Lan Len Lai Châu
Ra hoa vào tháng 4. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 1200 - 1400 m
Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh trên cây gỗ; thân rễ phủ các vẩy bẹ; cách vài đốt trên thân rễ là các bọng dài 5 - 6 cm, đỉnh gồm 2 - 3 đốt ngắn có 2 - 3 lá hình mác; lá cỡ 20 x 2 cm. Tận cùng thân rễ mang 1 - 2 cụm hoa. Cụm hoa dài 10 - 13 cm, phủ đầy lông dày trắng mang 10 - 12 hoa có cán rất ngắn. Lá bắc nhẵn, cỡ 16 x 7 - 8 mm. Lá đài giữa hình trứng hẹp, dài 6 - 7 mm; lá đài bên dài hơn một chút, hình tam giác đáy rộng; mặt ngoài các lá đài phủ lông len dài; cánh hoa nhẵn, dài bằng lá đài, hẹp, hình liềm, 3 gân, đỉnh tù. Môi hình tam giác, tròn đỉnh, dài bằng cánh hoa, đôi khi cong ngược, khi trải phẳng có kích thước như chiều rộng, khoảng 10 - 12 mm, rộng ra ở đỉnh, mép lượn sóng uốn cong, mặt trong phủ đầy nhú mịn, có 3 đường sống thấp chạy từ gốc với đường giữa chạy tới đỉnh. Cột cao 4,5 mm, phần chân dài hơn.
Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 4. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 1200 - 1400 m.
Phân bố:
Trong nước: Mới thấy ở Lai Châu (Sang Tang Ngai).
Thế giới: Chưa biết.
Giá trị: Loài đặc hữu và nguồn gen quý của Việt Nam.
Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú rất hẹp. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.
Phân hạng: EN B1+2e.
Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu vực bảo tồn chăm sóc.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 445.
Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh trên cây gỗ; thân rễ phủ các vẩy bẹ; cách vài đốt trên thân rễ là các bọng dài 5 - 6 cm, đỉnh gồm 2 - 3 đốt ngắn có 2 - 3 lá hình mác; lá cỡ 20 x 2 cm. Tận cùng thân rễ mang 1 - 2 cụm hoa. Cụm hoa dài 10 - 13 cm, phủ đầy lông dày trắng mang 10 - 12 hoa có cán rất ngắn. Lá bắc nhẵn, cỡ 16 x 7 - 8 mm. Lá đài giữa hình trứng hẹp, dài 6 - 7 mm; lá đài bên dài hơn một chút, hình tam giác đáy rộng; mặt ngoài các lá đài phủ lông len dài; cánh hoa nhẵn, dài bằng lá đài, hẹp, hình liềm, 3 gân, đỉnh tù. Môi hình tam giác, tròn đỉnh, dài bằng cánh hoa, đôi khi cong ngược, khi trải phẳng có kích thước như chiều rộng, khoảng 10 - 12 mm, rộng ra ở đỉnh, mép lượn sóng uốn cong, mặt trong phủ đầy nhú mịn, có 3 đường sống thấp chạy từ gốc với đường giữa chạy tới đỉnh. Cột cao 4,5 mm, phần chân dài hơn.
Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 4. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 1200 - 1400 m.
Phân bố:
Trong nước: Mới thấy ở Lai Châu (Sang Tang Ngai).
Thế giới: Chưa biết.
Giá trị: Loài đặc hữu và nguồn gen quý của Việt Nam.
Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú rất hẹp. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.
Phân hạng: EN B1+2e.
Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu vực bảo tồn chăm sóc.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 445.
Thông tin liên hệ:
Website: http://Vuonhoalan.net
Website: http://Vuonhoalan.net
Fanpage: https://www.facebook.com/vuonhoalan
0 nhận xét:
Đăng nhận xét