Trồng và chăm sóc hoa lan

Cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa lan.

Cát lan - Cattleya Labiata

Cattleya Labiata - The Queen Of The Flower, xứng đáng với tên gọi Nữ hoàng của các loài hoa bởi vẻ đẹp, hương thơm, tuổi thọ và kích cỡ hoa.

Lan Hoàng thảo - Dendrobium

Là chi lan lớn thứ hai của họ nhà lan, là loại lan phổ biến nhất trong giới chơi lan.

Địa lan - Cymbidium

Địa lan luôn làm người chơi lan hài lòng bởi vẻ đẹp cao sang của chúng

Lan Vũ nữ - Oncidium

Vũ nữ còn được gọi là Dancing Lady, một loại lan dễ trồng và chăm sóc, cho hoa đều đặn hàng năm

Lan Hồ điệp - Phalaenopsis

Lan Hồ Điệp luôn được nhiều người mua trong dịp Tết Nguyên Đán

Lan Hài - Paphiopedilum

Lan Hài luôn cho người trồng những bông hoa đẹp và lạ

Vân lan - Lan Vanda

Khả năng cần nhiều ánh sáng, chịu nắng nóng có lẽ Vanda là loài tốt nhất, có lẽ vậy nên hoa Vanda luôn có màu sắc đẹp

Lan rừng

Có nhiều điều thú vị, nơi đây nói chung về các loại lan không có trong các nhóm kia

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Cách chăm sóc hoa lan dendro cho hoa nở đẹp

Cách chăm sóc hoa lan dendro cho hoa nở đẹp

Cách chăm sóc hoa lan dentro cho hoa nở đẹp mê ly. Các kĩ thuật sau đây cho bạn chăm sóc chậu hoa lan đúng cách.

Anh Khánh PCT Hội Sinh vật cảnh thị xã Long Khánh Đồng Nai phổ biến kinh nghiệm chăm sóc lan DENDRO, một số người đã áp dụng thành công mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xin cám ơn và mạn phép anh giới thiệu rộng rãi kinh nghiệm này làm món quà cho mọi người.

TƯỚI NƯỚC

Mùa nắng:

– Sáng tưới đẫm lần 1 (7 giờ đến 8 giờ)

– Chiều tưới đẫm lần 2 (14 giờ đến 15 giờ)

Tùy theo thời tiết nắng, gió mà quyết định tưới xen thêm giữa 2 lần tưới chính bằng những lần tưới nhẹ.

Mùa mưa:


– Sáng tưới trễ hơn

– Chiều tưới sớm hơn

Có thể tưới ít hơn, chủ yếu là tưới xả sau mỗi đợt mưa để phòng trong nước mưa có các độc tố, hóa chất, axit ảnh hưởng đến cây lan, đặc biệt là những cơn mưa đầu mùa và cuối mùa mưa.

Dấu hiệu đánh giá:

Cây lan đủ nước:


– Sau 16 giờ chất trồng vừa ráo nhưng không quá khô.

– Lâu dài:

+ Thân: Căng tròn, không bị teo giả hành.

+ Lá: Dày, mởn, không vàng.

+ Rễ: Dài vừa phải, to mập.

+ Đọt, chồi non: Ra mạnh, liên tục phát triển.

Đủ nước cây sẽ phát triển tốt

Cây lan thiếu nước:

– Sau 16 giờ chất trồng quá khô sẽ rút nước ngược lại từ rễ ra, lá mất bóng.

– Sáng sớm hôm sau cây vẫn có vẻ chưa tỉnh.

– Lâu dài:

+ Thân: Ốm, giả hành teo lại (có khía dọc thân).

+ Lá: Mỏng, dài, vàng héo rồi rụng.

+ Rễ: Ra rất dài bò ra ngoài chậu mà không chui vào chất trồng.

+ Đọt, chồi non : Bị thui lại không phát triển liên tục.

+ Giả hành mới : Sẽ ngắn, ốm nên ra hoa sớm khi còn thấp.

Thiếu nước sẽ làm suy cây

Cây lan dư nước:

– Sau 16 giờ chiều đáy chậu vẫn chưa khô, chất trồng còn đẫm nước (trừ những ngày ban đêm gió vẫn còn rất mạnh như trong tháng 2-4al).

– Lâu dài:

+ Rễ: Bị thúi nhũn, rất ít rễ bám vào chất trồng.

+ Lá: Vàng nhưng lại dày, mềm (khác với thiếu nước là lá cũng vàng nhưng mỏng, dai).

+ Giả hành mới : Mọc yếu, dễ bị thúi nhũn.

– Nấm bệnh và côn trùng xuất hiện rất nhiều; bệnh đốm lá xuất hiện rất nhiều càng dễ rụng lá hơn nữa. Trên mặt chất trồng rêu xanh, mốc đen nhiều.

Dư nước sẽ làm chết cây

PHÂN BÓN

Từ khi trồng:

– Phân 30.10.10, 3 ngày/lần

– Vitamin B1, 3 ngày/lần (không pha chung với bất kỳ loại thuốc và phân nào)

– Superthive, 15 – 30 ngày/lần (có thể pha chung với phân NPK 30.10.10)

– Phân cá, 20 ngày/lần (không pha chung với bất kỳ loại thuốc và phân nào)

– Atonik, 30 ngày/lần (không pha chung với B1)

Phun xen kẽ các loại phân trên, phun đẫm toàn bộ cây, thời điểm phun tốt nhất là 5 giờ sáng đến 8 giờ thì tưới xả muối. Trước khi phun phân thi phun nước trước (nhớ là phun nước chứ không phải tưới) để chống sốc cho lan.

Khi thúc bông:


Khi giả hành thứ 2 hoặc 3 kể từ khi trồng đã gần tới đỉnh. Phun 2 lần 10.60.10. Sau đó phun liên tục 20.20.20 và 2 lần liên tục Atonik, 6 ngày/lần.

PHÒNG TRỊ BỆNH

Bệnh trên cây trồng nói chung và cây lan nói riêng được phân thành 3 nhóm chính như sau: i) Bệnh do côn trùng gây ra; ii) Bệnh do nấm gây ra; iii) Bệnh do virus gây ra.

Bệnh do côn trùng gây ra dễ phòng ngừa và cũng dễ điều trị.

Bệnh do nấm và virus gây ra biện pháp chủ yếu và hiệu quả nhất là phòng ngừa còn việc điều trị hầu như ít có hiệu quả.

Mùa nắng:

– Dithane M45 80WP, 2 – 3 tuần/lần.

– Aliette 800 WG, 2 tháng/lần.

– Vicarben, 1 tháng/lần.

Mùa mưa:

– Dithane M45 80WP, 1 tuần/lần.

– Aliette 800 WG, 1 tháng/lần.

– Vicarben, 10 ngày/lần.

– Phun thêm Nacosan (hoặc Benkona, giảm liều còn 1/2 chỉ dẫn), 2 – 3 tuần/lần để phòng ngừa rêu, mốc.

– Nếu khi bông nở có dấu hiệu bị dòi đục lá thì phun ngừa khi bông chưa nở confidor (hoặc anvado), 10 ngày/lần.

LƯU Ý

Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh lá rụng, chồi bệnh cắt bỏ

Những cây bệnh mạnh dạn tiêu hủy và cách ly

Dọn sạch cỏ trong giàn và quanh giàn.

Không hút thuốc trong vườn lan

Hạn chế khách vào thăm vườn

Không để chuột, ốc vào giàn

Xả nước thật kỹ trước khi tưới để không bị nóng

Mùa đông lạnh 8 giờ trở đi mới tưới

Theo dõi thời tiết hàng ngày để quyết định lịch tưới

Kiểm tra độ pH nước + khoáng chất

Loại bỏ bông ngay những cây còn non hay quá suy yếu

Kỹ thuật điều khiển ra hoa Lan Hồ Điệp

Kỹ thuật điều khiển ra hoa Lan Hồ Điệp

Bài viết này nhằm mục đích cung cấp thêm thông tin và phương pháp nghiên cứu trong trồng lan Hồ điệp để tạo ra phát hoa dài và đẹp trong khí hậu nóng như tỉnh Đồng Tháp.

Thời gian gần đây phong lan bắt đầu phát triển ở Thành phố Cao Lãnh và Thị xã Sa Đéc của Đồng Tháp. Đặc biệt ở Thành phố Cao Lãnh đã có hơn 20 điểm bán phong lan và đã thành lập Hội phong lan. UBND Tỉnh Đồng Tháp đã chấp thuận cho Công ty TNHH Hoa Lan Ngọc Tú đầu tư dự án Nuôi cấy mô lan In-Vitro và sản xuất phong lan giống tại thành phố Cao Lãnh trên diện tích 10 ha, bước đầu đã đồng ý cho thuê 1,3 ha đất để xây dựng hạ tầng kỹ thuật và sản xuất giống lan thử nghiệm xã Tân Thuận Tây. Bên cạnh đó, thành phố Cao Lãnh cũng đang chuẩn bị đề án phong lan cho công ty nước ngoài thuê 35 ha ở xã Hòa An. Trong điều kiện xâm nhập mặn toàn vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long như hiện nay, các nhà vườn phong lan tại các tỉnh thành như Thành phố Hồ Chí Minh, Mỹ Tho và Long An đã phát hiện ra trồng phong lan không phù hợp trong điều kiện nước nhiễm mặn. Cho nên các nhà vườn tại các địa điểm trên có xu hướng chuyển về trồng phong lan trên đất Đồng Tháp.

Thấy được nhu cầu thị trường cần cây giống phong lan, Trại giống Tân Khánh Đông thuộc Trung Tâm Giống Nông nghiệp Đồng Tháp đã bước đầu nhân giống thành công lan Dendrobium, tiến tới phát triển vườn lan cắt cành của Mokara và Hồ Điệp. Tuy nhiên trong nhiệt độ nóng như Đồng Tháp thì lan Hồ Điệp không phát triển và ra hoa như mong muốn. Lan Hồ điệp là loài lan rất được ưa chuộng trên thị trường nước ta, tuy nhiên giá cả vẫn còn rất cao so với các loại lan khác, vì đặc tính sinh lý cũng như đặc điểm sinh trưởng phát triển. Mặc dù lan Hồ điệp có thể phát triển tốt trong biên độ (rộng) nhiệt độ từ 20-35°C nhưng nếu nhiệt độ trồng cao hơn 25°C thì lan Hồ điệp sẽ cho phát hoa ngắn, hoa nhỏ, ít hoa hoặc không tạo mầm hoa. Bài viết này nhằm mục đích cung cấp thêm thông tin và phương pháp nghiên cứu trong trồng lan Hồ điệp để tạo ra phát hoa dài và đẹp trong khí hậu nóng như tỉnh Đồng Tháp.


Hồ điệp ra nhiều vòi hoa, 4 vòi hoa
Theo như kinh nghiệm của các nhà vườn, việc thay đổi nhỏ trong thời tiết và lượng phân bón cũng đã làm ảnh hưởng đến giai đoạn ra hoa của lan Hồ Điệp. Vì vậy, thông thường lan Hồ Điệp được xử lí trong điều kiện nhiệt độ ngày và đêm tối ưu nhất. Một cây lan Hồ Điệp trưởng thành trong điều kiện nhiệt độ tối ưu có thể cho khoảng 20 hoa/cây. Tuy nhiên số lượng hoa này có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sự trưởng thành của cây, nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng, sự phá hoại của côn trùng và bệnh cây. Nhiệt độ phát triển sinh trưởng tối ưu của lan Hồ Điệp là từ 26-28°C. Theo nghiên cứu của Đài Loan, gia tăng sự chênh lệch giữa nhiệt độ ngày và đêm làm gia tăng chiều dài của phát hoa lan Hồ Điệp, nếu sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thấp sẽ dẫn đến phát hoa (hay còi hoa) ngắn, dẫn đến bông ít. Nếu nhiệt độ mát giữ trong ngày khoảng 25°C và ban đêm khoảng 20°C thì 100% các cây lan Hồ Điệp trồng trong vườn sẽ cho 1 phát hoa. Nếu nhiệt độ ban ngày được giữ khoảng 20°C và ban đêm khoảng 18°C thì 100% cây lan Hồ Điệp sẽ cho 2 phát hoa. Cho nên, nhà vườn nào có vốn và đầu tư cao, sẽ thành lập nhà kính để điều khiển nhiệt độ tối ưu cho cây lan Hồ Điệp ra hoa. Còn lại phần lớn nhà vườn bỏ công vận chuyển lan Hồ Điệp từ vùng nóng lên vùng lạnh (như Đà Lạt) trong giai đoạn ra hoa của lan Hồ Điệp.


Hồ điệp đồng loạt ra 2 vòi hoa
Tuy nhiên, việc vận chuyển và đầu tư, đòi hỏi chi phí khá cao và tốn kém, làm giá thành sản xuất của lan Hồ Điệp tăng khá cao. Chưa kể, việc vận chuyển đi trên một đoạn đường khá dài làm cây lan Hồ Điệp mất sức, hư hại dẫn đến làm giảm chất lượng cây.

Để giải quyết tình trạng này, hiện nay, tại Đài Loan đã lai tạo được giống lan Hồ Điệp P. Sogo Yukidian, cho hoa to màu trắng có khả năng phát triển và cho phát hoa tốt trong điều kiện nhiệt độ cao. Nhiệt độ ban ngày khoảng 31-33°C và ban đêm khoảng 25-26°C sẽ tạo phát hoa.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học Nhật đã tìm ra được, lượng đường sucrose ở lá của lan Hồ Điệp trước giai đoạn tạo phát hoa sẽ giảm đáng kể và tăng trở lại trong sự phân hóa mầm hoa trong điều kiện nhiệt độ cao trên 25°C, trong khi đường fructose và glucose thì không có ảnh hưởng đến sự tạo hoa của lan Hồ Điệp trong điều kiện nhiệt độ cao. Đường sucrose có vai trò trong tín hiệu phân tử, điều hòa một số lượng gen ảnh hưởng đến quá trình tạo mầm hoa trong lan Hồ Điệp. Cho nên, nếu cần để kích thích tạo mầm hoa và tạo phát hoa khỏe, chất lượng thì cần nghiên cứu xa hơn trong sự bổ sung lượng đường sucrose từ bên ngoài.

Hơn nữa, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật như Cytokinin (BA) và Gibberellin (GA) và Abscisic acid (ABA) cũng ảnh hưởng đến sự ra hoa của lan Hồ Điệp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng nhiệt độ cao làm hạn chế quá trình sinh tổng hợp của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật (như BA, GA3)có ích cho giai đoạn phân hóa mầm hoa, trong khi đó nhiệt độ cao lại làm gia tăng lượng chất điều hòa (như ABA) làm ngăn cản sự phát triển của phát hoa. Sự xử lí 1- 5 μg BA/chồi khi phát hoa có chiều dài từ 5-6 cm và có 2-3 mầm hoa, sẽ làm khoảng cách giữa các hoa trên phát hoa ngắn lại, và gia tăng số lượng hoa trên phát hoa trong điều kiện nhiệt độ cao. Năm 2006 các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh việc xử lí với 2.5 mM GA3 cũng làm gia tăng số lượng mầm hoa trên phát hoa. Ngoài ra, đã có nghiên cứu trong sự phối hợp xử lí bằng cách tiêm trực tiếp 100mM BA và 10mM GA3 làm ảnh hưởng đến gia tăng kích cỡ hoa và số lượng mầm hoa của lan Dendrobium, ta có thể nghiên cứu xa hơn để tìm được nồng độ xử lí phối hợp giữa BA và GA3 phù hợp cho lan Hồ Điệp. Năm 2001, các nhà khoa học Đài Loan đã nghiên cứu được lượng ABA tự do trong cây không tìm thấy trong giai đoạn phát hoa có chiều dài 2-3 cm và 7-10 cm của lan Hồ Điệp. Điều này gợi ý rằng, việc giảm lượng ABA tự do trong rễ và trong chồi (không cần áp dụng cho lá), sẽ làm tạo mầm hoa, kéo dài phát hoa và kích thích ra nhiều hoa.

Điều khiển hồ điệp ra hoa đồng loạt
Hiện nay, bộ gen của lan Hồ Điệp đã được giải mã toàn bộ, các nhà khoa học đã xác định được những gen nào có vai trò trong sự ra hoa của lan Hồ Điệp. Sau đó, nhờ ứng dụng sinh học phân tử, chuyển các gen này vào trong cây lan Hồ Điệp với sự biểu hiện vượt mức của các gen này trong điều kiện thời tiết nóng (không có nhiệt độ tối ưu), cây lan Hồ Điệp vẫn cho phát hoa và hoa đẹp như mong muốn. Năm 2007, các nhà khoa học Anh đã đưa ra gen Class-B MADS-box, PhPI1 của lan Hồ Điệp có vai trò trong phát triển hoa.

Lan Hồ Điệp được ưa chuộng hầu như khắp mọi nơi trên thế giới. Hà Lan nổi tiếng về việc trồng và xuất khẩu lan Hồ Điệp trồng trong chậu. Đa phần, lan Hồ Điệp chỉ ra hoa to và đẹp trong điều kiện khí hậu tối ưu mát mẻ và được xem là loài lan khó tính. Cho nên, việc nuôi trồng lan Hồ Điệp để ra hoa đẹp trong điều kiện nhiệt độ nóng và để giảm giá thành trong sản xuất là điều cấp thiết, đòi hỏi phải có sự đam mê và chịu khó nghiên cứu xa hơn nữa, hi vọng trong tương lai gần Đồng Tháp có thể phát triển mạnh trong vấn đề hoa kiểng đặc biệt là loài lan Hồ Điệp, một loài hoa vương giả.

P.T & V.APhòng NCKH&T

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Chăm sóc lan nhà phố

Chăm sóc lan nhà phố

Qua bài viết này, mong rằng các bạn có thể giảm thiểu nhược điểm, phát huy ưu điểm làm cho ngôi nhà của bạn lúc nào cũng có hoa nở quanh năm.

Hiện nay phong trào trồng lan phát triển mạnh mẽ. Một giò lan hiện nay giá thành khá rẻ, tầm 50.000 đ là có một giò lan đẹp để chơi. Chơi lan không phải là khó, cây lan cũng không phải khó tìm.

Ở Thành phố, đất chật người đông, diện tích nhà để ở đã ít, còn đâu chổ để mà trồng lan. Vậy mà vượt lên tất cả, nhiều nhà phố trồng lan với đủ kiểu: dưới mái hiên, bancông, sân thượng, giếng trời,…Tuy nhiên môi trường trồng lan nhà phố có nhiều nhược điểm: ít ánh sáng, nóng, gió nhiều, chật,…

Vì vậy qua bài viết này, mong rằng các bạn có thể giảm thiểu nhược điểm, phát huy ưu điểm làm cho ngôi nhà của bạn lúc nào cũng có hoa nở quanh năm.

1. Vì sao trồng hoa lan?

- Cây lan chịu được khí hậu khắc nghiệt, dễ sống, khó chết. Nhiều giống lan chịu được khí hậu nóng (Dendro, Cat), lạnh (Vũ nữ, Cat). Cây lan nếu được chăm sóc tốt, khoảng 3-7 ngày không tưới nước cây vẫn sống bình thường (phù hợp cho những gia đình trồng lan mà phải đi du lịch dài ngày).

- Cuộc sống quá nhiều lo toan, mỗi ngày đi làm về, nhìn cây lan phát triển, ra rể, ra chồi, ra hoa, mọi cảm giác mệt mỏi như tan biến hết.

- Liên hệ về cuộc sống của cây lan và cuộc sống con người có nhiều điểm tương đồng (nhân sinh quan). Con người cần thức ăn, nước uống, môi trường thế nào thì cây lan giống như vậy. Nếu nước uống cho con người bị chua, nhiễm phèn thì cây lan cũng chê! Nếu bạn ra ngoài sân trồng lan, nóng quá, không chịu nổi phải vào nhà thì cây lan cũng đang vậy, nó cũng không chịu nổi, tuy nhiên nó không có chân. Nếu bạn chịu khó liên tưởng với cuộc sống con người với cây thì bạn sẽ tránh nhiều điều đáng tiếc cho cây lan nhà bạn.

- Trồng lan có đam mê (nghiện), với mỗi ngày mong tìm tòi, khám phá, rút kết kinh nghiệm, giao lưu,… vì vậy sẽ giảm bớt thời gian vào những công việc khác (ăn nhậu, bài bạc, chơi game).

- Chơi lan kinh phí khá ít hơn so với các thú vui khác (chơi chim, chơi cá,…).

- Nếu trồng tốt, có thể bán, thanh lý lan lấy tiền mua loại lan khác.

- Và còn nhiều lý do khác nữa, mong bạn khám phá ra và gởi email về cho mình để bài viết càng hoàn thiện hơn.

Một bể chứa nước nhỏ sẽ bổ xung độ ẩm cho các cây lan
2. Trồng lan nhà phố có nhược điểm nào? Cách khắc phục ra sao?

* Nóng: quá nóng làm cho cây khô lại, thiếu nước. Cây lan bị khô lại do thiếu nước thì rất khó để làm cho cây căng lại. Tưới nhiều nước vẫn không cải thiện được nhiều (mà đa số chủ nhân cây lan đi làm nên cũng khó tưới được nhiều nước). Tưới nước sau khoảng 30 phút sau chậu lan khô queo (do gió và nóng).

Cách khắc phục:

- Mỗi lần tưới nước thì phải tưới thật đẫm, tưới đi tưới lại nhiều lần, rờ chậu lan thấy mát lạnh, rễ lan căng lên do no nước.

- Dưới nền nhà trồng lan nên đặt những tấm thảm để giử nước trong đó, làm cho môi trường mát mẻ, không bị thiếu hơi nước.

- Giá thể trồng lan phải giử ẩm tốt như: sơ dừa, bột dừa, than nhuyễn, dớn mềm,… Chậu trồng lan phải to hơn so với cây lan. Trên mặt trên chậu, nên kín mặt bằng những giá thể nhuyễn, để tránh tình trạng bốc hơi nước nhanh.

- Nên mua những chậu lan to khoẻ, giá thể nhiều, giử ẩm tốt. Cây sẽ bắt nhịp rất nhanh với môi trường nóng, và sẽ cho ra hoa nhiều.

- Hướng Tây nên che 2 lớp lưới để tránh ánh nắng có nhiệt độ cao do nắng chiều gây nên. Chú ý: lưới càng xa chậu lan thì càng giảm nhiệt độ.

- Nên treo sát chậu lan với nhau để cây đỡ thoát hơi nước, dễ tạo cộng đồng có hơi ẩm.- Khoảng cách từ lưới đến chậu lan khoảng tầm 2m, nếu gần quá thì sẽ rất nóng cho cây. Từ dưới đất lên đáy chậu khoảng 50-70cm, nếu cao quá thì cây dễ bị nóng và mau khô.

- Nếu thấy chậu lan lên rêu nhẹ là đạt vì chậu lan ít bị khô, đủ nước, thích hợp cho lan sinh sống và phát triển.

- Trồng những cây lan có thân giử nước tốt như: hoàng hậu, vũ nữ, dendro (lan đa thân). Thì bỏ tưới nước vài ngày không ảnh hưởng đến cây lan lắm.

- Mua hệ thống phun sương, giá khoảng tầm 2tr (20 đầu phun). Vào lúc nóng, ta mở phun sương, làm cho nhiệt độ hạ xuống, độ ẩm tăng.

Hệ thống phun sương tự động sẽ giúp bạn trong những ngày nắng nóng
* Gió: quá nhiều làm cho cây mau khô nước, lắc lư, không cố định được chậu cây.

Cách khắc phục:

- Che chắn bên có hướng gió nhiều, mùa lạnh nên che hướng Bắc (các tỉnh ngoài Bắc nên che 100%). Có thể dùng 2 lớp
lưới để che. Trồng cây kiểng lá nhiều để che là biện pháp tốt, như là: cau, dừa kiểng,…

- Đặt chậu lan bằng mặt với lan can sân thượng để lan can che gió cho chậu lan.

- Cột chặt cây vào chậu. Khi cây lan chưa bán rể chặt vào chậu thì đặt nơi gió ít, mát.

Cần có lưới che chắn xung quanh để hạn chế gió, gió sẽ làm mất độ ẩm cho lan và cũng lay động lớn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
* Ánh sáng: do trồng lan ở Bancông, thềm nhà, giếng trời, nên đa số cây không được hưởng nhiều ánh sáng, làm cây sinh trưởng chậm, lá nhỏ, ngọn cây cong quẹo.

Cách khắc phục: do ảnh hưởng địa thế nên khá khó khắc phục. Tuy nhiên có thể khắc phục như sau:

- Trồng hoặc mua cây khoẻ mạnh, chậu to, giá thể giử ẩm (như đã nói ở trên) về đặt. Thì lúc đó cây lan đã to khoẻ nên có sức chịu đựng cao.

- Dùng kính để tạo thêm ánh sáng khi mặt trời đã đi qua.

- Cây to, phát triển hoàn chỉnh thì đặt ở nơi có ánh nắng buổi chiều, cây sẽ ra hoa rất siêng.

- Cây con thì đặt nơi ánh nắng buổi sáng, chồi mầm sẽ phát triển mạnh.

3. Trồng lan nhà phố có ưu điểm ra sao?

- Vì tưới nước nhiều nên cần nhiều gió và nắng để bốc hơi nước, không gây úng cây.

- Nắng nhiều làm cho cây quang hợp tốt, phát triển mạnh, cứng cáp.

- Có gió nhiều làm cho cây ít bị bệnh, sâu.

- Che chắn và tưới nước nhiều cũng làm cho ngôi nhà bạn cũng mát mẻ hơn.

- Trồng lan khá nhẹ nhàng nên phù hợp với công việc mang tính chất thư giản. Thay chậu, bưng bê cũng dễ dàng hơn những chậu kiểng nhiều. Vì không trồng bằng đất nên ít gây dơ nền sân.

- Diện tích ít nhưng có thể trồng được nhiều chậu lan, vì vậy lúc nào cũng có hoa để ngắm!

4. Cách bón phân và thuốc và chăm sóc lan ở nhà phố:

Sau khi đã khắc phục nhược điểm, hiểu rõ ưu điểm thì cần bón phân và trừ nấm, sâu bệnh như sau:

- Do cung ứng đủ nước, nên cần bón phân tan chậm để khi không có thời gian bón phân, cây vẫn phát triển bình thường.

- Mỗi tuần bón phân NPK (30-10-10, 20-20-20) 1 lần.

- Mùa mưa dùng thuốc trừ nấm 2 tuần 1 lần (do thoáng gió nên thời gian có dài hơn trồng dưới đất). Mùa nắng thì 1 tháng 1 lần.

- Trừ sâu thì mùa mưa 1 tháng 1 lần, mùa nắng 2 tuần 1 lần.

- Có thể pha phân NPK chung với thuốc trừ nấm, trừ sâu để tưới 1 lần (đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì).

5. Những lỗi gặp phải khi trồng lan nhà phố:

- Trồng lan trên gỗ làm cho cây không giử được nhiều nước, cây phát triển chậm.

- Tưới nhiều sợ lan bị thối chết: ai mới vô trồng lan đều được khuyên là nên tưới nước ít, nếu không cây lan sẽ bị thối chết. Nhưng trồng lan nơi có nhiều ánh sáng, nóng, gió thì ít tưới nước thì chỉ làm cho cây chết dần chết mòn mà thôi. Tuỳ môi trường cụ thể mà có cách tưới nước, chăm sóc khác nhau. Giống như con người vậy, trưa nắng nóng thì phải uống nước nhiều để bù nước, thì cây lan cũng vậy thôi.

- Thích ra hoa thường xuyên mà không xem sức khoẻ cây. Khi cây lan còi cọc, chồi mầm lên thành cây yếu (cây con thấp hơn cây mẹ nhiều) thì khi ra hoa mà giử lại thì cây lan mỗi ngày sẽ yếu hơn. Chỉ chơi hoa khi cây sinh trưởng mạnh, bộ rễ tốt.
Theo Mai Huy - Chăm sóc lan

Chia sẻ kinh nghiệm trồng Lan trên sân thượng

Chia sẻ kinh nghiệm trồng Lan trên sân thượng

Trên sân thượng thừa nắng, thừa gió, nóng, khô...nói chung không phải nơi lý tường để trồng lan, vậy muốn khắc phục phải làm thế nào, mời mọi người chia sẽ kinh nghiệm cùng tác giả.

Các thành phố tình hình chung đất chật người đông, không gian chật hẹp, muốn trồng cây gì đều phải tính toán,giải pháp hay nhất là lên sân thượng lập giàn, nhà ai có mái tôn thì dỡ mái, che lưới, nhà ai có mái bằng thì đục mái dựng giàn lên trên nóc..v..v...

Công việc đầu tiên và quan trọng nhất cho bất cứ giàn lan nào là phải che lưới, ở dưới đất che một kiểu, một loại lưới, ở trên sân thượng bắt buộc phải che một kiểu khác, loại lưới thưa hay mau dùng cho sân thượng lại phụ thuộc vào vị trí giàn lan, có bị các nhà xung quanh che lấp không, che bao nhiêu mặt,hướng chính là hướng nào? môi trường xung quanh nơi mình sinh sống ra sao?

Kinh nghiệm trồng Lan trên sân thượng

- Thường thì hướng Đông Nam dùng loại lưới thưa hơn Hướng Tây nam, hướng Đông Bắc dùng loại lưới mau hơn hướng Tây bắc, hướng Đông Nam có gió nhiều vào mùa mưa, dùng lưới thưa luôn luôn tạo độ thông thoáng cho vườn

- Hướng Tây nam nắng nhiều vào mùa hè dùng lưới giảm sáng nhiều (70-80%), giảm nhiệt cho vườn

- Hướng Đông bắc gió lạnh rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc vào mùa đông, mùa hè thì nắng gay gắt nhất vào lúc trưa cũng phải dùng lưới gảm sáng nhiều (70%), thậm chí mùa đông còn phải che thêm bằng nylon

- Hướng tây bắc ít gió nhưng mỗi khi có gió thì lại là những cơn gió khô, trồng cây ở hướng này phải kỵ những loại đơn thân, chỉ thích hợp với một số loại hoàng thảo

- Sau khi che lưới rồi thì đến công đoạn tạo vùng tiểu khí hậu cho vườn, sao cho nhiệt độ bên trong lưới và ngoài lưới chênh lệch nhau ít nhất từ 3-5 độC, độ ẩm chênh lệch từ 5-10% thì mới đạt yêu cầu tối thiểu để trồng lan

Tạo vùng tiểu khí hậu (tạo môi trường sống) cho vườn cũng có nhiều cách, cách đơn giản nhất là tận dụng tất cả cái gì đựng đựng nước trong nhà, đổ đầy nước vào để dưới mặt sàn để hơi nước bốc hơi tạo không khí mát cho vườn, cũng có thể mua ít thùng xốp đựng hoa quả, hoặc những khay xi măng, bề xi măng dùng trong xây dựng, đổ nước vào hoặc cho thêm ít xỉ than tổ ong(một cục xỉ than đập ra làm 3,làm 4) lẫn với nước, mấy cách này dễ làm, dễ kiếm nhưng có một nhược điểm là nơi nào có nắng nhiều dễ mọc rêu, về nguyên tắc thì càng nhiều rêu càng có độ ẩm cao,nhưng nhìn tổng thể không được mỹ quan cho lắm nên có thể làm theo một cách khác nữa là vẫn với các loại vật dụng như trên chúng ta chỉ bỏ xỉ than vào,đổ nước giữ ẩm vừa phải rồi trồng các loại cây có lá dày, tỏa nhiệt tốt vào, sao cho khi nhìn thấy chúng ta có cảm giác như là dưới mặt đất vậy.

Việc lựa chọn hướng, lựa chọn vị trí đặt cây bố trí thêm các khay nước để tăng độ ẩm là điều không thể thiếu khi trồng lan trên sân thượng
Chọn cây thích hợp để trồng trên sân thượng:

- Trên sân thượng tuy thời tiết khắc nghiệt hơn so với dưới mặt đất nhưng lại có một số ưu thế vượt trội như ánh sáng, tỷ lệ quang hợp,độ thông thoáng hơn nên phù hợp với khá nhiều loại lan như giáng hương, đai châu,vũ nữ, Den công nghiệp, vanda, phần lớn các loại hoàng thảo và đặc biệt với tất cả các loại cattleya

- Về cattleya thì tùy từng vị trí vườn so với điều kiện khí hậu vùng xung quanh có thể treo cao, treo thấp ngang tầm mắt nhìn hoặc để trên giá sắt ngang thắt lưng người, theo thời gian thấy tốc độ cây phát triển như thế nào? Chúng ta sẽ tự điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi của cây, thời kỳ của cây trong năm..v..v...

- Riêng tôi thì phân làm 3 cấp, chưa kể cây mới tách chiết để chế độ riêng

- Giá sắt ngang thắt lưng là tầm thấp nhất là nơi để những cây vừa hết hoa, cần một khoảng thời gian nghỉ, những cây tách chiết rễ mới bám giá thể, những cây chỉ có 2-3 cọng cần độ ẩm cao để nhanh phát triển số lượng, kích cỡ giả hành

Lựa chọn đúng loại cây để trồng cũng là việc quan trọng, thường các giống lan ưa nóng nắng sẽ là lựa chọn cho những tầng trên cùng hoặc những vị trí nhiều nắng, các cây khác trồng tầng thấp hơn
Tầng thứ 2 tôi để ngang tầm mắt nhìn là những cây 4-5 giả hành trở lên, rễ đã bám chặt chậu, cây đang độ phát triển ổn định, khu này mùa hè che thêm một lần lưới vì ở ánh sáng hướng Tây là chủ yếu

Tầng trên cùng chỉ che một loại lưới 70% quanh năm, treo các loại cây đến thời kỳ ra hoa, những cây đã báo mèo, báo nụ, những cây to hơn 10 giả hành

Với các loại lan rừng nguyên bản và một số loại lai gần với hàng nguyên bản tôi cũng xếp theo tầng lớp ,thứ tự trên dưới, trong ngoài tùy theo đặc điểm sinh trưởng phù hợp với yếu cầu quang hợp của từng loại

- Trên cùng,ngoài cùng hướng Tây là các loại Kiếm lá cứng hoa thòng,các loại vanda rừng và lai, một số loại đen lai

- Thấp hơn(ngang tầm mắt nhìn) nhưng cũng ở ngoài cùng hướng Tây là các loại giáng hương rừng và lai

- Ngang hàng với giáng hương nhưng ở giữa vườn là các loại đai châu rừng và lai

- Thấp hơn đai châu là một số loại ưa mát có xuất xứ từ những vùng cao cần độ ẩm nhều như Taay bắc, Tây nguyên

- Dưới tý nữa là các loại hoàng thảo lông đen, các loại lan rừng mới ghép, các loại lan rừng vào mùa nghỉ, trừ các loại hoàng thảo cần cắt nước để khu riêng

- Dưới cùng ngang với khu trồng cây môi trường là hài và một số địa lan

- Tôi chỉ chụp một góc vườn để tham khảo

Cánh phượng để ngoài cũng hướng Tây 100% nắng rễ bám cả vào tường

Den nắng để ngoài cùng hướng Nam rễ cùng bám cả vào tường

Riêng về các loại hoàng thảo, cao nhất là các loại kiều,ngoài cùng hướng Nam 100% nắng là hoàng thảo Thái bình

Dưới cùng là những loại mới ghép

Cuối cùng khu mát nhất,hướng Đông nam, hướng Bắc phải che thêm nylon vào mùa Đông là khu trồng địa lan thực ra địa lan trồng trên sân thượng vất vả hơn dưới đất rất nhiều,  bản thân tôi năm qua trồng địa cũng không được tốt lắm vì tuy hướng Đông nam thoáng và mát nhưng nhiều khi mùa hè vào nhũng ngày oi ả và nắng gắt ngay từ lúc sáng sớm nắng cũng có thể làm cháy lá địa lan nếu xung quanh đó thưa cây treo và cây môi trường, những ngày oi nóng cũng rất khó làm dịu đi không khí xung quanh khu trồng địa liên tục nhiều giờ trong ngày trừ phi dùng máy phun sương với tỷ lệ cao hoặc che lưới kín hơn nữa,giảm sang nhiều hơn nữa vào mùa hè may ra mới khắc phục, thôi đành để sang năm điều chỉnh lại vì mới trải qua một năm 4 mùa 8 tiết mới biết được ưu nhược điểm để rút dần ra cách trồng.
veyforchirds-vnorchirds

Lan Disa và cách trồng

Lan Disa và cách trồng

Là địa lan thân thảo, với thân hình cầu, hình trứng hoặc hình ê-lip. Lá mọc hoặc là trên thân đang mang hoa hoặc là trên các chồi đã cằn.

Tên Việt: Chưa tìm thấy.

Tông: Diseae

Tông phụ: Disinae

Phân bố: Khoảng 160 loài ở miền nhiệt đới châu Phi và Đông Phi, với 1 loài ở Arabia và 4 loài ở Madagsacar và quần đảo Mascarene

Là địa lan thân thảo, với thân hình cầu, hình trứng hoặc hình ê-lip. Lá mọc hoặc là trên thân đang mang hoa hoặc là trên các chồi đã cằn. Vòi hoa không phân nhánh, có từ 1 đến nhiều hoa, hoa nổi bật. Các lá đài không theo quy ước, lá đài sau trông giống cái cựa, thường thì nó làm thành cái mũ chụp đầu, hai lá đài bên phẳng. Các cánh hoa nhỏ hơn, đôi khi có phân thùy, thường thì ẩn mình bên trong cái mũ chụp. Môi hoa có khi hình đai (strap), nhưng cũng có khi có xẻ thành tua sâu. Trụ hoa ngắn, nắp phấn hoa đứng thẳng, nằm ngang hoặc đối diện so với đầu nhụy nằm dưới nó. Khối phấn 2.

Sau khi phân tích ADN, một số loài trước kia được phân thành một giống riêng như Monadenia và Herschelianthe (cùng loài Herschelia) nay được đưa cả vào giống Disa.

CÁCH TRỒNG

Disa bao gồm nhiều cây rất đáng yêu, nhưng chỉ có một số loài thường được trồng là những loài luôn giữ được màu xanh có liên hệ đến loài Disa uniflora. Đây là những loài ưa trồng nơi mát, chúng có nhu cầu trồng ngoài trời nhưng không phải dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Chúng có nhu cầu được giữ ẩm quanh năm, dù vậy khi cây đang phát triển thì cần tăng cường tưới nước. Một số nhà trồng lan đã đặt ống tưới nhỏ giọt thẳng vào chậu lan. Các cây thuộc giống Disa có thể trồng thành công nếu như ta dùng rêu nước, có hoặc không có đá trân châu (loại đá ngậm nước), cùng với sỏi lấy từ sông để chúng thoát nước tốt. Chúng có thể hấp thụ tốt nhưng cũng không nên bón nhiều phân. Những loài lan lai từ Disa uniflora cũng trồng cùng cách như vậy.

Những cây phát triển mạnh vào mùa đông mang về từ khu vực mưa nhiều về mùa hè ở Nam Phi, như loài Disa sagittalis, có thể được trồng ở lòng chảo với các chất trồng sao cho thoát nước tốt. Khi tưới cần lưu ý đến chồi xanh mới xuất hiện. Sau khi đã ra hoa, cây sẽ chết, cần giữ khô cho đến khi thấy chồi mới hình thành, chỉ cần tưới nhỏ giọt để đề phòng chồi mới bị chết.

Những loài thuộc khu vực nhiệt đới và rụng lá theo mùa thì ít khi được trồng, một phần là do chúng khá khó trồng, một phần là cũng khó tìm thấy chúng. Những loài mà đã từng đưa vào giống Herschelianthe (thí dụ như Disa baueri) là những cây đẹp, với hoa màu xanh dương và cái môi có xẻ tua sâu. Những loài này có trồng ở Nam Phi nhưng ít thấy nơi nào thành công.


Lan đất Disa uniflora

Lan đất Disa uniflora

Disa uniflora thường nở vào mùa xuân và mùa hạ, hoa có các sắc thái cam khác nhau đôi khi là màu hồng, vàng hoặc hiếm khi là màu trắng, mỗi nhánh có thể nở từ 4 -5 bông

Trong số họ phong lan, có một loài lan đất xuất xứ từ Nam Phi, không có giả hành, thân không phân cành, có nhiều màu sắc khác nhau và đặc biệt, chúng có cánh môi ngược với các loài phong lan khác, đó chính là lan đất Disa. Và lan đất Disa uniflora nổi tiếng trong chi này vì chúng phổ biến hơn các loài khác.

Disa uniflora thường nở vào mùa xuân và mùa hạ, hoa có các sắc thái cam khác nhau đôi khi là màu hồng, vàng hoặc hiếm khi là màu trắng, mỗi nhánh có thể nở từ 4 -5 bông…Disa uniflora thường mọc gần thác nước, xung quanh những nơi ẩm ướt, thân dài, lá mọc xen kẽ và cây vươn cao, chúng được thụ phấn bởi côn trùng là loài bướm “Pride Butterfly - Aeropetes tulbaghia” thường xuất hiện trên các vùng núi ở Nam Phi.




 

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Hoa lan có hình mặt khỉ Dracula Simia

Hoa lan có hình mặt khỉ Dracula Simia

Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thích thú hoặc sợ sệt khi nhìn thấy giống phong lan kỳ lạ và có hình dáng giống mặt khỉ này ở trong rừng.

Tên khoa học của loài hoa này gồm hai phần: Dracula nghĩa là “ma cà rồng”, bởi những loài lan thuộc chi này đều có hoa trông rất kỳ dị, dễ khiến người ta liên tưởng tới quỷ hút máu với chiếc nanh sắc nhọn Dracula. Simia có nghĩa là “khỉ” trong tiếng Latin.

Loài phong lan này được nhà thực vật học Luer đặt tên vào năm 1978.

Chúng thường sinh sống ở những khu rừng rậm nhiệt đới có độ cao từ 1.000m-2.000m ở các nước Trung và Nam Mỹ như Peru, Colombia và Ecuador nên rất ít người được tận mắt chứng kiến hình dáng kỳ lạ của nó.

Hiện tại có khoảng 120 loàn trong chi Dracula đã được phát hiện, hầu hết trong số đó được tìm thấy tại Ecuador.

Những bông hoa lan Mặt khỉ không nở vào mùa nào nhất định, chúng chỉ cần những nơi có khí hậu ẩm ướt để khoe sắc rực rỡ. Vì vậy, có thể nói rằng giống hoa Dracula simia nở quanh năm, vào bất kỳ thời điểm nào thích hợp.

Nhiều người nói rằng lan Mặt khỉ có mùi hương rất hấp dẫn như mùi cam chín.

Lan Mặt khỉ khó sống trong môi trường kín và không gian hẹp bởi vậy, nếu muốn trồng loại cây này thì nên tìm không gian thoáng đãng để chúng phát triển tốt nhất. Những người sở hữu loài lan này phải cực kỳ kiên nhẫn và tận tâm, đồng thời có hiểu biết về điều kiện sinh tồn của chúng.

Giống lan này rất hiếm do chưa thể ươm được giống nên giá thành của chúng không hề rẻ một chút nào. Nhiều người đã từng mang mẫu lan Mặt khỉ về trồng nhưng tỉ lệ thành công là không cao.

Khi lần đầu nhìn thấy, giới khoa học không khỏi ngỡ ngàng khi thấy những bông hoa có khuôn mặt của loài động vật linh trưởng, thậm chí chúng cũng có những biểu hiện cảm xúc buồn, vui như con người.

Cách đây vài năm, khi những hình ảnh đầu tiên của loài lan Mặt khỉ xuất hiện trên internet, nhiều người nghi ngờ rằng đây chỉ là hình ảnh đã qua chỉnh sửa bằng photoshop.

Loài Lan có tên ác quỷ Dracula

Loài Lan có tên ác quỷ Dracula

Với địa hình phức tạp của Columbia nên các nhà lan học đã tìm thấy một loài hoa lan có cấu trúc hình thể rất kỳ quái, huyễn hoặc. Mới thoạt nhìn loài lan này giống như khuôn mặt của ác quỉ Dracula trong tác phẩm ác quỉ Dracula của tác giả Bram Stoker. Vì vậy loài lan này được đặt tên là Dracula

Colombia là một quốc gia tại Nam Mỹ. Colombia giáp Venezuela và Brasil về phía đông; giáp Ecuado và Peru về phía nam; giáp Đại Tây Dương phía bắc, qua biển Caribbe; và phía tây giáp Panama và Thái Bình Dương. Colombia là quốc gia duy nhất ở Nam Mỹ giáp cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Bề mặt địa hình Colombia khá phức tạp. Phía tây đất nước là phần đa dạng nhất. Bắt đầu từ bờ biển Thái Bình Dương ở phía tây và dời về phía đông ở vĩ độ 5 độ bắc, một dải liên tục các hình thể địa hình nối tiếp nhau. Ở cực tây là những đồng bằng thấp ven biển Thái Bình Dương hẹp và đứt quãng. Dãy núi lớn nhất phía tây, Cordillera Occidental, là một dải núi với độ cao trung bình, đỉnh cao nhất lên tới 4.000 m (13.000 ft). Châu thổ Sông Cauca, một vùng nông nghiệp quan trọng với nhiều thành phố bên trong, chia cắt Cordillera Occidental khỏi dải Cordillera Central to lớn. Nhiều núi lửa phủ băng tuyết tại Cordillera Central với các đỉnh cao hơn 5.500 m (18.000 ft).

Dải đất vắt ngang đất nước này không bao gồm hai vùng của Colombia: các vùng đất thấp ven biển Caribbea và Sierra Nevada de Santa Marta , cả hai đều nằm ở phía bắc đất nước. Vị trí gần đường xích đạo của Colombia gây ảnh hưởng tới thời tiết nước này. Các vùng đất thấp thường nóng. Những ảnh hưởng độ cao trên nhiệt độ rất lớn. Nhiệt độ giảm khoảng 2 độ C (3.5 độ F) với mỗi 300-meter (1.000-foot) tăng độ cao so với mực nước biển.

Địa hình Colombia đa dạng hơn bất kỳ một quốc gia nào khác tại Mỹ Latinh. Nước này là một phần của "Vành đai núi lửa" Thái Bình Dương, một vùng đặc trưng bởi những trận động đất thường xuyên và những vụ phun trào núi lửa quanh năm. Ở nơi đây các mùa trong năm không rõ rệt, quanh năm có nhiều sương mù và mây phủ, ngày dài hơn đêm.

Với địa hình phức tạp của Columbia nên các nhà lan học đã tìm thấy một loài hoa lan có cấu trúc hình thể rất kỳ quái, huyễn hoặc. Mới thoạt nhìn loài lan này giống như khuôn mặt của ác quỉ Dracula trong tác phẩm “ác quỉ Dracula” của tác giả Bram Stoker. Vì vậy loài lan này được đặt tên là Dracula. Chúng được tìm thấy nhiều nhất ở vùng viễn Tây nước Columbia và Ecuador.  Có hơn 100 loài khác nhau mọc ở vùng cao nguyên nằm trên đường xích đạo. Để thích ứng với môi trường này loài lan Dracula phải trải qua nhiều thế hệ sinh tồn và phát triển đến ngày nay.

* Hình thể của lan Dracula: Mặt lá của nó lúc nào trông như sũng đầy nước. Hình dáng của hoa với hai cánh hoa biến dạng rất nhỏ nhìn như đôi mắt, ba đài hoa thì rất to.

Số lượng của loài Dracula đã được nhân giống và lai tạo rộng rãi, loài này lai với loài Masdevallia cho ra loài mới là Dracuvallia.

* Cách trồng: Loài lan này cần điều kiện thời tiết ẩm ướt và lạnh, khi nhiệt độ tăng đột ngột sẽ làm cây chậm phát triển và có thể sẽ chết đi. Nhiệt độ ban ngày không quá 26 độ C và ban đêm là 12 độ Crất thích hợp với chúng.

Dracula là loài lan dễ trồng, phát triển nhanh, do chúng có nhiều màu sắc và đa dạng chủng loại nên được nhiều người ưa chuộng, nhưng đòi hỏi cần phải có sự chăm sóc kiên trì. Khi trồng phải liên tục tạo ẩm độ cao, ánh sáng yếu. Hầu hết loài này được trồng với giá thể sphagnum (rêu, dớn mềm) là thích hợp nhất.

Dracula trồng trong chậu có lỗ thoáng phần đáy, treo lơ lửng với độ che sang 70% sẽ làm cây dễ ra hoa. Không nên để ánh sang trực tiếp của mặt trời sẽ làm hại cho loài lan này. Ngoài ra cũng có một cách trồng khác đó là người ta trồng chung quanh hàng rào nhà, cây vẫn đẹp, phát triển mạnh và cho ra hoa đều đặn.

Do hình dáng hoa Dracula có dáng hoa đẹp, to, đặc sắc và kỳ quái nên chúng được nhiều nhà sưu tập ưa chuộng. Hoa sẽ mau tàn nếu nhiệt độ tăng cao, do đó ta phải theo dõi và làm giảm nhiệt độ xuống bằng cách tưới thêm nhiều nước thật lạnh và tạo thêm vòi phun sương.

Tóm lại chính vẽ đẹp kỳ quái của nó làm chúng ta liên tưởng đến khuôn mặt xấu xí của loài ác quỉ Dracula, nhưng càng ngắm nhìn chúng càng lâu chúng ta sẽ phát hiện ra vẽ đẹp duyên dáng không kém phần huyền bí của loài lan này.

Sau đây là một số loài Dracula tiêu biểu: Dra. Chimacra, Dra. Polyphemus, Dra. Quasimodo, Dra. Café Mocha. Đây là dòng lai giữa Dra. Quasimodo và Dra Tabeana. Hoa màu vàng với những chấm nhỏ màu đỏ.

Dra. Velutina. Mọc ở vùng cao nguyên Columbia. Hoa nhỏ, lá hẹp, hoa màu trắng, xen kẽ màu tím đậm ở đài hoa. Hoa nở lien tục từ mùa xuân đến mùa hè.

Dra. Tubeana. Mọc ở vùng Ecuador. Hoa trung bình màu trắng sữa, đài hoa viền đỏ nâu có long tơ rất mịn, nở vào mùa xuân.


Nguồn: hoiquanthuonguyen.com

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Lan Stanhopea

Lan Stanhopea

Thông thường loài lan này nở hoa vào tháng 6, tháng 7 dương lịch tùy theo khí hậu. Tuy hoa chỉ tồn tại được 3 ngày, nhưng một chậu lớn có 7-8 dò hoa, có thứ cùng nở đồng loạt như Stanhopea jenishiana với 7-8 hoa, có giống lại nở dần dần từng dò một cho nên thời gian có hoa kéo dài cả tháng.

Người Việt chúng ta thường không ưa những bông hoa sớm nở tối tàn, ví như người con gái hồng nhan bạc mệnh.

Nhưng tôi lại thích những giống lan Stanhopea viết tắt là Stan. mặc dầu cây này hoa nở chỉ được 3 ngày là tàn. Bởi vì hình dáng thực là lạ lùng, khác biệt, hoa khá lớn từ 8-15 phân, mỗi chùm 5-7 chiếc, thoạt trông giống như con chim với đôi cánh lớn và hai con mắt đen nhánh, mầu sắc rực rỡ huy hoàng có vàng có nâu có đen có trắng. Hương thơm thực là ngào ngạt có lẽ không một loài lan có thể sánh bằng, thơm mùi vani trộn lẫn với súc cù là hay nhiều thứ gia vị ngon ngọt trộn lẫn với nhau đứng xa 4-5 thước vẫn còn ngửi thấy.

Thông thường loài lan này nở hoa vào tháng 6, tháng 7 dương lịch tùy theo khí hậu. Tuy hoa chỉ tồn tại được 3 ngày, nhưng một chậu lớn có 7-8 dò hoa, có thứ cùng nở đồng loạt như Stanhopea jenishiana với 7-8 hoa, có giống lại nở dần dần từng dò một cho nên thời gian có hoa kéo dài cả tháng.

Riêng cây Stanhopea Ronsard lai giống giữa 2 cây Stanhopea occulata và Stanhopea wardii của tôi lại nở lai rai từ tháng 6 cho đến tháng 12-2010.

Stanhopea là một loài lan của các xứ Nam Mỹ, tên đặt để vinh danh hầu tước Phillip Henry Stanhope thứ 4 (1781-1855), Hội trưởng Hội thảo mộc Medico-Botanical Society tại Luân Đôn. Loài lan này có khoảng chừng 55 giống. Tuy hình dạng khá giống nhau nhưng mỗi giống có một mầu sắc, kích thước, số hoa, cách nở và hương thơm khác nhau.

CÁCH TRỒNG: Stanhopea là một loài lan rất dễ trồng, nhất là đối với khí hậu của miền Nam California hay tại Việt Nam.

ÁNH SÁNG: Lan cần không cần nhiều ánh sáng như Cattleya, nhưng cũng không chịu được nắng trực tiếp vì sẽ làm cháy lá.

NHIỆT ĐỘ: Lan ưa thích nhiệt độ ban ngày vào khoảng 70-85°F (21-29°C) và ban đêm vào 60-65°F (15.6-18.3°C). Tuy nhiên lan có thể chịu nóng tới 90°F (32.2°C) và chịu lạnh tới 45°F (7°C).

ẨM ĐỘ: Ẩm độ thích hợp nhất là từ 50-75%. Nếu quá nóng cấn tăng ẩm độ lên càng cao càng tốt.

TƯỚI NƯỚC: Lan cần tưới nhiều nước khi có cây non và giữ cho cây luôn luôn ẩm ướt như vậy củ mới mập mạp và nhiều hoa. Vào mùa hè có thể tưới hàng ngày. Khi tưới nên tưới trên lá để tránh nạn rệp đỏ (Red spider mites). Mùa Đông nên tưới thưa đi nhưng không được để quá khô. Đầu lá bị cháy nâu là triệu chứng rễ bị quá khô.

THOÁNG GIÓ: Lan không ưa để ở nơi tù túng, không thoáng đãng như vậy lan sẽ dễ bị bệnh và không ra hoa.

BÓN PHÂN: Nên bón phân điều hòa với phân 20-20-20 mỗi tuần 1 lần, với ½ thìa cà phê cho 4 lít nước. sang tháng 4-5 bón với 10-30-20.

THAY ĐỔI GIÁ THỂ: Chỉ thay đổi giá thể khi chậu quá chật hay chất trồng đã mục nát. Lan gần như mọc quanh năm, cho nên thời gian tốt nhất để thay đổi vật liệu nuôi trồng là vào mùa Xuân hay ngay khi hoa vừa tàn. Vì bông hoa này thường chui ra từ đáy chậu, cho nên cần phải trồng trong các rỏ gỗ hay nhựa (basket) hay chậu lưới (wire basket) để nụ hoa dễ chui ra. Cần phải lót chung quanh và đáy châu với rêu (moss) để cho các vật liệu không rơi ra ngoài. Lan có thể trồng với 100% rêu hay với các hợp chất sau: 70% vỏ thông nhỏ, 20% perlite số 3, 5% than vụn và 5% rêu.

Các củ già đã trụi lá, tách ra bỏ vao chậu có chút vỏ thông nhỏ và để trong bóng mát có thể sẽ ra cây con.

Chúc các bạn có những cây lan tuyệt đẹp Hương Sắc Vẹn Toàn.



Westminster 1/2012
Đặng Hoàng Mai

Cách diệt trừ rệp sáp hại lan

Cách diệt trừ rệp sáp hại lan

Đây là giống rệp chỉ có tại Mỹ Châu, sau đó theo các cây lan xuất cảng lan truyền đi khắp thế giới vào thế kỷ thứ 19. Chỉ cần một con rệp cắn vào lá cây để hút nhựa và nhả ra những chất kịch độc sẽ gây ra nhiều đốm mầu vàng, làm cho cây yếu dần và trong một thời gian ngắn chúng sinh sôi nẩy nở sẽ làm cho cây lan còi cọc và chết dần.

Tiến sĩ Paul J. Johnson, Phân khoa nghiên cứu về côn trùng (Insect Research Collection) thuộc trường Đại Học South Dakota cho biết như sau:

Vào năm 1994 các khoa học gia đã tìm thấy tất cả 71 giống rệp có vỏ cứng và mềm bám trên các cây lan và rệp sáp là một giống khó trị và tàn hại nhất trong số 21 giống rệp có vẩy mềm. Giống rệp này đã được khoa hoc gia Victor Antoine Signoret tìm thấy vào năm 1869 tại vườn lan Jardin du Luxembourg tại Paris, Pháp Quốc. Mặc dầu sự tàn hại của nó, nhưng không được ai chú ý đến, mãi cho đến năm 1942 mới được Richard Bohart nghiên cứu một cách tường tận.

Đây là giống rệp chỉ có tại Mỹ Châu, sau đó theo các cây lan xuất cảng lan truyền đi khắp thế giới vào thế kỷ thứ 19. Chỉ cần một con rệp cắn vào lá cây để hút nhựa và nhả ra những chất kịch độc sẽ gây ra nhiều đốm mầu vàng to tới 1 phân và làm cho cây yếu dần và trong một thời gian ngắn chúng sinh sôi nẩy nở sẽ làm cho cây lan còi cọc và chết dần.

Phần lớn những người chơi lan tài tử, trong đó có chính tôi đã là nạn nhân của giống rệp quái ác này. Khi tiên nội bị chứng ung thư và qua đời, vườn lan gần 2000 cây bị bỏ rơi không ai săn sóc trong gần 2 năm trời. Mọi việc tưới bón đều nhờ vào hệ thống tưới nước, bón phân tự động. Khi nỗi buồn đã tạm nguôi ngoai, nhìn vào đám cây vàng úa thì rệp sáp đã tàn phá tới 90% những cây lan mà vợ chồng tôi đã sưu tầm từ 10 năm qua. Những con rệp này bám đầy những cây Cattleya, Laelia, Schomburgkia, Oncidium, Encyclia, Epidendrum, Vanda, Dendrobium chúng không từ một loài nào. Nhưng hình như rệp sáp không mấy ưa thích những cây Paphiopedilum và Phragmipedilum. Tệ hại nhất là những cây Cymbidium, Oncidium và những cây nào có những bẹ lá, rệp không những bám trên lá và còn chui vào nhưng ngõ ngách trong bẹ làm tổ sinh con đẻ cháu trong đó. Hàng trăm cây bị nặng quá không còn hy vọng cứu chữa bị quăng vào thùng rác, những cây còn lại, tôi mang ra cắt bỏ lá, bóc bẹ rồi ngâm vào trong Malathion cũng không diệt trừ được chúng. Sau đó dùng Orthene là một thứ thuốc diệt trùng ngấm vào trong thân lá cây (systemic), mặc dầu hãng chế tạo khuyên phun 4 lần cách nhau khoảng 2 tuần lễ là đủ nhưng tôi đã phun thuốc tới 7-8 lần cũng chỉ vớt một phần nào chứ không tận diệt được.

Sau nhiều lần thử nghiệm với nhiều thứ thuốc khác nhau hay dùng cồn pha với xà phòng và dầu thực vật rệp thỉnh thoảng vẫn còn xuất hiện. Tai hại nhất là rệp đã diệt xong, nhưng nọc độc của rệp vẫn còn tiếp tục xuất hiện trên lá lan mới mọc thành những đốm vàng như trường hợp của cây Coelogyne mooreana (Thanh Đạm Tuyết Ngọc)

Trong bản nghiên cứu Tiến sĩ Paul J. Johnson còn cho hay đời sống của rệp sáp chỉ có khoảng 50 ngày. Rêp mẹ, đẻ khoảng 200 trứng và đẻ xong rồi chết, những cái trứng được che chở trong một vỏ bọc không một thuốc diệt trùng nào vào lọt. Trong vòng một tuần lễ, trứng sẽ nở và những con rệp con sẽ có thể sẽ đẻ trứng trong 3-4 tuần sau tùy theo thời tiết ấm áp hay không. Như vậy chỉ trong một thời gian rất ngắn rệp sẽ sinh sôi nẩy nở mau lẹ. Những con rệp này bò từ lá này sang lá khác, hoặc bị gió thổi từ cây này qua cây khác, nhưng không phải do kiến tha đi vì giống rệp này không tiết ra chất mật mà loài kiến ưa thích như các giống rệp, rầy (Aphid)

Những thuốc diệt trùng thông thường chỉ sát hại được những con rệp, nhưng không thể giết được các ấu trùng còn nằm trong vỏ bọc. Và chỉ vài ngày sau các ấu trùng này lại chui ra khỏi vỏ bọc và tiếp tục sinh sản mau lẹ. Chúng không những sinh sản ở thân, lá, bẹ cây mà còn ở dưới rễ và ngay cả các vật liệu nuôi trồng lan nữa.

Nếu chỉ có một vài cây bị rệp sáp, chuyện diệt trừ rất đễ dàng. Chỉ cần để riêng ra một chỗ và phun thuốc đều đặn là đủ, nhưng nếu có nhiều cây bị rệp đó là chuyện không dễ gì tận diệt trong vòng 3-4 tháng.

Theo các khoa hoc gia có 4 cách diệt trừ:

1. Dùng sâu bọ như Ladybugs, ong, tò vò v.v... nhưng những thứ này không kiểm soát nổi vì rệp sinh sản quá mau lẹ.

2. Dùng các chất không độc hại như xà phòng, cồn, dầu ăn v.v... nhưng dùng nhiều lần những thứ này làm cho lá bị vàng và rụng.

3. Dùng các thuốc có chât hóa học, những chất này có thể độc hại cho con người như Malathion, Orthene, Diazinon v.v... và nếu dùng nhiều rệp sẽ lờn thuốc.

4. Dùng những thuốc có các chất hữu cơ nhưng những chất này không mấy phổ thông, ngoại trừ Neem Oil.

5. Trên thị trường hiện nay có quá nhiều thứ thuốc diệt côn trùng, nhưng chỉ có hiệu quả với các loại rệp xanh, rệp đen (aphids), rệp bông (mealy bugs) v.v...

Theo kinh nghiệm của những người đã từng là nạn nhân của giống rêp quái ác này, muốn tận diệt chúng, cần phải:

1. Vất bỏ những cây đã quá nhiễm nặng, vì khi nọc độc đã ngấm sâu vào trong cây, dù có cứu sống được nhưng cây cũng bị còi cọc.

2. Cắt bỏ các thân cây, củ, lá đã bị nhiễm nặng vì đây là ổ rệp có thể còn sót lại ít trứng.

3. Bóc hết các vỏ bọc thân cây, những bẹ lá quá già thường là những nơi rệp trú ẩn.

4. Lấy bàn chải mềm nhúng vào thuốc diệt trùng chà sát vào những nơi rệp làm ổ.

5. Phun thuốc diệt rệp có chất dầu như Neem oil, Volck oil hay Year Round Spray oil v.v..., bởi vì chất dầu này sẽ làm cho rệp sẽ chết ngạt và ung thối các trứng rệp.

Khi phun thuốc nên vào bưổi chiều hay sáng sớm, không nên phun khi có nắng hay khi nóng tới 100°F (37.78°C), phun cho thật kỹ, từ mặt trên, mặt dưới lá thân cây, bẹ lá và tận gốc rễ. Nếu rệp đã làm ổ trong các chất nuôi trồng, tốt nhất là lấy cây ra khỏi chậu, phun vào gốc rễ rồi đem trồng lại với than, gỗ mới. Cách 1 tuần phun lai một lần và cần phải 4-5 lần mới bảo đảm kết quả phòng khi trứng rệp ơ chỗ thuốc chưa phun tới.

Hy vọng bài này sẽ giúp các bạn một liều thuốc nhức đầu hữu hiệu.



BÙI XUÂN ĐÁNG

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Nuôi cấy mắt cây trong môi trường nuôi trồng (in vitro)

Nuôi cấy mắt cây trong môi trường nuôi trồng (in vitro)

Với kỹ thuật này cho cây lan mới sau này hoa sẽ trông giống cha mẹ chúng.

Chuẩn bị mắt cây



Mắt cây phù hợp là bạn cắt chéo với 1 cm ở trên và dưới mắt của nhánh (cây) hoa. Điều rất quan trọng là dùng dao bén bởi vì dao cùn làm các mô bị tổn thương rất nhiều.
Ưu điểm của kỹ thuật này là cây mới sinh sản sau này hoa sẽ trông giống cha mẹ chúng. Chúng ta dùng kỹ thuật này để nhân giống: Phalaenopsis, Doritis pulcherima, Phaius tankervilleae và Chiloschista lunifera.
Chất dung môi nào bạn xử dụng?
Để khởi đầu phát triển của "mắt ngủ" chúng ta hãy dùng chất dung môi gồm có cytocinins (chất kích thích sinh trưởng - phytohormon). Chúng ta dùng Sigma's P6793 (Phytotechlab P793) (Web site http://www.sigma-aldrich.com/).

Chuẩn bị dụng cụ:

Thiết bị cần thiết:
   
Bếp lò
Nồi nấu nước đường kính miệng 30cm
Đèn cồn (dùng sát trùng dụng cụ)
Bao tay cao su
Nhíp, kẹp (inox)
Dao mổ (inox)
Cái móc lấy hạt lan (dụng cụ cấy chuyền)

Đồ dùng cần thiết:

Ống nghiệm chứa môi trường cấy
Bình cấy (lọ, ống nghiệm...)
Giấy lau nhà bếp (kitchen paper)
Cồn 70%
Thuốc tẩy (như là Clorox) dùng tẩy trùng.
Lọ (hũ) có nắp vặn (như là hũ thức ăn trẻ em - babyfood jar)

Bỏ mắt cây vào lọ (flask):
Ngâm mắt cây đã cắt vào cồn 70% vài giây. Sau đó đặt các mắt cây vào trong nước Oxi già 0,5% (hydrogen peroxide H2O2) trong 30 phút. Kế đó đặt chúng vào trong nước Oxi già (H2O2) 3% trong 15 phút. Sau 15 phút, đặt các mắt cây đã khử trùng (trong ống nghiệm) nằm trên vỉ trong vùng hơi nước sôi (vùng khử trùng). Bây giờ, lấy ống nghiệm và mở ra trên hơi nước sôi. Nắp đậy phải đặt trong miếng giấy nhà bếp (kitchen paper) tẩm cồn. Lấy cái nhíp và khử trùng bằng đèn cồn. Đưa cái nhíp vào vùng khử trùng (vùng hơi nước) và lấy một cái mắt cây đã đức ngâm trong dung dịch Oxi già và đặt nó với phần đuôi vào đắy lọ trong dung môi nuôi.

Kế tiếp, nhúng cái nhíp vào trong nước sôi để rửa sạch các chất dung môi bám vào nhíp và ngâm nhíp vào trong lọ cồn 70%. Đậy ống nghiệm lại (trên hơi nước sôi) và đặt nó trên bàn để dán nhãn. Với ống nghiệm kế tiếp bạn cũng làm giống như vậy.

Gợi ý: Để tạo dung dịch khử trùng có hiệu quả hơn, hãy nhỏ vài giọt nước rửa chén (dish washing solution) vào trong nước Oxi già.

Chăm sóc:


Đặt các ống nghiệm bạn đã làm các mắt cây vào nơi ấm và sáng (khoảng 20°C). Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp bởi vì ánh sáng mặt trời sẽ làm ống nghiệm trở nên nóng bên trong.
Bởi vì kích thước và cấu trúc của các mắt cây làm tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn dùng cách nẩy mầm không cộng sinh (asymbiotic seed germination). Như vậy, điều rất quan trọng là chúng ta phải kiểm soát mỗi ngày trong tuần đầu tiên ,nếu có triệu chứng nhiễm trùng. Nếu bạn tìm thấy nấm hay vi khuẩn, bạn có thể khử trùng n thêm một lần nữa.

Có nhiều mắt cây tiết ra các hợp chất (exudate phenolic compounds) vào trong dung môi nuôi cấy làm đen dung môi nuôi cấy. Các hợp chất tiết ra sẽ giết chết các mắt cây nếu bạn không thay dung môi nuôi mới. Nhiều mắt cây sẽ ngừng tiết ra các hợp chất sau 3 hay 4 lần thay.

Bởi vì kích thước và cấu trúc của các mắt cây làm tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn dùng cách nẩy mầm không cộng sinh (asymbiotic seed germination). Như vậy, điều rất quan trọng là chúng ta phải kiểm soát mỗi ngày trong tuần đầu tiên ,nếu có triệu chứng nhiễm trùng. Nếu bạn tìm thấy nấm hay vi khuẩn, bạn có thể khử trùng n thêm một lần nữa.

Có nhiều mắt cây tiết ra các hợp chất (exudate phenolic compounds) vào trong dung môi nuôi cấy làm đen dung môi nuôi cấy. Các hợp chất tiết ra sẽ giết chết các mắt cây nếu bạn không thay dung môi nuôi mới. Nhiều mắt cây sẽ ngừng tiết ra các hợp chất sau 3 hay 4 lần thay.
Chất điều hoà sinh trưởng (hormones)

Chất điều hoà sinh trưởng là các hợp chất hữu cơ hay nhân tạo mà tác động sự phát triển và nhân giống. Chúng sản sinh trong cây (như phát triển nụ) để kiểm soát sự phát triển.

Auxins: Auxins tác dụng tăng dài các tế bào, phát triển rễ và chồi tự hình thành. Chúng ngăn chận sự phát triển chồi nhánh (điều này chồi bảo đảm tính di truyền ổn định). Auxins thông thường dùng trong môi trường nuôi cấy mô, hoặc là phối hợp với cytokinins lúc tăng dài của thân hoặc không có cytokinins cho bộ rễ.

Cytokinins: trước đây gọi là kinins, đóng vai trò chính trong môi trường nuôi cấy mô để phân cắt tế bào, shoot multiplication và sự tăng trưởng của chồi nhánh. Chúng giúp làm chậm sự lão hóa, và chúng tác động chuyển hoá auxin. Nếu việc nuôi cây quá ốm yếu, tăng lượng Cytokynin sẽ giúp việc nuôi trồng ngắn hơn, thân mần khoẻ chắc.

Gibberellins: là một nhóm của chất liệu thiên nhiên xuất hiện với tác dụng phát triển tế bào và kích thích sự tăng dài của thân. Năm 1926 E. Kurasawa (người Nhật) ghi lại rằng việc nhiễm một loài nấm mốc (tên Gibberella fugikuroi), kết quả là hạt lúa phát triển nhanh hơn bình thường. Chất liệu đó là gibberellic acid, mà sau đó được người ta đã phân lập và kết tinh từ cả nấm mốc và thực vật.
Nguyễn Nam Sách
Phỏng dịch từ bài: 'Node culture'
Website http://www.orchideenvermehrung.a

Nhân giống lan bằng cách giâm cành lan

Nhân giống lan bằng cách giâm cành lan

Đây là kỹ thuật nuôi cấy mắt cây hay còn gọi là kỹ thuật giâm cành, mà ở VN gọi là cấy mô phân sinh.

Từ các chồi mắt (buds) "ngủ" bạn có thể sản xuất ra một hoặc nhiều cây (sinh sản vô tính).

Mắt cây (node) là gì?



Bạn có thể tìm chồi ngủ ở đâu?


Mắt cây có thể tìm thấy như:

Trên thân Phalaenopsis, Doritis và Phaius
Trên thân hành của Dendrobium
Dưới gốc của Cattleya...

Sửa soạn mắt cây


Chúng ta hãy thử làm theo kỹ thuật sau với Phaius tankervilleae và sẽ có kết quả rất tốt. Trong một lớp học, những người tham gia đã nhân giống thành công Phalaenopsis trên bổi rêu (peat, sphagnum moss). Bạn hãy xem hình cây Phalaenopsis ở phần dưới đây:

Một trong những người tham gia lớp học của chúng tôi nhân giống thành công Phalaenopsis trên những bổi rêu.

Cách làm:

Nhúng ướt bổi rêu dưới vòi nước.
Trải rộng trên một cái khay nhựa, đổ lấp đầy khoảng trống giữa những bổi rêu với cát sa thạch (silica) và đổ một ít nước + nước dừa vào trong khay nhựa.
Đặt khay nhựa vào trong lò vi sóng khoảng chừng 3 phút(dể diệt trùng và nấm gây bệnh).
Bỏ một ít rêu (moss) vào trong cát khi đã nguội.
Cắt cành hoa khoảng 3 cm trên và dưới mắt cây.
Lột bỏ các màng bao (bracts).
Đặt các đoạn mắt cây và trong bổi rêu .
Đậy khay nhựa với lớp plastic và đặt khay dưới ánh đèn trồng cây.

Mắt cây phù hợp là bạn cắt 3 cm ở phía trên và dưới mắt của cành hoa. Điều rất quan trọng là phải dùng dao bén, bởi vì dao cùn làm các mô bị tổn thương rất nhiều. Kế đó bạn hãy cẩn thận gỡ bỏ các màng bao.
Cây thường tạo ra các chồi "ngủ" để chắc chắn rằng cây có thể sống còn, nếu chồi ngọn chết đi hoặc bị sâu bọ ăn. Trong một thời dài, khi ngọn lớn lên và sản xuất chất điều hoà sinh trưởng (hormone – kích thích tố) để ngăn cản sự phát triển của các chồi khác trên thân cây. Nếu ngọn chết đi, chất điều hoà sinh trưởng bị thiếu hụt và các chồi "ngủ" bắt đầu phát triển.

 
Giâm cành trên đất

Đặt mắt cây vào trong đất trồng: Đặt mắt cây đã sửa soạn nằm ngang trong đất trồng, mắt cây phải ở phía trên.
Tưới ẩm và đậy khay với lớp plastic giống như trong hình dưới đây.

Chăm sóc: Đặt cái khay với những mắt cây vào nơi sáng và ấm và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Kiểm soát mỗi 3-4 ngày để có độ ẩm đầy đủ.

Cách trồng các loại giống Hồ điệp - Phalaenopsis

Cách trồng các loại giống Hồ điệp - Phalaenopsis

Hồ điệp là một loại lan của vùng nhiệt đới mà sự tăng trưởng của chúng chịu ảnh hưởng của 2 mùa nắng mưa rõ rệt. Tuy nhiên Hồ điệp chỉ xuất hiện ở các vùng rừng ẩm hoặc ven suối. Không có sự biến động đáng kể

Phalaenopsis Blullle, 1825 Họ phụ Vandoideae Tông Vandeae.

Lan Hồ điệp có tên khoa học là Phalaenopsis amabilis là loài lan có hoa lớn, đẹp, bền. Giống Phalaenopsis gồm 21 loài lan phát sinh, ưa nóng có ở bán đảo Mã Lai, Indônêxia, Philipin, các tỉnh phía Đông Ấn độ và Châu Úc.

Lan Hồ điệp được khám phá vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius xác định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linné đổi lại là Epidendrum amabile và 1825, Blume, một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl., và tên đó được dùng cho đến ngày nay.

Đây là giống gồm các loài có hoa lớn đẹp, cuống ngắn gom lại thành những chùm lỏng lẻo : đơn hay phân nhánh. Lá dài và cánh hoa phẳng, trải rộng, thường thì lá đài giống và gần bằng cánh hoa. Môi liên tục, có góc trục kéo dài, vì mang một điểm nhú nhỏ ở gốc, phiến bên trải rộng hay hướng lên một ít, phiến giữa trải ra nguyên vẹn hay có 2 phiến dài, hẹp và có dĩa, những bộ phận phụ có dạng thay đổi : trụ bán nguyệt dày ở bên trên, thẳng hay hơi cong.

Và vô số loài lan Hồ điệp lại đã được lai tạo. Người Tây phương cho rằng Hồ điệp là loài lan thông dụng và dễ trồng nhất cho những người mới bắt đầu chơi lan vì chúng tăng trưởng gọn chắc, dễ ra hoa, mùa hoa kéo dài, nhiều màu sắc, chịu đựng cao với ánh sáng yếu .Với vẻ đẹp khó tin, chúng là phần thưởng cho những người trồng lan kinh nghiệm. Người Việt Nam thì ngược lại, dù là nhà vườn có nhiều năm kinh nghiệm đều quan niệm rằng đây là giống khó trồng nhất trong họ lan. Quê hương của lan Hồ điệp là các nước của vùng Đông Nam á, rừng Việt Nam không có loài Phalaenopsis amabilis, chỉ có 5 loài tương tự được biết là Phaenopsis mannii, Phalaeopsis gibbosa, Phalaenopsis lobbi, Phalaenopsis fuscata và Phalaenopsis cornu-cervi. Tuy nhiên không thấy chúng được trồng phổ biến. Càn cứ vào dữ kiện trên có thể kết luận rằng, điều kiện khí hậu Việt Nam rất thuận lợi cho sự sinh trường và phát triển của lan Hồ điệp. Do đó tìm những nguyên nhân để giải thích sự thất bại của việc trồng lan Hồ điệp ở Việt Nam là điều phải suy nghĩ thận trọng. Vì đây là sơ cơ cho việc trồng thành công loài lan Hồ điệp trong tương lai.


Theo chúng tôi ở những nước phương Tây, tất cả các loài lan đều được trồng trong nhà kính, các yếu tố về khí hậu là lý tưởng, điều kiện vệ sinh được thực hiện một cách nghiêm túc, dinh dưỡng gồm những chất vô cơ không chứa những mầm gây bệnh. Trong khi ở Việt Nam, qui trình trồng các loại lan chưa được phổ cập, kiến thức hiểu biết về sinh học chưa sâu, cộng với điều kiện nóng ẩm của xứ nhiệt đới là môi trường phát triển thích hợp của vô số mầm bệnh của nấm và virut, những cơn mưa nặng hạt rơi thẳng xuống lá và đọt non. Phân hữu cơ cũng là ổ bệnh với các bào tử nấm hại đồng thời lại thiếu thốn các loại thuốc trừ rêu.

Chúng tôi hy vọng rằng, sau khi tìm hiểu và thử nghiệm; bạn sẽ đồng ý với chúng tôi về ý niệm của người phương Tây : " Hồ điệp là loại lan dễ trồng nhất và nếu dinh dưỡng đúng mức khi trưởng thành dường như cây sẽ ra hoa quanh năm" .

1. Nhiệt độ và độ ẩm

Hồ điệp là một loại lan của vùng nhiệt đới mà sự tăng trưởng của chúng chịu ảnh hưởng của 2 mùa nắng mưa rõ rệt. Tuy nhiên Hồ điệp chỉ xuất hiện ở các vùng rừng ẩm hoặc ven suối. Không có sự biến động đáng kể

về ẩm độ giữa mùa mưa và mùa khô nơi Hồ điệp sinh sống, vì thế cây lan Hồ điệp không có mùa nghỉ, mặc dù do sự bất lợi về thời tiết trong mùa khô. Cây Hồ điệp có tăng trường chậm hơn chút ít so với mùa mưa trong điều kiện tự nhiên. Nhiệt độ lý tưởng tối thiểu từ 22ºC – 25ºC vào ban ngày và 18ºC vào ban đêm. Tuy nhiên Hồ điệp là loài lan chịu nóng hơn đa số một số loài khác, do đó nó cũng có thể tăng trưởng khá tốt ở bất cứ nơi nào có nhiệt độ cao hơn tối đa 35ºC vào ban ngày và 25ºC vào ban đêm. Điều lưu ý là nhiệt độ tối thiểu của ngày và đêm là giới hạn quan trọng của lan Hồ điệp. Theo nghiên cứu của De Vries (1953), cây Phalaellopsis schilleriana Ở Indonésia chỉ trổ hoa khi nhiệt độ ban đêm xuống dưới 21ºC. Theo kết quả báo cáo của bà Trần Thanh Vân ( 1974), 2 loài Phalaenopsis alllabỉlis và P. sehilleriana dưới một năm tuổi trổ hoa trong khí hậu dài với điều kiện nhiệt độ 20ºC vào ban ngày và 17ºC vào ban đêm.

Ẩm độ tối thiểu cần thiết là 60ºC với điều kiện ẩm độ này đất nước ta đủ thỏa mãn với những yêu cầu tốt nhất vì đây là ẩm độ của những ngày thấp nhất trong mùa khô.


2. Ánh sáng


Đây là loài lan có biên độ biến thiên khá rộng về ánh sáng, khoảng 5.000-15.000 1m/m2, ánh sáng hữu hiệu cho loài này ở 30%. Vì thế với giàn che có độ che sáng 70% là thích hợp. Đây là loài lan duy nhất, chịu được ánh sáng yếu nhưng thực tế nhu cầu về ánh sáng của chúng cao hơn nhiều vì thế không nên đặt lan Hồ điệp vào chỗ quá râm mát. Ánh sáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và trổ hoa.

Hồ điệp với bộ lá màu xanh đậm chưa phải là một cây lý tưởng cho việc ra hoa, hơn nữa cây trồng trong điều kiện này có khả năng kháng bệnh kém. Cây lan dược đặt nơi có ánh sáng khuếch tán vừa phải với bộ lá màu xanh có ánh nhẹ màu vàng là tốt nhất.

Ở Việt Nam, nếu cây lan Hồ điệp được trồng với 12 giờ chiếu sáng trong ngày, trong đó khoảng 1 – 2 giờ cây nhận được ánh sáng trực tiếp, cây sẽ phát triển tốt.Ít trường hợp cây Hồ điệp bị chết vì nấng, trừ trường hợp bạn dể cây lan phơi nấng trực tiếp suốt quang kỳ 12 giờ chiếu sáng, cây sẽ bị những vết bỏng do cháy lá và đây là cửa ngõ cho sự xâm nhập của nấm bệnh và virus. Tốt nhất là tạo cho Hồ điệp một ánh sáng gần như khuếch tán. Các loại tôn nhựa hoặc vải lưới ni- lông thưa 1mm được dùng với mục đích này quang kỳ 10-12 giờ chiếu sáng.

Nếu chỉ trồng với mục đích tiêu khiển có thể treo chúng ở mái hiên hoặc ban-công nhà với điều kiện ánh sáng hoàn toàn khuếch tán hoặc ánh sáng trực tiếp lên cây khoảng 2 giờ trong ngày cũng đạt được mục đích mong muốn.


3. Tưới nước

Hồ điệp là loài đơn thân, không có giả hành nên không dự trữ nước, hơn nữa diện tích bốc hơi của bản lá khá lớn và chúng không có mùa nghỉ vì thế phải cung cấp cho không một lượng nước đầy đủ và thường xuyên trong suốt năm. Trong mùa mưa mỗi ngày phải tưới cho chúng 2 lần, trừ những ngày có mưa, một lần vào 9 giờ sáng, một lần vào 3 giờ chiều. Tưới như vậy sẽ đảm bảo cây khô ráo khi trời tối vì đọng nước ở nách lá suốt đêm có thể gây ra sự thối rữa. Vào mùa nắng nên tưới cho chúng 1 ngày 3 lần.

Điều kiện thoát nước là tối quan trọng. Hồ điệp không thể chịu được một độ ẩm lắng đọng nhất là ban đêm, vì rất đễ tạo điều kiện cho bệnh thối rữa phát triển. Tốt nhất cứ ba ngày ta nên pha Dithane M45, Maneb, Captan vào trong nước tưới với nồng độ 1/400 để ngừa chứng bệnh nói trên. ồ Nên nhớ, Hồ điệp là loài lan với giá thể và nước tưới có ph khác thấp (PH=5,2) vì thế phải dùng axít phôtphoric để giảm ph của nước.

Ở nước ta, vào mùa mưa Hồ điệp tăng trưởng mạnh hơn, nhưng những giọt mưa nặng hạt cũng không kém phần nguy hiểm vì thế đa số các loại Hồ điệp bị chết do những cơn mưa đầu mùa. Đây cũng là một hình thức tưới của thiên nhiên mà ta không kiểm soát được. Do đó để ngừa tình trạng trên, mái giàn che Hồ điệp nên dùng những tấm tôn nhựa xanh, như vậy sẽ loại trừ những trận mưa không cần thiết và tạo được những tia sáng khuếch tán rất lý tưởng.

Vào mùa khô, ta vẫn duy trì mức độ tưới đều đặn như trong mùa mưa, vì lúc này ẩm độ trong không khí giảm xuống rõ rệt. Do đó, sự tăng số lần tưới nhằm mục đích tạo cho cây tăng trưởng liên tục. Nếu cây có trạng thái thiếu nước, ủ rũ bạn nên chuyển cây sang vị trí khác hoặc tăng số lần tưới lên. Một lần tưới bổ sung vào giữa trưa trong mùa khô rất thích hợp cho sự phát triển của Hồ điệp.


4. Bón phấn

Hồ điệp cần được bón phân trong suốt năm. Phân phải được bón định kỳ và đều đặn, cứ 2 tuần 1 lần. Nếu có phân Stewart màu xanh 6-30-30 được bón vào lần thứ tự và ta tiếp tục chu kỳ suốt cả năm. Hàm lượng được dùng cho mỗi lần là 1 muỗng cà-phê cho 4 lít nước. Một số nhà trồng lan lại khuyên nên bón phân với chu kỳ ngắn hơn (I tuần/1 lần) và hàm lượng giảm đi một nửa. Theo chúng tôi, tưới loãng trong nhiều lần sự hấp thụ của rễ tốt hơn vì bản thân cây Hồ điệp không dự trữ được chất dinh dưỡng.

Ngoài việc dùng phân vô cơ, ta có thể sử dụng thêm các loại phân hữu cơ hỗn hợp với nồng độ loãng có pha thêm thuốc ngừa nấm, tưới xen kẽ với loại phân vô cơ trên.

Trong quá trinh sinh trưởng, nếu bạn nhận thấy bộ rễ của lan chưa hoàn thiện, bạn có thể dùng một số kích thích tố để gây sự mọc rễ như 2, 4D; ANA; nhưng tốt nhất là dùng ANA vì ít độc cho cây có thể 2 đến 3 lần trong năm với nồng độ 1 phần triệu (ppm).

5. sự thông gió

So với các loài lan khác, sự thông gió Ở lan Hồ điệp là tối cần thiết. Đây cũng là một yếu tố có liên hệ đến các bệnh thối rữa thường gặp ở loài lan này. Sự thông gió càng lớn cây càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khô sau khi tưới. Tuy nhiên, một sự thông gió quá mạnh dễ làm cho cây mất nước và chuồn lá. Gió với tốc độ 10-15km/giờ tương đương với cấp số 3 và 4 của Beaufort là tốt nhất. Do đó tùy nơi trồng với tốc độ gió như thế nào ta phải cấu tạo giá thể cho hợp lý. Thường cách trồng Hồ điệp tương tự như một số giống của loài đơn thân như Vanda, Rl’ynchostylis, Aerides vì thế nếu gió với cấp 6 trở lên, giá thể phải bít kín để thỏa mãn số lượng nước bốc hơi quá lớn, còn ngược lại, phải thật thoáng vì nếu không giá thể là ổ xuất phát các mầm bệnh nguy hiểm.

6. Chậu, giá thể, cách trồng

Một cách trồng chung nhất cho các loại đơn thân là chậu thật thoáng, càng thoáng càng tốt, có thể đến mức cực đoan chỉ dùng chậu như giá thể duy nhất, tuy nhiên chỉ áp dụng cho nơi nào điều kiện ẩm độ ổn định, sự thông gió không đổi và nhất là, tiểu khí hậu thật điều hòa. Do đó chậu phải thật sạch, không có dấu vết của bất kỳ một loài rêu nào bám trên thành chậu. Thường các nhà trồng lan dùng than, gạch, dớn làm giá thể cho Hồ điệp. Theo chúng tôi, chỉ vài cục than hoặc vài miếng ngói cong là đủ. Với cách trồng này, khi cây đã thích nghi sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai và trong chậu hình như không có một cái rễ nào bị thối. Trong thời gian cứ 2 năm một lần ta nên thay chậu cho Hồ điệp, nếu chúng quá mau lớn có thể rút ngắn thời gian này. Biểu hiển của sự thay chậu là kích thước mát cân đối giữa cây và chậu, chậu bị bể, giá thể bị hư hao. Có thể thay chậu một cách dợn giản bằng cách đập bỏ những phần chậu cũ có rễ bám hoặc để nguyên chậu cũ vào chậu mới lớn hơn. Nếu muốn tiết kiệm chậu, ta có thể nhúng vào dung dịch hỗn hợp nước với một loại thuốc ngừa rêu.

Ví dụ Con san 20 (vài giọt trong 1 lít). chỉ trong vòng 3 phút rễ sẽ tróc ra, ta sẽ nhặt cây và trồng vào một chậu mới. Điều cần nhớ khi cây được trồng lại phải được buột thật chặt và tưới ngay bằng dung dịch BL+ANA. Sau đó để cây vào chỗ râm mát, khi cây ra rễ đặt cây vào vị trí bình thường và lúc bấy giờ mới đặt giá thể vào chậu. Bạn đừng lo lắng, việc thay chậu HỒ điệp ít khi gây ra “xốc” như Cattleya.

7. cách nhân giống lan hồ điệp

Ngoài phương pháp gieo hạt và cấy mô không được đề cập ở. Đây đối với loài lan Hồ điệp có 3 cách nhân giống : phương pháp cơ học, phương pháp kích thích tố, và phương pháp tạo cây con trên trục phát hoa cũ.

7.1 Phương pháp cơ học

Đây là phương pháp dễ dàng nhất. Khi cây đạt một kích thước mong muốn, ta sẽ cất ngọn với một ít rễ đem trồng vào chậu mới, phần gốc còn lại sau một thời gian sẽ mọc lên vài ba chồi nữa. Nên nhớ là cây phải được cắt bằng kéo cất cành đã được khử trùng và sau đó phải trét vadơlin có trộn Zineb, sơn, hoặc vôi vào vết cắt để tránh sự nhiễm trùng và cuối cùng ta làm những động tác tiếp tục như cây thay chậu.

Một phương pháp khác được đề cập đến, tuy đơn giản nhưng có hiệu quả hơn. Dây đồng là dụng cụ duy nhất dùng cho công tác này, được buộc vào thân cây và xiết chặt, vì thế mạch dẫn nhựa bị ức chế là nguyên nhân tạo sự kích thích cây mọc chồi mới. Khi chồi nhú ra khỏi thân, ta gỡ dây đồng ra, cây con sẽ lớn dần. Tốt nhất là đợi cây con phát triển thành thục và mọc rễ ta sẽ cắt cây con lìa khỏi thân cây mẹ. Tuyệt đối đừng bao giờ cắt ngọn cây mẹ để phần gốc còn lại nuôi dưỡng cây con, vì nó sẽ mắc phải những khuyết điểm như phương pháp trên.

Với phương pháp này ta sẽ có cây con mới nhưng sức khỏe cây mẹ vẫn bình thường, cây không bị " xốc" bảo đảm sự ra hoa trong mùa kế tiếp.

7.2 Phương pháp kích tố

Một vài loại kích thích tố được dùng có hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng đối với sự mọc chồi của các loài lan Hồ điệp. Với dung dịch kích thích tố pha sẵn phun sương vào lá và rễ , chỉ 1 tháng sau có dấu hiệu của sự mọc chồi. CÓ thể phun 2 lần cách nhau 5 ngày sẽ có kết quả chắc chắn. thất được dùng là Cytokinin, với nồng độ 5 phần triệu (ppm). Ở Phương pháp tạo cây con trên phát hoa cũ (Phương pháp Griesbacil).

Sau khi cây Hồ điệp trổ hoa xong, cắt bỏ phần ngọn của phát hoa chỉ chừa lại 3-4 mắt phía gốc rồi bôi Ianohn có trộn 50mg/ml acid Cinnamic + 5mg/ml 6- Benzyì amino-purine. Sau 4-8 tuần lễ, cây con sẽ mọc ở vị trí mỗi mắt và rễ sẽ tạo lập khi cây con lớn dần. Lúc này có thể cắt bỏ phát hoa và đem cây con trồng trong chậu.

8. Sâu bệnh và các vấn đề khác

Phải lưu ý những biểu hiện của bệnh thối rữa xuất hiện trên cấy, vì bệnh này phát triển rất nhanh chóng, có thể giết chết cây chớp nhoáng trong vài ngày. Nếu chỉ thấy trên lá xuất hiện những chỗ đậm màu ta phải phun thuốc ngay. Nếu lá và rễ đã bị thối, ta phải dùng kéo hoặc dao đã khử trùng cất xa chỗ bị bệnh, nếu cần ta có thể cắt bỏ cả nguyên lá hoặc rễ. Vết cắt phải được khử trùng bằng Vadơhn trộn Zineb và nên nhớ không dùng kéo này một lần nữa để cất một cây lan nào khác, nếu nó chưa được khử trùng trở lại. Cuối cùng ta phải cách ly cây bệnh vì chúng lan truyền rất nhanh chóng. Khi cây đã có trục phát hoa không nên thay đổi vị trí, vì như thế dễ làm nụ hoa bị rụng. Sự thiếu ẩm độ, sự tháp nắng, sử dụng phân bón quá độ cũng làm cho nụ hoa vàng ra và quan lại. Khi hoa đã tàn, ta có thể cắt trục phát hoa đến mất thứ tư (chừa lại 4 mất), các mắt này thường cho ra các chồi bên và có thể ra hoa vào mùa nấng.

Hồ điệp vẫn bị một số loài côn trùng cắn phá. Loài mạc, rệp nhỏ đến nỗi mắt thường không phân biệt được, nếu ta nhìn mặt trên lá màu xanh mướt có lốm đốm màu rỉ sét, sần sùi mặt trên và dưới – nhiều người lầm lẳn cây bị nhiễm nấm hay virut. Sâu và bệnh là 2 lãnh vực khác nhau, nếu lầm lẫn sẽ không trị liệu thích đáng. Với kính lúp có độ mạnh, ta sẽ thấy được những con côn trùng màu hơi đỏ, nhỏ xíu. Ngoài ra một loài rệp đốm và vảy u với kích thước lớn hơn cũng gây ra một tác hại đáng kể. Dùng Serpa với nồng độ nửa muỗng canh cho 4 lít nước, kết quả sẽ chắc chắn.

Tưới nước trà loãng cho lan Hồ điệp hàng ngày, ngoài tác động kích thích vì nó có chất cafein, nó còn có tác dụng để diệt những mầm khuẩn bệnh do chất tanin trong nước trà .

9. Phòng trừ sâu bệnh

Thông thường cần phun định kỳ thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lan theo hướng dẫn trên bao bì mỗi loại thuốc; nếu để cây bị bệnh mới phun trị thì rất dễ thiệt hại lớn cho người sản xuất vì bệnh lây lan rất nhanh.

Thường xuyên thay đổi thuốc BVTV để tăng hiệu quả của thuốc và tránh hiện tượng sâu bệnh lờn thuốc.

Các loại sâu bệnh thường gặp và thuốc phòng trừ:

– Bệnh thối nâu (bệnh thối mềm) do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra: Khi xuất hiện bệnh cần tập trung các cây bệnh vào một nơi để tránh lây lan, cắt bỏ hết chỗ bị bệnh, xử lý vết cắt bằng vôi rồi phun Ditacin 8L, Kasumin 2L hoặc thuốc kháng sinh Argimycine 1% liên tiếp 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày, ngưng tưới nước để vết cắt mau lành. Nếu bệnh nặng, nhổ cả cây nhúng vào dung dịch Kasumin 2L 0,1% để khô rồi trồng lại. Lưu ý phải xử lý cả cây và giá thể trồng.

– Nhện đỏ (Red spider mites): Dùng Nissorun, Danitol, Ortus, Dầu SK enspray 99, Chlocide.

– Bệnh thối đen do nấm Phytophthora palmivo gây ra: Dùng Alpine, Mexyl-mz, Ridomil, Curzate-M8, Appencarb 75 DE, Score 250 EC.

– Bệnh héo rễ do nấm Sclerotium rolfsi gây ra: Dùng Hexin, Monceren.

– Rệp sáp (Parlatoria proteus, Pseudococcus): Dùng Sago Super, Dragon, Supracid, Dầu SK enspray 99 hoặc hỗn hợp dầu và thuốc.

– Bọ trĩ (Thrip palmi): Dùng Dragon, Sumicidin, Confidor, Polytrin.

– Sâu khoang, sâu róm ăn lá: Dùng thuốc trừ sâu sinh học BT, Vicidi – M 50 ND.

– Ốc sên: Dùng bả độc Deadline hoặc bả cám gạo trộn với các loại thuốc sâu thông thường.

– Các côn trùng có cánh: Đặt bẫy côn trùng treo trên mái luống trồng lan, định kỳ từ 3 – 4 tháng thay bẫy 1 lần; Thường xuyên dọn vệ sinh vườn lan.