Phong lan Giáng hương - Đứa con của không khí
Phong
lan Giáng Hương là dòng lan có tên khoa học Aerides - Aerides có nghĩa
là đứa con của không khí, phân bố nhiều ở các vùng Đông Nam Châu Á, có
khoảng 20 loài, ở Việt nam có 8 loài phân bố rộng khắp cả nước.
1. Aerides crassifolia Parish (giáng hương lá dầy)
2. Aerides falcata Lindl (hồng dâu)
3. Aerides flabellata Rolfe (giáng hương môi quạt)
4. Aerides houlletiana (giáng hương quế nâu)
5. Aerides multiflora Roxbury (đuôi chồn)
6. Aerides odorata (quế lan hương)
7. Aerides rosea Loddiges (sóc lào)
8. Aerides rubescens (giáng thu)
Trong môi trường tự nhiên phong lan Giáng Hương sống bám vào các cành cây, rễ bám vào cành cây và thòng lơ lững trong không khí. Phong lan Giáng Hương không phải là loại thực vật ký sinh hút chất dinh dưỡng của cây chủ để sống mà là loại thực vật cộng sinh, dựa vào thân cây chủ để phát triển. Bộ rể phát triển mạnh để lấy dinh dưỡng từ không khí, nước mưa để sống. Do đó trong môi trường nuôi trồng đô thị nhất thiết phải tạo cho chậu lan Giáng Hương một khoảng không gian thông thoáng nhất định.
Đặc điểm chung của dòng lan này là rễ có hình dáng như những ống hút nước và phát triển rất mạnh, cây giống rẻ tiền, dễ mua, dễ chăm sóc nên lan Giáng Hương rất thích hợp cho những người mới chơi hoa phong lan nuôi trồng và chăm sóc. Lan Giáng Hương có mùi thơm dễ chịu, trong đó có 2 loại quế lan hương và hồng dâu có hương thơm rất mạnh, khi hoa nở hương thơm lan tỏa khắp vườn lan, tạo cảm giác thoải mái và thích thú cho người trồng lan. Với phong lan Giáng Hương cách trồng hiệu quả nhất: trồng trong chậu đất nung có những lỗ thoáng bên thành chậu hoặc là ghép cây lan vào khúc cây khô. Điều cần thiết với phong lan Giáng Hương là cần độ thoáng, mát chậu hoa mới phát triển mạnh và đồng đều.
Chậu phong lan Giáng Hương về sau có đẹp hay không phụ thuộc nhiều vào cây giống mà bạn mua. Khi mua cây giống nên chọn cây có kích thước đều nhau, để sau này cây lan sẽ cho hoa đồng loạt, chọn cây có bộ lá còn xanh, những lá gần gốc vẫn còn, rễ còn tươi, dứt khoát không mua những cây có bộ lá úa vàng, bộ rễ đã khô, những cây lan này rất khó phục hồi và phần lớn sẽ chết trong quá trình nuôi trồng hoặc cây lan sống nhưng phát triển èo uột.
Một chậu lan Giáng Hương nên trồng 5 cây cho chậu có đường kính 24cm, hay ghép 5 cây cho một khúc cây khô, trồng nhiều cây lan hơn cũng tốt nhưng lúc ra hoa các chùm hoa sẽ chen với nhau, nhìn không đẹp. Nếu trồng ghép vào khúc cây khô nên chọn cây khô lâu bị mục: cây ổi, cà phê, vú sữa. Một chậu lan giáng hương phát triển đẹp và hoàn chỉnh phải mất thời gian trồng từ 2-3 năm.
Khi mua cây giống về bạn cắt tỉa bớt các rể nhỏ bị héo cho gọn, cột túm gốc cây lan lại và treo ngược gốc lên, phun thuốc B1, humic (cách dùng theo đúng liều lượng của thuốc) hoặc nước vo gạo mới để kích thích cây lan ra rễ mới, treo chùm lan vào chổ mát, nên tránh trời mưa vì lúc này cây lan đang bị sốc môi trường rất dễ chết và rụng lá khi gặp mưa nhiều. Mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, sau 7 ngày thì phun lại thuốc kích thích ra rễ một lần nữa, sau 15-20 ngày khi cây lan hết rụng lá thì tiến hành trồng vào chậu hoặc ghép vào khúc cây khô.
Trồng cây lan Giáng Hương vào chậu như sau: đặt gốc cây sát dưới đáy chậu, cuốn các cọng rể quanh tròn thành chậu, cột cố định thân cây lan vào dây treo chậu, khoảng trống giữa gốc các cây lan chen những miếng gỗ mục, phía trên cột một đường dây nilon quanh thân các cây lan với nhau để các cây lan dựa vào nhau, không bị lắc lư khi tưới nước và không làm hư các đầu rể non mới ra, treo chậu lan vào chổ thoáng mát, mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, khoảng một tháng sau khi trồng từ các cọng rể chính sẽ dâm ra các đầu rể nhánh.
Trồng cây lan Giáng Hương vào khúc gỗ như sau: bố trí các cây lan xung quanh khúc cây để sau này cây lan sẽ cho hoa đều về các hướng của giò hoa lan, quấn các cọng rể vào thân khúc gỗ, dùng dây nilon cột chặt thân cây lan và rể vào khúc gỗ, treo giò lan vào chổ thoáng mát và chăm sóc như trên.
Khi cây lan ra rễ mới lúc này mới tưới phân cho cây, Giáng Hương là loài lan có sức sống mạnh, tự lấy dinh dưỡng từ không khí được nên không cần bón phân nhiều, dùng phân 20.20.20 hòa tan 1/2 muỗng càphê phân bột trong 4lít nước, phun ướt đẫm lá, rễ cây lan 15ngày/lần vào buổi sáng, bạn có thể tận dụng lưới nilon chụp hoa cúc đựng phân chì tan chậm vào trong và hàn kín 2 đầu, đính 5 -7 túi phân này lên quanh thân khúc gỗ, hay đặt lên trên những miếng gỗ mục trong chậu hoa thì không cần phải tưới phân thường xuyên, sau 3 tháng thì thay túi phân một lần. Phong lan Giáng Hương cần độ ẩm không khí cao nên chậu lan phải được tưới nước mỗi ngày, nên tưới vào lúc sáng sớm. Ở nơi có khí hậu nóng, khô vị trí trồng lan Giáng Hương bạn nên đặt bên dưới một chậu nước để làm tăng độ ẩm của không khí quanh chậu lan Giáng hương. (Bạn có thể kết hợp trồng một chậu bông súng, chậu bèo cám,… bên dưới chậu lan)
Mùa hoa giáng hương thường kéo dài từ sau tết âm lịch cho đến hết mùa hè, khi chậu lan Giáng Hương ra chồi hoa, do chồi hoa tiết ra chất dịch trắng trong suốt phủ bên ngoài chồi hoa, thường thu hút sâu bọ, kiến đến phá hoại chồi hoa, lúc này nên phun ngừa côn trùng bằng nước tỏi pha loảng. Khi chậu lan giáng hương đã trổ hoa để giữ cho chùm hoa nở được lâu, khi tưới nước bạn cố tránh tưới vào các chùm hoa đang nở.
Phong lan Giáng Hương phát triển rất mạnh, chậu lan có màu xanh đậm rất đẹp, thích hợp cho việc tạo không gian xanh quanh nhà. Với các bạn ở vùng có khí hậu nóng nên trồng các loại Giáng Hương sau: Aerides crassifolia Parish (giáng hương lá dầy), Aerides multiflora Roxbury (đuôi chồn), Aerides rosea Loddiges (sóc lào), Aerides flabellata Rolfe (giáng hương môi quạt). Với các bạn ở vùng có khí hậu mát, ẩm nên trồng các loại Giáng Hương sau: Aerides falcata Lindl (hồng dâu), Aerides houlletiana (Quế nâu), Aerides odorata (quế lan hương), Aerides rubescens (giáng thu). Các loại còn lại trồng cũng được nhưng mức độ chăm sóc sẽ khó khăn hơn, cây lan ra hoa sẽ không đẹp bằng nơi nuôi trồng đúng khí hậu và độ ẩm của môi trường. Chúc các bạn trồng được một giò phong lan Giáng Hương vừa ý.
1. Aerides crassifolia Parish (giáng hương lá dầy)
2. Aerides falcata Lindl (hồng dâu)
3. Aerides flabellata Rolfe (giáng hương môi quạt)
4. Aerides houlletiana (giáng hương quế nâu)
5. Aerides multiflora Roxbury (đuôi chồn)
6. Aerides odorata (quế lan hương)
7. Aerides rosea Loddiges (sóc lào)
8. Aerides rubescens (giáng thu)
Trong môi trường tự nhiên phong lan Giáng Hương sống bám vào các cành cây, rễ bám vào cành cây và thòng lơ lững trong không khí. Phong lan Giáng Hương không phải là loại thực vật ký sinh hút chất dinh dưỡng của cây chủ để sống mà là loại thực vật cộng sinh, dựa vào thân cây chủ để phát triển. Bộ rể phát triển mạnh để lấy dinh dưỡng từ không khí, nước mưa để sống. Do đó trong môi trường nuôi trồng đô thị nhất thiết phải tạo cho chậu lan Giáng Hương một khoảng không gian thông thoáng nhất định.
Đặc điểm chung của dòng lan này là rễ có hình dáng như những ống hút nước và phát triển rất mạnh, cây giống rẻ tiền, dễ mua, dễ chăm sóc nên lan Giáng Hương rất thích hợp cho những người mới chơi hoa phong lan nuôi trồng và chăm sóc. Lan Giáng Hương có mùi thơm dễ chịu, trong đó có 2 loại quế lan hương và hồng dâu có hương thơm rất mạnh, khi hoa nở hương thơm lan tỏa khắp vườn lan, tạo cảm giác thoải mái và thích thú cho người trồng lan. Với phong lan Giáng Hương cách trồng hiệu quả nhất: trồng trong chậu đất nung có những lỗ thoáng bên thành chậu hoặc là ghép cây lan vào khúc cây khô. Điều cần thiết với phong lan Giáng Hương là cần độ thoáng, mát chậu hoa mới phát triển mạnh và đồng đều.
Chậu phong lan Giáng Hương về sau có đẹp hay không phụ thuộc nhiều vào cây giống mà bạn mua. Khi mua cây giống nên chọn cây có kích thước đều nhau, để sau này cây lan sẽ cho hoa đồng loạt, chọn cây có bộ lá còn xanh, những lá gần gốc vẫn còn, rễ còn tươi, dứt khoát không mua những cây có bộ lá úa vàng, bộ rễ đã khô, những cây lan này rất khó phục hồi và phần lớn sẽ chết trong quá trình nuôi trồng hoặc cây lan sống nhưng phát triển èo uột.
Một chậu lan Giáng Hương nên trồng 5 cây cho chậu có đường kính 24cm, hay ghép 5 cây cho một khúc cây khô, trồng nhiều cây lan hơn cũng tốt nhưng lúc ra hoa các chùm hoa sẽ chen với nhau, nhìn không đẹp. Nếu trồng ghép vào khúc cây khô nên chọn cây khô lâu bị mục: cây ổi, cà phê, vú sữa. Một chậu lan giáng hương phát triển đẹp và hoàn chỉnh phải mất thời gian trồng từ 2-3 năm.
Khi mua cây giống về bạn cắt tỉa bớt các rể nhỏ bị héo cho gọn, cột túm gốc cây lan lại và treo ngược gốc lên, phun thuốc B1, humic (cách dùng theo đúng liều lượng của thuốc) hoặc nước vo gạo mới để kích thích cây lan ra rễ mới, treo chùm lan vào chổ mát, nên tránh trời mưa vì lúc này cây lan đang bị sốc môi trường rất dễ chết và rụng lá khi gặp mưa nhiều. Mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, sau 7 ngày thì phun lại thuốc kích thích ra rễ một lần nữa, sau 15-20 ngày khi cây lan hết rụng lá thì tiến hành trồng vào chậu hoặc ghép vào khúc cây khô.
Trồng cây lan Giáng Hương vào chậu như sau: đặt gốc cây sát dưới đáy chậu, cuốn các cọng rể quanh tròn thành chậu, cột cố định thân cây lan vào dây treo chậu, khoảng trống giữa gốc các cây lan chen những miếng gỗ mục, phía trên cột một đường dây nilon quanh thân các cây lan với nhau để các cây lan dựa vào nhau, không bị lắc lư khi tưới nước và không làm hư các đầu rể non mới ra, treo chậu lan vào chổ thoáng mát, mỗi ngày phun sương nước một lần vào buổi sáng sớm, khoảng một tháng sau khi trồng từ các cọng rể chính sẽ dâm ra các đầu rể nhánh.
Trồng cây lan Giáng Hương vào khúc gỗ như sau: bố trí các cây lan xung quanh khúc cây để sau này cây lan sẽ cho hoa đều về các hướng của giò hoa lan, quấn các cọng rể vào thân khúc gỗ, dùng dây nilon cột chặt thân cây lan và rể vào khúc gỗ, treo giò lan vào chổ thoáng mát và chăm sóc như trên.
Khi cây lan ra rễ mới lúc này mới tưới phân cho cây, Giáng Hương là loài lan có sức sống mạnh, tự lấy dinh dưỡng từ không khí được nên không cần bón phân nhiều, dùng phân 20.20.20 hòa tan 1/2 muỗng càphê phân bột trong 4lít nước, phun ướt đẫm lá, rễ cây lan 15ngày/lần vào buổi sáng, bạn có thể tận dụng lưới nilon chụp hoa cúc đựng phân chì tan chậm vào trong và hàn kín 2 đầu, đính 5 -7 túi phân này lên quanh thân khúc gỗ, hay đặt lên trên những miếng gỗ mục trong chậu hoa thì không cần phải tưới phân thường xuyên, sau 3 tháng thì thay túi phân một lần. Phong lan Giáng Hương cần độ ẩm không khí cao nên chậu lan phải được tưới nước mỗi ngày, nên tưới vào lúc sáng sớm. Ở nơi có khí hậu nóng, khô vị trí trồng lan Giáng Hương bạn nên đặt bên dưới một chậu nước để làm tăng độ ẩm của không khí quanh chậu lan Giáng hương. (Bạn có thể kết hợp trồng một chậu bông súng, chậu bèo cám,… bên dưới chậu lan)
Mùa hoa giáng hương thường kéo dài từ sau tết âm lịch cho đến hết mùa hè, khi chậu lan Giáng Hương ra chồi hoa, do chồi hoa tiết ra chất dịch trắng trong suốt phủ bên ngoài chồi hoa, thường thu hút sâu bọ, kiến đến phá hoại chồi hoa, lúc này nên phun ngừa côn trùng bằng nước tỏi pha loảng. Khi chậu lan giáng hương đã trổ hoa để giữ cho chùm hoa nở được lâu, khi tưới nước bạn cố tránh tưới vào các chùm hoa đang nở.
Phong lan Giáng Hương phát triển rất mạnh, chậu lan có màu xanh đậm rất đẹp, thích hợp cho việc tạo không gian xanh quanh nhà. Với các bạn ở vùng có khí hậu nóng nên trồng các loại Giáng Hương sau: Aerides crassifolia Parish (giáng hương lá dầy), Aerides multiflora Roxbury (đuôi chồn), Aerides rosea Loddiges (sóc lào), Aerides flabellata Rolfe (giáng hương môi quạt). Với các bạn ở vùng có khí hậu mát, ẩm nên trồng các loại Giáng Hương sau: Aerides falcata Lindl (hồng dâu), Aerides houlletiana (Quế nâu), Aerides odorata (quế lan hương), Aerides rubescens (giáng thu). Các loại còn lại trồng cũng được nhưng mức độ chăm sóc sẽ khó khăn hơn, cây lan ra hoa sẽ không đẹp bằng nơi nuôi trồng đúng khí hậu và độ ẩm của môi trường. Chúc các bạn trồng được một giò phong lan Giáng Hương vừa ý.
Website: http://Vuonhoalan.net
Fanpage: https://www.facebook.com/vuonhoalan
0 nhận xét:
Đăng nhận xét