Cây Kim cương - Lan gấm chữa lao phổi, viêm phế quản
Những năm gần đây, một số người hay vào rừng khai thác loại cây thuốc tên là kim cương để bán sang biên giới với giá rất cao.
Trong sách thuốc ở nước ta thường gọi là “Lan gấm”; Trong sách thuốc Trung Quốc, cây có tên là “Thạch thượng ngẫu”, “Thạch tằm”, “Hồng thạch tằm”, “Chân kim thảo”, … Tên khoa học của cây là: Ludisia discolor (?Ker-Gawl.)A. Rich. Thuộc họ Lan (Orchidaceae).
Lam gấm có thân mềm mọng nước, có nhiều đốt màu đỏ hay tím hồng. Thân
phần dưới mọc bò sát đất, từ các mấu rễ mọc ra bám chặt vào đá. Thân
phần trên mọc đứng, cao 15-25cm, hơi có lông. Từ phần thân già thường
mọc ra những chồi nhánh, bò lan sát mặt đất. Đoạn thân cắt rời, nếu được
tiếp xúc với mặt đất, có khả năng tái sinh thành cây mới. Lá mọc so le,
hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 4-7cm, rộng 2,5-3cm, gốc tròn, đầu tù
hơi nhọn, cuống lá dài có bẹ ở gốc. Lá óng ánh, có vân trắng hình mạng
rất rõ. Mặt trên có màu xanh lục hay nâu tía. Mặt dưới màu hồng tím. Lá
và thân có màu tía hay đỏ nâu giúp cây vẫn có thể quang hợp ngay cả
trong điều kiện ánh sáng yếu. Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành bông dài
3-8cm, có lông dày đặc. Lá bắc màu nâu vàng. Hoa màu trắng. Lá đài lưng
dính với cánh hoa thàng mũ có 3 răng. Lá đài bên rời nhau, cánh môi màu
vàng hình chữ T, cột dài bằng bao phấn. Bầu có lông. Những nhánh cây
trưởng thành (thường trên 1 năm tuổi) có hoa quả hàng năm và sau đó tiếp
tục tồn tại khoảng gần một năm nữa mới tàn lụi. Cây tái sinh chủ yếu
bằng hạt hoặc được trồng bằng các đoạn thân.
Cây có tên là “Lan gấm” vì đó là một loài lan có màu nâu tía nhìn tựa như gấm. Do cây mọc trên đá và thân có đốt trông như ngó sen, nên sách thuốc Trung Quốc gọi là “Thạch thượng ngẫu” (thạch thượng = trên đá, ngẫu= ngó sen); Cây mọc sát đất, màu đỏ tía, có rễ bám vào đá trông giống con tằm, nên còn có tên là “Thạch tằm” hay “Hồng thạch tằm” (thạch = đá, tằm = con tằm, hồng = đỏ).
“Kim cương” là tên mới xuất hiện thời gian gần đây. Những người đi khai thác về bán thường gọi như vậy, có thể do lá óng ánh như kim cương; Cũng có thể do “tam sao thất bản” từ tên “Chân kim thảo”. Hoặc gọi như vậy với mục đích làm tăng thêm giá trị của cây; Khó thể khảo chứng chính xác.
Cây phân bố ở một số vùng núi thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Tây cũ (chùa Hương), Vĩnh Phúc, Kon Tum, Gai Lai, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Bình Thuận và Lâm Đồng. Lan gấm là loại cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng. Thường mọc rải rác hoặc thành các đám nhỏ lẫn trong lớp tảm mục hoặc ở hốc đá, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm; chịu được thời tiết có sương mù dài ngày.
Lan gấm vốn là loài có trữ lượng nhỏ ở nước ta. Vài năm gần đây cây bị khai thác ở khắp nơi, cả miền Bắc lẫn miền Trung và miền Nam, để bán sang Trung Quốc, khiến trữ trữ lượng giảm đi mau chóng. Hiện tại cây đã khan hiếm nên giá tăng nhanh; ở Kon Tum và Gia Lai giá cây tươi đã lên tới khoảng bẩy tám trăm ngàn đồng một kilôgam. Tình trạng khai thác ồ ạt đã đẩy loài cây này đến chỗ hiếm gặp, thậm chí đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Trước kia Lan gấm – Kim cương thường chỉ được trồng để làm cảnh. Tác dụng chữa bệnh mới chỉ được phát hiện và sử dụng những năm gần đây. Để làm thuốc, người ta thu hái toàn cây; dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô.
Theo Đông y, lan gấm có vị ngọt, hơi chát, tính mát. Có tác dụng tư âm nhuận phế, thanh nhiệt lương huyết. Dùng chữa lao phổi khạc ra máu, thần kinh suy nhược, ăn không ngon miệng.
Liều dùng hàng ngày: Sắc nước uống từ 3-9g khô (9-15g tươi)
Một số cách sử dụng cụ thể:
- Chữa lao phổi, khạc ra máu, thần kinh suy nhược, kém ăn ít ngủ: Dùng lan gấm, mạch môn, huyền sâm, ngưu tất, thảo quyết minh (hạt muồng ngủ, sao), hoài sơn, mỗi vị 20g; sắc lấy nước uống.
- Chữa viêm phế quản, ho: Dùng lan gấm 20g, thạch hộc 12g, ngọc trúc 12g, bách bộ 8g, cam thảo 4g; sắc lấy nước uống.
Trong sách thuốc ở nước ta thường gọi là “Lan gấm”; Trong sách thuốc Trung Quốc, cây có tên là “Thạch thượng ngẫu”, “Thạch tằm”, “Hồng thạch tằm”, “Chân kim thảo”, … Tên khoa học của cây là: Ludisia discolor (?Ker-Gawl.)A. Rich. Thuộc họ Lan (Orchidaceae).
Cây có tên là “Lan gấm” vì đó là một loài lan có màu nâu tía nhìn tựa như gấm. Do cây mọc trên đá và thân có đốt trông như ngó sen, nên sách thuốc Trung Quốc gọi là “Thạch thượng ngẫu” (thạch thượng = trên đá, ngẫu= ngó sen); Cây mọc sát đất, màu đỏ tía, có rễ bám vào đá trông giống con tằm, nên còn có tên là “Thạch tằm” hay “Hồng thạch tằm” (thạch = đá, tằm = con tằm, hồng = đỏ).
“Kim cương” là tên mới xuất hiện thời gian gần đây. Những người đi khai thác về bán thường gọi như vậy, có thể do lá óng ánh như kim cương; Cũng có thể do “tam sao thất bản” từ tên “Chân kim thảo”. Hoặc gọi như vậy với mục đích làm tăng thêm giá trị của cây; Khó thể khảo chứng chính xác.
Cây phân bố ở một số vùng núi thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Tây cũ (chùa Hương), Vĩnh Phúc, Kon Tum, Gai Lai, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Bình Thuận và Lâm Đồng. Lan gấm là loại cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng. Thường mọc rải rác hoặc thành các đám nhỏ lẫn trong lớp tảm mục hoặc ở hốc đá, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm; chịu được thời tiết có sương mù dài ngày.
Lan gấm vốn là loài có trữ lượng nhỏ ở nước ta. Vài năm gần đây cây bị khai thác ở khắp nơi, cả miền Bắc lẫn miền Trung và miền Nam, để bán sang Trung Quốc, khiến trữ trữ lượng giảm đi mau chóng. Hiện tại cây đã khan hiếm nên giá tăng nhanh; ở Kon Tum và Gia Lai giá cây tươi đã lên tới khoảng bẩy tám trăm ngàn đồng một kilôgam. Tình trạng khai thác ồ ạt đã đẩy loài cây này đến chỗ hiếm gặp, thậm chí đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Trước kia Lan gấm – Kim cương thường chỉ được trồng để làm cảnh. Tác dụng chữa bệnh mới chỉ được phát hiện và sử dụng những năm gần đây. Để làm thuốc, người ta thu hái toàn cây; dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô.
Theo Đông y, lan gấm có vị ngọt, hơi chát, tính mát. Có tác dụng tư âm nhuận phế, thanh nhiệt lương huyết. Dùng chữa lao phổi khạc ra máu, thần kinh suy nhược, ăn không ngon miệng.
Liều dùng hàng ngày: Sắc nước uống từ 3-9g khô (9-15g tươi)
Một số cách sử dụng cụ thể:
- Chữa lao phổi, khạc ra máu, thần kinh suy nhược, kém ăn ít ngủ: Dùng lan gấm, mạch môn, huyền sâm, ngưu tất, thảo quyết minh (hạt muồng ngủ, sao), hoài sơn, mỗi vị 20g; sắc lấy nước uống.
- Chữa viêm phế quản, ho: Dùng lan gấm 20g, thạch hộc 12g, ngọc trúc 12g, bách bộ 8g, cam thảo 4g; sắc lấy nước uống.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét