Trồng và chăm sóc hoa lan

Cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa lan.

Cát lan - Cattleya Labiata

Cattleya Labiata - The Queen Of The Flower, xứng đáng với tên gọi Nữ hoàng của các loài hoa bởi vẻ đẹp, hương thơm, tuổi thọ và kích cỡ hoa.

Lan Hoàng thảo - Dendrobium

Là chi lan lớn thứ hai của họ nhà lan, là loại lan phổ biến nhất trong giới chơi lan.

Địa lan - Cymbidium

Địa lan luôn làm người chơi lan hài lòng bởi vẻ đẹp cao sang của chúng

Lan Vũ nữ - Oncidium

Vũ nữ còn được gọi là Dancing Lady, một loại lan dễ trồng và chăm sóc, cho hoa đều đặn hàng năm

Lan Hồ điệp - Phalaenopsis

Lan Hồ Điệp luôn được nhiều người mua trong dịp Tết Nguyên Đán

Lan Hài - Paphiopedilum

Lan Hài luôn cho người trồng những bông hoa đẹp và lạ

Vân lan - Lan Vanda

Khả năng cần nhiều ánh sáng, chịu nắng nóng có lẽ Vanda là loài tốt nhất, có lẽ vậy nên hoa Vanda luôn có màu sắc đẹp

Lan rừng

Có nhiều điều thú vị, nơi đây nói chung về các loại lan không có trong các nhóm kia

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Địa lan châu Á

Địa lan châu Á

Xuất xứ từ Trung Hoa, tính phổ biến của các loại Địa lan được lan truyền đến các khu vực của Châu Á và ngày nay lan ra cả thế giới. Nó là một đạo lý và đạo chơi lan được truyền bá rộng khắp bởi những người yêu lan, và trong văn hoá Á châu nó được tôn trọng, để cho và nhận hoa lan như một món quà tặng. Giống thư thời xưa, địa lan được coi là món quà của sự kính trọng và bằng hữu

1. Một khám phá

Trong suốt cuộc hành trình tới Phương Đông của tôi, tôi đã thuyết minh một sự đánh đánh giá mới cho các loài địa lan Á Châu. Trước thời gian này, tôi rất đam mê lan, có vài cây Địa lan Á Châu trong bộ sưu tập, nhưng các cây kém phát triển này đã bị xếp xó trong nhà kính, đó là điển hỉnh báo trước cho các cây phải vật lộn để sống sót. Đó là động lực thúc đẩy tôi đi tìm lý do tại sao các cây của tôi kém phát triển, đó là tôi đã không hiểu các cây của tôi cần gì.

Các loại địa lan mà tôi đã quan sát tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản là các đối tượng nghiên cứu của tôi. Chúng tươi tốt, hoành tráng, khoẻ mạnh, duyên dáng và cho ra những cành hoa đẹp, thơm ngát.

Bí quyết nào đã được người trồng lan sử dụng để có được các cây đẹp và tràn đây sức sống? Liệu với một chút tìm tòi tôi có thể tái tạo ra các điều kiện đó trong nhà kính của tôi và đạt được các kết quả tương tự hay không? Thắc mắc trên đã trở thành niềm thôi thúc tôi đi giải mã các bí mật của cây Địa lan Á Châu. Tại mỗi quốc gia tôi ghé qua, tôi đã dành một số thời gian để tới các miền quê, thăm những người trồng lan, thảo luận các điều kiện sinh trưởng và cố gắng học hỏi các bí quyết của họ.

Từ những cuộc thảo luận đó, tôi đã tập hợp được thành một tập nghiên cứu về các nhân tố truyền thống ,kỹ thuật và phương pháp để cây khoẻ mạnh. Trên đường trở về Mỹ, Tôi bắt đầu ứng dụng các phương pháp này cho bộ sưu tập các cây địa lan Á châu của tôi. Và như vậy, sự tìm hiểu lại của tôi đã khiến tôi trồng được các cây lan độc.

2. Chuyện địa lan Á châu

Ở Trung Quốc, Địa lan trở thành một phần của câu chuyện thậm chí có từ trước nền Văn minh phương Tây. Suốt câu chuyện Trung Hoa địa lan đã là biểu tượng tuyệt vời và mối giao hảo cũng như kiến thức về loài hoa thanh tao và ngát hương thơm. Vào khoảng năm trăm năm trước Công nguyên, Khổng Tử đã so sánh hoa lan với các phẩm chất đạo đức trong giáo dục:

Bông hoa lan cô độc, đứng, tô điểm cho mặt núi, tỏa hương thơm vào không khí khó có gì có thể diễn tả được. Một người quân tử, học đạo đức và triêt lý thì thường là người hào hoa phong nhã, không giàu có gì.

Khổng Tử cũng đã ví Hoa lan là “Vua của hương thơm” (,…vương giả chi hương,…???) một chân lý còn mãi với thời gian và vẫn đúng cho tới ngày nay. Đã có nhiều cuộc tranh luận của những người mê lan về mối liên quan và tính kế thừa giữa các loại lan giữa các quan điểm đã tồn tại vào khoảng 500 năm TCN và ngày nay.

Thời xưa, giới quý tộc sưu tầm các loại địa lan. Các loại lan thường được khai thác ở các vùng núi cao và được mang về trồng. Các tính chất tự nhiên của cây làm cho nó có giá trị. Giới quý tộc thường tìm kiếm trồng và chăm sóc các loại địa lan mang các đặc điểm riêng (cây độc). Các loại lan độc được giải thưởng cao, sẽ được họ chia tách ra. Vua chúa và quan lại thưởng thức các bông hoa đặc biệt. Họ trồng cây vào các chậu được chế tác rất tỉ mỉ công phu và thường được trao đổi hoặc dâng tặng cho quan lại. Dĩ nhiên, cây càng độc thì càng có giá trị. Các buổi đàm đạo được bắt đầu bên bàn trà, đốt hương trầm và luận về hoa lan và các điều kiện trồng nó.

Thời nhà Nguỵ, vào khoảng năm 220 đến 265 sau công nguyên, nghệ thuật trồng lan của tầng lớp quý tộc được phát triển cao hơn, họ đã đặt ra các tiêu chuẩn cho hoa lan trưng bày làm cảnh. Các giá trị đó đã thay đổi Cho đến thời nhà Đường năm 618 đến 907 Sau công nguyên và được trưng bày ở các vườn lan, giá trị và tính phổ thông của hoa lan đã làm cho nó đến được với tầng lớp trung lưu. Thậm chí, với tính phổ thông ngày càng cao của địa lan, đạo chơi lan được phát triển lên mức độ cao dưới thời nhà Đường với nhà thơ nổi tiếng đời Đường là Lý Bạch.

Hoa lan sáng tỏa hương thơm ngát trong ngọn gió xa, hương thơm trinh nguyên cuộn chảy thành dòng.

Xuất xứ từ Trung Hoa, tính phổ biến của các loại Địa lan được lan truyền đến các khu vực của Châu Á và ngày nay lan ra cả thế giới. Nó là một đạo lý và đạo chơi lan được truyền bá rộng khắp bởi những người yêu lan, và trong văn hoá Á châu nó được tôn trọng, để cho và nhận hoa lan như một món quà tặng. Giống thư thời xưa, địa lan được coi là “món quà của sự kính trọng và bằng hữu”

3. Các loại địa lan Trung Hoa

Tập hợp các loại địa lan gồm có 44 loại truyền thống có xuất xứ từ lục địa Châu Á. Địa lan Trung Hoa là một phân nhánh của tập hợp này gồm có 5 loại. Chúng được gọi là Cymbidium Jensoa. Nhiều tài liệu tham khảo gọi là Địa lan Châu Á hoặc gọi là Địa lan Trung Hoa, thực ra chúng được tìm thấy cả ở Trung Hoa, Đài Loan, Nhật Bản và trong các miền của Thái Lan và Việt Nam.

Khi đối chiếu các văn bản Trung Quốc, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc với các tài liệu của Phương Tây thì thấy có sự không đồng nhất do cách đặt tên và có rất nhiều sự biến đổi tên trong các nhóm loài. Năm loài của Trung Quốc trùng với năm loài chính của dòng Cym Jensoa.

Nhứng văn bản dịch tiếng Anh không liên quan đến thời kỳ ra hoa thực sự, hoặc mùi hương của loài. Mặc dù loại Faberi vô cùng thơm, xong đều là các loại Ensìolium, Karan, Georengii và một số biến thể của dòng Sinense. Trong mỗi nhóm địa lan có thể có đến 30 biến thể đã được ghi nhận.

Những biến thể này được xác định bởi màu sắc của hoa, dáng của lá và các biến thể màu lá. Những biến thể về màu hoa và biến thể lá là những cây được tìm kiếm nhiều nhất. Những loại địa lan lai đã có tại Châu Á. Chúng khó lai tạo, phải mất đến 5 năm để cho ra những cây lai. Để hiểu tốt hơn về các loài biến thể và giá trị của cây cần có sự hiểu biết vài đặc điểm cơ bản của cây.

4. Kết cấu của Cây

Cây địa lan Châu Á thường rất khoẻ mạnh. Mỗi sự tăng trưởng là một giả hành mà nó được tách ra từ các của bẹ khác hoặc củ của cây mẹ. Mỗi giả hành đều có một bộ rễ độc lập.

Trái với rễ của cây địa lan lai, rễ của cây địa lan châu á rất ít khi phân nhánh và do vậy rễ không đan xen vào nhau. Thân cây mới thường rất ngắn, 2-3cm và hẹp 1.5cm. Thân cây đỡ nhiều lá, chúng phân nhánh từ mặt chậu.

Giả hành đóng vai trò là nơi dự trữ nước và chất dinh dưỡng chính cung cấp cho cây. So với các loại lan khác, giả hành của địa lan nhỏ và không thể dự trức được nhiều nước, vì vậy cần phải tưới nước thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng của chúng (Xem các điều kiện phát triển)

Đối với những người sưu tập lan Châu Á thì lá của địa lan gần như quan trọng hơn cả hoa. Lá cây có thể rất dày và dài phụ thuộc vào các loài. Chẳng hạn, Cym georengii có thể đến 1cm và dài 6inch, trong khi loại Cym Siense có thể đến 4cm và cao đến 18inch. Hầu hết lá cây phẳng nhưng một số có hình bầu dục giống như "Tu Er Lan" (Lan tai thỏ)

Một số biến thể khác bao gồm lá cong, vặn và xoắn, nhưng điều quan trọng nhất đối với những người sưu tập lan là đó là những hình thái của biến thể khảm (điểm nhiều đốm màu khác nhau). Biến thể khảm đã xuất hiện qua quá trình tiến hoá và tiến xa hơn qua quá trình lai tạo. Những biến thể đó có thể được phân loại thành vài loại dựa vào hình mẫu của biến thể và màu sắc. Nói chung, biến thể khảm được coi là các biến thể mạnh mẽ hơn, được quan tâm hơn và có giá trị hơn.

Hoa

Hoa của cây địa lan châu á thường nhỏ, khi so dánh với hầu hết các loài địa lan khác. Ngồng hoa có thể cao gấp 2 lần chiều cao của cây. Số hoa, hình dáng hoa, hương thơm và thời gian tàn của hoa thay đổi tuỳ từng loài. Trong mỗi loại, các biến thể được đặt tên dựa vào màu sắc của hoa.

Chẳng hạn, trong dòng Sinence, có các biến thể hoa mà hầu như được biến thiên từ màu đen chủ đạo, như sinense "San Chuan", hoa có màu vàng tuyền như loại "Wu Tsu Tsai", màu đỏ như sinense "Ta Ming" và có màu trắng tuyền như sinense "Bai Mo Su". Các loại hoa có thuần 1 màu là có giá trị nhất.

5. Địa lan châu á: Điều kiện phát triển tự nhiên

Để hiểu tốt hơn nhu cầu sinh trưởng phát triển của lan cần phải hiểu được các điều kiện làm cho nó phát triển một cách tốt nhất trong thiên nhiên. Địa lan châu á đặc trưng sống ở các vùng núi cao, trên các mỏm đá bao bọc bởi các lùm cây và dưới các rừng tre. Dưới các điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ ở mức vừa phải và các cây cối cao che bớt ánh nắng mặt trời. Rễ tre và các mỏm đá bao bọc lấy các rễ của cây lan.

Nhiệt độ ngày càng giảm trong khi độ ẩm tăng. Những trận mưa trên đỉnh núi phụ thuộc vào từng mùa, gió nhiều và khoảng cách từ núi tới biển. Thậm chí, vào mùa đông, không khí khô hơn và mưa ít.

Làm sáng tỏ trong môi trường sống tự nhiên, đôi khi có thể thấy rằng các cây địa lan ưa sống trong nhà trên bậu cửa sổ hoặc dưới ánh đèn, dòng Cym Sinence là dễ dàng nhất. Nó có thể thích nghi với điều kiện độ ẩm thấp hơn và phát triển mạnh mẽ nhất trong điều kiện nhiệt độ ôn hoà. Cây Cym Faberi yêu cầu độ ẩm cao hơn và không thể thích nghi với nhiệt độ cao hơn.

Địa lan châu á: Các điều kiện phát triển được kiểm soát

Địa lan châu á: Các điều kiện phát triển được kiểm soát

Trong việc trồng địa lan châu á, cho dù nó được trồng trong nhà kính, trồng dưới ánh đèn hoặc bên ngoài khí hậu ôn hoà, cần phải có sự quan tâm đặc biệt đến chất trồng, chậu trồng cây và các điều kiện phát triển.

Chậu trồng địa lan châu á


Nhiều thế kỷ, người trồng lan Châu Á sử dụng các loại chậu đặc biệt để kìm hãm sự phát triển của rễ theo bề rộng, rễ phát triển theo chiều sâu của chậu và duy trì sự thông thoáng. Đó không phải là ngẫu nhiên mà trong mỗi chiếc chậu đặc biệt để trồng các cây địa lan châu á đều có kích thước phù hợp: tỉ lệ giữa đường kính chậu và chiều dài là 1:3. Các loại chậu khác nhau về hoa văn. tất cả chúng được tráng men hoặc không tráng men.

Tại Hàn Quốc, chậu trồng lan truyền thống có hình ống, hẹp ở giữa, miệng loe ra và có các lỗ thông hơi bên cạnh chậu cũng như dưới đáy bình. Tại Trung Quốc, chậy có thể hình vuông hoặc hình ống, có lỗ thoát nước bên cạnh chậu và có đôn để kê chậu lan. Tại Nhật Bản, chậu thường đơn điệu, hình ống với miệng chậu loe và 3 chân.

Hiện nay có các loại chậu bằng nhựa của Đài Loan và Nhật Bản, một số trong chúng có thể tháo lắp được để dễ dàng kiểm tra rễ của địa lan và có các lỗ thông thoáng bên cạnh.

Nên chọn chậu phù hợp với kích cỡ và hình dáng của cây và không được kìm hãm nó. Chậu phải là nơi để cho cây phát triển mới, nhưng cần phải hạn chế sự phát triển rộng ra của bộ rễ. Tôi thích các loại chậu của Hàn Quốc để trồng Cym Sinence, bởi vì chúng rộng hơn và thông thoáng hơn, trong khí cây Cym Ensifolium trông đẹp hơn trong các chậu sáng và nhỏ hơn. Nếu bạn không muốn dùng chậu địa lan châu á, tôi khuyên nên dùng các chậu nhựa sâu hoặc chậu có thể trồng nhiều cây cùng loại trong 1 cái bình thường làm cho cây chật rễ.

Khi dùng các chậu gốm sứ mới mua về nên ngâm chúng trong nước vài ngày trước khi trồng cây để ngừa việc đất sét hút ẩm của chất trồng và kìm hãm sự phát triển của cây địa lan. Chậu tráng men cần phải được rửa sạch nhằm loại bỏ các chất bẩn, sáp hoặc chất đóng gói.

Chất trồng

Chất trồng truyền thống cần phải có độ thoát nước tốt, có hàm lượng dinh dưỡng cao, chống thối rễ, có độ thông thoáng tốt, và chi phí hợp lý. Để đáp ứng được các mục tiêu này, chất trồng phải là một hỗn hợp. Tiêu chuẩn của chất trồng mà tôi sử dụng là một hỗn hợp của vỏ thông, than củi và đá. Đá phải chuẩn được rửa sạch, chọn đá nhỏ cỡ sỏi hạt đậu. Khi trọng lượng là mối quan tâm, tôi thay thế bằng đá trân châu thô. Tôi đổ hỗn hợp vào trong một cái khay lớn và lắc đều để lựa ra kích cỡ của các hạt chất trồng.

Tôi lót sỏi hạt đậu dưới đáy chậu. Sau đó bắt đầu với hỗn hợp thô bên trên và dùng chất trồng mịn hơn nhồi vào trong chậu. Cách mặt chậu khoảng 1 inch, tôi cho hỗn hợp (đá trân châu, than củi và vỏ thông). Có nhiều lúc, tôi thích dùng hỗn hợp mảnh, ẩm. Khi tôi trồng dòng Einsifolium, tôi dùng chậu gốm hoặc chậu có lỗ thông hơi bên cạnh, tôi dùng đến 20% dương xỉ sợi để duy trì độ ẩm.

Ánh sáng

Mức độ chiếu sáng rất quan trọng đối với sự phát triển của địa lan. Thiếu ánh sáng cây sẽ yếu ớt và phát triển không bình thường. Nhiều ánh sáng quá mức sẽ làm hư hại lá cây và đặc biệt đối với các loài biến thể, sẽ làm giảm bớt giá trị thưởng thức do ánh áng làm thay đổi màu sắc của cây.

Trong suốt những tháng mùa hè, nếu trồng cây ở nơi có ánh náng, cần che bớt ở mức 50-70%. Những loài địa lan xuất xừ từ vùng núi cao hơn như Gorengi và Faberi tỉ lệ che sáng cần phải cao hơn. Trong suốt mùa đông, độ che sáng cần ở mức 20-50%. Bởi trong môi trường có độ che phủ này, cây địa lan Châu Á sẽ là ứng viên xuất sắc để phát triển dưới ánh sáng tán xạ, khó khăn duy nhất là vấn đề duy trì độ ẩm cao.

Một số ví dụ tốt nhất về Cym Sinence được tìm thẩy trong văn phòng nhà máy đóng chai nước tại Trung Quốc. Tại đây, cây địa lan châu á được đặt dưới dãy đèn chiếu sáng khoảng 4-5 feet và nơi được chiếu sáng 12-16 giờ mỗi ngày. Sự kết hợp của độ ẩm cao, thời gian chiếu sáng dài và gió thổi nhẹ là một môi trường hết sức lý tưởng.

Nhiệt độ


Nói chung, nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của Địa lan là 20-30 độ C. nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là 10 độ C. Tuy nhiên, các loại khác sẽ phát triển lý tưởng ở các mức nhiệt độ khác

Chẳng hạn, dòng Faberi và Gorengi tìm thấy trong tự nhiên ở những vùng cao có mức nhiệt độ là 15-25 độ C, và chúng có thể chống chịu được nhiệt độ mùa đông băng giá. Nhiệt độ mùa hè quá 30 độ C sẽ kìm hãm sự phát triển và khả năng ra hoa của chúng.

Mặt khác, dòng Sinence được tìm thấy ở những vùng thấp hơn, không thể chống chịu lại được điều kiện nhiệt độ xuống thấp quá 5độ C, làm kìm hãm sự phát triển, nhưng có thể chiụi đựng được nền nhiệt độ cao vào mùa hè (trên 30độ C) miễn là đảm bảo được độ ẩm cao để hỗ trợ

Sự kìm hãm tăng trưởng gây ra bởi nhiệt độ mùa hè cao được biểu hiện ở những mầm cây cằn cỗi không ra hoa trong mùa tiếp theo. Khi sống trong khí hậu có nền nhiệt độ mùa hè có thể lên đến 30 độ C cần phải tăng độ thông thoáng và sử dụng hệ thống phun sương tự động hoặc hơi mát để gia tăng độ ẩm và giữ cho nhiệt độ giảm xuống.

Độ ẩm

Có 2 thời kỳ phân biệt rõ ràng cho cả hai việc tưới nwocs và kiểm soát độ ẩm. Suốt những tháng nghỉ đông, từ tháng 10 đến tháng 3, độ ẩm cần được kiểm soát ở mức 40-60%.

Trong suốt thời kỳ tăng trưởng, giữa tháng Tư đến tháng 9, độ ẩm cẩn phải được duy trì trên 80% kết hợp với duy trì sự lưu thông không khí. Người trồng cây trong nhà cần phải nâng độ ẩm bằng cách sử dụng các khay nước đặt dưới đáy chậu cây.

Những chiếc khay này cẩn phải được nhồi đầy sỏi nhẹ để giữ cho nước không chạm vào rễ cây trong khi tạo ra tiểu vùng khí hậu cho cây. Người trồng cây ngoài trời, sử dụng mái che thuận tiện cho việc che sáng có thể kết hợp tưới buổi sáng với phun sương ẩm suốt cả ngày để gia tăng độ ẩm xung quanh cây. Khi sử dụng cách này cần lưu ý trong suốt thời kỳ cây lên mầm mới. Nước có thể đọng tại mầm cây và đó là nguyên nhân thối mầm. Việc đí sẽ giết chết mầm cây.

Sự thông thoáng


Tất cả các loài Địa lan châu á đều ưa sự thông thoáng. Kém thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, sâu bọ phá hoại và chất trồng chóng hoai mục. Quạt gió, quạt công nghiệp và quạt thông hơi mức cao đều có thể được sử dụng. Tại nhà kính của tôi, tôi có vài dãy kệ để cây. Các giá để có lỗ, các chậu địa lan được đặt trong các lỗ đó. Sự sắp xếp này để gia tăng sự thông thoáng cho cây. Tôi cho quạt chạy liên tục để gia tăng sự lưu thông không khí. Quạt thông hơi và mái thông hơi tự động góp phần vào việc kiểm soát nhiệt độ. Nếu nhà kính nóng quá, các quạt thông gió sẽ hút gió ra ngoài để làm mát nhà kính. Tôi thường sử dụng 2 hệ thống phun sương, một để kiểm soát độ ẩm, cái còn lại hộat động tự động cùng với quạt thông gió để làm mát, và để bù đắp lại lượng hơi ẩm đã mất đi do quạt thông gió.
 

Trồng và chăm sóc Địa lan kiếm

Trồng và chăm sóc Địa lan kiếm

Ngày nay, địa lan kiếm là một trong những loài lan được trồng với giá thể, có lá bản nhỏ, dài, cong, đầu là nhọn như mũi kiếm. Giá thể có thể là đất, cũng có thể là giá thể nhân tạo. Gọi là địa lan kiếm (cymbidium) để phân biệt với các loài lan khác.

1. Những kiến thức chung

Lan kiếm có 2 giống chủ yếu:

- Địa lan kiếm Nam Á: được tuyển chọn và thuần dưỡng lâu đời ở nước ta, nhất là ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Sơn Tây… gọi là địa lan kiếm truyền thống.

- Địa lan Bắc Á: mới được nghiên cứu ở VN những năm gần đây, được thị trường ưa chuộng vì lá to, hoa có màu sặc sỡ. Chúng sinh trưởng thích hợp với vùng có nhiệt độ thấp, mát mẻ quanh năm như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt,…

Tiêu chí để tuyển chọn địa lan kiếm là những phẩm chất đặc biệt như:

- Có hương thơm đặc biệt

- Có màu sắc hoa thanh nhã

- Có hình dáng cân đối giữa lá và hoa

- Mùa ra hoa theo yêu cầu, thường là dịp tết Nguyên Đán

Các loài địa lan kiếm thường nở hoa vào dịp tết Nguyên Đán gồm:

- Mặc lan: Đại mặc, mặc biên, màu hoa nâu đậm

- Thanh lan: màu hoa xanh ngọc

- Hoàng lang: Hoàng vũ, Đại hoàng, màu hoa vàng nhạt

Mùa hè có lan Bạch ngọc, Tố tâm; cuối thu đầu đông có lan Trần mộng (có nơi gọi là Tần mộng).

Có người coi trồng địa lan là rất khó nên ngại chơi, nhưng khi đã nắm vững kĩ thuật, nhất là ngày nay, có nhiều loại giá thể, chất bón và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả thị việc trồng địa lan kiếm không khó.

2. Điều kiện nuôi trồng địa lan kiếm thành công

Giống

Giống phải phù hợp với môi trường ta định trồng và nơi thiết lập vườn lan, ví dụ ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ thì không thể trồng địa lan Bắc Á.

Chọn giống phải chặt chẽ:

- Cây lan khỏe mạnh, lá xanh tốt, cứng cáp, không có dấu vết bệnh tật như có đốm đen, đầu lá héo, lá vàng,…

- Nơi cung cấp giống phải có uy tín và chất lượng.

Phải nắm vững kĩ thuật, phải được học tập kiến thức và thực hành thành thạo. Cần có sách vở, tài liệu để tra cứu khi cần.

Phải có môi trường phù hợp.

Ánh sáng

Vừa giúp cây lan sinh trưởng và phát triển. Ánh sáng cũng quyết định đến chế độ ra hoa của cây lan, bao gồm 2 yêu cầu:

- Thời gian chiếu sáng: thời gian chiếu sáng tối thiểu trong ngày và tổng thời gian chiếu sáng trong năm. Trung bình 1 ngày cần 5-8 giờ.

- Cường độ chiếu sáng: nói chung các loại lan đều ưa sống dưới ánh sáng tán xạ như dưới các bóng cây. Ánh sáng tốt nhất là vào buổi sáng, ta có thể cho ánh sáng chiếu trực tiếp. Khi mặt trời lên cao, ánh sáng gay gắt thì phải để lan ở trong giàn che bằng lưới, đảm bảo ánh sáng là 60-70%. Mỗi lớp lưới giảm được khoảng 30% ánh sáng. Nếu có dụng cụ đo ánh sáng để điều chỉnh thì chính xác hơn.

Quan sát lá cho ta biết ánh sáng đủ, thừa hay thiếu:

- Ánh sáng đủ hợp lí: cây lan có màu xanh hơi ngả vàng. Mặt lá sáng bóng, thân và lá cây cứng cáp.

- Ánh sáng thừa: lá có màu vàng hơi đậm, đầu lá bị khô.

- Ánh sáng thiếu: lá màu xanh đậm, mặt lá kém bóng, lá sẽ to ra và mỏng đi.

Nhiệt độ

Nhiệt độ giúp cho hệ thống của cây lan hoạt động như: hệ thống quang hợp, hệ thống hô hấp, hệ thống dẫn truyền dinh dưỡng, hệ thống ra hoa,… Nếu nhiệt độ tăng thì các hệ thống sẽ hoạt động và ngược lại. Tuy nhiên việc tăng hay giảm nhiệt độ để điều khiển cây lan phát triển cũng có giới hạn. Địa lan kiếm ưa nhiệt độ mát mẻ.

Nhiệt độ lí tưởng để cây lan phát triển là 20-30 độ C.

Nhiệt độ tối thiểu và tối đa cây lan chịu được: 15-35 độ C.

Thời kì lan ra hoa phải có nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là 10 độ C, nhiệt độ tối ưu: ban đêm từ 7-10 độ C, ban ngày từ 18-22 độ C.

Chế độ tưới nước và độ ẩm

Nước có vai trò truyền dẫn các chất dinh dưỡng đến các bộ phận của cây lan. Địa lan kiếm ưa ẩm nên cần duy trì độ ẩm thường xuyên cho cây.

Tuy nhiên từng thời kì khác nhau có thể yêu cầu về độ ẩm khác nhau:

- Cần nhiều nước trong giai đoạn cây đang đẻ con, cây con đang phát triển, sau thời kì ra hoa.

- Giảm lượng nước khi giả hành đã phát triển hoàn chỉnh.

- Cấp nước tối thiểu khi cây chuẩn bị ra hoa.

- Tăng lượng nước khi cây có chồi hoa để cành hoa phát triển.

Tưới lượng nước bao nhiêu còn tùy thuộc vào giá thể bạn sử dụng. Nếu giá thể giữ nước như rong biển thì chỉ cần tưới một lượng ít nước cũng đủ. Trái lại những giá thể giữ ít nước thì cần tưới nhiều hơn. Nguyên tắc chung là rễ lan luôn luôn ẩm nhưng không được ướt sũng. Nếu giá thể ướt sũng thì nhiều mầm bệnh dễ phát triển, rễ lan dễ bị thối.

Chế độ giữ ẩm cho lan tốt nhất là phun sương mù, 2 giờ phun 1 đợt.

Nếu có thể đặt chậu hoa lan kiếm trên 1 khay nước, đáy chậu cách mặt nước 3-4cm, để lan hút hơi nước.

Không khí

Nơi để lan cần có thông gió tốt, không khí trong lành, không bị ô nhiễm.

Không khí lưu thông giúp cho nước trong lá lan bốc hơi nhanh, sẽ tăng cường sức hút dinh dưỡng của rễ cho lan.

Dinh dưỡng

Chất dinh dưỡng cho lan chủ yếu là N-P-K và những chất vi lượng (Mangan, magne, brom, lưu huỳnh, sắt, đồng, kẽm,… một số vitamin nhóm B).

Đối với địa lan kiếm hạn chế bón phân hữu cơ vì có nhiều mầm bệnh, phân vô cơ dễ sử dụng hơn.

- Thời kì cây đang phát triển: phân N-P-K là 30-10-10

- Cây trưởng thành: N-P-K là 20-20-20

- Thúc đẩy cây ra hoa: N-P-K là 15-30-15

- Chu kì bón từ 5 đến 10 ngày một lần. Nồng độ tùy theo hướng dẫn trên bao bì nhưng kinh nghiệm nên dùng từ 50-70% theo hướng dẫn là an toàn hơn.

- Thời gian bón tốt nhất là vào buổi sáng, ánh nắng yếu, không bón khi trời mưa.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Cách ngâm lan ngọc điểm mau ra rễ

Cách ngâm lan ngọc điểm mau ra rễ

Do mình đang làm vườn lan ngọc điểm nên nếu có điều kiện sẽ lần lượt đăng lên chi tiết từng công đoạn cho các bác tham khảo cách thức trồng lan ngọc điểm

Vườn lan này trồng theo kiểu chuyên canh lan ngọc điểm trên giàn vú sữa ngang. Vốn đầu tư cho 1000 mét vuông ( chưa tính tiền thuê/mua đất ) là khoảng 200 triệu đồng

Đầu tiên mua lan về cắt tỉa sạch lá bị hư và thối và rễ quá dài đi

Lấy một thau nước 20 lít đổ các loại thuốc sau vào:

Thuốc Ridomil GOLD trị nấm (1 gói 100gr)

Regent (1 gói) trị kiến và các loại côn trùng có hại khác

B1 (100ml)  và N3M (50gr) kích thích ra ra rễ và chống shock cho cây

Bỏ vào thau ngâm cả rễ trong 10-15 phút rồi lấy ra treo ngược lên ở chỗ râm mát . Nhớ đeo bao tay và khẩu trang nhé!

Mỗi ngày tưới nước 2 lần cho đủ độ ẩm

Sau mười lăm đến hai mươi ngày cây ra rễ dài cỡ năm cm rồi trồng lên trụ gỗ vú sữa

Thời gian này phải để ở nơi ẩm mát, tránh nắng, không được tưới ướt mà chỉ phun sương cho lấm tấm nước bám lên thôi, bón phân cũng vậy, và chỉ ở mặt dưới lá.

Sau khi Rể dài khoảng 5-7cm, nếu muốn chuyển chậu thì ngâm chậu lấy cây ra, tháp lên cây vú sữa hay chơi 1 cây / chậu treo. Còn nếu muốn để 4 cây / chậu như củ thì dốc ngược chậu lên (chổng đầu), dùng vòi nước xịt cho trôi các sơ dừa xay ra, vì lúc này không cần nữa, sợ tưới quá nhiều nước mà sơ dừa giữ nước làm úng rể. đối với ĐAI CHÂU nên tưới phun sương cho tới khi thấy rể chuyển sắc. tưới 2-3 lần / ngày vào mùa nắng, còn mùa mưa thì tùy ngày.
 

Các tiêu chí đánh giá hoa lan Ngọc Điểm đẹp

Các tiêu chí đánh giá hoa lan Ngọc Điểm đẹp

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau để trả lời chung một câu hỏi: thế nào là một hoa Ngọc Điểm đẹp? Sau đây xin giới thiệu một số quan điểm của những người chơi sau:

Quan điểm của anh Hồ Thế Như Loveylan:

1. Là bông của một cây khỏe, phát triển đều kết hợp với cây và lá, như rễ dài, to, khỏe đang đà phát triển, lá sau to hơn lá trước, không bị sâu bệnh, cây khỏe phải sai hoa, cần hoa phải dài tương đương với lá hoặc hơn. …

2. Xét riêng hoa, không phân biệt hàng rừng tự nhiên hay gieo hạt, cây khỏe hay cây yếu, lá to hay lá dài, cần hoa dài hay ngắn … chỉ cần lấy những tiêu chuẩn sau để định hướng: kết cấu hoa, độ tương phản màu sắc giữa lưỡi và cánh, kết cấu những chấm tím trên cánh, hương thơm, kích thước bông, độ hiếm trong rừng tự nhiên và trên thị trường.

Thứ tự tiêu chuẩn dánh giá hoa ngọc điểm đẹp:

1: 5 cánh mai chồng khít trắng tuyền như tuyết, lưỡi đỏ (tất nhiên khó có đỏ cờ rồi) hoặc tím, hồng tươi gần như đỏ, có hương thơm không lai tạo với giống khác, 2 cánh hoa gần bằng với 3 cánh đài, bông to bằng đồng xu 5 ngàn trở lên.

2: Toàn bông một màu trắng tuyền như tuyết, cánh mai chồng khít, bông to bằng đồng 5k trở lên, hàng rừng tự nhiên càng tốt (vì phải xét đến yếu tố hương thơm)

3: 5 cánh có đốm hồng rải đều, to hoặc nhỏ nhưng phải hài hòa, lưỡi đỏ hoặc gần như vậy, cánh mai chồng khít, bông to bằng đồng xu 5ngàn trở lên.

Quan điểm của anh Văn Khiêm Tiền Giang:

Anh Văn Khiêm (Tiền Giang) là một tay tổ chơi Ngọc Điểm. Theo anh Khiêm, Ngọc Điểm tự nhiên (rừng) 95% cho hoa có kết cấu hở, 5 % còn lại là các loại như cánh kín (ngoài bắc gọi là cánh mai) cánh chồng (ngoài bắc gọi là cánh lài) và hiếm nhất là cánh sao … Các khái niệm như cánh mai, cánh lài là tương đối quen thuộc đối với nhiều người, còn khái niệm cánh sao có thể là tương đối mới lạ.

Cũng theo anh Khiêm, cánh sao là đỉnh cao của kết cấu hoa Ngọc Điểm và rất hiếm. Kết cấu cánh sao, ngoài các yêu cầu là cánh phải kín giống như cánh mai còn có yêu cầu là 5 cánh của một hoa phải tạo thành hình một ngôi sao. Chính vì vậy, những cây có kết cấu cánh sao thường hoa rất to. Trong khi đó, đối với cây cánh mai, cánh lài, kết cấu hoa thường tạo thành một hình bán nguyệt, kết cấu của hoa tạo thành một hình bán nguyệt

Còn về màu sắc, theo anh Khiêm, để được xem là một bông Ngọc Điểm đẹp thì màu của môi và các chấm phải tạo sự tương phản với màu trắng chứ không nhất thiết tím đậm. Về các chấm tím, một bông Ngọc Điểm đẹp nhất thiết các chấm phải tương đối đều nhau về kích cỡ và phân bố đều để tạo ra sự hài hoà.
 

Lan Ngọc Điểm


Lan Ngọc Điểm

Lan Ngọc Điểm là loài hoa bản xứ, vì vậy khả năng chống chịu bệnh của nó rất cao. Nó có khả năng chống lại hầu hết các loài sâu bệnh

Lan Ngọc Điểm có tên khoa học là Rhynchostylis Gigantea - một loài hoa lan rừng của nước ta thường trổ hoa vào những ngày đầu năm mới với màu trắng tinh nguyên - trên cánh hoa điểm lấm tấm những chấm tím rất kỳ diệu - kì thú khiến người nhìn càng lúc càng thấy mê đắm. Đặc biệt hương hoa rất thơm - đó là ưu điểm lớn của hoa lan Việt Nam. Vì hầu hết lan ngoại tuy đẹp và bền lâu nhưng không có hương, mà đã là hoa thì phải có hương - thế mới sắc hương vẹn toàn.

Lan Ngọc Điểm là loại lan rừng thích nghi với nhiều nơi trong nước". Nếu Cattleya Labiata Var, Percivaliana được gọi là lan của giáng sinh (Christmas Orchild) thì lan Ngọc Điểm có thể nói là lan của Tết cổ truyền dân tộc, mùa của hoa nở luôn luôn vào tháng 12 âm lịch, trừ những năm nhuần nó nở sớm hơn. Đây là loài lan có mùi thơm thoang thoảng, vì thế rất có ý nghĩa, nếu trong giờ đón giao thừa trên bàn thờ có vài chậu lan Ngọc Điểm có thể nói là một loại lan quốc hồn quốc tuý của Việt Nam. Hạt lan nảy mầm trong điều kiện tự nhiên rất mạnh, nhưng đây là loại lan nhân giống tương đối khó bằng phương pháp cấy mô.

Ngọc Điểm là loài lan chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho lan từ 26-30oC. Lan Ngọc Điểm được bán ở thành phố Hồ Chí Minh xuất phát từ hai nguồn, một từ cây bóng mát và rừng miền Đông Nam Bộ, một nguồn lấy từ cao nguyên Nam Trung Bộ, với độ cao trung bình 600m như các vùng Nha Trang, Thuận Hải. Ngoài ra còn một số loài Ngọc Điểm hoa có màu đỏ, màu trắng, màu gạch được nhập nội từ Thái Lan. Các cây lan được lấy từ vùng Đông Nam Bộ thì chúng sinh trưởng và phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh tốt hơn các loại.

Lan Ngọc Điểm là một cây lan chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm. Ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và cây phát triển rất tốt. Ẩm độ lý tưởng từ 40-70%. Tuy nhiên phải nhớ rằng Ngọc Điểm là loài lan độc trụ vì thế giá thể phải thật thoáng. Rất đơn giản, chỉ cần cột chặt lan vào một cây tựa, đặt vào chậu khoảng 3 cục than gốc thật to là đủ, nếu không có than có thể đặt vào miếng ngói cong. Ngọc Điểm có thể trồng rất tốt trên các loại giỏ bằng gỗ hay các thân cây sống hoặc chết. Chính do cấu tạo giá thể thoáng, nên ta có thể tưới nước cho Ngọc Điểm 2 lần/ngày vào mùa mưa từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11, 3 lần/ngày từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 1. Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4, ta chỉ tưới mỗi ngày một lần cho cây đủ sống. Mùa nghỉ thực tế của cây lan Ngọc Điểm nên bắt đầu sau khi cây tàn hoa và kéo dài cho đến khi rễ mới xuất hiện lúc mà mưa bắt đầu.

Lan Ngọc Điểm là loài lan ưa sáng 60% ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá. Tuy nhiên, nếu cây lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt. Bộ rễ phát triển kém và cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của lan Ngọc Điểm không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì vậy mà cây lan Ngọc Điểm chỉ nở hoa vào dịp Tết âm lịch, tức thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài.

Việc sử dụng phân bón cho lan Ngọc Điểm gần giống như loài Vanda. Tuy nhiên, lan Ngọc Điểm có mùa nghỉ 3 tháng, từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4. Trong suốt 3 tháng cây nghỉ, ta chỉ tưới nước 1 lần/ ngày và hoàn toàn không cung cấp dưỡng liệu cho cây. Vào tháng 12 khi lan chớm nụ, ta thay phân 30-10-10 bằng phần 10-20-20 và một tuần trước khi hoa nở cho đến hoa tàn, ta lại thay phân lần nữa từ phân 10-20-20 bằng phân 10-20-30, để tạo cho cây có sức chống đỡ trong mùa nghỉ

Về việc thay chậu, nhân giống và cấu tạo giá thể của lan Ngọc Điểm tương tự các giống Vanda. Lan Ngọc Điểm có mùa nghỉ nên việc thay chậu nên được tiến hành vào đầu mùa mưa. Nếu thay chậu trái mùa cây vẫn sống, nhưng thế nào cũng bị ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Lan Ngọc Điểm là loài hoa bản xứ, vì vậy khả năng chống chịu bệnh của nó rất cao. Nó có khả năng chống lại hầu hết các loài sâu bệnh. Tuy nhiên, cây Lan mới được mang từ rừng về được trồng ở nơi có ánh sáng trực tiếp, sẽ làm cho cây bị bỏng là và đây là của ngõ xâm nhập của một số loài nấm, điều này lắm khi cũng làm cho cây chết
 

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Lan đuôi chồn - Sóc ta - Rhynchostylis Retusa

Lan đuôi chồn - Sóc ta - Rhynchostylis Retusa

Lan Đuôi chồn cùng họ với Ngọc Điểm (Rhynchostylis Gigantea), không gần với Đuôi Cáo (Aerides Rosea) và Sóc Lào (Aerides Multiflora). Miền bắc hay gọi là Sóc ta (để phân biệt với Aerides multiflora -Sóc lào).

Lan Đuôi chồn cùng họ với Ngọc Điểm (Rhynchostylis Gigantea), không gần với Đuôi Cáo (Aerides Rosea) và Sóc Lào (Aerides Multiflora). Miền bắc hay gọi là Sóc ta ( để phân biệt với Aerides multiflora -Sóc lào ). Gọi là Đuôi chồn, có lẽ do chùm hoa bông xù và dài như đuôi chồn.

Tên Latinh của lan đuôi chồn: Rhynchostylis Retusa

Mô tả lan đuôi chồn:

Thân ngắn, lá cứng, dài, xếp khít từ phần gốc.
Lá Sóc ta có hình chữ V, rộng khoản 2 cm – 3 cm. Đầu lá chia hai thuỳ rách, nhìn kỹ có gân chạy dọc trên mặt lá giống Ngọc Điểm. Lá Sóc ta xếp khép lại như lòng thuyền chứ không bản phẳng như Ngọc Điểm hay Đuôi Cáo.
Hoa nở thành chuỗi với nhiều hoa xếp khít nhau, hoa mầu trắng đốm tím, mùi thơm nhẹ, thường ra hoa khoảng tháng 4.

Chăm sóc Lan ngọc điểm rừng

Chăm sóc Lan ngọc điểm rừng

Ngọc điểm có tên khoa học là Rhynchostylis gigantea là một loài lan rừng thường được trồng phổ biến nhất, ra hoa vào dịp Tết nên được gọi là Nghinh xuân. Nghinh xuân hay Đai châu hay Ngọc điểm là loài lan có thể chia ra 3 nhóm tùy theo màu của hoa: trắng tuyền, đỏ tuyền, trắng có điểm tím (thường gặp nhất).

Vì có rễ lớn nên trồng ngọc điểm với chất trồng thật thoáng, trồng trong chậu đất không tốt bằng trồng trong giỏ gỗ hay khúc gỗ.

Nước tưới phải sạch, không dùng nước cứng. Không nên dùng phân chuồng.

1 Xử lý cây từ rừng về:

Phân loại lớn nhỏ sau đó cắt bỏ những lá hỏng và rễ hỏng)
Xử lý nấm virus (bằng Kasumin 2L, Ridomil Gold, Afamil,…. có thể mua tại các quầy thuốc thực vật và phun theo đúng tỷ lệ trên nhãn của sản phẩm)
Ngâm cây vào dung dịch,(nên ngâm nước một ngày với công thức: 1 thìa súp đường, 1 thìa cà phê phân bón 30-10-10, 10 + 1 viên thuốc tránh thai + 20 lít nước: Khuấy cho đều, ngâm cây trong 4 giờ, lấy ra để cho ráo nước.
Buộc 3 đến 5 cá thể lại với nhau rồi treo ngược (ngọn xuống dưới gốc phía trên. luu ý: Che mưa cẩn thận tránh bị thối hàng loạt do cây mới hái có nhiều tổn thương.)
Để khoảng 15 – 25 ngày trước khi bắt đầu ghép cây vào cội : Phun thuốc trị bệnh và sau 7 ngày thì phun phân để phục hồi bộ rễ

2 Ghép cây
Ghép cây vào cội: ( chú ý mặc lưng –bụng có ảnh hưởng đến sự phân bố chồi hoa sau này).Luôn nhớ lan Ngọc Điểm thường mọc trên cây cao rất thoáng gió cho nên không ưa không khí tù hãm vì thế rễ cây không được ẩm ướt suốt ngày. Lan cũng không ưa bị quấy nhiễu hay thay chậu, cho nên cách trồng tốt nhất là cột vào miếng gỗ, miếng ngói hay vỏ cây hay trồng trong giỏ để phơi rễ ra ngoài

3 Các thời kỳ phát triển

Giai đoạn1: 1-3 tháng sau ghép: cần nhiều dưỡng chất để phát triển bộ rễ, nhiều đạm. Phun thuốc phòng trừ bệnh theo đinh kỳ và luân phiên thay đổi. Che ánh sáng 65- 70%
Giai đoạn 2: 9 tháng sau ghép: Giai đoạn này cây xuất hiện 1 số bệnh (cần theo dõi vườn thường xuyên), phun phân và thuốc theo định kỳ.
Giai đoạn 3: 15 tháng sau ghép: phun phân và thuốc theo định kỳ.
Giai đoạn 4: trên 18 tháng: Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất và thành phần khác cho cây

4 cách bón phân và chăm sóc

Ánh sáng: Tránh ánh sáng trực tiếp vì dễ làm cây bị cháy lá.
Nhiệt độ: phát triển tốt nhất là 20 – 30 độ C.
Nên tưới nước 1 lần/ngày, thường là vào buổi sáng và chiều mát để giữ cho cây có độ ẩm thích hợp. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì không nên tưới ngay mà để cách 1 – 2 ngày sau để cho cây thích hợp với môi trường mới.
Cứ 7 ngày thì tưới phân một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới qua nước một lần, sau đó 10-15 phút thì tưới phân để cây hấp thụ tốt hơn.
Với cây lan con hoặc cây mới ghép nên dùng phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK: 20-20-20. Khi thấy cây nhú hoa thì dùng NPK: 6-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và tươi hơn.
Hằng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm.

Chú ý :

-Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 10 độ C, cây không phát triển, nụ sẽ bị hỏng, vì vậy cần chuyển cây đến chỗ ấm hơn hoặc có biện pháp che chắn.
-Lan ngọc điểm có thời gian nghỉ từ 1-2 tháng sau khi ra hoa, vì giai đoan nghỉ cây không cần cung cấp dưỡng chất, nếu như không chú ý thì có thể gây lãng phí phân và dưỡng chất và có hệ lụy đến sau này. (cây nghỉ bắt đầu từ tháng 2 al đến hết tháng 3 al).

5 Thời kỳ ra Hoa

Tháng 11 âm lịch: Chồi non của lan Ngọc Điểm 1 -2 cm
Giai đoạn này cần theo dõi sự phát triển của chồi hoa, đồng thời, theo dõi bệnh, nấm, nhện, kiến….
Thông thường Ngọc điểm nở hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân và vào dịp Tết Nguyên Đán. Khi thấy lan ra nụ, hãy phun nước hoặc tăng thêm độ ẩm hoặc tưới sơ qua. Muốn lan nở sớm hơn hãy tăng thêm nhiệt độ hay là mang vào trong nhà để dưới ánh đèn, nhưng cần thoáng gió và độ ẩm. Nếu muốn lan chậm nở hãy mang vào chỗ rợp mát, vào phòng lạnh hoặc để nước đá ở gần, nhưng đừng cho vào gốc hay để rễ chạm vào.

Kỹ thuật trồng lan Đai châu - Ngọc điểm

Kỹ thuật trồng lan Đai châu - Ngọc điểm

Trước đây, cây Rhynchostylis gigantea đã được nói đến trong bài Ngọc Điểm của tác giả Bùi xuân Đáng, đăng vào tháng 8 năm 2007. Nhưng gần đây có rất nhiều câu hỏi về nguồn gốc và cách nuôi trồng cây lan này. Chúng tôi xin lượm lặt các tư liệu khác để cống hiến các bạn.

Cây lan này mọc suốt từ Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Lào, Căm Bốt, Việt Nam, Trung Hoa, Borneo và Nam Dương. Tại Việt Nam cây lan Rhynchostylis gigantea mọc từ Bắc chí Nam. Những năm về trước, tại Biên hòa, Xuân Lộc cây Ngọc điểm vốn là giống lan thân thuộc.

Trước năm 1975 ngay tại Sài Gòn vào dịp đầu năm, khách du xuân từ khúc vườn hoa Tao đàn qua đường Duy Tân, công viên Gia Long tới đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Thảo Cầm Viên đều thấy mùi hoa Ngọc điểm ngào ngạt mùi trầm, mùi quế. Ngày nay thành phố mở mang, nhà cửa, xe cộ quá nhiều, khí thải lên cao, những cây lan quý đã biến dần may mắn lắm mới thấy một cây trên ngọn cây sao, cây dầu cao tít bên cạnh những ngôi nhà cao từng sừng sững. Cây Ngọc điểm đã bị người ta săn lùng khắp nơi hoặc nhập cảng từ các nước láng giềng cho nên bây giờ chỗ nào cũng có, như một vườn lan ở Bình Dương có tới hàng trăm cây đủ mầu sắc.

Rhynchostylis gigantea thường được gọi là Ngọc điểm đai châu (chuỗi hạt châu) mà người bình dân gọi trại là tai trâu hay đuôi chồn hay gọi là lan me (vì thường mọc trên cây me tại Saigon). Hơn nữa lại nở vào mùa Xuân cho nên có thêm tên gọi là Nghinh Xuân. Cây lan này thường có 5-8 lá dài từ 20-30 cm, rộng 4-7 cm, mầu xanh vàng có những sọc trắng và những chấm tím. Cây lớn và khỏe manh có thể ra tới 3 - 4 chùm hoa cong và dài từ 15 đến 30 cm, hoa to chừng 3 cm, mầu hồng nhạt có những chấm tím, hương thơm ngát và 2-3 tuần mới tàn. Thỉnh thoảng có những giống trắng tuyền hay đỏ thẫm.

Theo Kamemoto và Sagarik (1975) tại Bangkok, Thái Lan có cây Ngọc điểm với nhiều nhánh đã ra tới 30 chùm hoa. Ngoài ra cây lan ra hoa có nhiều mầu đỏ đã lai giống với một cây mầu đỏ khác đã tạo ra một giống đỏ tuyền. Những cây lan hoa mầu đỏ này, nếu mùa thu quá nóng, sẽ thành trở thành sắc đỏ có pha lẫn trắng.

CÁCH TRỒNG


• Ánh sáng từ 3000 - 4000 ánh nến, hay ánh nắng không trực tiếp chiếu vào, nếu để ra ngoài nắng có thể bị cháy lá.

• Cây cần phải để ở chỗ rộng rãi, thật thoáng gió.

• Nhiệt độ vào mùa hè ban ngày: 85 - 90°F hay 29 -32°C và phải có sự cách biệt tối thiểu giữa ngày và đêm là 15°F hay 10°C, nếu không sẽ không ra hoa.

• Độ ẩm cần thiết từ 70-80%.

• Mùa hè tưới nước 2-3 lần một ngày nếu trồng trên miếng gỗ. Nếu trồng trong chậu với vỏ cây hay than có thể tưới 2-3 lần một tuần nhưng phải để cho khô rễ giữa 2 lần tưới và không được để rễ cây bị úng nước trong chậu.

• Chỉ bón phân khi thấy bắt đầu mọc lá hay đầu rễ có mầu xanh. Bón hàng tuần với ½ hay ¼ thìa cà phê gạt cho 4 lít nước. Phân bón có thể là 30-10-10 cho mùa xuân và mùa hè, đổi sang 10-20-30 vào cuối hè và thu, hoặc có thể dùng 20-20-20 quanh năm.

• Thời kỳ nghỉ ngơi thường vào mùa đông và rất quan trọng. Nếu không tôn trọng lan sẽ không ra hoa hoặc sẽ chết.

• Nhiệt độ mùa đông ban ngày cần từ 68-73°F hay 20-23°C.

• Nhiệt độ ban đêm không được dưới 60°F hay 16°C.

• Ẩm độ từ 50-60%, nếu quá thấp cần phun nước vào buổi sáng.

• Ngưng tưới nước hoặc tưới rất ít suốt mùa đông và cần phải để khô lá và rễ trước khi trời tối.

• Ngưng bón phân vào thời gian này.

Luôn nhớ lan Ngọc Điểm thường mọc trên cây cao rất thoáng gió cho nên không ưa không khí tù hãm vì thế rễ cây không được ẩm ướt suốt ngày. Lan cũng không ưa bị quấy nhiễu (Disturb) hay thay chậu, cho nên cách trồng tốt nhất là cột vào miếng gỗ, miếng ngói hay vỏ cây hay trồng trong rỏ (basket) để phơi rễ ra ngoài. Nhưng trồng cách này cần phải có ẩm độ thật cao và mùa hè phải tưới tối thiểu mỗi ngày một lần, nhất là vào những ngày nóng nực hay khô ráo. Nếu trồng trong rỏ có thể bỏ thêm các miếng vỏ cây hoặc than cỡ lớn từ 4-5 cm trở lên. Một cách trồng khác là trồng trong chậu đất có nhiều lỗ. Muốn trồng cách này, hãy ngâm cây vào trong nước chừng 1 giờ, khi rễ đã mềm, bỏ vào trong chậu và xoay theo chiều kim đồng hồ hay ngược trở lại, rể sẽ bám vào chung quanh chậu.

Thông thường Ngọc điểm nở hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân và vào dịp Tết Nguyên Đán. Khi thấy lan ra nụ, hãy phun nước hoặc tăng thêm độ ẩm hoặc tưới sơ qua. Muốn lan nở sớm hơn hãy tăng thêm nhiệt độ hay là mang vào trong nhà để dưới ánh đèn, nhưng cần thoáng gió và độ ẩm. Nếu muốn lan chậm nở hãy mang vào chỗ rợp mát, vào phòng lạnh hoặc để nước đá ở gần, nhưng đừng cho vào gốc hay để rễ chạm vào.

Tăng giảm nhiệt độ khá khó khăn với những người chơi lan tài tử, nhưng đối với nhà vườn có đủ hệ thống điều hòa nhiệt độ thì việc này chẳng có gì khó.

Kỹ thuật mới trồng lan Ngọc Điểm

Kỹ thuật mới trồng lan Ngọc Điểm

Lan Ngọc điểm là một loại Lan rừng có nhiều ở Việt Nam phân bố ở các vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, đặc biệt các vùng giáp biên giới Lào và Campuchia ở cao độ thấp nhưng ở vùng nóng Lan Ngọc Điểm xuất hiện nhiều hơn cả.

Qua nhận định trên giúp ta có một ý niệm rằng “Lan Ngọc điểm là một loại Lan rừng nhưng rất thích nghi với điều kiện khí hậu thành phố. Nếu Cattleya Labiatavar, Percivaliana được gọi là Lan của Giáng sinh (Christmasorchid) thì Lan Ngọc điểm có thể nói là Lan của tết cổ truyền dân tộc, mùa hoa nở luôn luôn vào tháng 12 âm lịch, trừ những năm nhuận nó nở sớm hơn. Đây là loại Lan có mùi thơm thoang thoảng vì thế rất có ý nghĩa, nếu trong giờ giao thừa bên bàn thờ có vài chậu Lan Ngọc điểm tỏa hương tưởng nhớ người quá cố. Lan Ngọc điểm có thể nói là một loại Lan quốc hồn, quốc túy của Việt Nam.

Lan Ngọc điểm được gọi dưới nhiều tên khác nhau: Lan Đai Châu, Lan Lưỡi Bò, Lan Me, Nghinh Xuân Lan, Đại Châu. Cây thuộc nhóm đơn thân không giả hành tăng trưởng theo chiều đứng, rất nhiều rễ trên không mọc thẳng từ thân. Hạt Lan Ngọc điểm nảy mầm trong điều kiện tự nhiên rất mạnh.

A. Nhiệt độ - độ ẩm – tưới nước – mùa nghỉ

Ngọc điểm là loại Lan chịu nóng, nhiệt độ thích hợp cho Lan từ 26 - 30oC. Lan Ngọc điểm được bán khắp nơi tại các nhà vườn và các cửa hàng Phong Lan, được khai thác từ các vùng Đông Nam bộ và miền cao nguyên Nam Trung Bộ, với cao độ trung bình <600m, như các vùng Nha Trang, Bình Thuận. Ngoài ra còn có một số loài Ngọc điểm màu đỏ, màu trắng, màu gạch tôm, màu blue, mầu hồng, được chúng tôi nhập từ Thái Lan.

Ngọc điểm là cây Lan chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm, ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển rất tốt, ẩm độ lý tưởng 40 – 70%. Tuy nhiên phải nhớ Ngọc điểm là loại Lan độc trụ vì thế giá thể phải thật thoáng. Rất đơn giản chỉ cột chặt cây Lan vào một cây tựa đặt vào chậu khoảng 3 cục than gỗ thật to là đủ. Nếu không có than có thể đặt vào miếng ngói cong. Ngọc điểm có thể trồng rất tốt trên các loại giỏ bằng gỗ hay các thân cây sống hoặc chết. chính do cấu tạo giá thể thoáng nên ta có thể tưới nước cho Ngọc điểm 2 lần/ngày vào mùa mưa 3 lần/ngày vào mùa khô, mùa nghỉ của Lan chỉ tưới nước 1lần/ngày cho cây đủ sống. Mùa nghỉ thực tế của cây Lan Ngọc điểm nên bắt đầu sau khi cây tàn hoa và kéo dài cho đến khi rễ mới xuất hiện lúc mùa mưa bắt đầu.

B. Ánh sáng

Ngọc điểm là loại Lan ưa sáng 60%, ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá, cường độ ánh sáng thay đổi từ 15.000 - 20.000 1m/m2. Tuy nhiên, nếu cây Lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt, bộ rễ phát triển kém, cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của Lan Ngọc điểm không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả là do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì thế cây Lan Ngọc điểm chỉ nở hoa vào dịp tết âm lịch, tức vào thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài.

C. Nhu cầu phân bón

Việc sử dụng phân bón cho Lan Ngọc điểm gần giống như Vanda, tuy nhiên Lan Ngọc điểm có mùa nghỉ 3 tháng từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4 trong suốt 3 tháng cây nghỉ, ta chỉ tưới nước 1lần/ngày và hoàn toàn không cung cấp dưỡng liệu cho cây vào tháng 12. Khi cây chớm nụ hoa ta thay phân 30-10-10 bằng phân 6-30-30, 10-20-20 và một tuần lễ trước khi ra hoa nở cho đến khi hoa tàn ta lại thay phân có tỷ lệ Kali cao để tạo cho cây có sức chống đỡ trong mùa nghỉ.

D. Thay chậu và nhân giống

Việc thay chậu và nhân giống cấu tạo giá thể của Lan Ngọc điểm tương tự như các loại thuộc giống Vanda, vì Lan Ngọc điểm có mùa nghỉ nên việc thay chậu tiến hành vào đầu mùa mưa. Nếu thay chậu trái mùa cây vẫn sống, nhưng thế nào cũng bị ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

E. Sâu bệnh và các vấn đề khác

Cây Lan Ngọc điểm là loài bản xứ vì thế khả năng chống chịu của nó rất cao, nó có khả năng chống lại hầu hết các loài sâu bệnh. Tuy nhiên một cây Lan mới được mang từ rừng về được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp sẽ làm cho cây bị bỏng lá và đây là ngõ xâm nhập của một số loài nấm và virus điều này lắm khi cũng làm cho cây chết.

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

Lan Ngọc điểm - Đai châu

Lan Ngọc điểm - Đai châu

Trong chuyến viếng thăm Java vào khoảng cuối thập niên 1800, Carl Blume một nhà thảo mộc học người Đức lai Hòa lan đã tìm thấy loài lan đẹp đẽ này. Thoạt tiên cây lan được xếp vào loài Sacolabium và sau đó chuyển sang Rhynchostylis.

1. Tên gọi và nguồn gốc (theo Bùi Xuân Đáng web: hoalanvietnam.org)

Ngọc Điểm - Rhynchostylis (rink-oh-STY-lis) viết tắt Rhy.

Trong chuyến viếng thăm Java vào khoảng cuối thập niên 1800, Carl Blume một nhà thảo mộc học người Đức lai Hòa lan đã tìm thấy loài lan đẹp đẽ này. Thoạt tiên cây lan được xếp vào loài Sacolabium và sau đó chuyển sang Rhynchostylis. Tên này dùng theo tiếng La tinh gồm 2 chữ: Rhynchos = beak = mỏ và chữ stylos = pillar = cột trụ để tả theo hình dáng của trụ hoa.

2. Hình dáng hoa Đai châu - Ngọc điểm

Có nhiều cách để phân loại hoa ĐAI CHÂU, thông thường nhận dạng qua hình dáng và kết cấu của bông hoa mà phân ra loại hoa cánh mai và ba tiêu.

- Hoa cánh mai: Hoa đẹp và là sự lựa chọn số 1

- Cánh ba tiêu: Thường ít người lựa chọn, tuy nhiên nếu có để thưởng thức mùi hương cũng tốt.

Tiêu chí của một bông ĐAI CHÂU đẹp: Có nhiều quan điểm khác nhau để trả lời chung một câu hỏi: thế nào là một bông ĐAI CHÂU đẹp? Sau đây xin giới thiệu một số quan điểm

Quan điểm của anh Hồ Thế Như Loveylan:
1. Là bông của một cây khỏe,phát triển đều kết hợp với cây và lá,như rễ dài,to,khỏe đang đà phát triển, lá sau to hơn lá trước,không bị sâu bệnh,cây khỏe phải sai hoa,cần hoa phải dài tương đương với lá hoặc hơn.....đây chính là điều em muốn nói ở bài trên (đẹp theo tiêu chuẩn)
2. Xét riêng hoa,không phân biệt hàng rừng tự nhiên hay gieo hạt,cây khỏe hay cây yếu,lá to hay lá dài,cần hoa dài hay ngắn...chỉ cần lấy những tiêu chuẩn sau để định hướng: kết cấu hoa,độ tương phản màu sắc giữa lưỡi và cánh,kết cấu những chấm tím trên cánh,hương thơm,kích thước bông,độ hiếm trong rừng tự nhiên và trên thị trường. Thứ tự tiêu chuẩn nhé...
- 5 cánh mai chồng khít trắng tuyền như tuyết,lưỡi đỏ (tất nhiên khó có đỏ cờ rồi) hoặc tím, hồng tươi gần như đỏ, có hương thơm không lai tạo với giống khác, 2 cánh hoa gần bằng với 3 cánh đài, bông to bằng đồng xu 5 ngàn trở lên
- Toàn bông một màu trắng tuyền như thuyết,cánh mai chồng khít,bông to bằng đồng 5k trở lên,hàng rừng tự nhiên càng tốt (vì phải xét đến yếu tố hương thơm)
- 5 cánh có đốm hồng rải đều, to hoặc nhỏ nhưng phải hài hòa, lưỡi đỏ hoặc gần như vậy, cánh mai chồng khít, bông to bằng đồng xu 5 ngàn trở lên

3. Điều kiện sinh thái của lan Đai châu

- Nhiệt độ và độ ẩm: Lan ưa nhiệt độ từ 60-90°F tức là 15.5-32.2°C. Lan có thể chịu nóng tới 100°F hay 37.8°C được nhưng cần tăng gió và độ ẩm. Đừng để lan chịu lạnh dưới 50°F tức là 10°C. Lan ưa ẩm độ cao từ 50-60% trở lên, nếu ẩm độ quá thấp, cây sẽ còi cọc không lớn được.

- Nhu cầu nước tưới: Vào mùa hè cần tưới và bón nhiều khi thấy đầu rễ bắt đầu mọc ra, nhưng không cần bón phân nhiều như Vanda. Bớt tưới vào mùa đông nhất là vào thời kỳ nghỉ ngơi sau khi hoa tàn và lan cần phải có một thời kỳ khô và lạnh (rest period), nếu tưới nhiều cây sẽ không ra hoa.

- Ánh sáng: Lan chỉ cần ánh sáng cao hơn Cattleya một chút, chứ không cần nhiều ánh nắng như Vanda nghĩa là khoảng 60-70% là đủ.

(Theo Bùi xuân Đáng hoalanvietnam.org)

4.Lựa chọn lan ĐAI CHÂU

Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại lan ĐAI CHÂU, có loại hàng rời được khai thác từ tự nhiên về, có loại lan ĐAI CHÂU nhân giống công nghiệp,….tuy nhiên, yếu tố cơ bản nhất để lựa chọn được một cành ĐAI CHÂU có khả năng cao cho hoa đẹp đó là:

Chọn loại lá bề ngang tương đương lòng bàn tay,dài tối thiểu 45cm-55cm Dù lá xếp (lá ngắn) hay lá lướt (lá dài, thường hay bị vặn xoắn) cũng phải dày vừa đủ(loại lá xếp ngắn nhiều khi dày quá hoa không được đẹp lắm)gân lá nổi rõ dọc theo chiều dài lá;đầu lá uốn cong như sừng châu.

- lá dài và rất mỏng thường đi với bản lá chỉ bằng 2 ngón tay, loại này sẽ cho hoa không đẹp, chỉ nên để chúng ta tập cấy ghép nghiên cứu mà thôi

- lá dày to bản bằng bàn tay xếp khít nhau-hoa cũng ít khi được đẹp, được cái màu trắng rõ nét nhưng kèm theo đó là môi hay bị nhạt màu

- lá xếp bình thường bản lá to,sống-gân nổi rõ đầu lá uốn cong giống hình sừng châu nên có ít nhất 1 giò trong vườn nhà

Ươm trồng và chăm sóc Đai châu rừng

Ươm trồng và chăm sóc Đai châu rừng

Mua Lan về, vẫn để khô.Hòa sẵn dung dịch B1 + A.NAA kích thích ra rể, có người gọi ANA và NAA nên mới ghi như vậy thì khỏi chạy theo nồng độ của nhà sản xuất. Nhúng rể đang khô vào xô nước, chỉ phần rể thôi nhé để khoảng 15s sau đó lập tức đặt rể vào dung dịch B1 + A.NAA ngâm trong khoảng từ 5 cho tới 7 phút. Nhớ làm đồ gá chứ cầm tay mà cỡ 50 cây chắc hết 1 ngày.

1. Cách trồng và chăm sóc

ĐAI CHÂU là loại lan khá dễ trồng và chăm sóc nếu hiểu được các đặc tính sinh trưởng của chúng

a) Về giá thể trồng làn ĐAI CHÂU:

có thể nói Bất cứ giá thể trồng lan nào cũng có thể trồng được lan ĐAI CHÂU, tuy nhiên, trồng như thế nào còn phụ thuộc vào sở thích và điều kiện của từng người, từng nơi,… Thông thường, ĐAI CHÂU được ghép vào các khúc gỗ (gõ cây, gỗ lũa,….có hình dáng đẹp) khúc gỗ nhỏ vừa phải có thể treo trên giàn lan, những khúc gỗ to thường được đặt trong chậu và đổ xi măng chết ở gốc cho vững. Nếu điều kiện cho phép như nhà biệt thự,sân rộng thoáng, xung quanh có 1 số cây cổ thụ và 1 vài cây bosai kết hợp vẫn có thể tạo được 1-2 cây đai châu đẹp hài hoà, hợp lý. Cây ghép phải có hình dáng đẹp, mang phong cách cổ thụ hoặc giả sơn. ĐAI CHÂU cũng có thể trồng trong chậu đất nung với giá thể là than củi, vỏ thông,…..hoặc trồng trong chậu nhựa với than củi trộn với dớn cọng nhỏ. Thông thường các giống ĐAI CHÂU có nguồn gốc khai thác tự nhiên thường được ghép vào các khúc gỗ, còn các cây ĐAI CHÂU công nghiệp được trồng trong chậu.

Nếu ghép gỗ: nên lựa chọn gỗ sưa, gỗ nhãn hoặc vú sữa là tốt nhất. Nếu trồng chậu: nên chọn chậu đất nung hoặc chậu gỗ (cũi) trồng bằng than củi kết hợp với dớn cọng nhỏ hoặc vỏ thông.

Tóm lại, trồng lan ĐAI CHÂU bằng cách nào cũng được nhưng phải đảm bảo được tính cấn đối hài hoà và thụân tiện cho sự phát triển của cây lan.

b) Ươm trồng lan ĐAI CHÂU rừng khai thác:

Cách chọn ngọn lan đẹp đã trình bày ở phần trên. Sau đây là tổng hợp các phương pháp ưom trồng lan ĐAI CHÂU rừng khai thác.
Ươm trồng Đai châu ngoài Bắc

Nếu bạn ở phía Bắc thì nên chọn mùa Xuân-Hè mà ươm, vì mùa Thu-Đông hanh khô, gặp lạnh, nghinh xuân sinh trưởng rất kém, dễ bị héo, chậm mọc rễ.
- Đừng ham lấy những ngọn non mơn mởn, nó sẽ bị sút rất nhiều. Nên chọn những ngọn đanh chắc lá.
- Nếu bạn ươm vào vụ này, nên cắt bỏ ngồng hoa từ khi mới nhú để tập trung sức cho cây mọc rễ, nếu để ra hoa cây sẽ bị kiệt sức, chuồn lá, rất chậm mọc rễ
.- Kinh nghiệm của tôi là: khi mới mua về, cắt sửa chổ nào thì bôi vôi hoặc thuốc Daconil vào đó, hoặc pha thuốc nhúng hoặc phun ướt toàn bộ, treo 2-3 ngày cho liền sẹo. Sau đó ngâm phần gốc bằng ANTONIC 1/500 + B1 1/1000 trong 30 phút, lại treo tiếp 2-3 ngày. Tiếp theo, cứ 2 lần/tuần, pha 30-10-10 hoặc 20-20-20 với ROOTPLEX (hoặc KELPACK, là 2 loại chất kích thích sinh trưởng rất tốt cho ươm cây) 1/4 liều, bón luôn. 2 tuần sau đã thấy nhú rễ, khi rễ nhú dài độ 1 cm là ghép lên giá thể luôn, rễ mọc tiếp sẽ bám nhanh, cây ít bị kiệt sức, ít bị chuồn lá, phục hồi sinh trưởng rất nhanh. Sau đó, chỉ dùng ROOTPLEX hoặc B1 2-3 tuần/lần vào phân.- Thời gian này phải để ở nơi ẩm mát, tránh nắng, không được tưới ướt mà chỉ phun sương cho lấm tấm nước bám lên thôi, bón phân cũng vậy, và chỉ ở mặt dưới lá.

Ươm trồng Đai châu miền Nam

Mua Lan về, vẫn để khô.Hòa sẵn dung dịch B1 + A.NAA (kích thích ra rể, có người gọi ANA và NAA nên mới ghi như vậy thì khỏi chạy theo nồng độ của nhà sản xuất.Nhúng rể đang khô vào xô nước, (chỉ phần rể thôi nhé) để khoảng 15s sau đó lập tức đặt rể vào dung dịch B1 + A.NAA ngâm trong khoảng từ 5 cho tới 7 phút. Nhớ làm đồ gá chứ cầm tay mà cỡ 50 cây chắc hết 1 ngày.
- Trồng trên chậu và giá thể tạm. Dùng chậu đất nung có nhiều lỗ loại size lớn, càng lớn càng tốt.
- Buộc cây bằng dây điện thoại vào chậu (lòng qua các lỗ hông chậu để buộc).
- Buộc 4 cây Lan thành hình chữ nhật trên một chậu. Buộc sao cho lá gần rể nhất nằm ngang mặt chậu
- Sau đó bỏ một ít sơ dừa loại xay nhuyễn (loại trộn với tro trấu để trồng cây - loại này rất rẻ tiền và dễ kiếm, khoảng 5ngàn 1 bao cát) ở đáy chậu (khoảng 5mm) sau đó bỏ các than cục cỡ trung (khoảng 5cm mỗi cạnh), bỏ than lên đến cách lá cuối cùng 2cm. Tiếp tục dùng sơ dừa xay nhuyễn bỏ khoảng 3 nắm tay vào phần chính giữa những cục than.
- Tưới B1 + A.NAA + 30-10-10 trong tháng đầu (tưới hàng ngày, dùng nồng độ 50% bình thường. Nếu là cây lớn khi cây nhú mầm rể chuyển sang tưới B1 + A.NAA + 20-20-20.
- Sau khi Rể dài khoảng 5-7cm, nếu muốn chuyển chậu thì ngâm chậu lấy cây ra, tháp lên cây vú sữa hay chơi 1 cây / chậu treo. Còn nếu muốn để 4 cây / chậu như củ thì dốc ngược chậu lên (chổng đầu), dùng vòi nước xịt cho trôi các sơ dừa xay ra, vì lúc này không cần nữa, sợ tưới quá nhiều nước mà sơ dừa giữ nước làm úng rể. đối với ĐAI CHÂU nên tưới phun sương cho tới khi thấy rể chuyển sắc. tưới 2-3 lần / ngày vào mùa nắng, còn mùa mưa thì tùy ngày.Cách làm này chỉ sử dụng cho những người chơi 10kg trở xuống, Nếu trồng số lượng lớn thì không thể áp dụng được, mặc dù hiệu quả - an toàn nhưng rất tốn kém chi phí. Trồng nhiều thì dùng phương pháp kích rể mạo hiểm hơn, tỉ lệ hư cây có thể lên tới 3% nhưng bù lại chi phí khác sẽ rẻ hơn nhiều.

Một số điểm cần lưu ý khi trồng lan Ngọc điểm


Một số điểm cần lưu ý khi trồng lan Ngọc điểm

Một số đặc điểm bạn cần lưu ý về cây lan Ngọc điểm: Lan Ngọc điểm chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm. Độ ẩm càng cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển rất tốt, ẩm độ lý tưởng 40 – 70%. Tuy nhiên nên nhớ rằng giá thể trồng lan Ngọc điểm là phải thật thoáng.

Rất đơn giản chỉ cột chặc cây Lan vào một cây tựa đặt vào chậu khoảng 3 cục than gỗ thật to là đủ. Nếu không có than có thể đặt vào miếng ngói cong hoặc trồng trực tiếp lên khúc gỗ vú sữa. Ngọc điểm có thể trồng rất tốt trên các loại giỏ bằng gỗ.

Nhu cầu nước cho cây Ngọc Điểm:


Nhu cầu ánh sáng và nắng đối với lan ngọc điểm: Ngọc điểm là loại Lan ưa sáng 60%, ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá, cường độ ánh sáng thay đổi từ 15.000 – 20.000 1m/m2. Tuy nhiên, nếu cây Lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt, bộ rễ phát triển kém, cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của Lan Ngọc điểm không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả là do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì thế cây Lan Ngọc điểm chỉ nở hoa vào dịp tết âm lịch, tức vào thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài.

Lan ngọc điểm mua từ rừng về nếu là hàng rừng chưa thuần thì các bạn phải qua quá trình cắt tỉa các lá hư thối và rễ cũ, ngâm thuốc kích thích và để vào chỗ râm mát khoảng 15-30 ngày chờ cho lan ra rễ rồi mới đem ghép vào giá thể.

Chú ý bệnh thối nhũn trên lan ngọc điểm


Vào đầu mùa mưa, lan ngọc điểm hay bị thối nhũn, nhất là những lá bên dưới gần gốc. Lá ngọc điểm bị vàng úa, xuất hiện từ trung tâm lá lan dần ra mép lá. Đồng thời xuất hiện nhiều đốm màu đâu viền màu vàng sáng. Vết bệnh ẩm ướt, khi sờ vào thấy ướt tay.

Cách xử lý bệnh thối nhũn trên lan ngọc điểm:


Trước tiên, bạn đem cây ngọc điểm đang bị bệnh này ra nơi khác, điều này sẽ hạn chế đươc bệnh lây lan sang các cây khác. Nơi treo cần khô thoáng, tránh việc tiếp tục tưới nước cho cây làm vết bệnh thêm trầm trọng và lây lan sang lá khác.

Bạn hãy cắt bỏ phần lá bị thối nhũn (dụng cụ cắt cần phải thật bén, nên dùng dao lam). Những lá đã bị vàng hay thối nhiều thì cắt bỏ cách chỗ thối 2cm, nên treo ngược nơi có ánh sáng.

Phun thuốc ngừa nấm cho cây cũng như toàn bộ vườn. Dùng thuốc diệt nấm (loại bột) rắc lên đầu vết cắt 1 lớp khá dày. (Các hình ảnh bên dưới không phải từ cây ngọc điểm, những cách làm cũng sẽ tương tự trên cây ngọc điểm các bạn hé)

Hạn chế tưới nước trong khoảng 1 tuần lễ. cứ sau 2 ngày có thể nhúng rễ vô nước (không cho ướt thân lá) nhầm giúp cây không bị kiệt sức.

Phòng bệnh thối nhũn trên lan ngọc điểm:


Vào đầu mùa mưa, nếu bạn thấy trên lá ngọc điểm xuất hiện những chấm nhỏ, ngoằn ngoèo, hay những chấm màu đen hay vàng, nâu thì phải bôi vôi tôi hay sơn móng tay (loại sơn bóng không có màu) bôi lên chỗ bị lóm đốm. Phủ cả mặt trên và mặt dưới, làm như vậy làm cho bệnh không lây lan thêm, nằm 1 chổ rồi từ từ sẽ khô lại.

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Làm thế nào cây ngọc điểm ra hoa đúng tết?

Làm thế nào cây ngọc điểm ra hoa đúng tết?

Cây lan Ngọc Điểm là cây lan rừng tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc họ phong lan Orchidaceae, nó thường ra hoa vào dịp tết. Lan ngọc điểm mất khoảng 90-120 ngày để nở bông. Bắc khoảng 120 ngày từ khi ra nụ đến nở hoa.

Cây lan Ngọc Điểm là cây lan rừng tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc họ phong lan Orchidaceae , nó thường ra hoa vào dịp tết. Muốn cây ra hoa phải có điều kiện sau Cây sung mạnh, không bệnh tật để đủ sức cho ra hoa nhiều và đúng chất lượng, và giúp lấy lại sức sau thởi kỳ cho hoa, nhanh chóng tiếp tục cho kỳ bông tiếp. Nếu không năng suất sẽ giảm, thậm chí suy kiệt cây sau mùa kích bông.

Lan Ngọc Điểm mất thời gian bao lâu để có bông hoa từ khi nhú nụ?

Lan ngọc điểm mất khoảng 90-120 ngày để nở bông. Bắc khoảng 120 ngày từ khi ra nụ đến nở hoa.

Điều kiện tạo hoa cho cây Ngọc Điểm

Cây lan  Ngọc Điểm là cây lan rừng tên khoa học là Rhynchostylis gigantea (Lindl) thuộc họ phong lan Orchidaceae , nó thường ra hoa vào dịp tết.

Muốn cây ra hoa phải có điều kiện sau


Cây ngọc điểm sung mạnh, không bệnh tật để đủ sức cho ra hoa nhiều và đúng chất lượng, và giúp lấy lại sức sau thởi kỳ cho hoa, nhanh chóng tiếp tục cho kỳ bông tiếp. Nếu không năng suất sẽ giảm, thậm chí suy kiệt cây sau mùa kích bông.

Đảm bảo bộ rễ tốt,  bộ rễ tốt cực kỳ quan trọng  đối với Ngọc Điểm vì loại này, rễ bám vào những cây vú sữa mà ta đã ghép trước mùa mưa trước. Phải bảo đảm bộ rễ không hư, không yếu để có khả năng hấp thụ nước và phân bón đầy đủ cho việc kích thích ra hoa.

Thời điểm kích bông từ 1 tháng trước là thời điểm kích bông tùy theo chủng loại cây cao và cây thấp, cây siêng bông hay không.

Thời điểm sớm hay muộn tùy theo chủng loại cây lan Ngọc Điểm có siêng hoa hay không thì thời gian kích bông sẽ ngắn, ngược lại  phải có thời gian kích bông dài hơn ở những cây chậm bông hơn ,cành hoa càng dài hay ngắn (cành dài càng tốn nhiều thời gian tạo bông hơn , và dĩ nhiên thời gian để có hoa nở cũng chậm hơn nên phải kích bông sớm hơn) đó là yếu tố  của cây lan cần đặc biệt khi muốn kích bông .

Thường thì Ngọc Điểm ra hoa sớm hay muộn  phụ thuộc khí hậu gần tết. Năm nào trời lạnh nhiều thì hoa nở trễ, trời nóng thì hoa nở sớm.Thời gian từ khi nách lá nhú ra nụ hoa cho đến khi hoa nở là khoảng một tháng, vậy ta có thể áp dụng theo cách phun thuốc kích bông, chúng ta có thể tác động cho cây ra hoa theo ý muốn.

Cuối tháng 11 âm lịch  ta quan sát vòi hoa có chiều dài từ 5cm trở lên  thì cây đó thường cho hoa trước tết, để làm chậm lại sự tăng trưởng của loài hoa thì ta phải thay đổi ánh sáng cũng như là nhiệt độ  bằng cách dời cây vào bóng răm để có ánh sáng thấp hơn. Muốn cho cây hấp thụ nhiệt độ giảm ta nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Đặc biệt  những cây có dấu hiệu nở trễ sau tết,  ta tăng cường ánh sáng cho cây quang hợp hoặc tưới bổ sung thêm NPK 10-30-30 hay 15-60-15, tưới loại phân có chứa nhiều lân và kali để kích thích cây ra hoa đúng vào dịp đầu xuân .

Theo kinh nghiệm truyền thống thì các loại hoa dại (rừng ) ra hoa vào mùa tết  thì cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch giảm tưới phân  chỉ tưới nước giữ cây ổn định là ra hoa trúng tết

Kỹ thuật trồng lan đai châu miền Bắc

Kỹ thuật trồng lan đai châu miền Bắc

Nếu bạn ở phía Bắc thì nên chọn mùa Xuân - Hè mà ươm, vì mùa Thu - Đông hanh khô, gặp lạnh, nghinh xuân sinh trưởng rất kém, dễ bị héo, chậm mọc rễ.

- Đừng ham lấy những ngọn non mơn mởn, nó sẽ bị sút rất nhiều. Nên chọn những ngọn đanh chắc lá.

- Nếu bạn ươm vào vụ này, nên cắt bỏ ngồng hoa từ khi mới nhú để tập trung sức cho cây mọc rễ, nếu để ra hoa cây sẽ bị kiệt sức, chuồn lá, rất chậm mọc rễ

- Kinh nghiệm của tôi là: khi mới mua về, cắt sửa chổ nào thì bôi vôi hoặc thuốc Daconil vào đó, hoặc pha thuốc nhúng hoặc phun ướt toàn bộ, treo 2-3 ngày cho liền sẹo. Sau đó ngâm phần gốc bằng ANTONIC 1/500 + B1 1/1000 trong 30 phút, lại treo tiếp 2-3 ngày. Tiếp theo, cứ 2 lần/tuần, pha 30-10-10 hoặc 20-20-20 với ROOTPLEX (hoặc KELPACK, là 2 loại chất kích thích sinh trưởng rất tốt cho ươm cây) 1/4 liều, bón luôn. 2 tuần sau đã thấy nhú rễ, khi rễ nhú dài độ 1 cm là ghép lên giá thể luôn, rễ mọc tiếp sẽ bám nhanh, cây ít bị kiệt sức, ít bị chuồn lá, phục hồi sinh trưởng rất nhanh. Sau đó, chỉ dùng ROOTPLEX hoặc B1 2-3 tuần/lần vào phân.- Thời gian này phải để ở nơi ẩm mát, tránh nắng, không được tưới ướt mà chỉ phun sương cho lấm tấm nước bám lên thôi, bón phân cũng vậy, và chỉ ở mặt dưới lá.

Kỹ thuật trồng lan đai châu miền Nam

Kỹ thuật trồng lan đai châu miền Nam

Tưới B1 + A.NAA + 30-10-10 trong tháng đầu (tưới hàng ngày, dùng nồng độ 50% bình thường. Nếu là cây lớn khi cây nhú mầm rể chuyển sang tưới B1 + A.NAA + 20-20-20.

Mua Lan về, vẫn để khô.Hòa sẵn dung dịch B1 + A.NAA (kích thích ra rể, có người gọi ANA và NAA nên mới ghi như vậy thì khỏi chạy theo nồng độ của nhà sản xuất.Nhúng rể đang khô vào xô nước, (chỉ phần rể thôi nhé) để khoảng 15s sau đó lập tức đặt rể vào dung dịch B1 + A.NAA ngâm trong khoảng từ 5 cho tới 7 phút. Nhớ làm đồ gá chứ cầm tay mà cỡ 50 cây chắc hết 1 ngày.

- Trồng trên chậu và giá thể tạm. Dùng chậu đất nung có nhiều lỗ loại size lớn, càng lớn càng tốt.

- Buộc cây bằng dây điện thoại vào chậu (lòng qua các lỗ hông chậu để buộc).

- Buộc 4 cây Lan thành hình chữ nhật trên một chậu. Buộc sao cho lá gần rể nhất nằm ngang mặt chậu

- Sau đó bỏ một ít sơ dừa loại xay nhuyễn (loại trộn với tro trấu để trồng cây - loại này rất rẻ tiền và dễ kiếm, khoảng 5ngàn 1 bao cát) ở đáy chậu (khoảng 5mm) sau đó bỏ các than cục cỡ trung (khoảng 5cm mỗi cạnh), bỏ than lên đến cách lá cuối cùng 2cm. Tiếp tục dùng sơ dừa xay nhuyễn bỏ khoảng 3 nắm tay vào phần chính giữa những cục than.

- Tưới B1 + A.NAA + 30-10-10 trong tháng đầu (tưới hàng ngày, dùng nồng độ 50% bình thường. Nếu là cây lớn khi cây nhú mầm rể chuyển sang tưới B1 + A.NAA + 20-20-20.

- Sau khi Rể dài khoảng 5-7cm, nếu muốn chuyển chậu thì ngâm chậu lấy cây ra, tháp lên cây vú sữa hay chơi 1 cây / chậu treo. Còn nếu muốn để 4 cây / chậu như củ thì dốc ngược chậu lên (chổng đầu), dùng vòi nước xịt cho trôi các sơ dừa xay ra, vì lúc này không cần nữa, sợ tưới quá nhiều nước mà sơ dừa giữ nước làm úng rể. đối với ĐAI CHÂU nên tưới phun sương cho tới khi thấy rể chuyển sắc. tưới 2-3 lần / ngày vào mùa nắng, còn mùa mưa thì tùy ngày.Cách làm này chỉ sử dụng cho những người chơi 10kg trở xuống, Nếu trồng số lượng lớn thì không thể áp dụng được, mặc dù hiệu quả - an toàn nhưng rất tốn kém chi phí. Trồng nhiều thì dùng phương pháp kích rể mạo hiểm hơn, tỉ lệ hư cây có thể lên tới 3% nhưng bù lại chi phí khác sẽ rẻ hơn nhiều.

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Hướng dẫn cách trồng lan ngọc điểm rừng

Hướng dẫn cách trồng lan ngọc điểm rừng

Đây là loại Lan có mùi thơm thoang thoảng vì thế rất có ý nghĩa, nếu trong giờ giao thừa bên bàn thờ có vài chậu Lan Ngọc điểm tỏa hương tưởng nhớ người quá cố. Cách trồng lan ngọc điểm không khó nhưng cũng không hề dễ nếu bạn không để ý đến điều kiện sống của cây.

1 . Cách trồng lan ngọc điểm

Phân loại lớn nhỏ sau đó cắt bỏ những lá hỏng và rễ hỏng)

Xử lý nấm virus (bằng Kasumin 2L, Ridomil Gold, Afamil,…. có thể mua tại các quầy thuốc thực vật và phun theo đúng tỷ lệ trên nhãn của sản phẩm)

Ngâm cây vào dung dịch,(nên ngâm nước một ngày với công thức: 1 thìa súp đường, 1 thìa cà phê phân bón 30-10-10, 10 + 1 viên thuốc tránh thai + 20 lít nước:Khuấy cho đều, ngâm cây trong 4 giờ, lấy ra để cho ráo nước.

Buộc 3 đến 5 cá thể lại với nhau rồi treo ngược (ngọn xuống dươí gốc phía trên. luu ý: Che mưa cẩn thận tránh bị thối hàng loạt do cây mới hái có nhiều tổn thương.)

Để khoảng 15 – 25 ngày trước khi bắt đầu ghép cây vào cội : Phun thuốc trị bệnh và sau 7 ngày thì phun phân để phục hồi bộ rễ

2. Ghép cây

Ghép cây vào cội: (chú ý mặc lưng –bụng có ảnh hưởng đến sự phân bố chồi hoa sau này). Luôn nhớ lan Ngọc Điểm thường mọc trên cây cao rất thoáng gió cho nên không ưa không khí tù hãm vì thế rễ cây không được ẩm ướt suốt ngày. Lan cũng không ưa bị quấy nhiễu hay thay chậu, cho nên cách trồng tốt nhất là cột vào miếng gỗ, miếng ngói hay vỏ cây hay trồng trong giỏ để phơi rễ ra ngoài

3. Các thời kỳ phát triển

Giai đoạn 1: 1-3 tháng sau ghép: cần nhiều dưỡng chất để phát triển bộ rễ, nhiều đạm. Phun thuốc phòng trừ bệnh theo đinh kỳ và luân phiên thay đổi. Che ánh sáng 65- 70%

Giai đoạn 2: 9 tháng sau ghép: Giai đoạn này cây xuất hiện 1 số bệnh (cần theo dõi vườn thường xuyên), phun phân và thuốc theo định kỳ.

Giai đoạn 3: 15 tháng sau ghép: phun phân và thuốc theo định kỳ.

Giai đoạn 4: trên 18 tháng: Cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất và thành phần khác cho cây

4. Cách bón phân và chăm sóc

Ánh sáng: Tránh ánh sáng trực tiếp vì dễ làm cây bị cháy lá.

Nhiệt độ: phát triển tốt nhất là 20 – 30 độ C.

Nên tưới nước 1 lần/ngày, thường là vào buổi sáng và chiều mát để giữ cho cây có độ ẩm thích hợp. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì không nên tưới ngay mà để cách 1 – 2 ngày sau để cho cây thích hợp với môi trường mới.

Cách trồng lan ngọc điểm yêu cầu cứ 7 ngày thì tưới phân một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới qua nước một lần, sau đó 10-15 phút thì tưới phân để cây hấp thụ tốt hơn.

Với cây lan con hoặc cây mới ghép nên dùng phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK: 20-20-20. Khi thấy cây nhú hoa thì dùng NPK: 6-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và tươi hơn.

Hằng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm.

5. Chăm sóc khi cây ra hoa

Tháng 11 âm lịch: Chồi non của lan Ngọc Điểm 1 -2 cm

- Giai đoạn này cần theo dõi sự phát triển của chồi hoa. Đồng thời, theo dõi bệnh, nấm, nhện, kiến….

- Thông thường Ngọc điểm nở hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân và vào dịp Tết Nguyên Đán. Khi thấy lan ra nụ, hãy phun nước hoặc tăng thêm độ ẩm hoặc tưới sơ qua. Muốn lan nở sớm hơn hãy tăng thêm nhiệt độ hay là mang vào trong nhà để dưới ánh đèn, nhưng cần thoáng gió và độ ẩm. Nếu muốn lan chậm nở hãy mang vào chỗ rợp mát, vào phòng lạnh hoặc để nước đá ở gần, nhưng đừng cho vào gốc hay để rễ chạm vào.

Tăng giảm nhiệt độ khá khó khăn với những người chơi lan tài tử, nhưng đối với nhà vườn có đủ hệ thống điều hòa nhiệt độ thì việc này chẳng có gì khó.

Chúc các bạn thành công với cách trồng lan ngọc điểm.

Phân Biệt Lan Ngọc Điểm Đai Châu, Đuôi Cáo, Đuôi Chồn, Sóc Lào, Sóc Ta

Đuôi Chồn hay còn gọi là Sóc ta, thuộc họ nhà Ngọc Điểm cùng họ với Đai Châu, tên Latinh đầy đủ là Rhynchostylis retusa. Đuôi cáo là Aerides rosea và sóc Lào là Aerides multiflora thuộc họ Giáng Hương

Nhìn chung nếu mới tìm hiểu và trồng lan thì khó mà phân biệt được mấy em này, ngay cả người bán nhiều khi nói cũng không chính xác gây tranh cãi, làm bấn loạn cho anh em. Dạo qua một vài topic thấy có nhiều ý kiến lộn xộn quá mình xin đúc kết lại như sau.

Ngọc điểm - Rhynchostylis gigantea

Hoa mầu trắng hồng có những chấm tím đỏ, gọi là Ngọc điểm đai châu = chuỗi hạt châu mà người bình dân gọi trại ra là tai trâu (nghe ngứa cái lỗ tai). Cây lan này lá lớn, chùm hoa cong và dài chừng 20 phân, hoa to ngang chừng 3 phân, thơm ngát và có khi cả tháng mới tàn, hơn nữa lại nở vào mùa Xuân cho nên có thêm tên goi là Nghinh Xuân, thường nở vào dịp Tết Nguyên Đán. Giống lan này mọc suốt từ Nam chí Bắc cho nên chúng ta thường thấy ở khắp nơi trên đất Việt.Hiện nay giống lan này có 4 mầu: hồng chấm tím, trắng tuyền, đỏ thẩm và đỏ khoang trắng, màu cam (mầu sau dược nhập cảng từ Thái lan). Lá có dạng to bản, dầy có sọc dọc theo đường gân lá.

Đai châu Ngọc điểm luôn có lá to bản, dầy và sọc dọc theo gân lá
Đuôi Chồn - Sóc ta - Rhynchostylis retusa

Hay còn gọi là sóc ta. Sóc Ta cùng họ với ngọc điểm (Rhynchostylis), tên Latinh đầy đủ là Rhynchostylis retusa. Hoa nở thành chuỗi với nhiều hoa xếp khít nhau, hoa mầu trắng đốm tím, mùi thơm nhẹ, thường ra hoa khoảng tháng 4 chuỗi hoa dài hơn, lá xếp lại chứ không bành ra như Đai Châu, lá vẫn có những đường sọc dọc theo gân lá nếu nhìn kỹ, cái nữa lá nó dài hơn (này thì hên xui).

Đuôi Cáo - Aerides rosea

Còn gọi là Cáo Bắc, lan hồng ngọc, thuộc họ Giáng Hương (Aerides), tên Latinh của hắn là Aerides rosea. Hoa chùm dài màu trắng hồng có nhiều chấm tím hồng rất đẹp (không nhiều chấm như đuôi chồn), thơm đậm, đặc biệt vào buổi trưa nắng, nở vào khoảng tháng 5-7 dương lịch (mùa hè đến đầu thu). Lá của lan đuôi cáo này có hình dáng giống với lan quế (quế lan hương - Aerides odorata)

Sóc Lào - Aerides multiflora

Em này dễ nhận biết hơn 2 loại trên lá rất dày, hơi bóng và bản lá xếp khép dạng chữ V, các bác nhìn ảnh cũng thấy. Các lá xếp rất sát nhau từ gốc đến ngọn, cong nhẹ và tỏa đều, lá dài khoảng 15-30 cm, rộng 1-2 cm, dáng lá to đều từ gốc đến ngọn, đầu lá chia hai thuỳ lệch và tù. Chùm hoa thường dài khoảng 20-30 cm gồm rất nhiều bông nhỏ khoảng 2 cm san sát nhau, cánh hoa dày, thơm. Hoa Sóc Lào là sự phối hợp của màu trắng với nhiều chấm tím ở môi hoa và đỉnh cánh hoa, một điểm cộng là màu tím của Sóc Lào khá đậm và các chấm tím phân bố dày nên nhìn hoa có màu đậm đà hơn so với các loại Giáng hương khác. Hoa nở vào mùa hè khoảng tháng 5-7 dương, độ bền khoảng 15-20 ngày.

Theo Vuonhoalan.net để nhận biết và phân biệt các loại lan ngọc điểm, đuôi chồn, đuôi cáo, sóc lào, sóc ta hay các loại hoa lan khác nói chung cần phải quan sát lá và hoa của chúng, vì có nhiều loại thân và lá giống nhau nhưng hoa lại nở khác nhau. Việc gọi tên của các loại cây đôi khi cũng khác nhau do tính chất vùng miền hoặc ngay cả người bán cũng không nói đúng loại hoa mình đang bán, việc gọi tên hoa chính xác cần gọi theo tên khoa học, dùng tên khoa học để tham chiếu cách gọi tên cho chính xác.
 
Sưu tầm internet

Nhận biết & cách trồng chăm sóc lan Sóc ta - Đuôi chồn

Nhận biết & cách trồng chăm sóc lan Sóc ta - Đuôi chồn

Xin chào các bạn, hôm nay tôi chia sẻ với mọi người về Sóc ta, một loại lan đẹp, nổi tiếng, được rất nhiều người từ bắc tới nam tìm kiếm sưu tầm, rất được ưa chuộng. Nào cùng tìm hiểu về đặc điểm nhận biết, cách trồng và chăm sóc lan Sóc ta nhé.

Sóc ta (Rhynchostylis Retusa) còn có tên gọi khác Đuôi chồn, là loại lan họ Ngọc Điểm, Sóc ta cũng như Đai Châu có các sọc trắng mờ chạy dọc mặt dưới của lá, không rõ rệt như Đai Châu, mặt dưới màu nhạt hơn mặt trên lá, lá rất dày và mọng thường dài khoảng 20-40 cm, bề rộng lá 2-3 cm và xếp khép chữ V chứ không mở phẳng, đầu lá non chia 2 thùy nhọn hoắt, đầu lá già thì tù hơn nhiều. Lá xếp sát nhau nhìn dáng cây chắc chắn.

Nhận biết Lan Sóc ta

Rễ Sóc ta to mập, thường cỡ cây bút chì, cây to được chăm tốt rễ có thể to bằng ngón tay út, có màu trắng bạc, đầu rễ đang phát triển có màu xanh sẫm.

Hoa có dạng chùm dài khoảng 30-45 cm gồm nhiều bông đơn kích cỡ khoảng 2 cm, về cơ bản dáng hoa Sóc ta cũng giống con chim đang sà xuống như Đuôi Cáo nhưng cánh bên nhỏ và môi hoa nhỏ hơn, nhiều chấm tím hơn.

Mùa hoa khoảng tháng 4-6 dương lịch, hoa có mùi thoảng như đồ nhựa còn mới (theo cảm nhận của cá nhân tôi là thế, không biết các bạn thấy giống mùi gì, giống như hoa sữa có người bảo thơm người nói hôi vậy), độ bền khoảng 20-25 ngày tùy sức cây.

Hướng dẫn ghép Lan Sóc Ta lên giá thể

Sóc ta nên ghép gỗ treo cao, thoáng rễ. Nếu vườn có tiểu khí hậu không ẩm mát lắm thì ghép vào cục gỗ rồi đặt cả cục vào chậu đất nung, xung quanh đổ thêm than củi cỡ đầu ngón chân cái (các bạn lưu ý cả gỗ, than đều nên ngâm ngập nước khoảng 1-2 ngày trước khi dùng để nó ngậm đủ nước, còn nếu dùng ngay không ngâm thì giá thể lại chính là thứ tranh giành hút nước của lan). Nếu không có gỗ thì trồng bằng chậu đất nung, giá thể là than củi hết cũng được (than và chậu cũng nên ngâm nước trước, dùng than to cỡ đầu ngón chân trở lên cho thoáng), phía trên mặt chậu đặt vài miếng xơ dừa giúp giữ độ ẩm tốt hơn, chú ý không vùi sâu gốc xuống giá thể, cuống lá dưới cùng cách giá thể khoảng 2 đốt ngón tay, dùng dây buộc thân cây với các dây treo để chắc chắn, không nghiêng, đổ.

Mới trồng hàng ngày tưới nước 2-3 lần tùy xem giá thể còn ẩm hay đã khô, khoảng 5 ngày phun thuốc kích rễ một lần. Quan trọng phải treo được nơi râm mát cây sẽ ra rễ, có rễ rồi mới hút được nước và dinh dưỡng, từ đó cây hồi phục và phát triển dần, lá sẽ căng cứng. Nếu ghép khoảng 20-30 ngày không thấy ra rễ, lá héo tóp mỏng dần đi thì hãy xem lại về độ ẩm, cần để nơi ẩm mát hơn, đặt thêm vật liệu giữ ẩm gần cuống lá dưới cùng (nhưng không dược bịt kín nhé), rễ mới thường đâm ra ở vị trí này.

Có người ghép Sóc ta xong một ngày tưới vài lần nhưng vẫn không ra rễ và lá héo dần, là do môi trường chưa phù hợp, khô nóng quá so với mức mà cây đang cần. Giữ được môi trường ẩm mát thôi thì dù có chưa ra rễ cây vẫn khá tươi tỉnh, rễ sẽ ra chỉ là vấn đề thời gian. Loại này không ưa nhiều nắng, trồng ở thành phố, treo dưới một lớp lưới đen, sàn xi măng cây vẫn có thể héo. Cây chưa ra rễ chỉ cần nước và thi thoảng phun kích rễ thôi, còn nếu cây đã ra rễ khỏe mạnh thì hàng ngày tưới nước 1-2 lần, cách 1 tuần phun phân bón lá NPK 30-10-10 một lần.

Đến khoảng đầu tháng 2 dương lịch chuyển sang NPK 10-30-10 một lần/tuần (hoặc loại khác cũng được không cần chi li chính xác, miễn có hàm lượng P cao), tưới nước lã ít đi khoảng 3-4 ngày một lần (lúc này cũng mưa phùn nhiều), cứ như vậy đến đầu tháng 4 thì hầu như không tưới, để kệ đó một thời gian ngắn nữa cây nhú nụ.
 

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

cách trồng và chăm sóc lan Kiều Hồng - Dendrobium amabile

cách trồng và chăm sóc lan Kiều Hồng - Dendrobium amabile

Kiều Hồng - Dendrobium amabile là loại hoàng thảo thuộc họ thủy tiên, giả hành tích trữ nước, rễ của chúng phát triễn rất khỏe nên về cơ bản là khá dễ trồng.

Cây thộc loại giả hành lớn, khác với farmeri thân vuông, amabile thân tròn, màu nâu hoặc xanh đen; dài từ 40-100 cm, lá mọc so le từ khoảng giữa thân đến ngọn. Cây được gọi với các tên như thuỷ tiên hường, thuỷ tiên tím hay kiều tím, kiều hường, kiều hồng, Lan hoàng thảo thơm, Lan thủy tiên hường. Hoa Kiều Hồng không bền lắm chỉ khoảng 5-10 ngày nhưng hoa dạng chùm to, màu sắc tươi sáng nổi bật, nhất là khi nắng chiếu vào chùm hoa ta có cảm giác nó sáng rực lên cực kỳ đẹp. Do đặc điểm của vùng miền khác nhau mà cánh hoa có màu trắng hay màu tím

Kiều hồng có thân cứng, tròn, màu xanh đen, thường dài 30-80 cm, dọc thân có rãnh, lá rất dày màu xanh thẫm và xanh tốt quanh năm, lá tròn bầu dài chừng 10-12 cm, rộng 6-8 cm, loài này không có mùa nghỉ nên ít rụng lá vào mùa đông. Hoa mọc từng chùm dài 20-25 cm ở gần ngọn, đường kính chùm hoa khoảng 10 cm gồm nhiều bông đơn lẻ. Hoa màu hồng nhạt, cuống hoa và bầu dài 4 - 5 cm. Các lá đài hình mác, đỉnh hơi nhọn, dài 2,8 - 3 cm, rộng 1,4 - 1,6 cm. Cằm dài 0,4 - 0,8 cm, đỉnh tròn. Cánh hoa hình bầu dục, đỉnh tròn, dài 3 - 3,2 cm, rộng 1,9 - 2 cm, mép xẻ răng nhỏ. Môi hình gần tròn, dài và rộng 2,6 - 2,8 cm, viền trắng ở mép, giữa là 1 đốm màu vàng cam. Hoa nở rộ vào mùa hè khoảng cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 dương lịch, mùi hơi thơm ngọt.

Cây ưa ẩm và đến lúc ra rễ nhiều ta đưa ra nơi có nhiều nắng sẽ sai hoa, trồng được cả trong chậu và ghép gỗ, khá dễ thuần, ra rễ nhanh và nhiều. Kiều hồng không rụng lá để ra hoa cho nên có cắt nước thì cũng không cắt triệt để như lan thân thòng bởi nó còn phải nuôi lá nữa, thiếu nước lâu dài nó bị xuống lá nhìn sẽ xấu đi.

Cách trồng và chăm sóc Lan Kiều Hồng
Vì kiều hồng không có mùa nghỉ nhưng phát triển mạnh nhất vào mùa Xuân - Hè nên thời điểm ghép tốt nhất chính là mùa này. Tốt nhất là nên chọn nguyên giề, chọn bụi nhiều thân trưởng thành, không già, không non quá.

Giá thể nên chọn gỗ nhãn, vũ sữa, các loại gỗ cứng bền vỏ dày hoặc gỗ lũa còn chắc, tươi, không có sâu mọt, không mục. Không nhất thiết nhưng nếu ngâm giá thể qua nước vôi trong khoảng nửa - 1 ngày trước khi ghép thì càng tốt.

Tôi thường xử lý cây rồi ghép khá nhanh và đơn giản, không cần cầu kỳ đủ các loại thuốc với liều lượng chi li như nhiều bài viết khác, cứ gần theo chỉ dẫn trên chai là được (vì thực tế tôi không dùng các dụng cụ đo chính xác mà cứ áng chừng lượng thuốc và nước mà pha thấy cũng không có vấn đề gì xảy ra, thực vật nó không bị phản ứng nhanh, mạnh với tác động khách quan như động vật, động vật lỡ ăn thuốc quá liều là biết ngay :D ), tôi cũng thường không chờ thời gian mấy ngày mới ghép (trừ khi bận hoặc lười chưa muốn ghép ngay). Kiều hồng mới mua về cắt ngắn rễ cách gốc 3-5 cm, xối nước sạch, ngâm cả cây vào dung dịch Atonik hoặc B1 hoặc N3M (nhỏ thêm vài giọt thuốc trị nấm như Ridomil càng tốt, không có thì thôi) khoảng 1-2 tiếng rồi nhấc ra ghép. Có thể dùng dây nylon buộc, dùng đinh + ống dây tio đóng chặt phần gốc với giá thể nhưng theo tôi ghép lan vào gỗ cứ mua dây thít nhựa về thắt, vừa rất nhanh, đẹp, gọn, chặt mà cũng rẻ và bền. Ghép xong tránh mưa, treo nơi râm mát, hàng ngày tưới phun sương toàn bộ cây 1-2 lần tùy môi trường trồng khô hay ẩm, nhiều hay ít gió, thấy khô có thể tưới, 01 tuần 01 lần ta lại phun B1 hoặc Atonik để kích rễ.

Kiều hồng có bộ rễ khỏe, thân trữ nước nên khá dễ chăm nhưng cần chú ý rễ phải thoáng, không để sũng gốc, cây thường chết do thừa nước chứ không chết vì thiếu nước, do vậy vườn nhà ai ẩm mát ta ghép gỗ hoặc lũa thì tương đối an toàn vì thoát nước ngay sau khi tưới mà không sợ bị khô, vườn nhà ai khô nóng thì nên trồng chậu đất nung với than củi to + vỏ thông + xơ dừa tuy nhiên phải thường xuyên thò tay vào giá thể kiểm tra, nếu còn ẩm mát thì không tưới, chỉ tưới khi khô hoàn toàn. Loài này chịu nắng khá tốt, khoảng 70-80% nhưng không ưa mưa nắng thất thường, mới ghép nên tránh mưa kẻo thối ngọn. Thời gian trước mùa ra hoa khoảng 1 tháng ta tưới nước lã ít đi nhưng vẫn phun NPK 10-30-10 một lần/tuần để kích hoa đồng thời đưa giò ra nơi nhiều nắng một chút, càng tưới nhiều nước lã hay thiếu nắng vào thời điểm này là ko hoa chỉ ra thân mầm. Sau mùa hoa cây cần nhiều nước và thời gian này cũng rất nóng, ta lại đưa giò vào nơi ít nắng hơn, tưới nhiều hơn, bón phân bón lá NPK 30-10-10 hàng tuần để hỗ trợ phát triển sinh trưởng cho thân non mới lên.