Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Hoàng thảo Hỏa Hoàng - Dendrobium bellatulum Rolfe

Hoàng thảo Hỏa Hoàng - Dendrobium bellatulum Rolfe

Cây nhỏ, hoa ít, vòi hoa khoảng 1 đến 3 hoa, hoa cánh trắng, môi đỏ(đôi khi gốc môi đỏ, bờ môi màu vàng, sóng giữ môi có gợn, hoa nhỏ khoảng 1.5cm, nở hoa vào khoảng tháng 2-3

Tên Việt Nam: Hoàng thảo Hỏa Hoàng, Bạch hỏa hoàng, hoàng thảo đốm đỏ
Tên Latin: Dendrobium bellatulum Rolfe
Đồng danh: Dendrobium bellatulum Rolfe, 1903
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Nhóm: Cây phụ sinh

Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh trên cây gỗ. Thân dài 3 - 6cm, dầy 1 - 1,5cm, hình trứng hoặc đôi khi hình con suốt, hiếm khi hình cầu, 2 - 3 lóng; lóng dài 1,2 - 1,5cm. Lá 3 - 4 chiếc xếp hai dãy, tập trung ở đỉnh thân, hình mác hoặc thuôn, dài 4 - 5cm, rộng 1,2 - 1,5cm, đỉnh chia 2 thùy tù lệch. Cụm hoa ở sát đỉnh thân còn lá, 1 - 2 hoa. Lá bắc hình mác, dài khoảng 0,4cm. Hoa màu vàng nhạt, đường kính 2,5 - 2,7cm, cuống hoa và bầu dài khoảng 1,5cm. Các lá đài hình mác, đỉnh nhọn, dài 1,4 - 1,7cm, rộng 0,6 - 0,8cm. Cằm hình túi, dài 1,5 - 1,7cm. Cánh hoa hình mác, đỉnh tù, dài 1,6 - 1,7cm, rộng khoảng 0,6cm. Môi màu vàng đến vàng cam, dài 2,4 - 2,6cm, rộng 1,3 - 1,5cm, hình đàn ghi ta, 3 thùy, ở giữa có một đốm màu đỏ và 5 đường sống hình con lăn bề mặt sần sùi; thùy bên hình bầu dục, màu vàng tươi; thùy giữa màu đỏ cam, hình thận, đỉnh lõm sâu. Cột màu hồng, cao 0,6cm; răng cột có đỉnh tù. Nắp hình mũ cao.

Sinh học, sinh thái: Ra hoa vào tháng 7 - 8. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng (kể cả cây thông già), ở độ cao 600 - 1.500 m.

Phân bố:

Trong nước: Kontum (Đắk Glei, Kon Plông, Măng Đen, Đắk Uy), Lâm Đồng (Đà Lạt, Lang Bian, Lạc Dương, Bì Đúp).

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào.

Giá trị: Dùng trị bệnh nhiệt thương tổn đến tân dịch, miệng khô, mắt nhìn kém, đau dạ dày nôn khan. Cây làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng, môi màu vàng đến vàng cam.

Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán chủ yếu làm cây cảnh, đôi khi làm thuốc và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

Phân hạng: VU B1+2e+3d.

Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 423.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét