Lan kiếm thanh ngọc - Cymbidium ensifolium
Lan
kiếm thanh ngọc - Cymbidium ensifolium dò hoa cao chừng 30 cm, hoa từ 2
đến 9 chiếc to khoảng 5-7 cm nở vào mùa thu với hương thơm tuyệt hảo và
nếu cây khỏe mạnh sẽ có nhiều dò hoa.
Tại Việt Nam cây lan này được nuôi trồng từ mấy trăm năm về trước, tên gọi khác nhau tùy theo mầu sắc của hoa lá hay theo mùa:
• Thanh ngọc hoa xanh
• Bạch ngọc hoa trắng
• Tố tâm lưỡi mầu đỏ
• Tứ thời v.v...Lan mọc ở: Cha Pa, Đà Lạt, Kontum trên mặt đá có rêu. Mỗi cây có 3-4 lá dài 40-50 cm, ngang rộng 2 -3 cm. Dò hoa cao chừng 30 cm, hoa từ 2 đến 9 chiếc to khoảng 5-7 cm nở vào mùa thu với hương thơm tuyệt hảo và nếu cây khỏe mạnh sẽ có nhiều dò hoa.
Đối với người Á Đông, nhất là người Trung Hoa đã nuôi trồng giống lan này từ khoảng niên lịch thứ 500, cho nên không những chú trọng về sắc hoa mà còn kể đến hương thơm và lá nữa. Lá xanh và mềm mại đó là vẻ đẹp dịu dàng và thanh nhã hơn là cứng ngắc và chĩa thẳng lên trời. Chậu trồng lan cũng vậy, cần phải tương xứng với cây tạo nên sự hài hòa giữa hoa lá và chậu.
CÁCH TRỒNGNHIỆT ĐỘ
Các giống Cym. ensifolium ưa trồng trong nhiệt độ khoảng 85-90°F hay 29-32°C ban ngày và 60-65°F hay 15-18°C vào ban đêm. Nếu ban đêm không lạnh sẽ không ra hoa.
Vào mùa hè, nếu nhiệt độ lên cao cần che bớt ánh nắng hoặc mang vào chỗ rợp mát và bỏ chậu lan vào trong một chiếc chậu lớn hơn để giữ cho rễ lan bớt nóng.
ÁNH SÁNG
Cần phải che lưới khoảng 60-70%, vào mùa hè ẩm độ cần tới 80-90% và phải thoáng gió.
ĐỘ ẨM
Độ ẩm tối thiểu cho giống lan này phải trên 60%, nếu trời qua nóng phải tăng thêm độ ẩm.
THAY CHẬU
Tối thiểu 3 năm phải thay chậu một lần, cắt bỏ rể thối và các củ già. Tránh làm gãy rễ và nên nhớ rằng lúc này dễ bị nhiễm trùng nhất nên cần phải phun thuốc Physan 20. Chậu nên dùng thứ chiều ngang nhỏ và sâu đặc biệt cho lan Tiểu kiếm. Chậu sành tốt hơn chậu nhựa không nên dùng chậu quá lớn vì chậu càng chật càng ra nhiều hoa.
Điều quan trọng nhất là vấn đề chọn lựa vật liệu nuôi trồng để giữ cho:
- Rễ cây luôn luôn ẩm chứ không ướt.
- Dù cho trời lạnh vật liệu cũng khô dần.
- Bộ rễ được mát mẻ.
- Không có khoảng trống không khí (air pocket) trong chậu.
Trồng với vật liệu gồm: 40% vỏ thông, 30% rễ dương sỉ, 20% rêu (Sphagnum moss), 10% than.
TƯỚI NƯỚC
Thông thường là 2-3 lần một tuần vào mùa hè, như việc tưới thưa hay mau tùy thuộc vào:
• Vật liệu trồng lan
• Châu lớn hay nhỏ
• Mùa hè hay mùa đông
• Độ ẩm
Mùa đông bớt tưới nước cho đến mọc cây non.
BÓN PHÂN
Mỗi tuần bón phân 15-15-15 một lần vào mùa hè, với 1/4 thìa cà phê cho 4 lít nước, ngưng bón vào mùa đông.
Tại Việt Nam cây lan này được nuôi trồng từ mấy trăm năm về trước, tên gọi khác nhau tùy theo mầu sắc của hoa lá hay theo mùa:
• Thanh ngọc hoa xanh
• Bạch ngọc hoa trắng
• Tố tâm lưỡi mầu đỏ
• Tứ thời v.v...Lan mọc ở: Cha Pa, Đà Lạt, Kontum trên mặt đá có rêu. Mỗi cây có 3-4 lá dài 40-50 cm, ngang rộng 2 -3 cm. Dò hoa cao chừng 30 cm, hoa từ 2 đến 9 chiếc to khoảng 5-7 cm nở vào mùa thu với hương thơm tuyệt hảo và nếu cây khỏe mạnh sẽ có nhiều dò hoa.
Đối với người Á Đông, nhất là người Trung Hoa đã nuôi trồng giống lan này từ khoảng niên lịch thứ 500, cho nên không những chú trọng về sắc hoa mà còn kể đến hương thơm và lá nữa. Lá xanh và mềm mại đó là vẻ đẹp dịu dàng và thanh nhã hơn là cứng ngắc và chĩa thẳng lên trời. Chậu trồng lan cũng vậy, cần phải tương xứng với cây tạo nên sự hài hòa giữa hoa lá và chậu.
CÁCH TRỒNGNHIỆT ĐỘ
Các giống Cym. ensifolium ưa trồng trong nhiệt độ khoảng 85-90°F hay 29-32°C ban ngày và 60-65°F hay 15-18°C vào ban đêm. Nếu ban đêm không lạnh sẽ không ra hoa.
Vào mùa hè, nếu nhiệt độ lên cao cần che bớt ánh nắng hoặc mang vào chỗ rợp mát và bỏ chậu lan vào trong một chiếc chậu lớn hơn để giữ cho rễ lan bớt nóng.
ÁNH SÁNG
Cần phải che lưới khoảng 60-70%, vào mùa hè ẩm độ cần tới 80-90% và phải thoáng gió.
ĐỘ ẨM
Độ ẩm tối thiểu cho giống lan này phải trên 60%, nếu trời qua nóng phải tăng thêm độ ẩm.
THAY CHẬU
Tối thiểu 3 năm phải thay chậu một lần, cắt bỏ rể thối và các củ già. Tránh làm gãy rễ và nên nhớ rằng lúc này dễ bị nhiễm trùng nhất nên cần phải phun thuốc Physan 20. Chậu nên dùng thứ chiều ngang nhỏ và sâu đặc biệt cho lan Tiểu kiếm. Chậu sành tốt hơn chậu nhựa không nên dùng chậu quá lớn vì chậu càng chật càng ra nhiều hoa.
Điều quan trọng nhất là vấn đề chọn lựa vật liệu nuôi trồng để giữ cho:
- Rễ cây luôn luôn ẩm chứ không ướt.
- Dù cho trời lạnh vật liệu cũng khô dần.
- Bộ rễ được mát mẻ.
- Không có khoảng trống không khí (air pocket) trong chậu.
Trồng với vật liệu gồm: 40% vỏ thông, 30% rễ dương sỉ, 20% rêu (Sphagnum moss), 10% than.
TƯỚI NƯỚC
Thông thường là 2-3 lần một tuần vào mùa hè, như việc tưới thưa hay mau tùy thuộc vào:
• Vật liệu trồng lan
• Châu lớn hay nhỏ
• Mùa hè hay mùa đông
• Độ ẩm
Mùa đông bớt tưới nước cho đến mọc cây non.
BÓN PHÂN
Mỗi tuần bón phân 15-15-15 một lần vào mùa hè, với 1/4 thìa cà phê cho 4 lít nước, ngưng bón vào mùa đông.
12/2008
Nguyễn Kim Lan
(Nguồn hoalanvietnam.org)
(Nguồn hoalanvietnam.org)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét