Nấm mảng trắng, nấm mảng phấn – Hypocrea pulvinata
Nấm
mảng trắng, nấm mảng phấn – Hypocrea pulvinata phát triển mạnh khi độ
ẩm không khí quá cao, mưa dầm, ánh sáng yếu, giàn lan không thông thoáng
gió và đặc biệt là không xử lý giá thể kỹ trước khi ghép lan.
Trước đây, giới nấm (Fungi) được xếp chung là thực vật, tuy nhiên hiện nay, giới nấm được tách riêng và trở thành 1 trong 5 giới của thế giới sinh vật (giới khởi sinh, giới nguyên sinh, thực vật, nấm, động vật). Tóm lại là với khoảng 1,5 triệu loài nấm, chúng vừa giống động vật lại vừa giống thực vật, và khoa học cũng mới mô tả được khoảng 69.000 loài.
Theo CÁC NHÀ NẤM HỌC thì họ lại chia ra làm nhiều kiểu, và nấm mảng trắng (mảng phấn) này nằm trong kiểu NẤM LỚN.
Theo kinh nghiệm cá nhân tôi thì nấm ký sinh này nhanh làm mục giá
thể, làm mất thẩm mỹ giò lan, và khi nó bao phủ rễ cũng không làm chết
rễ, tuy nhiên khi nó bong ra thì kéo theo rễ cũng bong ra luôn.
Nó phát triển mạnh khi độ ẩm không khí quá cao, mưa dầm, ánh sáng yếu, giàn lan không thông thoáng gió và đặc biệt là không xử lý giá thể kỹ trước khi ghép lan.
Nói thật là nếu bạn lười biếng thì kệ nó cũng không sao. Còn nếu nó phát triển quá dày, bạn có thể dùng móng tay bóc từng mảng ra cũng nhanh thôi.
Có nhiều các để xử lý loại nấm này, ví dụ các loại thuốc gốc đồng như Coc85, Đồng Clorua, CopperZinc, Boocđô…. Tuy nhiên là theo tài liệu tôi đọc thì hạn chế dùng đồng vì đồng quá mạnh sẽ ảnh hưởng không tốt lắm tới rễ và hoa của lan (tùy giống lan).
Cách khác là pha thuốc diệt nấm và vi khuẩn rồi phun mạnh lên mảng nấm, ướt đều mảng nấm, sau đó cắt nước, tránh mưa khoảng 2 ngày thì từ từ mảng nấm cũng khô lại và từ từ bong ra. Ví dụ pha Starner + Ridomilgold.
Các tôi thường dùng nhất là pha Physan 20 với liều cao hơn 3-5 lần ghi trên bao bì (thường là 4ml thuốc với 1 lít nước) rồi ngâm chìm chỗ bị nấm vào 5-10 phút. Hoặc là phun đi rồi phun lại rồi lại phun đi lượt nữa, thật đều và đẫm lên chỗ có nấm (phun qua 1 lượt, 10 phút sau phun lại, 10 phút sau phun lượt nữa). Dĩ nhiên là cắt nước và che mưa ít nhất 2 ngày.
Và có 1 cách khác cũng rất hiệu quả là chế phẩm sinh học HÙNG NGUYỄN ĐÀ LẠT. Tôi thực nghiệm rồi mới dám chia sẻ với các bạn.
Nếu với nấm mảng phấn ít thì ta pha 1ml với 1 lít, xịt đi xịt lại là vài ngày sau sẽ ổn. Tuy nhiên mảng trắng nhiều và dày thì bạn phải pha liều đậm đặc gấp 3-6 lần như bao bì cho thì mới hiệu quả. Thậm chí là bạn nên ngâm luôn cả giò lan vào chậu dung dịch chế phẩm. Bật mí nhỏ 1 chút về cơ chế của chế phẩm tiêu diệt nấm đó là làm mất cân bằng môi trường trong và ngoài tế bào làm nấm chết đi. Vậy bạn hãy suy nghĩ về số lượng tế bào càng nhiều thì càng cần nhiều chế phẩm, và phải ngấm vào nhiều thì mới hiệu quả cao.
Nói chung thì xử lý giá thể tốt và giàn thông thoáng thì nấm tự hết.
Bạn phải lưu ý là:
– Thử thuốc trên 1 giò rồi hãy làm đại trà, đây là nguyên tắc sống còn vì không phải lan gì cũng chịu được thuốc nồng độ cao.
– Tùy mức độ nặng nhẹ, nhiều ít của nấm mà pha thuốc nồng độ thấp hay cực cao.
– Tôi luôn khuyến khích nên dùng tay nhẹ nhàng bóc nấm thì vẫn là thân thiện môi trường nhất. Vì có đôi lúc tôi có vài chục giò bị nấm, ngồi bóc 1 tí là xong ngay ấy mà.
– Nếu bạn không làm vệ sinh triệt để toàn vườn, thì dăm bữa nửa tháng sau nấm lại mọc đầy, khi đó đừng nói thuốc không hiệu quả nhé.
Trước đây, giới nấm (Fungi) được xếp chung là thực vật, tuy nhiên hiện nay, giới nấm được tách riêng và trở thành 1 trong 5 giới của thế giới sinh vật (giới khởi sinh, giới nguyên sinh, thực vật, nấm, động vật). Tóm lại là với khoảng 1,5 triệu loài nấm, chúng vừa giống động vật lại vừa giống thực vật, và khoa học cũng mới mô tả được khoảng 69.000 loài.
Theo CÁC NHÀ NẤM HỌC thì họ lại chia ra làm nhiều kiểu, và nấm mảng trắng (mảng phấn) này nằm trong kiểu NẤM LỚN.
Nó phát triển mạnh khi độ ẩm không khí quá cao, mưa dầm, ánh sáng yếu, giàn lan không thông thoáng gió và đặc biệt là không xử lý giá thể kỹ trước khi ghép lan.
Nói thật là nếu bạn lười biếng thì kệ nó cũng không sao. Còn nếu nó phát triển quá dày, bạn có thể dùng móng tay bóc từng mảng ra cũng nhanh thôi.
Có nhiều các để xử lý loại nấm này, ví dụ các loại thuốc gốc đồng như Coc85, Đồng Clorua, CopperZinc, Boocđô…. Tuy nhiên là theo tài liệu tôi đọc thì hạn chế dùng đồng vì đồng quá mạnh sẽ ảnh hưởng không tốt lắm tới rễ và hoa của lan (tùy giống lan).
Cách khác là pha thuốc diệt nấm và vi khuẩn rồi phun mạnh lên mảng nấm, ướt đều mảng nấm, sau đó cắt nước, tránh mưa khoảng 2 ngày thì từ từ mảng nấm cũng khô lại và từ từ bong ra. Ví dụ pha Starner + Ridomilgold.
Các tôi thường dùng nhất là pha Physan 20 với liều cao hơn 3-5 lần ghi trên bao bì (thường là 4ml thuốc với 1 lít nước) rồi ngâm chìm chỗ bị nấm vào 5-10 phút. Hoặc là phun đi rồi phun lại rồi lại phun đi lượt nữa, thật đều và đẫm lên chỗ có nấm (phun qua 1 lượt, 10 phút sau phun lại, 10 phút sau phun lượt nữa). Dĩ nhiên là cắt nước và che mưa ít nhất 2 ngày.
Và có 1 cách khác cũng rất hiệu quả là chế phẩm sinh học HÙNG NGUYỄN ĐÀ LẠT. Tôi thực nghiệm rồi mới dám chia sẻ với các bạn.
Nếu với nấm mảng phấn ít thì ta pha 1ml với 1 lít, xịt đi xịt lại là vài ngày sau sẽ ổn. Tuy nhiên mảng trắng nhiều và dày thì bạn phải pha liều đậm đặc gấp 3-6 lần như bao bì cho thì mới hiệu quả. Thậm chí là bạn nên ngâm luôn cả giò lan vào chậu dung dịch chế phẩm. Bật mí nhỏ 1 chút về cơ chế của chế phẩm tiêu diệt nấm đó là làm mất cân bằng môi trường trong và ngoài tế bào làm nấm chết đi. Vậy bạn hãy suy nghĩ về số lượng tế bào càng nhiều thì càng cần nhiều chế phẩm, và phải ngấm vào nhiều thì mới hiệu quả cao.
Bạn phải lưu ý là:
– Thử thuốc trên 1 giò rồi hãy làm đại trà, đây là nguyên tắc sống còn vì không phải lan gì cũng chịu được thuốc nồng độ cao.
– Tùy mức độ nặng nhẹ, nhiều ít của nấm mà pha thuốc nồng độ thấp hay cực cao.
– Tôi luôn khuyến khích nên dùng tay nhẹ nhàng bóc nấm thì vẫn là thân thiện môi trường nhất. Vì có đôi lúc tôi có vài chục giò bị nấm, ngồi bóc 1 tí là xong ngay ấy mà.
– Nếu bạn không làm vệ sinh triệt để toàn vườn, thì dăm bữa nửa tháng sau nấm lại mọc đầy, khi đó đừng nói thuốc không hiệu quả nhé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét