Trồng và chăm sóc hoa lan

Cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa lan.

Cát lan - Cattleya Labiata

Cattleya Labiata - The Queen Of The Flower, xứng đáng với tên gọi Nữ hoàng của các loài hoa bởi vẻ đẹp, hương thơm, tuổi thọ và kích cỡ hoa.

Lan Hoàng thảo - Dendrobium

Là chi lan lớn thứ hai của họ nhà lan, là loại lan phổ biến nhất trong giới chơi lan.

Địa lan - Cymbidium

Địa lan luôn làm người chơi lan hài lòng bởi vẻ đẹp cao sang của chúng

Lan Vũ nữ - Oncidium

Vũ nữ còn được gọi là Dancing Lady, một loại lan dễ trồng và chăm sóc, cho hoa đều đặn hàng năm

Lan Hồ điệp - Phalaenopsis

Lan Hồ Điệp luôn được nhiều người mua trong dịp Tết Nguyên Đán

Lan Hài - Paphiopedilum

Lan Hài luôn cho người trồng những bông hoa đẹp và lạ

Vân lan - Lan Vanda

Khả năng cần nhiều ánh sáng, chịu nắng nóng có lẽ Vanda là loài tốt nhất, có lẽ vậy nên hoa Vanda luôn có màu sắc đẹp

Lan rừng

Có nhiều điều thú vị, nơi đây nói chung về các loại lan không có trong các nhóm kia

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Lan Vanda lamellata

Lan Vanda lamellata

Là một loài lan vanda đẹp và có thể biến hóa đa dạng trong lĩnh vực lai tạo. Nó cũng là một loài siêng ra hoa và có nhiều màu sắc hấp dẫn. Trong khi màu sắc của chúng làm nên sự quyến rũ, thì hình dáng hoa của loài Vanda lamellate lại ít được quan tâm bởi cánh hoa dài và hẹp.

Tên Tiếng Việt: Chưa có
Tên khoa học đầy đủ: Vanda lamellate Lindl
Tên khoa học: Vanda lamellate
Hình thái thân cây: Đơn thân
Hương thơm: Có hương thơm

Lan Vanda lamellata là một loài phong lan được tìm thấy từ quần đảo Ryūkyū (Senkaku-gunto), Đài Loan ( Lan Yü ) đến Philippines và phía bắc Borneo. Là một loài lan vanda đẹp và có thể biến hóa đa dạng trong lĩnh vực lai tạo. Nó cũng là một loài siêng ra hoa và có nhiều màu sắc hấp dẫn. Trong khi màu sắc của chúng làm nên sự quyến rũ, thì hình dáng hoa của loài Vanda lamellate lại ít được quan tâm bởi cánh hoa dài và hẹp.


Nguồn gốc, phân bố Lan Vanda lamellata

Một loài phong lan có kích thước trung bình, đang phát triển nóng từ quần đảo Ryukyu, Đài Loan, Borneo, Philippines và quần đảo Marianas dưới ánh mặt trời gần biển trên vách đá hoặc rừng ven biển trên cành và thân cây xuất hiện ở độ cao đến 300 mét với một thân ngắn bao bọc hoàn toàn bởi vỏ bọc, vỏ lá và mang theo thân hình xiên, hẹp, bên dưới những chiếc lá nở rộ vào mùa xuân và sau đó là mùa hè dài hơn 45 cm lá, hoa sáp rất thơm, sống lâu, rất lâu.


Đặc điểm hình thái nhận biết lan Vanda Lamellata

Đây là một loại cây nhỏ đến trung bình, thích thời tiết ấm áp, với thói quen biểu sinh đơn bào với thân thẳng, với những chiếc lá mọc xen kẽ, nở hoa ở một nách lá thẳng đứng, dày, dài 45 cm với hoa thơm 10-20. Chúng xuất hiện vào mùa xuân và đôi khi vào những thời điểm khác trong năm.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Lan Hoàng thảo Dendrobium mohlianum

Lan Hoàng thảo Dendrobium mohlianum

Dendrobium mohlianum là một loài thực vật có hoa trong họ Lan thuộc chi Hoàng thảo được Rchb.f. mô tả khoa học đầu tiên năm 1862. Dendrobium mohlianum được tìm thấy ở Indonesia, Papua New Guinea và gần các hòn đảo lân cận, nơi nó mọc trong các khu rừng trên núi và mây từ 450 đến 3100 m trên mực nước biển...

Tên khoa học: Dendrobium mohlianum
Hình thái thân cây: Đa thân
Hương thơm: Có hương thơm
Thuộc nhóm: Hoàng thảo


Nguồn gốc, phân bố: Dendrobium mohlianum là một loài ấn tượng có nguồn gốc từ Quần đảo Solomon, Fiji, Samoa và Vanuatu (Một người dân đảo Nam Hải thực sự). Nó được tìm thấy trong các khu rừng ẩm ướt trên núi và mây ở độ cao 450 đến 3000m cho thấy nó đang phát triển mát mẻ mặc dù chúng tôi trồng cây rất thành công ở Châu Á ấm áp. Nó có thể được nhân giống từ thực vật được tìm thấy ở phạm vi độ cao thấp hơn hoặc nó chỉ là không quá cầu kỳ về nhiệt độ.

Đặc điểm hình thái nhận biết lan Dendrobium mohlianum: Nó là một loài có kích thước từ trung bình đến lớn, lạnh với cụm, mảnh, xòe cơ bản sưng nhẹ. Giả hành dài 40 cm và rộng 1-1,2 cm. Lá hướng về đỉnh 8 -9 cm chiều dài và khoảng 3 cm chiều rộng lá. Dendrobium Mohlianum nở hoa từ cuối mùa đông đến hết mùa xuân và đầu mùa hè dài 4,5 cm, một vài đến một số loài hoa mọc ở nách lá về phía đỉnh của những tán lá già có 4 đến 6 hoa. Những bông hoa có màu đỏ cam với môi đậm hơn, đường kính 2-3 cm.

Chất và màu cam đậm với một đôi môi đỏ thẫm để tương phản. Lá có màu xanh đậm hấp dẫn và giữ kích thước vừa phải. Sự phát triển không có lá già tạo ra những bông hoa và sẽ tiếp tục nở trong vài năm. Một cây của loài này và thỉnh thoảng ra hoa với 1 hoặc 2 hoa. Không ấn tượng lắm

Điều kiện sinh trưởng


- Ánh sáng: phong lan này phát triển tốt từ phía đông nam và trên cửa sổ phía bắc

- Nhiệt độ:  Nhiệt độ mùa hè lý tưởng không quá 20-22°C (nó có thể chịu được nhiệt độ cao hơn, nhưng điều này rất riêng biệt và thay đổi rất nhiều từ mẫu vật đến mẫu vật).   Nhiệt độ mùa đông ở 16-18°C vào ban ngày và 10-12°C vào ban đêm.

- Độ ẩm: Trong điều kiện độ ẩm cao, cần thường xuyên thông gió trong phòng nơi giữ cây, vì không khí ẩm ướt, cũ là phương tiện lý tưởng để sinh sản hàng loạt các bệnh do nấm và vi khuẩn. Độ ẩm trên 50%



Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Chăm sóc lan mùa lạnh

Chăm sóc lan mùa lạnh

Giai đoạn này lan cần nghỉ dưỡng sức, nên cần giảm thiểu các yếu tố về kích thích sinh trưởng. Không chăm sóc kỹ có thể khiến lan chết nhanh.

Khi thời tiết bắt đầu se lạnh cũng là khoảng thời gian chuyển giao của lan, mùa lạnh lan nghỉ dưỡng sức để chuẩn bị cho hoa mùa Xuân (Ngọc Điểm (Đai Châu), Giả Hạc (Phi Điệp) Xuân, Đùi Gà, Long Tu, Giáng Xuân, Kiều Thủy Tiên…).

Họ Lan nói riêng cần mùa nghỉ ngơi định kỳ hàng năm, mùa mưa lan sẽ bắt đầu phát triển trở lại, không cần quá chú ý nhu cầu dinh dưỡng, sự xanh tốt bên ngoài.

Mùa nghỉ rễ thường chun khô chững lại, giả hành hơi nhăn teo lại, dòng Hoàng Thảo vàng lá, rụng lá dần từ gốc.

Mùa nghỉ bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau ở miền Nam, từ tháng 10 đến tháng 2 ở miền Bắc, thời gian này nhiệt độ và độ ẩm thấp nhất trong năm.

Mùa nghỉ của Hoàng Thảo, Đai Châu, Cattleya…1-3 tháng. Mùa nghỉ của Hồ Điệp, Hài…1-2 tuần.

Mùa lạnh về trên lan thường xuất hiện đốm đen nhỏ hoặc vết lõm màu nâu đen lan dần gây vàng lá, cây chết dần. Ngoài ra, thời gian chịu lạnh quá lâu, cây thui chột, rất dễ bị thối nhũn.

Giới hạn chịu đựng nhiệt độ lạnh của một số giống lan: Kiếm, Vũ Nữ, Hài…10-12°C;  Cattleya, Hoàng Thảo, Hoàng Hậu…12-16°C; Vanda, Đai Châu, Cáo, Hồ Điệp…18-21°C; một số giống lan rụng lá (Đùi Gà, Giả Hạc, Long Tu, Hoàng Thảo U Lồi), Hài, Kiếm… cần lạnh  dưới 10°C liên tục 3 tuần mới ra hoa.


Một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc lan trong mùa lạnh này.

TƯỚI NƯỚC

Thứ nhất là vấn đề tưới nước, mùa lạnh lan hấp thụ ít nước. Cần giảm lượng nước còn 1/4 so với bình thường, 3 ngày tưới 1 lần, tưới đẫm vào gốc.

Tưới phun sương vào buổi sáng khi đã có mặt Trời lên làm tan giá hoặc chiều trước khi mặt Trời lặn (không tưới đêm) , có những vùng miền Bắc quá lạnh, rét đậm thì ngưng tưới nước hẳn (thường dưới 10°C).

Với dòng lan rụng lá ra hoa sẽ cắt nước hoàn toàn khi lá đã rụng dần được một nửa thân, nếu thân quá teo tóp thì mới tưới đẫm.

Treo cây nơi cao, thoáng và tránh gió lùa mạnh làm mất nước, thân teo tóp.

PHÂN THUỐC

Thứ hai là phân bón, mùa lạnh lan hấp thụ phân bón ít, không cần phân thuốc gì cả, nếu bón phân thì định kỳ 2-3 tuần/ lần.

Trước và trong mùa lạnh nên bổ sung lân cho lan giúp cây cứng cáp hơn (Siêu Lân Hà Lan, Siêu Lân Kina).

Ngoài ra cần phun Nano Đồng, Dithane M-45 giúp chống rét, diệt khuẩn rất tốt, 2 tuần/ lần hoặc 1 tuần/ lần nếu trời lạnh nhiều, kéo dài ngày.

Bổ sung KNO3, K2SO4  giúp lan hạn chế mất nước. Nếu lan đang nụ tránh phun phân thuốc vào nụ, chỉ phun vào rễ và lá.


NHIỆT ĐỘ & ÁNH SÁNG


Thứ ba là nhiệt độ ánh sáng, khi nhiệt độ giảm mạnh, thiếu sáng, để tránh lan lạnh cóng nên đem vào trong nhà có cửa kính (giò lan quý nên áp dụng). Thắp bóng đèn 100W, để dưới thấp sưởi ấm cho lan, theo dõi, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Thắp sáng bằng đen sợi tóc để tăng nhiệt hoặc phủ bạt quanh vườn lan.

Ánh sáng thiếu cây sẽ ít ra hoa.

Năm nào trời trở lạnh sớm, rét nhiều thì cho hoa sớm. Ngược lại, mùa nghỉ cây đến trễ thì ra hoa trễ hơn.

Nên có mái che (nhưng vẫn đảm bảo đủ sáng) để tránh mưa kèm gió lùa, làm nước đọng lá khi trời quá lạnh sẽ gây bỏng lạnh.


BỘ RỄ

Cuối cùng, chú ý đến bộ rễ. Bộ rễ phát triển sẽ giúp cây phát triển, hoa ra nhiều. Bón phân định kỳ và giữ ẩm vừa phải.

Nếu rễ chưa phát triển mạnh thì mật độ tưới giảm đi. Với những cây đang sắp hoa cần giữ ẩm cho bộ rễ nhiều hơn cây khác.

Mùa này nếu ghép lan rừng thì cần giữ ẩm gốc để ra rễ và keiki. Cắt rễ bớt già khô, chừa lại 1-2 cm.

Chúc các bác có những giò lan khỏe đẹp!

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân

Hạn chế rụng lá chân lan đơn thân

Lan đơn thân bao gồm những loại lan phát triển theo chiều cao như: Đai châu (ngọc điểm), sóc, cáo, chồn, quế, vanda, hồng nhạn, giáng hương…

Trên dòng đơn thân, giá trị cây nằm ở bộ lá, vậy mà sau mùa hoa lá chân thường rớt, hay gặp những tình trạng lá gốc nhăn nheo, teo tóp, sắp khô rụng đi… tưởng chừng bị bệnh, quan sát kỹ thấy lá vàng đi tự nhiên, không đốm đen, không thối… thì đây gọi là hiện tượng rớt lá chân.

Lan đơn thân là giống lan tích trữ dinh dưỡng trên lá. Vì vậy các giai đoạn đặc biệt như giao mùa nhiệt độ thay đổi đột ngột, khai thác bị hư rễ, nảy nụ đơm hoa, quá lạnh hoặc nóng, độ ẩm không khí quá thấp…. đều có thể làm lá dưới chân bị vàng và rụng đi.


GIẢI PHÁP

1 – Trong suốt quá trình chăm sóc từ sau khi cây lan tàn hoa 1 tháng ( thời gian ngủ nghỉ); ta cố gắng cung cấp, cân đối dinh dưỡng các chất N,P,K, trung – vi lượng (Ca, Mg, S, Fe, Mn, Zn , B…)

Ví dụ:

– Ngọc điểm 1/1 âm lịch nở hoa, tạm tính là hoa nở 1 tháng các bác cắt hoa; chỉ tưới nước, không phân cho nó ngủ hết tháng 2.
– Từ ngày 01/03, ta phun phân NPK 20.20.20 + TE luân phiên với chế phẩm Hùng Nguyễn; hoặc phân chiết suất rong tảo biển, và phân bón trung lượng (Ca, Mg, S).
Cứ theo lịch phun 1-2 tuần/ lần, cứ 2 tháng 1 lần phun nước vôi trong hoặc super canxi nitrat.

– Đến giữa tháng 8 ta chuyển sang bón npk giàu lân, kali để tạo nụ, nuôi nụ như 6.30.30 + TE; 10.30.30+TE định kỳ 1 tuần/ lần, kết hợp têm Nano kẽm hoặc Nano đồng 2-3 tuần/ lần.
– Khi chưa có nụ ta phun phân ướt đẫm rễ, thân lá; nhưng khi bắt đầu nhú nụ từ đầu tháng 10, ta chỉ phun vào lá và rễ, tránh nụ.
– Đến tháng 12 thì ngưng phân.
– Nếu các bác bón nhiều đạm như npk 30.10.10 thì tới khi nhú nụ, khả năng rớt lá chân sẽ cao.
– Còn các giống Sóc, Chồn… nếu cắt nước kích hoa đừng ép quá dễ rớt lá.
– Trên lý thuyết là như vậy.


2. Mùa đông cần phun Siêu Kẽm và Nano Đồng vào mùa thu; để khi mùa đông đến lan không bị sốc.

3. Phun phân Boom 10.60.10+TE và Super Canxi để lan phát triển tối đa bộ rễ, làm rễ phân nhánh; với 1 cây lan có 6 cái lá thì ít ra cũng phải có 3-6 cái rễ dài bằng cái lá mới tạm ổn.

Ngoài yếu tố về phân bón, để hạn chế rụng lá chân lan đơn thân còn phụ thuốc nhiều vào yếu tố khác như giá thể, tiểu khí hậu vườn,…

4. Lan đơn thân RẤT GHÉT THAY GIÁ THỂ. Nên các bác nghiên cứu làm sao ghép mà không bao giờ cần thay giá thể là tốt nhất như ghép lũa, trồng chậu đất nung…

5. Khi độ ẩm không khí xuống thấp, hanh khô các bác cố gắng tăng độ ẩm lên khoảng 80-90% như hạ thấp giò lan, che bớt gió, đào ao nước…

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

Nấm đối kháng Trichodemar

Nấm đối kháng Trichodemar

Loại nấm này lúc đầu phát triển trên giá thể gỗ ghép lan. Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm gây bệnh khác.

Loại nấm này lúc đầu phát triển trên giá thể gỗ ghép lan, do sự thiếu hiểu biết nên tôi dùng Physan 20 tiêu diệt hết. Sau này mới thấy là mình thật dại dột. Để mà dùng từ ngữ nói cho các bạn biết hình thù nó thế nào thì đúng là không tưởng. Vì thế tôi đề nghị bạn xem hình!


Hiện nay, nấm Trichoderma ít nhất 33 loài.

Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm gây bệnh khác. Tuy nhiên một số giống thường có hiệu quả hơn những giống khác trên một số bệnh nhất định. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm Trichoderma giết nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium.

Quá trình đó được gọi là: ký sinh nấm (mycoparasitism). Tricoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng. Chủng sử dụng trong T-22 tiết ra nhiều enzym chính yếu, endochitinase, hơn các chủng hoang dại, do đó, T-22 sinh trưởng tốt hơn và tiết ra nhiều enzym hơn các chủng hoang dại. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây lan chống lại các loại nấm gây thối rễ, đốm lá, thối đen trên lan.

Nếu có nấm này mọc trên giá thể hay thậm chí mọc trên rễ lan của bạn, thì cứ kệ nó đi nhé.

Hiện nay thị trường còn có bán cả loại nấm này để bón cho đồng ruộng và trộn với chất trồng.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

Nấm mảng trắng, nấm mảng phấn – Hypocrea pulvinata

Nấm mảng trắng, nấm mảng phấn – Hypocrea pulvinata

Nấm mảng trắng, nấm mảng phấn – Hypocrea pulvinata phát triển mạnh khi độ ẩm không khí quá cao, mưa dầm, ánh sáng yếu, giàn lan không thông thoáng gió và đặc biệt là không xử lý giá thể kỹ trước khi ghép lan.


Trước đây, giới nấm (Fungi) được xếp chung là thực vật, tuy nhiên hiện nay, giới nấm được tách riêng và trở thành 1 trong 5 giới của thế giới sinh vật (giới khởi sinh, giới nguyên sinh, thực vật, nấm, động vật). Tóm lại là với khoảng 1,5 triệu loài nấm, chúng vừa giống động vật lại vừa giống thực vật, và khoa học cũng mới mô tả được khoảng 69.000 loài.

Theo CÁC NHÀ NẤM HỌC thì họ lại chia ra làm nhiều kiểu, và nấm mảng trắng (mảng phấn) này nằm trong kiểu NẤM LỚN.
Theo kinh nghiệm cá nhân tôi thì nấm ký sinh này nhanh làm mục giá thể, làm mất thẩm mỹ giò lan, và khi nó bao phủ rễ cũng không làm chết rễ, tuy nhiên khi nó bong ra thì kéo theo rễ cũng bong ra luôn.

Nó phát triển mạnh khi độ ẩm không khí quá cao, mưa dầm, ánh sáng yếu, giàn lan không thông thoáng gió và đặc biệt là không xử lý giá thể kỹ trước khi ghép lan.

Nói thật là nếu bạn lười biếng thì kệ nó cũng không sao. Còn nếu nó phát triển quá dày, bạn có thể dùng móng tay bóc từng mảng ra cũng nhanh thôi.

Có nhiều các để xử lý loại nấm này, ví dụ các loại thuốc gốc đồng như Coc85, Đồng Clorua, CopperZinc, Boocđô…. Tuy nhiên là theo tài liệu tôi đọc thì hạn chế dùng đồng vì đồng quá mạnh sẽ ảnh hưởng không tốt lắm tới rễ và hoa của lan (tùy giống lan).

Cách khác là pha thuốc diệt nấm và vi khuẩn rồi phun mạnh lên mảng nấm, ướt đều mảng nấm, sau đó cắt nước, tránh mưa khoảng 2 ngày thì từ từ mảng nấm cũng khô lại và từ từ bong ra. Ví dụ pha Starner + Ridomilgold.

Các tôi thường dùng nhất là pha Physan 20 với liều cao hơn 3-5 lần ghi trên bao bì (thường là 4ml thuốc với 1 lít nước) rồi ngâm chìm chỗ bị nấm vào 5-10 phút. Hoặc là phun đi rồi phun lại rồi lại phun đi lượt nữa, thật đều và đẫm lên chỗ có nấm (phun qua 1 lượt, 10 phút sau phun lại, 10 phút sau phun lượt nữa). Dĩ nhiên là cắt nước và che mưa ít nhất 2 ngày.

Và có 1 cách khác cũng rất hiệu quả là chế phẩm sinh học HÙNG NGUYỄN ĐÀ LẠT. Tôi thực nghiệm rồi mới dám chia sẻ với các bạn.

Nếu với nấm mảng phấn ít thì ta pha 1ml với 1 lít, xịt đi xịt lại là vài ngày sau sẽ ổn. Tuy nhiên mảng trắng nhiều và dày thì bạn phải pha liều đậm đặc gấp 3-6 lần như bao bì cho thì mới hiệu quả. Thậm chí là bạn nên ngâm luôn cả giò lan vào chậu dung dịch chế phẩm. Bật mí nhỏ 1 chút về cơ chế của chế phẩm tiêu diệt nấm đó là làm mất cân bằng môi trường trong và ngoài tế bào làm nấm chết đi. Vậy bạn hãy suy nghĩ về số lượng tế bào càng nhiều thì càng cần nhiều chế phẩm, và phải ngấm vào nhiều thì mới hiệu quả cao.
Nói chung thì xử lý giá thể tốt và giàn thông thoáng thì nấm tự hết.

Bạn phải lưu ý là:

– Thử thuốc trên 1 giò rồi hãy làm đại trà, đây là nguyên tắc sống còn vì không phải lan gì cũng chịu được thuốc nồng độ cao.

– Tùy mức độ nặng nhẹ, nhiều ít của nấm mà pha thuốc nồng độ thấp hay cực cao.

– Tôi luôn khuyến khích nên dùng tay nhẹ nhàng bóc nấm thì vẫn là thân thiện môi trường nhất. Vì có đôi lúc tôi có vài chục giò bị nấm, ngồi bóc 1 tí là xong ngay ấy mà.

– Nếu bạn không làm vệ sinh triệt để toàn vườn, thì dăm bữa nửa tháng sau nấm lại mọc đầy, khi đó đừng nói thuốc không hiệu quả nhé.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Nấm bồ hóng Capnodium citri

Nấm bồ hóng Capnodium citri

Nấm bồ hóng lại chia làm 2 loại, đối với lan hầu như chỉ bị loại nấm có tên là Capnodium citri gây ra, một loại khác là Bệnh muội đen bồ hóng do nấm Melola Commixta gây ra.


Ở mặt trên của lá và mặt dưới của lá, trên vỏ giả hành, bẹ lá, kẽ lá… bị phủ đều một lớp bồ hóng (như muội than), màu đen, không tạo thành từng đốm riêng biệt (đây là sự khác biệt với loại nấm bồ hóng thứ 2 là những đốm tròn màu đen riêng biệt và từ từ lan rộng do nấm Meliola commixta gây ra).

Khi lấy tay, lây giẻ lau hoặc dùng nước để rửa thì lớp bồ hóng này sẽ hết, trả lại cho chỗ vừa lau màu xanh tự nhiên vốn có của nó (thực ra nó xanh nhạt hơn một chút).

Loài nấm này sống hoại sinh trên lớp mật do các loài rầy rệp, nhện đỏ… tiết ra (trong chất bài tiết của chúng). Chúng không tấn công vào mô của cây nên không ảnh hưởng trực tiếp cho cây. Tuy nhiên, do chúng phát triển dầy đặc phủ kín các bộ phận xanh của cây nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây, khiến cho cây còi cọc, yếu sức, ra hoa kết trái ít, dẫn đến làm giảm năng suất của vườn lan, tức là chúng gián tiếp gây hại.

Như vậy, muốn hạn chế bệnh bạn chỉ cần phòng trừ các loại rầy rệp trên cây bằng một số loại thuốc trừ sâu như Supracide, Suprathion, Bian, Bi- 58, Sumi-alpha, Applaud, Applaud-Mipc, DC-Tron Plus, các loại thuốc trị nhện đỏ… thì nấm sẽ chết, tuy nhiên chết nhưng nó vẫn bám đen thui giò lan à!

Cũng có thể dùng máy bơm nước có áp suất mạnh tia xịt vòi nước vào chỗ có rầy rệp, nhện và lớp bồ hóng bu bám cũng sẽ có tác dụng tiêu diệt và rửa trôi bớt rầy, rệp và lớp bồ hóng trên cây. Để hạn chế nấm bồ hóng có thể sử dụng thêm thuốc. Tuy nhiên các này áp dụng cho lan thì không hay lắm, áp dụng cho cây công nghiệp và cây ăn trái thì tốt hơn.

Cách đơn giản nhất, hiệu quả nhất và thân thiện môi trường nhưng lại mất nhiều thời gian nhất chính là: Pha 2-5ml nước rửa chén với 1 lít nước lã, sau đó phun ướt đều 2 mặt lá, ướt đều chỗ bị nấm bám vào, rồi chờ 1 lát cho nấm ngấm nước rửa chén, ta sẽ phun nước rửa bớt đi nếu vườn quá nhiều lan và nấm bám ít. Còn nếu chỉ 1 vài chục giò bị nấm, thì tốt nhất là dùng khăn mềm nhúng ướt và ngồi lau từng chiếc lá, từng cọng giả hành.

Tôi vẫn hay làm vậy khi lan bị 1 đợt nhện đỏ tấn công và khí hậu khô. Phải kiên nhẫn lau từng chiếc lá, tuy nhiên cũng không lâu lắm đâu, 1 ngày lau được cả trăm giò là bình thường.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

Thối nâu do vi khuẩn Pseudomonas

Thối nâu do vi khuẩn Pseudomonas

Ban đầu là những đốm nhỏ màu xanh lá cây hơi nhạt hơn khu vực xung quanh, sau đó những đốm này mở rộng ra và hợp lại với nhau thành những chấm hoặc những khoang vùng bệnh màu nâu hoặc đen, những vết này khô đi và lõm hẳn xuống.

Tác nhân vi khuẩn Pseudomonas (Cụ thể là Acidovorax (syn. Pseudomonas))

Triệu chứng: Những điểm nhỏ ngậm nước có thể xuất hiện bất cứ khu vực nào của lá. Ban đầu là những đốm nhỏ màu xanh lá cây hơi nhạt hơn khu vực xung quanh, sau đó những đốm này mở rộng ra và hợp lại với nhau thành những chấm hoặc những khoang vùng bệnh màu nâu hoặc đen, những vết này khô đi và lõm hẳn xuống. Xung quanh có thể là VẦNG HÀO QUANG MÀU VÀNG hoặc VÀNG NHẠT hoặc XANH NHẠT tùy giống lan, vầng hào quang này có thể chỉ bao xung quanh đốm nâu (đen) nhưng có khi lan rộng ra cả chiếc lá (ĐÂY CHÍNH LÀ ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG ĐẶC TRƯNG CỦA BỆNH THỐI NÂU VI KHUẨN để phân biệt với bệnh đốm do nấm. Đốm do nấm thường không LÕM ĐEN VÀ CÓ VẦNG HÀO QUANG RÕ RÀNG).

Tuy nhiên mọi thứ chỉ là tương đối nếu giả sử lan nhà bạn bị cùng 1 lúc cả nấm và vi khuẩn tấn công thì chỉ có mang chiếc lá đi xét nghiệm mới biết chính xác được. Vì biểu hiện của bệnh thối nâu do vi khuẩn và đốm đen do nấm Cercospora khá giống nhau. Lúc này lại phải xét tới các yếu tố khác như độ lõm của vết đốm, màu sắc của quầng hào quang… Nói chung là rất phức tạp và ngay cả các chuyên gia cũng đôi khi còn nhầm lẫn. Vậy điều duy nhất bạn có thể làm là xịt cả thuốc trị nấm và vi khuẩn cùng 1 lúc (ví dụ trộn Topsin M với Kasumin).

Nó giống như việc bạn ăn bánh mỳ và uống nước mía, sau đó bị đau bụng. Thật sự là không thể biết do bánh mỳ hay nước mía hay cả hai nếu ta không xét nghiệm cái bánh và ly nước. Việc lúc này không phải là chờ kết quả xét nghiệm mà là cấp cứu kịp thời tống cả nước mía và bánh mỳ ra khỏi cơ thể.

Vi khuẩn gây bệnh thối nâu này nhiễm vào lan theo nhiều cách, có thể là từ miệng, chân của côn trùng, từ các vết xước, từ khí khổng của lá…. Ta cần tìm nguyên nhân sau đó sẽ đi giải quyết nguyên nhân và giải quyết vi khuẩn. Ví dụ khi lan bị nhện đỏ cắn, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào lá sinh ra bệnh, bạn chỉ phun thuốc trị nấm và khuẩn Pseudomonas mà không hề chú ý tới nhện. Thì có ích gì đâu? Cứ cho là vết bệnh cũ khỏi thì sẽ lại có vết bệnh mới ngay thôi.

THUỐC CHỮA THỐI NÂU DO VI KHUẨN PSEUDOMONAS

– Physan 20 là 1 giải pháp người Mỹ thường dùng, tuy nhiên hàng Việt Nam thì hiệu quả hơi thấp. Dùng để phun hoặc ngâm phòng bệnh thì tốt. Nếu bạn không có thuốc gì khác ngoài Physan thì tốt nhất nên ngâm luôn cả giò lan trong thuốc 10 phút, phun không hiệu quả lắm.

– Hydrogen peroxide chính là ÔXY GIÀ sát trùng vết thương, ta có thể khều với 1 cây kim vết đốm, sau đó nhỏ trực tiếp Oxy già vào. Nếu vẫn chưa hiệu quả sau vài lần thì bạn có thể chuyển dùng sang các loại thuốc bên dưới.

Trong số các loại thuốc trị khuẩn thì loại nào cũng trị được vi khuẩn Pseudomonas, nhưng không phải loại nào cũng dùng tốt cho tất cả các loại lan. Ví dụ như Poner (Streptomycin) tốt nhưng nếu có lan Vanda thì sẽ làm cây chậm phát triển. Hay thuốc Kasuran hoặc New Kasuran rất tốt để diệt nấm và khuẩn, nhưng do thuốc có chứa hợp chất Đồng nên sẽ ảnh hưởng xấu tới rễ của các giống lan trong chi Hoàng Thảo (Dendrobium) nếu bạn xịt liên tục với hàm lượng hơi cao 1 chút.

CHỐT:

– KASUMIN 2L – Hoạt chất: Kasugamycin 2% (ƯU TIÊN LOẠI NÀY NHẤT, chính xác là ưu tiên hoạt chất Kasugamycin % càng cao càng tốt)

– STARNER 20WP – Hoạt chất Oxolinic acid 20%

Lưu ý: Cùng 1 loại nấm hoặc khuẩn nhưng khi chúng phát bệnh ra trên từng giống lan lại có kiểu hình khác nhau, điều này đòi hỏi bạn phải soi kỹ từng hình và trồng nhiều giống lan cộng với sự trải nghiệm nghề lan của tháng năm cuộc đời.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

Thối mềm thối nhũn do vi khuẩn Erwinia

Thối mềm thối nhũn do vi khuẩn Erwinia

Các bọng nước, dịch khuẩn trên lá và có các quầng loang vàng xung quanh, vết bệnh sẽ từ từ lan tới thân, rễ, giả hành. Vết loang do nấm nhìn có vẻ rất KHÔ RÁO chứ không ướt như do vi khuẩn

Tác nhân: Vi khuẩn Erwinia

Triệu chứng: Các bọng nước, dịch khuẩn trên lá và có các quầng loang vàng xung quanh (QUẦNG LOANG VÀNG NHƯ KIỂU NHỎ 1 GỌT NƯỚC LÊN GIẤY VÀ NÓ NGẤM VÀO TỜ GIẤY RỒI LOANG RA XUNG QUANH. ĐÂY CHÍNH LÀ ĐIỂM ĐẶC BIỆT ĐỂ TA PHÂN BIỆT VỚI THỐI DO NẤM PHYTOPHTHORA VÀ PYTHIUM. Vết loang do nấm nhìn có vẻ rất KHÔ RÁO chứ không ướt như do vi khuẩn). Vết bệnh sẽ từ từ lan tới thân, rễ, giả hành.

Thật là khó khăn để dùng từ ngữ giúp các bạn hiểu ý tôi muốn truyền đạt là cái gì. Thôi thì các bạn chịu khó bị bệnh vài chục giò lan và cay đắng soi xét để tự rút ra vậy!

Tóm lại là bị vi khuẩn thì quầng nhìn rất ướt át, còn nấm thì quầng có vẻ khô ráo.

Đặc điểm nhận dạng đặc trưng là có mùi THỐI, MÙI THỐI RẤT KHÍ CHỊU, NỒNG NẶC (chứ không như thối do nấm Phytophthora và Pythium).

Trên các chi lan khác nhau, bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau 1 chút. Vì KHÔNG PHẢI trên giống lan nào Vi khuẩn Erwinia tấn công cũng sinh ra NHŨN – MỀM NHŨNG NHƯ BÁNH ĐA NGÂM NGƯỚC. Đa số các trang mạng của Việt Nam chỉ chú trọng vào chi Ngọc Điểm và chi Hồ Điệp khi bị vi khuẩn này tấn công sinh NHŨN nên mọi người gọi nó là THỐI NHŨN.

– Trên lan thuộc chi HỒ ĐIỆP bệnh phát triển rất nhanh chóng và lá có thể NÁT NHŨNG HOÀN TOÀN sau 2-3 ngày. Vi khuẩn xâm nhập qua các vết xước, vết rách, vết côn trùng cắn và chích hút, hoặc các KHÍ KHỔNG của lá.

– Trên chi lan Dendrobium xuất hiện các vết bọng nước vàng sau đó thành màu đen trũng xuống.

– Trên Vanda xuất hiện các mảng bệnh vàng nâu hơi mờ và từ từ đậm dần rồi chuyển sang màu đen. Khi bạn bóp lá ra, day day cho nát rồi ngửi sát mũi sẽ thấy mùi thối rất nồng đậm (tôi ăn quả đắng này nhiều rồi nên tôi rất chú trọng việc nhận biết bệnh này, kinh nghiệm thực tế chứng minh rằng đôi lúc đôi mắt không hiệu quả bằng 2 lỗ mũi).

– Đối với lan Hài, vết đốm bệnh có thể bắt đầu ở mọi vị trí của lá, đặc biệt là gần gốc là, kẽ lá non rồi lan dần lên trên chóp lá. Ban đầu là điểm ngậm nước màu nâu vàng nhưng sau đó thành màu nâu đỏ và trũng xuống. Lá những giống hài mọng nước thì dễ nhận thấy hơn so với lá của các giống hài lá ráp, lá mỏng và cứng. Vấn đề này cá nhân tôi thấy rằng thực sự là khó cho các bạn, rất khó để nhận định nó là nhiễm vi khuẩn hay nhiễm nấm. Kinh nghiệm thực tế như sau: Mang 2 chậu hài bị bệnh giống y như nhau rồi phun 1 bên là thuốc vi khuẩn, 1 bên là thuốc nấm (ví dụ Antracol, không dùng Aliette hoặc Nano Bạc vì Aliette và Nano Bạc ngoài trị nấm lại trị cả khuẩn) sau 1 tuần, cây nào chết cây nào sống bạn sẽ nhận ra ngay thôi –> ĐÓ CHÍNH LÀ KHOA HỌC THỰC NGHIỆM. Nếu bạn không dám làm như tôi thì tốt nhất là pha chung cả thuốc nấm và thuốc khuẩn xịt 3 lần là tẹt ga ngay.

– Trên chi lan Hoàng Hậu (Hoàng Hậu, Hoàng Xà – Thịnh Vượng) thì lá có điểm ngậm nước màu nâu, sau đó sẽ khô đi và chuyển sang màu đen lõm.

CHỐT: Lan gì cũng vậy, vết ngậm bọng nước màu vàng nâu đen, loang ướt át, bóp chảy dịch khuẩn mùi thối –> Thối mềm do vi khuẩn Erwinia.

CHỮA BỆNH:

– Cách ly ngay cây bị bệnh ra khỏi giàn.

– Cắt bỏ đoạn lá bệnh, cắt xa 2-3cm vết bệnh với dụng cụ vô trùng bằng Physan 20. Thật ra là không cần cắt cũng vẫn có thể chữa cho chỗ bệnh khô lại, tuy nhiên sẽ có 1 hoặc vài cái lỗ, vài cái sẹo nhìn cũng không ra gì. Bạn nào có đủ khả năng vá lại được chiếc lá bị thủng, lành lặn gần như ban đầu thì sẽ có khả năng làm rạng danh tổ quốc!

– Giảm độ ẩm trong vườn, không tưới với vòi phun áp suất cao và không bón phân nhiều đạm.

– Bôi vôi hoặc bôi thuốc diệt nấm như Ridomilgold pha sền sệt sau đó phun thuốc diệt khuẩn khắp vườn và ướt đều mặt lá, giá thể.

– Trên chi lan Hoàng Hậu (Hoàng Hậu, Hoàng Xà – Thịnh Vượng) thì lá có điểm ngậm nước màu nâu, sau đó sẽ khô đi và chuyển sang màu đen lõm.

CHỐT: Lan gì cũng vậy, vết ngậm bọng nước màu vàng nâu đen, loang ướt át, bóp chảy dịch khuẩn mùi thối –> Thối mềm do vi khuẩn Erwinia.

CHỮA BỆNH:

– Cách ly ngay cây bị bệnh ra khỏi giàn.

– Cắt bỏ đoạn lá bệnh, cắt xa 2-3cm vết bệnh với dụng cụ vô trùng bằng Physan 20. Thật ra là không cần cắt cũng vẫn có thể chữa cho chỗ bệnh khô lại, tuy nhiên sẽ có 1 hoặc vài cái lỗ, vài cái sẹo nhìn cũng không ra gì. Bạn nào có đủ khả năng vá lại được chiếc lá bị thủng, lành lặn gần như ban đầu thì sẽ có khả năng làm rạng danh tổ quốc!

– Giảm độ ẩm trong vườn, không tưới với vòi phun áp suất cao và không bón phân nhiều đạm.

– Bôi vôi hoặc bôi thuốc diệt nấm như Ridomilgold pha sền sệt sau đó phun thuốc diệt khuẩn khắp vườn và ướt đều mặt lá, giá thể.

Các bạn nên lưu ý rằng tài liệu của nước ngoài họ rất đề cao Physan 20, tất cả các bệnh khuẩn họ đều khuyên dùng Physan 20. Tuy nhiên Physan bán tại Việt Nam thì chất lượng không thể mang để so sánh với Physan 20 của Mỹ được. 01 chai Physan 20 nửa lít của Mỹ là 352 ngàn còn hàng Việt Nam, trên bao bì cũng ghi là U Ét A (USA) mà có giá 146 ngàn nửa lít. Trong chai Physan 20 của Mỹ có khoảng 10 hợp chất, còn bao bì của ta có 1 hợp chất duy nhất nhưng nồng độ cao thôi. Tôi nói cái này để các bác đừng có ẢO TƯỞNG VỀ SỨC MẠNH.