Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Phong lan căn diệp không lá Taeniophyllum glandulosum

Phong lan căn diệp không lá Taeniophyllum glandulosum

Lan Căn diệp hay Đại diệp Taeniophyllum glandulosum không có lá và thân thì cực kì ngắn. Tổng thể hình dạng là bộ rễ phát triển dài và hơi dẹt. Rễ bám sát vào vỏ cây, chứa diệp lục nên có màu xanh đục, đây là bộ phận thay lá làm nhiệm vụ quang hợp.

Lan Căn diệp hay Đại diệp Taeniophyllum glandulosum là một trong 6 loài Căn diệp phân bố ở Việt Nam. Chúng là loài phong lan không lá nhưng có diệp lục ở rễ, nằm trong phân họ Vandoideae. Đây là loài phong lan mọc phổ biến ở rất nhiều nơi như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đảo Ryuyuku, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Java, Sulawesi, Sumatra, New Guinea, Campuchia và Việt Nam.

Taeniophyllum glandulosum không có lá và thân thì cực kì ngắn. Tổng thể hình dạng là bộ rễ phát triển dài và hơi dẹt. Rễ bám sát vào vỏ cây, chứa diệp lục nên có màu xanh đục, đây là bộ phận thay lá làm nhiệm vụ quang hợp.

Hoa rất nhỏ, cuống hoa dài 1.25 cm đến 5 cm, hơi ngoằn ngèo, mang một vài hoa có kích thước khoảng 5 mm. Hoa màu xanh-vàng nhạt, có lá bắc hình tam giác. Mùa hoa vào cuối Xuân đến đầu Hạ.

Sinh cảnh phân bố của chúng là các thân cây mọc trên rừng núi thấp ở độ cao 500 đến 800 m, với kích thước nhỏ và mọc ở xứ nóng hoặc ấm. Ở Việt Nam, loài phong lan này được tìm thấy ở các khu rừng núi đá vôi nguyên sinh hoặc thứ sinh vùng Tây Bắc, nơi có độ ẩm không cao và nóng.

Ngoài loài này ra chúng ta còn có thể tìm thấy các loài căn diệp khác ở Việt Nam đó là Taeniophyllum daroussinii, T.fasciculatum, T.minimum, T. obtusum và T. pahangense. (biodivn.blogspot)
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net

Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/


0 nhận xét:

Đăng nhận xét