Lan thanh thiên quì xanh - Nervilia aragoana
Lá
màu xanh, đôi khi có chấm màu tía sẫm, không có lông, dài 12 cm, rộng
16 cm, hình tim rất rộng, mép hơi lượn sóng, thùy gốc ít nhiều phủ lên
nhau. Cụm hoa cao tới 30 cm, cán mang vài bẹ nhỏ, dài 1,5 cm, hẹp.
Tên Việt Nam: Red - Lan thanh thiên quì xanh
Tên Latin: Nervilia aragoana
Đồng danh: Nervilia aragoana Gaudich. in Freyc. 1830; Pogonia flabelliformis Lindl. 1840.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất
Đặc điểm nhận dạng: Cây thân thảo, mọc ở đất, có củ chìm, ra hoa và lá không đồng thời. Cuống lá cao 10 - 15 cm. Lá màu xanh, đôi khi có chấm màu tía sẫm, không có lông, dài 12 cm, rộng 16 cm, hình tim rất rộng, mép hơi lượn sóng, thùy gốc ít nhiều phủ lên nhau. Cụm hoa cao tới 30 cm, cán mang vài bẹ nhỏ, dài 1,5 cm, hẹp. Cuống và bầu dài 8 - 10 mm. Lá đài và cánh hoa hẹp, xoè, màu xanh nhợt, dài 2 - 2,5 cm. Môi ngắn hơn lá đài, màu trắng có các gân màu xanh hoặc tía nhạt; thùy bên nhỏ, hình tam giác, đứng, đỉnh xòe; thùy giữa hình trứng có mép cong, có lông ở trên gân.
Sinh học và sinh thái: Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc rải rác trong rừng thưa, ở độ cao 200 - 500 m.
Phân bố:
Trong nước: Bắc Giang, Hòa Bình (Lương Sơn, Lâm Sơn), Ninh Bình, Gia Lai (Chư Pah, Gia Lu), Tây Ninh (Cay Cong), Đồng Nai (Biên Hòa, núi Bara).
Thế giới: Ấn Độ, Nêpan, Butan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia, Ôxtrâylia.
Giá trị: Có giá trị làm thuốc, trị bệnh về tinh thần, đòn ngã tổn thương, ứ kết sưng đau. Cả cây trị ho ra máu, lao phổi, trị tràng nhạc. Có trồng làm cảnh, hoa màu vàng pha xanh.
Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú rất chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú và nhất là đối tượng săn tìm khai thác "tuyệt diệt".
Phân hạng: VU B1+2b,c,e.
Biện pháp bảo vệ: Loài có trong Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu vực bảo tồn và chăm sóc.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 455.
Tên Việt Nam: Red - Lan thanh thiên quì xanh
Tên Latin: Nervilia aragoana
Đồng danh: Nervilia aragoana Gaudich. in Freyc. 1830; Pogonia flabelliformis Lindl. 1840.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất
Đặc điểm nhận dạng: Cây thân thảo, mọc ở đất, có củ chìm, ra hoa và lá không đồng thời. Cuống lá cao 10 - 15 cm. Lá màu xanh, đôi khi có chấm màu tía sẫm, không có lông, dài 12 cm, rộng 16 cm, hình tim rất rộng, mép hơi lượn sóng, thùy gốc ít nhiều phủ lên nhau. Cụm hoa cao tới 30 cm, cán mang vài bẹ nhỏ, dài 1,5 cm, hẹp. Cuống và bầu dài 8 - 10 mm. Lá đài và cánh hoa hẹp, xoè, màu xanh nhợt, dài 2 - 2,5 cm. Môi ngắn hơn lá đài, màu trắng có các gân màu xanh hoặc tía nhạt; thùy bên nhỏ, hình tam giác, đứng, đỉnh xòe; thùy giữa hình trứng có mép cong, có lông ở trên gân.
Sinh học và sinh thái: Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc rải rác trong rừng thưa, ở độ cao 200 - 500 m.
Phân bố:
Trong nước: Bắc Giang, Hòa Bình (Lương Sơn, Lâm Sơn), Ninh Bình, Gia Lai (Chư Pah, Gia Lu), Tây Ninh (Cay Cong), Đồng Nai (Biên Hòa, núi Bara).
Thế giới: Ấn Độ, Nêpan, Butan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia, Ôxtrâylia.
Giá trị: Có giá trị làm thuốc, trị bệnh về tinh thần, đòn ngã tổn thương, ứ kết sưng đau. Cả cây trị ho ra máu, lao phổi, trị tràng nhạc. Có trồng làm cảnh, hoa màu vàng pha xanh.
Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú rất chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú và nhất là đối tượng săn tìm khai thác "tuyệt diệt".
Phân hạng: VU B1+2b,c,e.
Biện pháp bảo vệ: Loài có trong Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu vực bảo tồn và chăm sóc.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 455.
Cây Nervilia đầu tiên được Roptrostemom phát hiện vào năm 1828. Sở dĩ cây này có tên là Nervilia do chữ Nerve nói về những đường gân trên lá. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đặt tên là Trân Châu và Trần Hợp gọi là Thanh Thiên Quì. Nhưng tôi nghĩ lá cây có hình trái tim, vì vậy tên Việt nên gọi là Diệp Tâm Lan.
Website: http://Caygiong.org
Điện thoại: 0986 266 563 – 024 668 07 969
0 nhận xét:
Đăng nhận xét