, nhỏ hơn lá đài sau với 2 sóng ở lưng và chỉ 1 răng tròn ở đỉnh, mặt trong nhẵn. C ánh hoa hình trứng rộng cho đến gần tròn, dài 2,8 - 5,3cm, rộng 2,5 - 3cm, đỉnh gần tròn, 10 - 20 gân, đáy có lông trắng ở mặt trong, mặt ngoài không có lông. Môi bầu dục hay hình trứng, dài 4 - 5cm rộng 3,2 - 4cm, bên trong có lông trắng và đốm đo đỏ ở phía sau. Nhụy lép hình tam giác dài ra, dài 1 - 2cm rộng 1- 1, 5cm, đỉnh đôi khi cong, màu vàng với các sọc đỏ ở giữa. Mùa hoa từ tháng 2 - 4.

Phân bố: Việt Nam loài này phân bố ở vùng núi đá vôi biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Myanmar.

Tài liệu dẫn: Lan Việt Nam  - Nguyễn Thiện Tịch - trang 64.
Theo bài "Theo dấu lan hài Việt Nam" có viết: Hài mốc vàng (P. armeniacum): Tuy sự hiện diện của loài hài này trong tự nhiên ở nước ta chưa được các chuyên gia công nhận nhưng thông tin từ những người trồng lan cho biết loài này có mặt ở miền Bắc Việt Nam.