Đơn hành hai màu - Monomeria dichroma
Cánh
hoa hình tam giác, đỉnh nhọn, có răng hay diềm tua ở mép, kích thước
0,5 - 0,6 x 0,4 cm. Môi màu đỏ tía, hình lưỡi, có rãnh ở gốc, kích thước
0,8 - 0,9 x 0,2 cm, có nhiều nhú ở gần gốc, hai tai thuôn, có răng.
Tên Việt Nam: Đơn hành hai màu
Tên Latin: Monomeria dichroma
Đồng danh: Monomeria dichroma (Rolfe) Schlechter, 1914. Bulbophyllum dichromum Rolfe, 1907. Ione dichroma (Rolfe) Gagnep. 1933. Sunipia dichroma (Rolfe) Ban & Huyen, 1984. Bulbophyllum jacquetii Gagnep. 1930. Bulbophyllum jacquetii var. rosea Guillaum. 1960.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh Epiphytically, Saprophytes
Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh trên cây gỗ, có thân rễ, đường kính 6 - 9 mm, trên đó có các bọng mọc cách nhau 5 - 6 cm. Bọng hình trứng thuôn, dài 3 - 4 cm, đường kính 1,2 - 2 cm, nhẵn, mang 1 lá ở đỉnh. Lá hình thuôn dài, dai, kích thước 14 - 16 x 2,5 - 3 cm, thót dần, có khía nông ở đỉnh; cuống lá dài 4 - 6 cm. Cụm hoa dài 25 - 40 cm, mang hoa ở nửa trên. Lá bắc hình mác, tù, kích thước 1,5 x 0,6 cm. Hoa màu vàng nhạt, đường kính 3,5 cm khi nở. Bầu dài 2,5 - 3 cm. Lá đài hình thuôn, đỉnh nhọn, kích thước 1,6 - 2,5 x 0,5 - 0,6 mm; lá đài giữa có gân phân nhánh; lá đài bên có 5 gân và phủ ít lông ở mặt ngoài. Cánh hoa hình tam giác, đỉnh nhọn, có răng hay diềm tua ở mép, kích thước 0,5 - 0,6 x 0,4 cm. Môi màu đỏ tía, hình lưỡi, có rãnh ở gốc, kích thước 0,8 - 0,9 x 0,2 cm, có nhiều nhú ở gần gốc, hai tai thuôn, có răng. Cột cao 0,4 - 0,5 cm.
Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 4. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc rải rác ở độ cao 700 - 2250 m.
Phân bố:
Trong nước: Cao Bằng (Trà Lĩnh, Thăng Heng), Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Bian, Bì Đúp, Braian, Di Linh), Khánh Hòa (Nha Trang), Kontum (Ngọc Linh, Đắk ban Khong), Trung Bộ (Nho KBang).
Thế giới: Chưa biết.
Giá trị: Loài đặc hữu của Việt Nam. Nguồn gen hiếm và độc đáo. Là đại diện của một chi rất ít loài, có giá trị làm cảnh vì hoa đẹp.
Tình trạng:
Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác cũng như do chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.
Phân hạng: EN B1+2b,c.
Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu vực bảo tồn và chăm sóc.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 454.
Tên Việt Nam: Đơn hành hai màu
Tên Latin: Monomeria dichroma
Đồng danh: Monomeria dichroma (Rolfe) Schlechter, 1914. Bulbophyllum dichromum Rolfe, 1907. Ione dichroma (Rolfe) Gagnep. 1933. Sunipia dichroma (Rolfe) Ban & Huyen, 1984. Bulbophyllum jacquetii Gagnep. 1930. Bulbophyllum jacquetii var. rosea Guillaum. 1960.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh Epiphytically, Saprophytes
Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh trên cây gỗ, có thân rễ, đường kính 6 - 9 mm, trên đó có các bọng mọc cách nhau 5 - 6 cm. Bọng hình trứng thuôn, dài 3 - 4 cm, đường kính 1,2 - 2 cm, nhẵn, mang 1 lá ở đỉnh. Lá hình thuôn dài, dai, kích thước 14 - 16 x 2,5 - 3 cm, thót dần, có khía nông ở đỉnh; cuống lá dài 4 - 6 cm. Cụm hoa dài 25 - 40 cm, mang hoa ở nửa trên. Lá bắc hình mác, tù, kích thước 1,5 x 0,6 cm. Hoa màu vàng nhạt, đường kính 3,5 cm khi nở. Bầu dài 2,5 - 3 cm. Lá đài hình thuôn, đỉnh nhọn, kích thước 1,6 - 2,5 x 0,5 - 0,6 mm; lá đài giữa có gân phân nhánh; lá đài bên có 5 gân và phủ ít lông ở mặt ngoài. Cánh hoa hình tam giác, đỉnh nhọn, có răng hay diềm tua ở mép, kích thước 0,5 - 0,6 x 0,4 cm. Môi màu đỏ tía, hình lưỡi, có rãnh ở gốc, kích thước 0,8 - 0,9 x 0,2 cm, có nhiều nhú ở gần gốc, hai tai thuôn, có răng. Cột cao 0,4 - 0,5 cm.
Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 4. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc rải rác ở độ cao 700 - 2250 m.
Phân bố:
Trong nước: Cao Bằng (Trà Lĩnh, Thăng Heng), Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Bian, Bì Đúp, Braian, Di Linh), Khánh Hòa (Nha Trang), Kontum (Ngọc Linh, Đắk ban Khong), Trung Bộ (Nho KBang).
Thế giới: Chưa biết.
Giá trị: Loài đặc hữu của Việt Nam. Nguồn gen hiếm và độc đáo. Là đại diện của một chi rất ít loài, có giá trị làm cảnh vì hoa đẹp.
Tình trạng:
Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác cũng như do chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.
Phân hạng: EN B1+2b,c.
Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu vực bảo tồn và chăm sóc.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 454.
Thông tin liên hệ:
Website: http://Vuonhoalan.net
Website: http://Vuonhoalan.net
Fanpage: https://www.facebook.com/vuonhoalan
Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét