Sốc phân – cây lan cần cứu chữa như thế nào?
Sốc
phân là lỗi thường gặp của những người mới bắt đầu chơi lan. Do mong
muốn sử dụng phân bón để giúp cây lan tăng trưởng nhanh chóng, sử dụng
phân quá liều hoặc quá sớm khiến cây lan bị chột, nếu không cứu chữa kịp
thời có thể dẫn đến chết. Vậy cách phòng tránh và xử lý cây lan khi bị
sốc phân như thế nào cho hiệu quả?
Hiện tượng cây lan bị sốc phân do liều dùng cũng như cách sử dụng phân bón của bạn không hợp lý, khi bạn bạn bón phân với liều lượng cao hơn mức cho phép hoặc bón phân liên tục với mật độ quá dày. Thông thường bón phân cho lan người chăm sóc cần chú ý bón phân với nồng độ loãng và thời gian cách nhau từ 7 đến 10 ngày. Khi cây bị sốc phân, hiện tượng đầu tiên là rễ cây có biểu hiện cháy, đầu rễ đen lại. Lá ngả màu vàng, các lá gần gốc cây sẽ bị ngả màu trước, sau đó dần dần đến ngọn. Nặng hơn nữa, gốc cây sẽ bị teo dần nhưng vẫn cứng cứng nhìn rất giống như cây bị thiếu nước và héo lại.
Cây lan héo rũ do bị sốc phân
Nguyên nhân khiến cây bị sốc phân
Do rễ cây quá non chưa thể hấp thụ được phân bón nên bị cháy đen rễ. Điều này giống như trẻ em mà không ăn được cơm đó.
Do phân bón tan chậm mà gặp mưa quá nhiều. Sở dĩ phân tan chậm rất tốt cho lan, chúng phân hủy tạo ra các chất dinh dưỡng cần thiết cho lan sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên khi phân tan chậm gặp nước mưa quá nhiều hoặc bạn tưới nhiều, tốc độ phân hủy của phân tan chậm diễn ra nhanh. Lượng phân bón quá nhiều làm cho cây bị nóng gốc và xảy ra hiện tượng sốc phân.
Do sử dụng phân bón quá liều. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất mà chúng ta dễ gặp phải. Chậu lan của bạn có biểu hiện còi cọc, đói ăn. Bạn mua phân bón lan về và pha với nồng độ quá liều so với quy định hoặc đúng nồng độ nhưng phun quá đẫm khiến cây nhanh chóng bị ngộ độc.
Sử dụng phân không đúng loại. Bạn sử dụng phân cho lan nhưng loại phân đó không phù hợp cho lan hoặc bạn tận dụng phân cho cây ăn quả để bón khiến cây không thích nghi được.
Lan bị sốc phân cháy đầu rễ
Cách cứu chữa lan bị sốc phân
Khi phát hiện thấy cây có biểu hiện sốc phân, việc bạn cần làm ngay lập tức là tháo bỏ túi phân trên giò lan nếu bạn dùng túi lưới đựng phân hoặc nhặt các hạt phân trên miệng chậu ra.
Bước thứ hai, bạn cần chuẩn bị một chậu nước sạch lớn rồi ngâm cả giò lan vào đó khoảng 2-3 giờ. Bạn có thể lấy tay tạo sóng nước hất vào giò lan để phân trên giò lan được rửa trôi. Sau vài giờ có thể ngâm lại lần nữa.
Mỗi lần ngâm nước bạn nên thay 2-3 lần nước để làm loãng lượng phân bón đã ngấm vào giá thể. Lưu ý không nên ngâm quá lâu sẽ khiến cây bị thối.
Sau đó khi ngâm vào nước, bạn cần treo cây lan vào chỗ thoáng gió, tránh nắng, tránh mưa. Đồng thời, bạn kết hợp phun Vitamin B1 dưới dạng phun sương giúp cây nhanh phục hồi và ra rễ. Khi bạn thấy thân cây đã căng mọng trở lại, rễ mới mọc ra thì giò lan của bạn đã được cứu sống.
Khi những đầu rễ mới nhú ra bạn có thể trồng lại và chăm sóc như bình thường
Cách phòng tránh cây lan bị sốc phân
Không nên bón phân quá sớm cho cây mới ghép, điều này rất dễ khiến cây cháy đầu rễ. Nên sử dụng phân hữu cơ thay vì phân hóa học vì phân hóa học dùng rất dễ khiến cây bị mất cân đối chất dinh dưỡng. Sử dụng phân bón với liều lượng nhỏ hơn một chút hoặc bằng so với chỉ định trên bao bì.
Cá nhân tôi thấy khi trồng lan nên hạn chế sử dụng các loại phân thuốc cho lan, hạn chế tối đa sử dụng phân bón hóa học, thay vào đó hãy sử dụng phân hữu cơ hoặc các chế phẩm sinh học.
Việc chăm sóc lan cần sự quan tâm chăm sóc một cách đều đặn chứ không thể quá ồ ạt được, thay vì bón phân với liều cao người chăm sẽ pha phân loãng và thời gian dài mới lại tiếp tục, một số loài cần nhiều dinh dưỡng trong mùa phát triển thì bổ sung thêm phân chậm tan, nếu là phân chậm tan hữu cơ thì càng tốt. Khi bón phân cho cây cũng cần chú ý đến thời tiết, nếu thời tiết quá nóng hay quá lạnh việc bón phân cần được hoãn lại. Sau những ngày mưa thì bón phân cũng không cần thiết vì mưa mùa hạ có sét sẽ mang rất nhiều đạm cho lan rồi. Cân chăm sóc lan cân bằng để có cây lan khỏe mạnh.
Hiện tượng cây lan bị sốc phân do liều dùng cũng như cách sử dụng phân bón của bạn không hợp lý, khi bạn bạn bón phân với liều lượng cao hơn mức cho phép hoặc bón phân liên tục với mật độ quá dày. Thông thường bón phân cho lan người chăm sóc cần chú ý bón phân với nồng độ loãng và thời gian cách nhau từ 7 đến 10 ngày. Khi cây bị sốc phân, hiện tượng đầu tiên là rễ cây có biểu hiện cháy, đầu rễ đen lại. Lá ngả màu vàng, các lá gần gốc cây sẽ bị ngả màu trước, sau đó dần dần đến ngọn. Nặng hơn nữa, gốc cây sẽ bị teo dần nhưng vẫn cứng cứng nhìn rất giống như cây bị thiếu nước và héo lại.
Cây lan héo rũ do bị sốc phân
Do rễ cây quá non chưa thể hấp thụ được phân bón nên bị cháy đen rễ. Điều này giống như trẻ em mà không ăn được cơm đó.
Do phân bón tan chậm mà gặp mưa quá nhiều. Sở dĩ phân tan chậm rất tốt cho lan, chúng phân hủy tạo ra các chất dinh dưỡng cần thiết cho lan sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên khi phân tan chậm gặp nước mưa quá nhiều hoặc bạn tưới nhiều, tốc độ phân hủy của phân tan chậm diễn ra nhanh. Lượng phân bón quá nhiều làm cho cây bị nóng gốc và xảy ra hiện tượng sốc phân.
Do sử dụng phân bón quá liều. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất mà chúng ta dễ gặp phải. Chậu lan của bạn có biểu hiện còi cọc, đói ăn. Bạn mua phân bón lan về và pha với nồng độ quá liều so với quy định hoặc đúng nồng độ nhưng phun quá đẫm khiến cây nhanh chóng bị ngộ độc.
Sử dụng phân không đúng loại. Bạn sử dụng phân cho lan nhưng loại phân đó không phù hợp cho lan hoặc bạn tận dụng phân cho cây ăn quả để bón khiến cây không thích nghi được.
Lan bị sốc phân cháy đầu rễ
Khi phát hiện thấy cây có biểu hiện sốc phân, việc bạn cần làm ngay lập tức là tháo bỏ túi phân trên giò lan nếu bạn dùng túi lưới đựng phân hoặc nhặt các hạt phân trên miệng chậu ra.
Bước thứ hai, bạn cần chuẩn bị một chậu nước sạch lớn rồi ngâm cả giò lan vào đó khoảng 2-3 giờ. Bạn có thể lấy tay tạo sóng nước hất vào giò lan để phân trên giò lan được rửa trôi. Sau vài giờ có thể ngâm lại lần nữa.
Mỗi lần ngâm nước bạn nên thay 2-3 lần nước để làm loãng lượng phân bón đã ngấm vào giá thể. Lưu ý không nên ngâm quá lâu sẽ khiến cây bị thối.
Sau đó khi ngâm vào nước, bạn cần treo cây lan vào chỗ thoáng gió, tránh nắng, tránh mưa. Đồng thời, bạn kết hợp phun Vitamin B1 dưới dạng phun sương giúp cây nhanh phục hồi và ra rễ. Khi bạn thấy thân cây đã căng mọng trở lại, rễ mới mọc ra thì giò lan của bạn đã được cứu sống.
Khi những đầu rễ mới nhú ra bạn có thể trồng lại và chăm sóc như bình thường
Không nên bón phân quá sớm cho cây mới ghép, điều này rất dễ khiến cây cháy đầu rễ. Nên sử dụng phân hữu cơ thay vì phân hóa học vì phân hóa học dùng rất dễ khiến cây bị mất cân đối chất dinh dưỡng. Sử dụng phân bón với liều lượng nhỏ hơn một chút hoặc bằng so với chỉ định trên bao bì.
Cá nhân tôi thấy khi trồng lan nên hạn chế sử dụng các loại phân thuốc cho lan, hạn chế tối đa sử dụng phân bón hóa học, thay vào đó hãy sử dụng phân hữu cơ hoặc các chế phẩm sinh học.
Việc chăm sóc lan cần sự quan tâm chăm sóc một cách đều đặn chứ không thể quá ồ ạt được, thay vì bón phân với liều cao người chăm sẽ pha phân loãng và thời gian dài mới lại tiếp tục, một số loài cần nhiều dinh dưỡng trong mùa phát triển thì bổ sung thêm phân chậm tan, nếu là phân chậm tan hữu cơ thì càng tốt. Khi bón phân cho cây cũng cần chú ý đến thời tiết, nếu thời tiết quá nóng hay quá lạnh việc bón phân cần được hoãn lại. Sau những ngày mưa thì bón phân cũng không cần thiết vì mưa mùa hạ có sét sẽ mang rất nhiều đạm cho lan rồi. Cân chăm sóc lan cân bằng để có cây lan khỏe mạnh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét