Qua bài viết này, mong rằng các bạn có thể giảm thiểu nhược điểm, phát huy ưu điểm làm cho ngôi nhà của bạn lúc nào cũng có hoa nở quanh năm.
Hiện nay phong trào trồng lan phát triển mạnh mẽ. Một giò lan hiện nay giá thành khá rẻ, tầm 50.000 đ là có một giò lan đẹp để chơi. Chơi lan không phải là khó, cây lan cũng không phải khó tìm.
Ở Thành phố, đất chật người đông, diện tích nhà để ở đã ít, còn đâu chổ để mà trồng lan. Vậy mà vượt lên tất cả, nhiều nhà phố trồng lan với đủ kiểu: dưới mái hiên, bancông, sân thượng, giếng trời,…Tuy nhiên môi trường trồng lan nhà phố có nhiều nhược điểm: ít ánh sáng, nóng, gió nhiều, chật,…
Vì vậy qua bài viết này, mong rằng các bạn có thể giảm thiểu nhược điểm, phát huy ưu điểm làm cho ngôi nhà của bạn lúc nào cũng có hoa nở quanh năm.
1. Vì sao trồng hoa lan?
- Cây lan chịu được khí hậu khắc nghiệt, dễ sống, khó chết. Nhiều giống lan chịu được khí hậu nóng (Dendro, Cat), lạnh (Vũ nữ, Cat). Cây lan nếu được chăm sóc tốt, khoảng 3-7 ngày không tưới nước cây vẫn sống bình thường (phù hợp cho những gia đình trồng lan mà phải đi du lịch dài ngày).
- Cuộc sống quá nhiều lo toan, mỗi ngày đi làm về, nhìn cây lan phát triển, ra rể, ra chồi, ra hoa, mọi cảm giác mệt mỏi như tan biến hết.
- Liên hệ về cuộc sống của cây lan và cuộc sống con người có nhiều điểm tương đồng (nhân sinh quan). Con người cần thức ăn, nước uống, môi trường thế nào thì cây lan giống như vậy. Nếu nước uống cho con người bị chua, nhiễm phèn thì cây lan cũng chê! Nếu bạn ra ngoài sân trồng lan, nóng quá, không chịu nổi phải vào nhà thì cây lan cũng đang vậy, nó cũng không chịu nổi, tuy nhiên nó không có chân. Nếu bạn chịu khó liên tưởng với cuộc sống con người với cây thì bạn sẽ tránh nhiều điều đáng tiếc cho cây lan nhà bạn.
- Trồng lan có đam mê (nghiện), với mỗi ngày mong tìm tòi, khám phá, rút kết kinh nghiệm, giao lưu,… vì vậy sẽ giảm bớt thời gian vào những công việc khác (ăn nhậu, bài bạc, chơi game).
- Chơi lan kinh phí khá ít hơn so với các thú vui khác (chơi chim, chơi cá,…).
- Nếu trồng tốt, có thể bán, thanh lý lan lấy tiền mua loại lan khác.
- Và còn nhiều lý do khác nữa, mong bạn khám phá ra và gởi email về cho mình để bài viết càng hoàn thiện hơn.
Một bể chứa nước nhỏ sẽ bổ xung độ ẩm cho các cây lan
2. Trồng lan nhà phố có nhược điểm nào? Cách khắc phục ra sao?
* Nóng: quá nóng làm cho cây khô lại, thiếu nước. Cây lan bị khô lại do thiếu nước thì rất khó để làm cho cây căng lại. Tưới nhiều nước vẫn không cải thiện được nhiều (mà đa số chủ nhân cây lan đi làm nên cũng khó tưới được nhiều nước). Tưới nước sau khoảng 30 phút sau chậu lan khô queo (do gió và nóng).
Cách khắc phục:
- Mỗi lần tưới nước thì phải tưới thật đẫm, tưới đi tưới lại nhiều lần, rờ chậu lan thấy mát lạnh, rễ lan căng lên do no nước.
- Dưới nền nhà trồng lan nên đặt những tấm thảm để giử nước trong đó, làm cho môi trường mát mẻ, không bị thiếu hơi nước.
- Giá thể trồng lan phải giử ẩm tốt như: sơ dừa, bột dừa, than nhuyễn, dớn mềm,… Chậu trồng lan phải to hơn so với cây lan. Trên mặt trên chậu, nên kín mặt bằng những giá thể nhuyễn, để tránh tình trạng bốc hơi nước nhanh.
- Nên mua những chậu lan to khoẻ, giá thể nhiều, giử ẩm tốt. Cây sẽ bắt nhịp rất nhanh với môi trường nóng, và sẽ cho ra hoa nhiều.
- Hướng Tây nên che 2 lớp lưới để tránh ánh nắng có nhiệt độ cao do nắng chiều gây nên. Chú ý: lưới càng xa chậu lan thì càng giảm nhiệt độ.
- Nên treo sát chậu lan với nhau để cây đỡ thoát hơi nước, dễ tạo cộng đồng có hơi ẩm.- Khoảng cách từ lưới đến chậu lan khoảng tầm 2m, nếu gần quá thì sẽ rất nóng cho cây. Từ dưới đất lên đáy chậu khoảng 50-70cm, nếu cao quá thì cây dễ bị nóng và mau khô.
- Nếu thấy chậu lan lên rêu nhẹ là đạt vì chậu lan ít bị khô, đủ nước, thích hợp cho lan sinh sống và phát triển.
- Trồng những cây lan có thân giử nước tốt như: hoàng hậu, vũ nữ, dendro (lan đa thân). Thì bỏ tưới nước vài ngày không ảnh hưởng đến cây lan lắm.
- Mua hệ thống phun sương, giá khoảng tầm 2tr (20 đầu phun). Vào lúc nóng, ta mở phun sương, làm cho nhiệt độ hạ xuống, độ ẩm tăng.
Hệ thống phun sương tự động sẽ giúp bạn trong những ngày nắng nóng
* Gió: quá nhiều làm cho cây mau khô nước, lắc lư, không cố định được chậu cây.
Cách khắc phục:
- Che chắn bên có hướng gió nhiều, mùa lạnh nên che hướng Bắc (các tỉnh ngoài Bắc nên che 100%). Có thể dùng 2 lớp
lưới để che. Trồng cây kiểng lá nhiều để che là biện pháp tốt, như là: cau, dừa kiểng,…
- Đặt chậu lan bằng mặt với lan can sân thượng để lan can che gió cho chậu lan.
- Cột chặt cây vào chậu. Khi cây lan chưa bán rể chặt vào chậu thì đặt nơi gió ít, mát.
Cần có lưới che chắn xung quanh để hạn chế gió, gió sẽ làm mất độ ẩm cho lan và cũng lay động lớn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
* Ánh sáng: do trồng lan ở Bancông, thềm nhà, giếng trời, nên đa số cây không được hưởng nhiều ánh sáng, làm cây sinh trưởng chậm, lá nhỏ, ngọn cây cong quẹo.
Cách khắc phục: do ảnh hưởng địa thế nên khá khó khắc phục. Tuy nhiên có thể khắc phục như sau:
- Trồng hoặc mua cây khoẻ mạnh, chậu to, giá thể giử ẩm (như đã nói ở trên) về đặt. Thì lúc đó cây lan đã to khoẻ nên có sức chịu đựng cao.
- Dùng kính để tạo thêm ánh sáng khi mặt trời đã đi qua.
- Cây to, phát triển hoàn chỉnh thì đặt ở nơi có ánh nắng buổi chiều, cây sẽ ra hoa rất siêng.
- Cây con thì đặt nơi ánh nắng buổi sáng, chồi mầm sẽ phát triển mạnh.
3. Trồng lan nhà phố có ưu điểm ra sao?
- Vì tưới nước nhiều nên cần nhiều gió và nắng để bốc hơi nước, không gây úng cây.
- Nắng nhiều làm cho cây quang hợp tốt, phát triển mạnh, cứng cáp.
- Có gió nhiều làm cho cây ít bị bệnh, sâu.
- Che chắn và tưới nước nhiều cũng làm cho ngôi nhà bạn cũng mát mẻ hơn.
- Trồng lan khá nhẹ nhàng nên phù hợp với công việc mang tính chất thư giản. Thay chậu, bưng bê cũng dễ dàng hơn những chậu kiểng nhiều. Vì không trồng bằng đất nên ít gây dơ nền sân.
- Diện tích ít nhưng có thể trồng được nhiều chậu lan, vì vậy lúc nào cũng có hoa để ngắm!
4. Cách bón phân và thuốc và chăm sóc lan ở nhà phố:
Sau khi đã khắc phục nhược điểm, hiểu rõ ưu điểm thì cần bón phân và trừ nấm, sâu bệnh như sau:
- Do cung ứng đủ nước, nên cần bón phân tan chậm để khi không có thời gian bón phân, cây vẫn phát triển bình thường.
- Mỗi tuần bón phân NPK (30-10-10, 20-20-20) 1 lần.
- Mùa mưa dùng thuốc trừ nấm 2 tuần 1 lần (do thoáng gió nên thời gian có dài hơn trồng dưới đất). Mùa nắng thì 1 tháng 1 lần.
- Trừ sâu thì mùa mưa 1 tháng 1 lần, mùa nắng 2 tuần 1 lần.
- Có thể pha phân NPK chung với thuốc trừ nấm, trừ sâu để tưới 1 lần (đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì).
5. Những lỗi gặp phải khi trồng lan nhà phố:
- Trồng lan trên gỗ làm cho cây không giử được nhiều nước, cây phát triển chậm.
- Tưới nhiều sợ lan bị thối chết: ai mới vô trồng lan đều được khuyên là nên tưới nước ít, nếu không cây lan sẽ bị thối chết. Nhưng trồng lan nơi có nhiều ánh sáng, nóng, gió thì ít tưới nước thì chỉ làm cho cây chết dần chết mòn mà thôi. Tuỳ môi trường cụ thể mà có cách tưới nước, chăm sóc khác nhau. Giống như con người vậy, trưa nắng nóng thì phải uống nước nhiều để bù nước, thì cây lan cũng vậy thôi.
- Thích ra hoa thường xuyên mà không xem sức khoẻ cây. Khi cây lan còi cọc, chồi mầm lên thành cây yếu (cây con thấp hơn cây mẹ nhiều) thì khi ra hoa mà giử lại thì cây lan mỗi ngày sẽ yếu hơn. Chỉ chơi hoa khi cây sinh trưởng mạnh, bộ rễ tốt.
Hiện nay phong trào trồng lan phát triển mạnh mẽ. Một giò lan hiện nay giá thành khá rẻ, tầm 50.000 đ là có một giò lan đẹp để chơi. Chơi lan không phải là khó, cây lan cũng không phải khó tìm.
Ở Thành phố, đất chật người đông, diện tích nhà để ở đã ít, còn đâu chổ để mà trồng lan. Vậy mà vượt lên tất cả, nhiều nhà phố trồng lan với đủ kiểu: dưới mái hiên, bancông, sân thượng, giếng trời,…Tuy nhiên môi trường trồng lan nhà phố có nhiều nhược điểm: ít ánh sáng, nóng, gió nhiều, chật,…
Vì vậy qua bài viết này, mong rằng các bạn có thể giảm thiểu nhược điểm, phát huy ưu điểm làm cho ngôi nhà của bạn lúc nào cũng có hoa nở quanh năm.
- Cây lan chịu được khí hậu khắc nghiệt, dễ sống, khó chết. Nhiều giống lan chịu được khí hậu nóng (Dendro, Cat), lạnh (Vũ nữ, Cat). Cây lan nếu được chăm sóc tốt, khoảng 3-7 ngày không tưới nước cây vẫn sống bình thường (phù hợp cho những gia đình trồng lan mà phải đi du lịch dài ngày).
- Cuộc sống quá nhiều lo toan, mỗi ngày đi làm về, nhìn cây lan phát triển, ra rể, ra chồi, ra hoa, mọi cảm giác mệt mỏi như tan biến hết.
- Liên hệ về cuộc sống của cây lan và cuộc sống con người có nhiều điểm tương đồng (nhân sinh quan). Con người cần thức ăn, nước uống, môi trường thế nào thì cây lan giống như vậy. Nếu nước uống cho con người bị chua, nhiễm phèn thì cây lan cũng chê! Nếu bạn ra ngoài sân trồng lan, nóng quá, không chịu nổi phải vào nhà thì cây lan cũng đang vậy, nó cũng không chịu nổi, tuy nhiên nó không có chân. Nếu bạn chịu khó liên tưởng với cuộc sống con người với cây thì bạn sẽ tránh nhiều điều đáng tiếc cho cây lan nhà bạn.
- Trồng lan có đam mê (nghiện), với mỗi ngày mong tìm tòi, khám phá, rút kết kinh nghiệm, giao lưu,… vì vậy sẽ giảm bớt thời gian vào những công việc khác (ăn nhậu, bài bạc, chơi game).
- Chơi lan kinh phí khá ít hơn so với các thú vui khác (chơi chim, chơi cá,…).
- Nếu trồng tốt, có thể bán, thanh lý lan lấy tiền mua loại lan khác.
- Và còn nhiều lý do khác nữa, mong bạn khám phá ra và gởi email về cho mình để bài viết càng hoàn thiện hơn.
Một bể chứa nước nhỏ sẽ bổ xung độ ẩm cho các cây lan
* Nóng: quá nóng làm cho cây khô lại, thiếu nước. Cây lan bị khô lại do thiếu nước thì rất khó để làm cho cây căng lại. Tưới nhiều nước vẫn không cải thiện được nhiều (mà đa số chủ nhân cây lan đi làm nên cũng khó tưới được nhiều nước). Tưới nước sau khoảng 30 phút sau chậu lan khô queo (do gió và nóng).
Cách khắc phục:
- Mỗi lần tưới nước thì phải tưới thật đẫm, tưới đi tưới lại nhiều lần, rờ chậu lan thấy mát lạnh, rễ lan căng lên do no nước.
- Dưới nền nhà trồng lan nên đặt những tấm thảm để giử nước trong đó, làm cho môi trường mát mẻ, không bị thiếu hơi nước.
- Giá thể trồng lan phải giử ẩm tốt như: sơ dừa, bột dừa, than nhuyễn, dớn mềm,… Chậu trồng lan phải to hơn so với cây lan. Trên mặt trên chậu, nên kín mặt bằng những giá thể nhuyễn, để tránh tình trạng bốc hơi nước nhanh.
- Nên mua những chậu lan to khoẻ, giá thể nhiều, giử ẩm tốt. Cây sẽ bắt nhịp rất nhanh với môi trường nóng, và sẽ cho ra hoa nhiều.
- Hướng Tây nên che 2 lớp lưới để tránh ánh nắng có nhiệt độ cao do nắng chiều gây nên. Chú ý: lưới càng xa chậu lan thì càng giảm nhiệt độ.
- Nên treo sát chậu lan với nhau để cây đỡ thoát hơi nước, dễ tạo cộng đồng có hơi ẩm.- Khoảng cách từ lưới đến chậu lan khoảng tầm 2m, nếu gần quá thì sẽ rất nóng cho cây. Từ dưới đất lên đáy chậu khoảng 50-70cm, nếu cao quá thì cây dễ bị nóng và mau khô.
- Nếu thấy chậu lan lên rêu nhẹ là đạt vì chậu lan ít bị khô, đủ nước, thích hợp cho lan sinh sống và phát triển.
- Trồng những cây lan có thân giử nước tốt như: hoàng hậu, vũ nữ, dendro (lan đa thân). Thì bỏ tưới nước vài ngày không ảnh hưởng đến cây lan lắm.
- Mua hệ thống phun sương, giá khoảng tầm 2tr (20 đầu phun). Vào lúc nóng, ta mở phun sương, làm cho nhiệt độ hạ xuống, độ ẩm tăng.
Hệ thống phun sương tự động sẽ giúp bạn trong những ngày nắng nóng
Cách khắc phục:
- Che chắn bên có hướng gió nhiều, mùa lạnh nên che hướng Bắc (các tỉnh ngoài Bắc nên che 100%). Có thể dùng 2 lớp
lưới để che. Trồng cây kiểng lá nhiều để che là biện pháp tốt, như là: cau, dừa kiểng,…
- Đặt chậu lan bằng mặt với lan can sân thượng để lan can che gió cho chậu lan.
- Cột chặt cây vào chậu. Khi cây lan chưa bán rể chặt vào chậu thì đặt nơi gió ít, mát.
Cần có lưới che chắn xung quanh để hạn chế gió, gió sẽ làm mất độ ẩm cho lan và cũng lay động lớn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
Cách khắc phục: do ảnh hưởng địa thế nên khá khó khắc phục. Tuy nhiên có thể khắc phục như sau:
- Trồng hoặc mua cây khoẻ mạnh, chậu to, giá thể giử ẩm (như đã nói ở trên) về đặt. Thì lúc đó cây lan đã to khoẻ nên có sức chịu đựng cao.
- Dùng kính để tạo thêm ánh sáng khi mặt trời đã đi qua.
- Cây to, phát triển hoàn chỉnh thì đặt ở nơi có ánh nắng buổi chiều, cây sẽ ra hoa rất siêng.
- Cây con thì đặt nơi ánh nắng buổi sáng, chồi mầm sẽ phát triển mạnh.
3. Trồng lan nhà phố có ưu điểm ra sao?
- Vì tưới nước nhiều nên cần nhiều gió và nắng để bốc hơi nước, không gây úng cây.
- Nắng nhiều làm cho cây quang hợp tốt, phát triển mạnh, cứng cáp.
- Có gió nhiều làm cho cây ít bị bệnh, sâu.
- Che chắn và tưới nước nhiều cũng làm cho ngôi nhà bạn cũng mát mẻ hơn.
- Trồng lan khá nhẹ nhàng nên phù hợp với công việc mang tính chất thư giản. Thay chậu, bưng bê cũng dễ dàng hơn những chậu kiểng nhiều. Vì không trồng bằng đất nên ít gây dơ nền sân.
- Diện tích ít nhưng có thể trồng được nhiều chậu lan, vì vậy lúc nào cũng có hoa để ngắm!
4. Cách bón phân và thuốc và chăm sóc lan ở nhà phố:
Sau khi đã khắc phục nhược điểm, hiểu rõ ưu điểm thì cần bón phân và trừ nấm, sâu bệnh như sau:
- Do cung ứng đủ nước, nên cần bón phân tan chậm để khi không có thời gian bón phân, cây vẫn phát triển bình thường.
- Mỗi tuần bón phân NPK (30-10-10, 20-20-20) 1 lần.
- Mùa mưa dùng thuốc trừ nấm 2 tuần 1 lần (do thoáng gió nên thời gian có dài hơn trồng dưới đất). Mùa nắng thì 1 tháng 1 lần.
- Trừ sâu thì mùa mưa 1 tháng 1 lần, mùa nắng 2 tuần 1 lần.
- Có thể pha phân NPK chung với thuốc trừ nấm, trừ sâu để tưới 1 lần (đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì).
5. Những lỗi gặp phải khi trồng lan nhà phố:
- Trồng lan trên gỗ làm cho cây không giử được nhiều nước, cây phát triển chậm.
- Tưới nhiều sợ lan bị thối chết: ai mới vô trồng lan đều được khuyên là nên tưới nước ít, nếu không cây lan sẽ bị thối chết. Nhưng trồng lan nơi có nhiều ánh sáng, nóng, gió thì ít tưới nước thì chỉ làm cho cây chết dần chết mòn mà thôi. Tuỳ môi trường cụ thể mà có cách tưới nước, chăm sóc khác nhau. Giống như con người vậy, trưa nắng nóng thì phải uống nước nhiều để bù nước, thì cây lan cũng vậy thôi.
- Thích ra hoa thường xuyên mà không xem sức khoẻ cây. Khi cây lan còi cọc, chồi mầm lên thành cây yếu (cây con thấp hơn cây mẹ nhiều) thì khi ra hoa mà giử lại thì cây lan mỗi ngày sẽ yếu hơn. Chỉ chơi hoa khi cây sinh trưởng mạnh, bộ rễ tốt.
Theo Mai Huy - Chăm sóc lan
0 nhận xét:
Đăng nhận xét