Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Cây thạch hộc tía -Dendrobium nobile làm thuốc

Cây thạch hộc tía -Dendrobium nobile làm thuốc

Cả cây Thạch hộc chứa chất nhầy, ankaloit dendrobin, nobilin, vị hơi ngọt, hơi đắng, tính bình; vào ba kinh: phế, vị, thận. Công năng : tư âm, thanh nhiệt, dưỡng vị, sinh tân, chỉ khát. Bổ ngũ tạng, hư hao, gầy yếu, miệng khô ráo.

I. Tổng quan

Tên Việt Nam: Thạch hộc rỉ sắt

Tên La tinh: Dendrobium officinale Kimura et Migo.

Họ: Lan

Chi: Thạch hộc

1. Theo từ điển Bách khoa dược học của Việt Nam (1999) đã ghi “Thạch hộc” (Dendrobium nobile Lindt) có tên khác là Kim thạch hộc. Họ Lan (Orchidaceae) là cây phụ sinh trên thân gỗ hay vách đá, cao 30 – 50cm, thường mọc thành bụi. Thân hơi dẹt, có rãnh dọc, phía trên hơi dày hơn, có đốt dài 2,5 – 3cm, có vân dọc. Lá mọc so le thành dãy đều ở hai bên thân, thuôn dài, hầu như không cuống, đầu lá hơi cuộn hình mỏng, có 5 gân dọc, dài 12cm, rộng 2 3cm, cụm hoa ở kẽ lá.

Hoa to màu hồng, mọc thành chùm trên những cuống dài, mang 2 – 4 hoa có cánh môi hình bầu dục nhọn, cuốn thành phễu trong hoa, ở họng hoa có những điểm màu tím. Quả nang hơi hình thoi, khi khô tự mở. Hạt nhiều, mùa hoa: tháng 2 – 4, mùa quả: tháng 4- 6. Cây mọc hoang ở rừng núi, trên cây gỗ và được trồng làm cảnh ở Việt Nam.

Thạch hộc được phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Myanma và nhiều nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dùng cả cây, thu hái vào mùa đông, phơi hoặc sấy khô, bỏ rễ, tẩm rượu 1 đêm rồi phơi khô, lại tẩm giấm, phơi khô để làm thuốc.

Cả cây Thạch hộc chứa chất nhầy, ankaloit dendrobin, nobilin, vị hơi ngọt, hơi đắng, tính bình; vào ba kinh: phế, vị, thận. Công năng : tư âm, thanh nhiệt, dưỡng vị, sinh tân, chỉ khát. Chủ trị bệnh ôn nhiệt tân dịch đã thương tổn, hoặc ôn nhiệt đã hết mà dư nhiệt vẫn còn. Bổ ngũ tạng, hư hao, gầy yếu, miệng khô ráo. Ngày dùng 8 – 16g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với vị thuốc khác.

2. Trong sách “ Dược dụng thực vật danh mục” Quảng Tây xuất bản năm 1974 tại Nam Ninh – Trung Quốc đã ghi các loài Thạch hộc sau đây:

- Đại hoàng thảo D.clavalint Ladil. Var. auranmtiacum (Reichbof) Tang et Wang: toàn cây làm cây thuốc, vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có công năng tư âm, nhuận phổi, thanh nhiệt, chỉ khát, ích vị .v.v. có thể trị các bệnh nhiệt, khô miệng, âm hư, kết hạch phổi, có khả năng diệt ruồi.

Phân bố ở huyện Vũ Minh

- Tiểu hoàng thảo: D.hercoglassum Reichbf, toàn cây làm thuốc, công năng trị âm, thanh nhiệt, kiềm khát. Phân bố ở huyện Kim Tú.

- Tiểu thạch hộc: D. Kosepangii Tso

Toàn cây làm thuốc, phân bố ở huyện Kim Tú.

- Hồng lam thảo: D.linegue lla Finet

Toàn cây làm thuốc, phân bố ở huyện Tây Lâm.

- Tụ thạch hộc: D.lindleyi Steud

Thân làm thuốc, vị ngọt, tính hàn, Tư âm thanh nhiệt, dưỡng vị, kìm khát, nhuận phổi, cầm ho, kết hạch phổi, viêm phế quản, sốt rét, viêm xoang, hen xuyễn, đau dạ dày. Phân bố ở huyện Thượng Lâm.

- Thạch hộc La hà: D.lohohense Tang et Wang

Toàn cây làm thuốc, phân bổ ở huyện Long Vân

- Thạch hộc: D.nobile Lindl

Toàn cây làm thuốc, vị ngọt, nhạt, tính bình. Tư âm bổ thận, ích vị, thanh nhiệt, điều trị kết hạch phổi, dạ dày, di tinh, mồ hôi trộm… Có khả năng diệt ruồi. Phân bổ ở huyện Thượng Lâm.

3. Thạch hộc rỉ sắt:
Lý giải của Trung Quốc là Hộc và Thạch tương thông. Trước đời nhà Tống, cứ 10 đấu là 1 hộc, sau Nam Tống sửa thành 5 đấu là 1 hộc. Do loại cây này thường sinh trưởng ở khe vách đá, lại rất quý hiếm được ví như “hộc”, từ đó đặt tên là “thạch hộc”. Vì vỏ thân và biểu bì phiến lá có màu rỉ sắt hoặc đốm tím nên đặt tên là “thạch hộc rỉ sắt ”.

Thạch hộc rỉ sắt có tên gọi khác là Hắc tiết thảo, Thiết bì lan, Lí thụ thảo là cây thảo lâu năm thuộc Chi Thạch hộc họ Lan, thường sinh trưởng ở các vách đá, khe đá, hoặc phụ sinh trên cây cổ thụ, ở vùng cao núi đá, nhiệt đới, Á nhiệt đới, độ cao từ 800 – 1000 m.

Trên toàn cầu họ Lan có 500 chi, 1500 loài, trong đó Chi Thạch hộc là Chi lớn nhất.

Ở Trung Quốc họ Lan có 150 Chi, 1000 loài chủ yếu phân bố ở phía Nam vùng Tần Lĩnh và Lưu vực sông Trường Giang. Phần lớn các loài của Chi Thạch hộc phân bổ tập trung ở vùng 15030’ – 25012’ vĩ Bắc, chủ yếu ở các tỉnh Chiết Giang, Quảng Tây, Hồ Nam, Vân Nam, Quý Châu. Chi Thạch hộc ở Trung Quốc có 72 loài, 2 loài phụ. Theo “Dược điển nước cộng hòa Trung Hoa” xuất bản năm 2005 đã ghi nhận ở Trung Quốc có 5 Chi Thạch hộc là: Thạch hộc hoàng thảo, Thạch hộc bờm ngựa, Thạch hộc vỏ tím, Thạch hộc rỉ sắt, Thạch hộc Kim thoa, trong đó Thạch hộc rỉ sắt là quý nhất được đánh giá là tuyệt phẩm của Thạch hộc. Thạch hộc rỉ sắt là loài cây có nguy cơ tuyệt chủng, được ghi vào sách đỏ, là dược liệu quý hiếm được pháp luật bảo hộ nghiêm ngặt. Quý tộc thời Trung Hoa cổ đại coi Thạch hộc rỉ sắt là “nàng tiên”, mà dân gian gọi là “cỏ cứu mệnh”.

Thạch hộc khó sinh sản, mọc chậm, khó trồng, những cây mọc hoang dã đã được đưa vào “Công ước buôn bán quốc tế động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng” được pháp luật bảo vệ, do đó nguồn cung cấp tự nhiên đã cạn kiệt, cấm thu hái và buôn bán.

Xưa kia Trung Quốc có 9 loại “Đại Tiên thảo Trung Hoa” gồm Thạch hộc rỉ sắt , Thiên sơn tuyết liên, Tam trạng nhân sâm, Đông trùng hạ thảo, Bách niên thủ ô, Hoa giáp phục linh, Đại mạc tùng dung, Thân sơn linh chi và Chân châu đáy biển. Trong đó Thạch hộc có công năng siêu việt về tư âm, bổ thận, được xếp vào đại tiên thảo đầu vị của 9 loại đại tiên thảo trên đây:

Bởi vậy, Thạch hộc rỉ sắt được mệnh danh là “vàng thực vật” là dược liệu quý hiếm truyền thống, được ghi danh trong “Dược điển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” xuất bản năm 2005, là loài quý nhất trong các loài Thạch hộc. Hiện nay trong dân gian vẫn dùng nhiều mĩ từ để mô ta cây này “Cây thuốc vàng”, “Cây thuốc nghìn vàng”, “Đại hồng mao của ngành dược”

Xem tiếp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét