Ưu và nhược điểm một số giá thể trồng lan
Hiện
nay, các nhà vườn trồng lan bằng nhiều loại chất trồng khác nhau: than
gáo dừa, than nhãn, than nướng bánh mì, bột dừa, dớn cọng, phi la, dớn
trắng mềm....
1. Trồng lan bằng xơ dừa:
+ Ưu điểm khi trồng lan bằng xơ dừa: cây lan sẽ phát triển tốt (nhất là cây con), giữ được độ ẩm cho cây (thích hợp cho những người trồng lan trên sân thượng).
+ Nhược điểm: chất trồng sau khoảng 6 tháng thì phải thay vì rất dễ bị mục nát, dễ bị nấm bệnh, ốc sên... và làm hư rễ lan dẫn đến cây suy yếu do không hấp thụ được dinh dưỡng. Khi thay chất trồng bằng sơ dừa rất cực.
2. Trồng bằng than gáo dừa:
+ Ưu điểm: rất tốt, có thời gian TP. HCM đua nhau trồng bằng loại này, cây rất tốt, ít bị hư rễ. (tốt cho ai trồng sân vườn)
+ Nhược điểm: nếu trồng trên sân thượng thì cây sẽ hơi bị sóc do nắng, và do cây thoát nước nhanh nên rễ mau khô,cần phải tưới nước nhiều)...thường sau thời gian 1 năm trồng chất trồng hay có những hạt li ti màu trắng thì đó là muối còn đọng lai, dễ làm cho hư rễ...
3. Than đốt lò làm giá thể trồng lan:
+ Ưu điểm và nhược điểm cũng giống như trồng lan bằng than gáo dừa.
4. Sử dụng bột dừa để trồng lan:
Hiện nay, nhà vườn ở củ chi cũng trồng nhiều băng chất trồng này và phải ngâm nước có pha thêm một ít vôi sau đó vắt khô và xã lại bằng nước thường.
+ Ưu điểm: giữ được đổ ẩm tốt (nhất là cây con), và không giữ nước nhiều, rễ phát triển rất tốt không bị hư thối rễ, ít sâu bệnh so với xơ dừa ít có ốc sên và cuốn chiếu. Tốt nhất là trồng trên sân thượng thì khỏi chê.dễ thay chậu, tách chiết...
+ Nhược điểm: cần thêm thời gian để tìm ra nhược điểm của loại giá thể này
Giá thể trồng lan này không cần phải xử lý thuốc gì nhiều trước khi trồng
5. Dớn cọng:
+ Ưu điểm: dễ thoát nước, trồng lan bằng dớn cọng lâu mục ít đọng muối, trọng lượng chậu lan nhẹ hơn so với than.
+ Nhược điểm: nếu sử dụng để trồng lan trên sân thượng thường nắng nhiều cây dễ bị sock do khô vì chất trồng này mau khô lắm, đồng thời cũng dễ bị mọc rêu...
6. Dớn mềm (dớn trắng Đài loan)
+ Ưu điểm: Loại dớn mềm này chủ yếu dùng để trồng lan hồ điệp hoặc cattleya. Cây phát triển rất tốt giữ nước tốt, rễ đẹp (thích hợp cho trồng trên sân thượng).
+ Nhược điểm: bạn phải kiểm soát được lượng nước tưới, lượng phân tưới...nếu không chậu lan sẽ dư nước, độ ẩm cao dễ sinh nấm, rêu, ốc sên ...cây sẽ dễ bị thối, suy yếu và chết.
Lời khuyên: Mỗi một loài lan thích hợp với một kiểu giá thể trồng, trước khi trồng chúng ta nên tìm hiểu về đặc tính của loài lan này, từ đó chúng ta sẽ lựa chọn giá thể trồng thích hợp nhất, vì giá thể ở đây là nơi rễ lan bám vào, có thể là nơi cung cấp dinh dưỡng, nước nhưng nhiều khi chỉ là chỗ bám cho cây.
1. Trồng lan bằng xơ dừa:
+ Ưu điểm khi trồng lan bằng xơ dừa: cây lan sẽ phát triển tốt (nhất là cây con), giữ được độ ẩm cho cây (thích hợp cho những người trồng lan trên sân thượng).
+ Nhược điểm: chất trồng sau khoảng 6 tháng thì phải thay vì rất dễ bị mục nát, dễ bị nấm bệnh, ốc sên... và làm hư rễ lan dẫn đến cây suy yếu do không hấp thụ được dinh dưỡng. Khi thay chất trồng bằng sơ dừa rất cực.
2. Trồng bằng than gáo dừa:
+ Ưu điểm: rất tốt, có thời gian TP. HCM đua nhau trồng bằng loại này, cây rất tốt, ít bị hư rễ. (tốt cho ai trồng sân vườn)
+ Nhược điểm: nếu trồng trên sân thượng thì cây sẽ hơi bị sóc do nắng, và do cây thoát nước nhanh nên rễ mau khô,cần phải tưới nước nhiều)...thường sau thời gian 1 năm trồng chất trồng hay có những hạt li ti màu trắng thì đó là muối còn đọng lai, dễ làm cho hư rễ...
3. Than đốt lò làm giá thể trồng lan:
+ Ưu điểm và nhược điểm cũng giống như trồng lan bằng than gáo dừa.
4. Sử dụng bột dừa để trồng lan:
Hiện nay, nhà vườn ở củ chi cũng trồng nhiều băng chất trồng này và phải ngâm nước có pha thêm một ít vôi sau đó vắt khô và xã lại bằng nước thường.
+ Ưu điểm: giữ được đổ ẩm tốt (nhất là cây con), và không giữ nước nhiều, rễ phát triển rất tốt không bị hư thối rễ, ít sâu bệnh so với xơ dừa ít có ốc sên và cuốn chiếu. Tốt nhất là trồng trên sân thượng thì khỏi chê.dễ thay chậu, tách chiết...
+ Nhược điểm: cần thêm thời gian để tìm ra nhược điểm của loại giá thể này
Giá thể trồng lan này không cần phải xử lý thuốc gì nhiều trước khi trồng
5. Dớn cọng:
+ Ưu điểm: dễ thoát nước, trồng lan bằng dớn cọng lâu mục ít đọng muối, trọng lượng chậu lan nhẹ hơn so với than.
+ Nhược điểm: nếu sử dụng để trồng lan trên sân thượng thường nắng nhiều cây dễ bị sock do khô vì chất trồng này mau khô lắm, đồng thời cũng dễ bị mọc rêu...
6. Dớn mềm (dớn trắng Đài loan)
+ Ưu điểm: Loại dớn mềm này chủ yếu dùng để trồng lan hồ điệp hoặc cattleya. Cây phát triển rất tốt giữ nước tốt, rễ đẹp (thích hợp cho trồng trên sân thượng).
+ Nhược điểm: bạn phải kiểm soát được lượng nước tưới, lượng phân tưới...nếu không chậu lan sẽ dư nước, độ ẩm cao dễ sinh nấm, rêu, ốc sên ...cây sẽ dễ bị thối, suy yếu và chết.
Lời khuyên: Mỗi một loài lan thích hợp với một kiểu giá thể trồng, trước khi trồng chúng ta nên tìm hiểu về đặc tính của loài lan này, từ đó chúng ta sẽ lựa chọn giá thể trồng thích hợp nhất, vì giá thể ở đây là nơi rễ lan bám vào, có thể là nơi cung cấp dinh dưỡng, nước nhưng nhiều khi chỉ là chỗ bám cho cây.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét