Chăm sóc địa lan ra hoa theo ý muốn
Địa
lan rất được ưa chuộng vào những dịp lễ tết. Có được một chậu địa lan
nở vàng rực chưng trong ngày mùng 1 Tết là mong ước của nhiều người ...
Để hoa nở đúng dịp Tết, người trồng lan phải chăm sóc và tình toán thật
kỹ thời điểm kích hoa.
Cùng với một số loài lan khác thì hoa địa lan đang được người tiêu dùng rất là ưa chuộng. Với những ưu điểm về màu sắc, độ bền của địa lan (hoa địa lan có thể nở hoa trong khoảng từ 45 đến 60 ngày mới tàn, hoa có nhiều màu sắc khác nhau, bông to và đẹp). Nên hoa địa lan hiện nay được nhiều người tiêu dùng lựa chọn hơn trong những dịp lễ, tết. Từ đó, địa lan đã góp phần làm đa dạng chủng loại hoa trong cơ cấu các loài hoa của Việt Nam.
Nhưng với chi phí đầu tư trồng địa lan khá cao,tốn khoảng 600 triệu đồng cho 1.000m2 cho đến lúc được thu hoạch (5 năm). Bên cạnh đó, mặc dù nhiều nhà vườn có kinh nghiệm trồng địa lan hàng chục năm, nhưng với thời tiết nóng lên bất thường thì rất khó tránh được tình trạng địa lan nở trước Tết. Do đó, bài viết này chỉ nhầm giới thiệu đến bạn đọc 1 số kinh nghiệm giúp việc trồng địa lan được tốt hơn, từ đó hy vọng cây sẽ ra được bông khi Tết đến.
Một số đặc tính của địa lan:
Địa lan thích nhiệt độ thấp, vì vậy địa lan thích hợp phát triển ở những vùng có khí hậu mát (địa lan thường trồng ở Đà Lạt). Hầu hết các giống địa lan đều ưa sự thông thoáng, nếu kém thông thoáng mầm bệnh sẽ phát triển, sâu bọ phá hoại và chất trồng cây chống bị hoai mục.
Rễ cây địa lan thuộc loại rễ thịt, có màu trắng ngã vàng nhạt, rễ có trực khuẩn sống cộng sinh tức là nấm rễ. Chính vì vậy, khi trồng lan cần phải hết sức giữ gìn bộ rễ, không nên rửa quá sạch để tránh ảnh hưởng đến gốc và sự phục hồi của mầm non.
Thân cây địa lan thường rất khỏe mạnh, khi phát triển có nhiều cây con mọc ra từ cây mẹ. Bản thân lá địa lan, cũng tạo nên vẻ đẹp cho cây nên cũng cần chú trọng trong quá trình chăm sóc.
Lá địa lan cũng có hình dáng khác nhau tùy thuộc vào mỗi loại và mỗi loại lá lại mang nét đẹp riêng.
Hoa địa lan có 3 phần chính đó là đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa. Hình dáng của hoa khác nhau, tùy theo chủng loại giống có loại có hương thơm và có loại không có hương thơm.
Hoa địa lan có 3 phần chính đó là đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa
Ngồng hoa được mọc ra từ thân rễ giả, thông thường mỗi đốt thân rễ giả chỉ mọc được một ngòng hoa, số lượng hoa trên một ngòng khác nhau, tùy theo chủng loại lan.
Điều kiện cần thiết để trồng tốt địa lan
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây địa lan phát triển là từ 20 - 30 độ C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là từ 10-12 độ C.
Ánh sáng rất quan trọng cho sự phát triển của địa lan, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ yếu ớt nhưng nếu nhiều ánh sáng quá sẽ làm hỏng lá cây, làm thay đổi màu sắc của cây.
Vườn cây phải đảm bảo đủ ánh sáng, nhưng không nên để mặt trời chiếu trực tiếp vào cây.Về điều kiện nhà trồng địa lan:
Khác với giống địa lan bản địa, nhà trồng địa lan nhập nội, cần thiết kế thông thoáng, có mái che, có đủ dụng cụ thiết bị điều chỉnh ánh sáng, thiết bị thông gió, giảm nhiệt độ không khí, hệ thống tưới nước đảm bảo, bền để chống gió bão. Diện tích xây dựng sẽ tùy thuộc vào khả năng kinh tế, với mục đích sử dụng của người trồng. Nhà trồng có thể làm bằng gỗ che nhưng tốt nhất nên làm dưới dạng khung sắt kiên cố, mái lợp phải là nhựa trong suốt hoặc lợp bằng nilon, trong nhà phải có 1 lớp lưới đen nhằm mục đích cắt ánh sáng và chống nóng khi những ngày nhiệt độ lên cao. Xung quanh nhà trồng quây bằng lưới, vừa có tác dụng tạo sự thông thoáng mà còn tránh được côn trùng.
