Lan mật khẩu rời rạc - Cleisostoma equestre
Lan
sống bám trên cây gỗ, thân dài 7 - 10 cm. Lá hình mác ngược - thuôn,
dài 7 - 8 cm, rộng 1,5 - 2 cm, thót dần, đỉnh nhọn. Cụm hoa dài 14 - 15
cm, cán hoa dài 5 cm, màu tía sẫm.
Tên Việt Nam: Lan mật khẩu rời rạc
Tên Latin: Cleisostoma equestre
Đồng danh: Cleisostoma equestre Seidenf. 1992.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh
Đặc điểm nhận dạng: Lan sống bám trên cây gỗ, thân dài 7 - 10 cm. Lá hình mác ngược - thuôn, dài 7 - 8 cm, rộng 1,5 - 2 cm, thót dần, đỉnh nhọn. Cụm hoa dài 14 - 15 cm, cán hoa dài 5 cm, màu tía sẫm. Lá bắc rất nhỏ. Cuống và bầu dài 5 - 6 mm. Lá đài và cánh hoa màu trắng, có hai vết lớn màu nâu đỏ sẫm. Lá đài dài 6 mm, rộng 3,5 mm, hình trứng; cánh hoa hơi nhỏ hơn, 5,5 x 3 mm, đỉnh tù. Môi dài 8 mm tính từ đỉnh đến đỉnh cựa; thùy giữa màu trắng có vài chấm đỏ, ngắn, rộng khoảng 3 mm, hình tam giác, không nhọn, ngang với mặt trước của cựa, trên mặt có 1 u lồi ở giữa; thùy bên và phần giữa môi màu vàng, thùy bên hình tam giác, tù, gần đỉnh có nhú nhỏ hình côn. Cựa màu trắng, khá rộng với đỉnh tròn, sâu 4 mm, màng ngăn tiêu giảm. Thùy bên dính với gốc cột; cột ngắn, màu trắng.
Sinh học và sinh thái: Tái sinh bằng chồi và hạt. Bám trên các cây gỗ lớn trong rừng; mọc ở độ cao 300 - 400 m.
Phân bố:
Trong nước: Mới thấy ở Đà Nẵng (Sơn Trà).
Thế giới: Chưa biết.
Giá trị: Loài đặc hữu và hiếm của Việt Nam.
Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú rất hẹp, hiện chỉ gặp ở một điểm của khu phân bố. Tuy nhiên loài này đang được bảo vệ vì cư trú trong khu vực cấm của bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Nếu như việc bảo vệ không được chặt chẽ thì nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng là không tránh khỏi.
Phân hạng: VU B1+2b,c.
Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu vực bảo tồn và chăm sóc.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 416.
Tên Việt Nam: Lan mật khẩu rời rạc
Tên Latin: Cleisostoma equestre
Đồng danh: Cleisostoma equestre Seidenf. 1992.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh
Đặc điểm nhận dạng: Lan sống bám trên cây gỗ, thân dài 7 - 10 cm. Lá hình mác ngược - thuôn, dài 7 - 8 cm, rộng 1,5 - 2 cm, thót dần, đỉnh nhọn. Cụm hoa dài 14 - 15 cm, cán hoa dài 5 cm, màu tía sẫm. Lá bắc rất nhỏ. Cuống và bầu dài 5 - 6 mm. Lá đài và cánh hoa màu trắng, có hai vết lớn màu nâu đỏ sẫm. Lá đài dài 6 mm, rộng 3,5 mm, hình trứng; cánh hoa hơi nhỏ hơn, 5,5 x 3 mm, đỉnh tù. Môi dài 8 mm tính từ đỉnh đến đỉnh cựa; thùy giữa màu trắng có vài chấm đỏ, ngắn, rộng khoảng 3 mm, hình tam giác, không nhọn, ngang với mặt trước của cựa, trên mặt có 1 u lồi ở giữa; thùy bên và phần giữa môi màu vàng, thùy bên hình tam giác, tù, gần đỉnh có nhú nhỏ hình côn. Cựa màu trắng, khá rộng với đỉnh tròn, sâu 4 mm, màng ngăn tiêu giảm. Thùy bên dính với gốc cột; cột ngắn, màu trắng.
Sinh học và sinh thái: Tái sinh bằng chồi và hạt. Bám trên các cây gỗ lớn trong rừng; mọc ở độ cao 300 - 400 m.
Phân bố:
Trong nước: Mới thấy ở Đà Nẵng (Sơn Trà).
Thế giới: Chưa biết.
Giá trị: Loài đặc hữu và hiếm của Việt Nam.
Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú rất hẹp, hiện chỉ gặp ở một điểm của khu phân bố. Tuy nhiên loài này đang được bảo vệ vì cư trú trong khu vực cấm của bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Nếu như việc bảo vệ không được chặt chẽ thì nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng là không tránh khỏi.
Phân hạng: VU B1+2b,c.
Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu vực bảo tồn và chăm sóc.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 416.
Website: http://Vuonhoalan.net
Fanpage: https://www.facebook.com/vuonhoalan
0 nhận xét:
Đăng nhận xét