Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

Bệnh thối củ do vi khuẩn hại địa lan

Bệnh thối củ do vi khuẩn hại địa lan

Thời tiết thay đổi, trời mưa nhiều, vườn cây ẩm ướt không được sạch sẽ khô thoáng sẽ là những nguyên nhân gây bệnh cho cây địa lan trong vườn nhà bạn.

Dựa vào màu sắc vết bệnh có thể chia thành 2 triệu chứng bệnh khác nhau: bệnh thối nâu đen và bệnh thối nâu vàng.

Bệnh thối đen nâu: do vi khuẩn (Pseudomonas gladioli)

– Trên thân: Bệnh lây lan từ trên xuống giả hành. Vết bệnh ban đầu có màu nâu nhạt, sau chuyển sang màu nâu đen, không có dịch nhầy, có mùi hôi.

– Trên giả hành: Ban đầu bộ lá chuyển vàng nhưng chậm, giả hành mềm ít đôi khi vỏ giả hành hơi nhăn, mô giả hành có màu nâu đen, nhày ít, có mùi hôi nhẹ. Bộ lá vàng và rụng dần, giả hành mềm rỗng ruột chỉ còn lại xơ bên trong.
Bệnh thối vàng: do vi khuẩn Erwinia

– Trên thân: Mô bệnh có màu nâu vàng, vết bệnh nhầy, sũng nước, lá ngọn dễ rút ra khỏi thân chính dễ dàng, ngửi có mùi hôi rất khó chịu. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám.

– Trên giả hành: Triệu chứng nhận biết là giả hành mềm nhũn, mô giả hành có màu nâu vàng, bị nhày, ướt, ngửi có mùi rất khó chịu, không phân biệt được phần bệnh và không bệnh. Vết bệnh ban đầu có thể từ gốc bẹ lá, gốc thân ngầm, và vết cắt của phát hoa cũ.

Biện pháp phòng trừ: Rửa sạch và xử lý dụng cụ làm vườn như dao, kéo thường xuyên trong dung dịch khủ trùng bề mặt. Trồng giống cấy mô qua xác nhận sạch bệnh vi rút, không dùng cây giống trong chậu có cây mang triệu chứng bệnh. Tiêu hủy cây bệnh triệt để.

Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Thuốc gốc đồng, Kasugamycin, Bismerthiazol, Cytosinpeptidemycin.

Kinh nghiệm cá nhân

1. Nhổ cây, cắt sạch các củ đã thối.
2. Ngâm cây trong dung dịch thuốc tím 1 giờ.
3. Trồng lại bằng giá thể sạch như cát càng.
4. Pha phân bón K/H 1ml/10 lít nước phun hàng ngày

0 nhận xét:

Đăng nhận xét