Cách trồng lan hạc vỹ - đại ý thảo - Dendrobium aphyllum
Lan
hạc vỹ - đại ý thảo - Dendrobium aphyllum ra hoa vào tháng 4 - 8. Tái
sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao
400 - 1500 m. Hạc vỹ thuộc dòng nobile thân thòng, rụng lá vào mùa thu.
Cây ưa nắng, cần rất nhiều nước trong mùa phát triển.
Cách chọn mua lan hạc vỹ từ rừng:
Trạng thái: lan phải ở giai đoạn chưa phát triển mầm mới. Do đã phát triển mầm mới sớm khi mua về mầm sẽ không có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường mới tại nhà gây chột lan hay lan còi. Thời điểm mua lan về ghép thích hợp nhất là từ cuối thu đầu đông, khi đó cây rụng lá và đi vào mùa nghỉ nên khi ghép ta không phải chăm sóc nhiều, chỉ chăm sóc khi vào mùa xuân cây bắt đầu ra mầm mới và nảy nụ hoa.
Màu sắc: đối với lan hạc vỹ, ta lựa chọn cây có màu thân xám bạc, lá vàng và bắt đầu rụng lá, thân không bị dập nát. Lan khi chọn cần phải được khô ráo, không bị ướt hay bị ẩm do nếu bị ẩm hay ướt sẽ gây thối lan và mầm bệnh.
Đặc tính loài lan hạc vỹ:
Là loài hoàng thảo Hạc vỹ là một loài lan ưa sáng, thích hợp nơi thoáng mát, mọc ở các cành cây cao trong rừng ở nơi cao thoáng. Nhu cầu về dinh dưỡng và nước của cây chủ yếu vào mùa cây phát triển mạnh vào khoảng mùa xuân và mùa hè. Cuối mùa thu và mùa đông là giai đoạn nghỉ của cây nên không cần, nếu tưới trong giai đoạn này cây sẽ cho ra nhiều cây keiki chứ không ra hoa.
Đặc tính ra hoa của đại ý thảo: Cây bắt đầu có nụ từ giữa mùa đông, ra hoa vào khoảng cuối đông đầu xuân.
Chuẩn bị vật liệu, chất trồng đại ý thảo:
Vật liệu thích hợp nhất được quyết định bởi các đặc tính của cây trong tự nhiên. Đối với loài Hạc vỹ là thân cây gỗ được bóc vỏ hoàn toàn, sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước, độ thoáng cho rễ lan. Miền bắc chủ yếu là cây gỗ nhãn, nếu có gỗ lũa sẽ tăng vẻ đẹp cho giò lan.
Xử lý vật liệu: vật liệu thân cây gỗ được bóc vỏ hoàn toàn, ngâm nước 7 ngày, có thể dùng nước vôi loãng để diệt trừ các mầm nấm mốc trên cây gỗ, để cho gỗ thấm đầy đủ nước, tránh hiện tượng gỗ hút ẩm của cây lan khi ghép vào.
Cắt tỉa vệ sinh lan để chuẩn bị ghép:
- Khi lan mua về cần được cắt loại bỏ rễ, cắt rễ chỉ để còn 2-3cm, phía gốc việc cắt rễ nhằm loại bỏ phần rễ đã bị tổn thương nhiều, đồng thời loại bỏ nấm bệnh trú ngụ trong rễ.
- Thời điểm: cần cắt tỉa sớm, tốt nhất là ngay sau khi mua về.
Xử lý thuốc và treo ngược lan hạc vỹ:
Xử lý thuốc, lan cần được xử lý thuốc để loại bỏ mầm bệnh, kích thích sinh trưởng và chống sốc môi trường cho lan.
Lan được xử lý với hỗn hợp thuốc là: B1 + N3M + Ridomil gold + Alitte + Regan. Pha theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, lan được ngâm ngập trong hỗn hợp thuốc trong 5 phút.
Vớt ra treo ngược trong khoảng từ 3-5 ngày.
Cách chọn môi trường thuần hóa hạc vĩ:
Đối với loài lan Hạc vỹ thì môi trường tốt cho thuần hóa là môi trường thoáng gió, độ ẩm không quá cao, khoảng 60-70%. Ánh sáng tương đối nhiều, 50-70% ánh sáng tự nhiên. Khi thuần hóa lan cần đưa lan từ chỗ ít nắng ra chỗ nhiều nắng để cây có thể thích nghi dần với điều kiện môi trường mới.
Cách thức trồng và ghép lan hạc vỹ:
Đối với Hạc Vỹ chúng ta ghép lên gỗ bằng cách sử dụng đinh ghim thép chữ U và súng bắn ghim. Đặt cây vào vị trí cần ghép, dùng tay cầm phần rễ lan. Sau đó bắn ghim giữ 1 /3- 1/5 tổng số rễ, sao cho cây cố định không bị lay.
Sau đó, để khô không tưới trong 3-7 ngày đầu tiên. Nhằm giúp vết thương, khi thao tác ghép được lành miệng.
Chăm sóc sau khi ghép:
Tưới nước: 3 -7 ngày đầu sau ghép, không tưới nước. Đặt cây ở môi trường thoáng gió, nền phía dưới luôn phải duy trì ẩm để làm mát cho cây. Nếu cây được ghép trong mùa nghỉ thì chỉ cần tưới dạng phun sương để giữ ẩm cho cây, tránh tưới qua nhiều.
Bón phân: giai đoạn cây mọc mầm nhưng chưa ra rễ mới, thì chưa thực hiện bón phân, do trong thời kỳ này cây đang hút dinh dưỡng tích lũy ở trong thân cũ để ra mầm nền không cần tưới, mầm còn non lên rất rễ bị thối do đọng nước.
Sau khi cây đã ra được rễ mới, ta thực hiện bón phân30-10-10 + TE grow more, liều lượng 1g/ 4 lít nước, phun ướt, cả 2 mặt lá, từ tháng 4-10.
Trong tháng 8 thực hiện phun phân bón 6-30-30+TE grow more, nồng độ 1g/4lit.
Từ tháng 10 trở đi, không bón và để cây chịu hoàn toàn điều kiện tự nhiên.
Phòng bệnh: Trong môi trường luôn có bệnh hại lan vì vậy cần phun phòng định kỳ. Phun hỗn hợp Ridomil gold+ Alitte+ regan, định kỳ 15 ngày/ lần.
Từ tháng 10-3 năm sau, không phun phòng dịch. Do thời kỳ này điều kiện khắc nghiệt nên tương đối ít bệnh hại.
Điều khiển ra hoa:
Chế độ ánh sáng: đưa cây ra ngoài để cây chịu 80% ánh sáng tự nhiên.
Chế độ tưới nước: cắt nước hoàn toàn trong mùa đông và đầu xuân, khi nào cây ra nụ và mầm cây mới thì bắt đầu tưới.
Chế độ phân bón: bón phân kích thích ra hoa 6-30-30+TE trong tháng 8.
Môi trường yêu cầu: môi trường phải hanh, khô, nhiều gió, ánh sáng là 80% ánh sáng tự nhiên.
Cách chọn mua lan hạc vỹ từ rừng:
Trạng thái: lan phải ở giai đoạn chưa phát triển mầm mới. Do đã phát triển mầm mới sớm khi mua về mầm sẽ không có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường mới tại nhà gây chột lan hay lan còi. Thời điểm mua lan về ghép thích hợp nhất là từ cuối thu đầu đông, khi đó cây rụng lá và đi vào mùa nghỉ nên khi ghép ta không phải chăm sóc nhiều, chỉ chăm sóc khi vào mùa xuân cây bắt đầu ra mầm mới và nảy nụ hoa.
Màu sắc: đối với lan hạc vỹ, ta lựa chọn cây có màu thân xám bạc, lá vàng và bắt đầu rụng lá, thân không bị dập nát. Lan khi chọn cần phải được khô ráo, không bị ướt hay bị ẩm do nếu bị ẩm hay ướt sẽ gây thối lan và mầm bệnh.
Đặc tính loài lan hạc vỹ:
Là loài hoàng thảo Hạc vỹ là một loài lan ưa sáng, thích hợp nơi thoáng mát, mọc ở các cành cây cao trong rừng ở nơi cao thoáng. Nhu cầu về dinh dưỡng và nước của cây chủ yếu vào mùa cây phát triển mạnh vào khoảng mùa xuân và mùa hè. Cuối mùa thu và mùa đông là giai đoạn nghỉ của cây nên không cần, nếu tưới trong giai đoạn này cây sẽ cho ra nhiều cây keiki chứ không ra hoa.
Đặc tính ra hoa của đại ý thảo: Cây bắt đầu có nụ từ giữa mùa đông, ra hoa vào khoảng cuối đông đầu xuân.
Chuẩn bị vật liệu, chất trồng đại ý thảo:
Vật liệu thích hợp nhất được quyết định bởi các đặc tính của cây trong tự nhiên. Đối với loài Hạc vỹ là thân cây gỗ được bóc vỏ hoàn toàn, sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước, độ thoáng cho rễ lan. Miền bắc chủ yếu là cây gỗ nhãn, nếu có gỗ lũa sẽ tăng vẻ đẹp cho giò lan.
Xử lý vật liệu: vật liệu thân cây gỗ được bóc vỏ hoàn toàn, ngâm nước 7 ngày, có thể dùng nước vôi loãng để diệt trừ các mầm nấm mốc trên cây gỗ, để cho gỗ thấm đầy đủ nước, tránh hiện tượng gỗ hút ẩm của cây lan khi ghép vào.
Cắt tỉa vệ sinh lan để chuẩn bị ghép:
- Khi lan mua về cần được cắt loại bỏ rễ, cắt rễ chỉ để còn 2-3cm, phía gốc việc cắt rễ nhằm loại bỏ phần rễ đã bị tổn thương nhiều, đồng thời loại bỏ nấm bệnh trú ngụ trong rễ.
- Thời điểm: cần cắt tỉa sớm, tốt nhất là ngay sau khi mua về.
Xử lý thuốc và treo ngược lan hạc vỹ:
Xử lý thuốc, lan cần được xử lý thuốc để loại bỏ mầm bệnh, kích thích sinh trưởng và chống sốc môi trường cho lan.
Lan được xử lý với hỗn hợp thuốc là: B1 + N3M + Ridomil gold + Alitte + Regan. Pha theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, lan được ngâm ngập trong hỗn hợp thuốc trong 5 phút.
Vớt ra treo ngược trong khoảng từ 3-5 ngày.
Cách chọn môi trường thuần hóa hạc vĩ:
Đối với loài lan Hạc vỹ thì môi trường tốt cho thuần hóa là môi trường thoáng gió, độ ẩm không quá cao, khoảng 60-70%. Ánh sáng tương đối nhiều, 50-70% ánh sáng tự nhiên. Khi thuần hóa lan cần đưa lan từ chỗ ít nắng ra chỗ nhiều nắng để cây có thể thích nghi dần với điều kiện môi trường mới.
Cách thức trồng và ghép lan hạc vỹ:
Đối với Hạc Vỹ chúng ta ghép lên gỗ bằng cách sử dụng đinh ghim thép chữ U và súng bắn ghim. Đặt cây vào vị trí cần ghép, dùng tay cầm phần rễ lan. Sau đó bắn ghim giữ 1 /3- 1/5 tổng số rễ, sao cho cây cố định không bị lay.
Sau đó, để khô không tưới trong 3-7 ngày đầu tiên. Nhằm giúp vết thương, khi thao tác ghép được lành miệng.
Chăm sóc sau khi ghép:
Tưới nước: 3 -7 ngày đầu sau ghép, không tưới nước. Đặt cây ở môi trường thoáng gió, nền phía dưới luôn phải duy trì ẩm để làm mát cho cây. Nếu cây được ghép trong mùa nghỉ thì chỉ cần tưới dạng phun sương để giữ ẩm cho cây, tránh tưới qua nhiều.
Bón phân: giai đoạn cây mọc mầm nhưng chưa ra rễ mới, thì chưa thực hiện bón phân, do trong thời kỳ này cây đang hút dinh dưỡng tích lũy ở trong thân cũ để ra mầm nền không cần tưới, mầm còn non lên rất rễ bị thối do đọng nước.
Sau khi cây đã ra được rễ mới, ta thực hiện bón phân30-10-10 + TE grow more, liều lượng 1g/ 4 lít nước, phun ướt, cả 2 mặt lá, từ tháng 4-10.
Trong tháng 8 thực hiện phun phân bón 6-30-30+TE grow more, nồng độ 1g/4lit.
Từ tháng 10 trở đi, không bón và để cây chịu hoàn toàn điều kiện tự nhiên.
Phòng bệnh: Trong môi trường luôn có bệnh hại lan vì vậy cần phun phòng định kỳ. Phun hỗn hợp Ridomil gold+ Alitte+ regan, định kỳ 15 ngày/ lần.
Từ tháng 10-3 năm sau, không phun phòng dịch. Do thời kỳ này điều kiện khắc nghiệt nên tương đối ít bệnh hại.
Điều khiển ra hoa:
Chế độ ánh sáng: đưa cây ra ngoài để cây chịu 80% ánh sáng tự nhiên.
Chế độ tưới nước: cắt nước hoàn toàn trong mùa đông và đầu xuân, khi nào cây ra nụ và mầm cây mới thì bắt đầu tưới.
Chế độ phân bón: bón phân kích thích ra hoa 6-30-30+TE trong tháng 8.
Môi trường yêu cầu: môi trường phải hanh, khô, nhiều gió, ánh sáng là 80% ánh sáng tự nhiên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét