Hoàng thảo gia lu - Dendrobium nobile var. alboluteum
Lan
phụ sinh. Thân dài 30 - 60 cm, dầy 1,5 - 1,8 cm, hình chuỳ, dẹp bên,
lóng dài 2,5 - 3,6 cm. Thân già thường dầy lên và thắt lại luân phiên
nhau. Lá hình mác, đỉnh chia 2 thùy tù lệch, dài 6 - 10 cm, rộng 2,5 - 4
cm. Cụm hoa bên, 2 - 4 hoa, mọc trên thân còn lá.
Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo gia lu
Tên Latin: Dendrobium nobile var. alboluteum
Đồng danh: Dendrobium nobile var. alboluteum Huyen & Aver. 1989.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh
Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 30 - 60 cm, dầy 1,5 - 1,8 cm, hình chuỳ, dẹp bên, lóng dài 2,5 - 3,6 cm. Thân già thường dầy lên và thắt lại luân phiên nhau. Lá hình mác, đỉnh chia 2 thùy tù lệch, dài 6 - 10 cm, rộng 2,5 - 4 cm. Cụm hoa bên, 2 - 4 hoa, mọc trên thân còn lá. Lá bắc hình bầu dục, dài khoảng 0,5 cm. Hoa có đường kính 5 - 6 cm. Các lá đài và cánh hoa màu trắng, cuống hoa và bầu dài khoảng 4 cm. Lá đài hình mác rộng, đỉnh tù, dài 3,3 - 3,5 cm, rộng 0,8 - 1 cm. Cằm dài khoảng 0,6 cm, đỉnh tù tròn. Cánh hoa hình mác, đỉnh nhọn, dài 2,8 - 3 cm, rộng 0,8 - 1 cm. Môi hình phễu, viền trắng, ở giữa có 1 đốm lớn màu vàng, có nhiều gân màu xanh nhạt, khi trải phẳng có hình bầu dục, dài 2,8 - 3 cm, rộng 2,4 - 2,5 cm. Cột màu xanh lợt, cao 0,6 - 0,7 cm; tuyến mật hình khe; răng cột hơi cong, đỉnh nhọn. Nắp màu tía, hình mũ cao, phủ nhú mịn.
Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 9 - 10. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 1200 m.
Phân bố:
Trong nước: Mới thấy ở Gia Lai (Chư Pah, Gia Lu).
Thế giới: Chưa biết.
Giá trị: Thứ đặc hữu của Việt Nam. Cây làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng, môi có đốm vàng ở giữa.
Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú rất hẹp. Nơi cư trú bị xâm hại do phá rừng và các cá thể trưởng thành bị khai thác ở mức độ nghiêm trọng để trồng và bán làm cây cảnh.
Phân hạng: EN B1+2b,c,e.
Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (Bậc R) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 438
Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo gia lu
Tên Latin: Dendrobium nobile var. alboluteum
Đồng danh: Dendrobium nobile var. alboluteum Huyen & Aver. 1989.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh
Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 30 - 60 cm, dầy 1,5 - 1,8 cm, hình chuỳ, dẹp bên, lóng dài 2,5 - 3,6 cm. Thân già thường dầy lên và thắt lại luân phiên nhau. Lá hình mác, đỉnh chia 2 thùy tù lệch, dài 6 - 10 cm, rộng 2,5 - 4 cm. Cụm hoa bên, 2 - 4 hoa, mọc trên thân còn lá. Lá bắc hình bầu dục, dài khoảng 0,5 cm. Hoa có đường kính 5 - 6 cm. Các lá đài và cánh hoa màu trắng, cuống hoa và bầu dài khoảng 4 cm. Lá đài hình mác rộng, đỉnh tù, dài 3,3 - 3,5 cm, rộng 0,8 - 1 cm. Cằm dài khoảng 0,6 cm, đỉnh tù tròn. Cánh hoa hình mác, đỉnh nhọn, dài 2,8 - 3 cm, rộng 0,8 - 1 cm. Môi hình phễu, viền trắng, ở giữa có 1 đốm lớn màu vàng, có nhiều gân màu xanh nhạt, khi trải phẳng có hình bầu dục, dài 2,8 - 3 cm, rộng 2,4 - 2,5 cm. Cột màu xanh lợt, cao 0,6 - 0,7 cm; tuyến mật hình khe; răng cột hơi cong, đỉnh nhọn. Nắp màu tía, hình mũ cao, phủ nhú mịn.
Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 9 - 10. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 1200 m.
Phân bố:
Trong nước: Mới thấy ở Gia Lai (Chư Pah, Gia Lu).
Thế giới: Chưa biết.
Giá trị: Thứ đặc hữu của Việt Nam. Cây làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng, môi có đốm vàng ở giữa.
Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú rất hẹp. Nơi cư trú bị xâm hại do phá rừng và các cá thể trưởng thành bị khai thác ở mức độ nghiêm trọng để trồng và bán làm cây cảnh.
Phân hạng: EN B1+2b,c,e.
Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (Bậc R) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 438
0 nhận xét:
Đăng nhận xét