Nhà trồng lan phải chắc chắn, chịu được bão cấp 11,12, khi làm nhà bà con phải tôn nền cao, tránh tình trạng bị ngập lụt. Trong nhà cần có hệ thống tưới nước tốt, nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới giàn lan, để tạo không khí cho vườn lan mát mẻ.
Cùng với một số loài lan khác thì hoa địa lan đang được người tiêu dùng rất là ưa chuộng. Với những ưu điểm về màu sắc, độ bền của địa lan (hoa địa lan có thể nở hoa trong khoảng từ 45 đến 60 ngày mới tàn, hoa có nhiều màu sắc khác nhau, bông to và đẹp). Nên hoa địa lan hiện nay được nhiều người tiêu dùng lựa chọn hơn trong những dịp lễ, tết. Từ đó, địa lan đã góp phần làm đa dạng chủng loại hoa trong cơ cấu các loài hoa của Việt Nam.
Nhưng với chi phí đầu tư trồng địa lan khá cao,tốn khoảng 600 triệu đồng cho 1.000m2 cho đến lúc được thu hoạch (5 năm). Bên cạnh đó, mặc dù nhiều nhà vườn có kinh nghiệm trồng địa lan hàng chục năm, nhưng với thời tiết nóng lên bất thường thì rất khó tránh được tình trạng địa lan nở trước Tết. Do đó, bài viết này chỉ nhầm giới thiệu đến bạn đọc 1 số kinh nghiệm giúp việc trồng địa lan được tốt hơn, từ đó hy vọng cây sẽ ra được bông khi Tết đến.
Một số đặc tính của địa lan:
Địa lan thích nhiệt độ thấp, vì vậy địa lan thích hợp phát triển ở những vùng có khí hậu mát (địa lan thường trồng ở Đà Lạt). Hầu hết các giống địa lan đều ưa sự thông thoáng, nếu kém thông thoáng mầm bệnh sẽ phát triển, sâu bọ phá hoại và chất trồng cây chống bị hoai mục.
Rễ cây địa lan thuộc loại rễ thịt, có màu trắng ngã vàng nhạt, rễ có trực khuẩn sống cộng sinh tức là nấm rễ. Chính vì vậy, khi trồng lan cần phải hết sức giữ gìn bộ rễ, không nên rửa quá sạch để tránh ảnh hưởng đến gốc và sự phục hồi của mầm non.
Thân cây địa lan thường rất khỏe mạnh, khi phát triển có nhiều cây con mọc ra từ cây mẹ. Bản thân lá địa lan, cũng tạo nên vẻ đẹp cho cây nên cũng cần chú trọng trong quá trình chăm sóc.
Lá địa lan cũng có hình dáng khác nhau tùy thuộc vào mỗi loại và mỗi loại lá lại mang nét đẹp riêng.
Hoa địa lan có 3 phần chính đó là đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa. Hình dáng của hoa khác nhau, tùy theo chủng loại giống có loại có hương thơm và có loại không có hương thơm.
Hoa địa lan có 3 phần chính đó là đài hoa, cánh hoa và nhụy hoa
Ngồng hoa được mọc ra từ thân rễ giả, thông thường mỗi đốt thân rễ giả chỉ mọc được một ngòng hoa, số lượng hoa trên một ngòng khác nhau, tùy theo chủng loại lan.
Điều kiện cần thiết để trồng tốt địa lan
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây địa lan phát triển là từ 20 - 30 độ C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là từ 10-12 độ C.
Ánh sáng rất quan trọng cho sự phát triển của địa lan, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ yếu ớt nhưng nếu nhiều ánh sáng quá sẽ làm hỏng lá cây, làm thay đổi màu sắc của cây.
Vườn cây phải đảm bảo đủ ánh sáng, nhưng không nên để mặt trời chiếu trực tiếp vào cây.Về điều kiện nhà trồng địa lan:
Khác với giống địa lan bản địa, nhà trồng địa lan nhập nội, cần thiết kế thông thoáng, có mái che, có đủ dụng cụ thiết bị điều chỉnh ánh sáng, thiết bị thông gió, giảm nhiệt độ không khí, hệ thống tưới nước đảm bảo, bền để chống gió bão. Diện tích xây dựng sẽ tùy thuộc vào khả năng kinh tế, với mục đích sử dụng của người trồng. Nhà trồng có thể làm bằng gỗ che nhưng tốt nhất nên làm dưới dạng khung sắt kiên cố, mái lợp phải là nhựa trong suốt hoặc lợp bằng nilon, trong nhà phải có 1 lớp lưới đen nhằm mục đích cắt ánh sáng và chống nóng khi những ngày nhiệt độ lên cao. Xung quanh nhà trồng quây bằng lưới, vừa có tác dụng tạo sự thông thoáng mà còn tránh được côn trùng.
Nhà trồng lan phải chắc chắn, chịu được bão cấp 11,12, khi làm nhà bà con phải tôn nền cao, tránh tình trạng bị ngập lụt. Trong nhà cần có hệ thống tưới nước tốt, nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới giàn lan, để tạo không khí cho vườn lan mát mẻ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét