50 Cây Lan Đặc Hữu của Việt Nam
Quê
hương chúng ta đã được tạo hóa ưu đãi, ban cho cả ngàn giống lan, trong
đó lại có những cây đặc hữu (endemic). Những cây lan này chỉ mọc tại
Việt nam mà không có tại các quốc gia lân cận như Lào, Trung Quốc, Cam
bốt hay Thái Lan.
Trong bài này chúng tôi xin trình bầy
50 cây, phần lớn dựa theo bản danh sách và hình ảnh của Karel
Petrzelka. Nhưng trong danh sách của ông chỉ là những cây sưu tầm được
tại miền Nam, vì vậy chúng tôi bổ túc thêm những cây mọc tại miền Trung
và miền Bắc theo cuốn ‘The Orchids of Indochina ‘ ấn bản 1992 của Gunnar
Seidenfaden, vì cuốn này đầy đủ hơn cả.
Hình ảnh, tài liêu tóm lược góp nhặt dưới đây do Alex & Karel Petrzelka, Leonid Averyanov, Orchids magazine, Orchids Digest, The Illustrated Encyclopedia of Orchids, The manual of cultivated Orchid Species, Home Orchid Growing, Botanica’s Orchids, Dendrobium and its relatives, Slipper Orchids of Vietnam và trên Internet.
Về phần tên Việt, chúng ta có rất ít, từ tên gọi trong dân gian (phần này chúng tôi không được am tường) cho đến 2 cuốn sách được coi là có nhiều tên nhất: ‘Cây cỏ Việt Nam’ của Phạm hoàng Hộ (dưới đây viết tắt là PHH) ấn bản 1993 và ‘Phong Lan’ của Trần Hợp (dưới đây viết tắt là TH) ấn bản 1998. Nhưng tên Việt trong hai cuốn này cũng không được thống nhất, đầy đủ và phổ thông trong dân chúng.
Xin mời quý vị hãy xem những bông hoa trân quý của quê hương. Chúng tôi biết rằng có nhiều thiếu sót, sai lầm. Thành thực kính xin quý vị vui lòng chỉ dẫn và bổ túc cho.
Hình ảnh, tài liêu tóm lược góp nhặt dưới đây do Alex & Karel Petrzelka, Leonid Averyanov, Orchids magazine, Orchids Digest, The Illustrated Encyclopedia of Orchids, The manual of cultivated Orchid Species, Home Orchid Growing, Botanica’s Orchids, Dendrobium and its relatives, Slipper Orchids of Vietnam và trên Internet.
Về phần tên Việt, chúng ta có rất ít, từ tên gọi trong dân gian (phần này chúng tôi không được am tường) cho đến 2 cuốn sách được coi là có nhiều tên nhất: ‘Cây cỏ Việt Nam’ của Phạm hoàng Hộ (dưới đây viết tắt là PHH) ấn bản 1993 và ‘Phong Lan’ của Trần Hợp (dưới đây viết tắt là TH) ấn bản 1998. Nhưng tên Việt trong hai cuốn này cũng không được thống nhất, đầy đủ và phổ thông trong dân chúng.
Xin mời quý vị hãy xem những bông hoa trân quý của quê hương. Chúng tôi biết rằng có nhiều thiếu sót, sai lầm. Thành thực kính xin quý vị vui lòng chỉ dẫn và bổ túc cho.
Đọc tiếp: 50 Cây Lan Đặc Hữu của Việt Nam
Thông tin liên hệ:
Website: http://Vuonhoalan.net
Website: http://Vuonhoalan.net
Fanpage: https://www.facebook.com/vuonhoalan
0 nhận xét:
Đăng nhận xét