Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Kiến thức cơ bản trồng, chăm sóc Dendrobium

Kiến thức cơ bản trồng, chăm sóc Dendrobium

Chọn vị trí làm vườn phải thông thoáng để môi trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để lan có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, ở đâu có mặt bằng thì ở đó có thể trồng lan được. Chủ yếu là phải tạo ra được điều kiện tiểu khí hậu của vườn lan như làm vòi nước phun sương, quan tâm tưới nhiều hơn để giữ ẩm …

1. Làm nhà lưới trồng lan

Hướng giàn lan: Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm.

Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được.

Sườn giàn lan: Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn.

Trụ đứng: Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3-3.5m.

Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được.

Giàn treo lan: Dùng để treo phong lan, giàn này tốt nhất nên làm bằng thép không rỉ hoặc gác bằng cây tầm vông, tre hay ống nước tròn để móc chậu lan vào. Giàn treo nên làm cao khoảng 1,8m để đi vào chăm sóc không bị vướng. Cây thép không rỉ hay tầm vông (ống nước, tre…) phải gác song song, cách nhau khoảng 30 cm/cây. Khoảng độ 5 – 6 cây tầm vông nên chừa 1 lối đi rộng 0,6m để tiện tưới nước và chăm sóc.

Treo giò lan phải treo chậu có cùng  chiều dài, móc treo lan cũng có độ dài bằng nhau và trồng cùng độ tuổi, cùng loại phong lan để dễ chăm sóc, ngay hàng thẳng lối trông mới đẹp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét