Trồng và chăm sóc hoa lan

Cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa lan.

Cát lan - Cattleya Labiata

Cattleya Labiata - The Queen Of The Flower, xứng đáng với tên gọi Nữ hoàng của các loài hoa bởi vẻ đẹp, hương thơm, tuổi thọ và kích cỡ hoa.

Lan Hoàng thảo - Dendrobium

Là chi lan lớn thứ hai của họ nhà lan, là loại lan phổ biến nhất trong giới chơi lan.

Địa lan - Cymbidium

Địa lan luôn làm người chơi lan hài lòng bởi vẻ đẹp cao sang của chúng

Lan Vũ nữ - Oncidium

Vũ nữ còn được gọi là Dancing Lady, một loại lan dễ trồng và chăm sóc, cho hoa đều đặn hàng năm

Lan Hồ điệp - Phalaenopsis

Lan Hồ Điệp luôn được nhiều người mua trong dịp Tết Nguyên Đán

Lan Hài - Paphiopedilum

Lan Hài luôn cho người trồng những bông hoa đẹp và lạ

Vân lan - Lan Vanda

Khả năng cần nhiều ánh sáng, chịu nắng nóng có lẽ Vanda là loài tốt nhất, có lẽ vậy nên hoa Vanda luôn có màu sắc đẹp

Lan rừng

Có nhiều điều thú vị, nơi đây nói chung về các loại lan không có trong các nhóm kia

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Lan hổ bì - Staurochilus fasciatus


Lan hổ bì - Staurochilus fasciatus

Hoa lớn 5 - 6cm, màu vàng nhạt có vạch ngang màu nâu, mặt ngoài cánh hoa màu trắng. Cánh môi chia 3 thùy, hai thùy bên màu vàng, thùy giữa trắng có đốm nâu tím ở đỉnh. Hoa thơm.

Tên Việt Nam: Lan hổ bì
Tên Latin: Staurochilus fasciatus
Đồng danh: Staurochilus fasciatus (Rchb.f.) Rild. Trichoglottis facciatus Rchb. f.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Mô tả:

Lan sống phụ sinh, thân dài, leo cao cả thước, nhiều rễ chống. Lá xếp 2 dãy phẳng, hình giải, dài 10 - 15cm, dày, đỉnh chia 2 thùy tròn, gốc có bẹ. Cụm hoa chùm phân nhánh, gãy khúc, mang 3 - 5 hoa.

Hoa lớn 5 - 6cm, màu vàng nhạt có vạch ngang màu nâu, mặt ngoài cánh hoa màu trắng. Cánh môi chia 3 thùy, hai thùy bên màu vàng, thùy giữa trắng có đốm nâu tím ở đỉnh. Hoa thơm.

Phân bố: Cây mọc ở Tây Nguyên (Gia Lai, Kontum, Daklak), Lâm Đồng, xuống Nam bộ, Tây Ninh, Đồng Nai và phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia.

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 195
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net

Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/

Lan hành Averyanov - Bulbophyllum averyanovii

Lan hành Averyanov - Bulbophyllum averyanovii

Loài đặc hữu rất hẹp của Việt Nam, mới chỉ gặp được ở điểm lấy mẫu chuẩn thuộc tỉnh Gia Lai. Cụm hoa mọc ở gốc của thân năm trước đã rụng hết lá, dài khoảng 3cm, mang 6 - 10 hoa ở nửa trên, mọc dày đặc.

Tên Việt Nam: Lan hành averyanov
Tên Latin: Bulbophyllum averyanovii
Đồng danh: Bulbophyllum averyanovii Seidenf, 1992
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Mô tả:

Lan sống phụ sinh, rụng lá, có thân rễ từ đó mọc lên các thân khí sinh khác nhau và phình lên thành hình gần cầu, đường kính khoảng 2cm, mang 2 lá không cuống, dài khoảng 3 - 5cm, rộng 1cm. Cụm hoa mọc ở gốc của thân năm trước đã rụng hết lá, dài khoảng 3cm, mang 6 - 10 hoa ở nửa trên, mọc dày đặc.

Lá bắc hình tam giác hẹp, nhọn đầu, dài 3,75mm, màu trắng. Lá đài hình mác - tam giác hẹp, dài khoảng 2mm, màu trắng, lục nhạt, mép cuộn lên trên, mặt ngoài phủ một lớp lông dày màu trắng. Cánh hoa hình tam giác hẹp nhọn đầu, dài 2mm, rộng không đến 0,5mm. Cánh môi cong lại nhiều, ở mặt ngoài nhăn nheo thô. Trụ dài 1mm.

Sinh học: Cây ra hoa vào tháng 5.

Nơi sống và sinh thái: Sống bám trên thân và cành cây gỗ trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao khoảng 600 - 900 m.

Phân bố: Loài đặc hữu rất hẹp của Việt Nam, mới chỉ gặp được ở điểm lấy mẫu chuẩn thuộc tỉnh Gia Lai (Chư Pah:Gia Lu).

Giá trị: Nguồn gen qúy, hiếm.

Tình trạng: Loài hiếm. Mức độ đe dọa: Bậc R.

Đề nghị biện pháp bảo vệ: Là đối tượng bảo vệ trong thiên nhiên của khu rừng cấm Gia Lu và cần thu thập cây sống đem về trồng trong vườn thực vật.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 308.

Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net

Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/

Lan hàm lân cứng - Gastrochilus calceolaris


Lan hàm lân cứng - Gastrochilus calceolaris

Lan sống phụ sinh, thân dài đến 15cm, dày 0,6cm. Lá hình giải giáo, cong dạng lưỡi liềm, dài 15 - 20cm, rộng 2 - 3cm, đầu chia 2 thùy nhọn không đều

Tên Việt Nam: Lan hàm lân cứng
Tên Latin: Gastrochilus calceolaris
Đồng danh: Gastrochilus calceolaris (Buch.Ham.et J.E.Sm) D.Don; Saccolabium calceolaris Buch.Ham.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Mô tả: Lan sống phụ sinh, thân dài đến 15cm, dày 0,6cm. Lá hình giải giáo, cong dạng lưỡi liềm, dài 15 - 20cm, rộng 2 - 3cm, đầu chia 2 thùy nhọn không đều. Cụm hoa chùy rủ xuống, dài 4 - 8cm. Hoa trung bình, đường kính 1cm, màu lục hay vàng nhạt có đốm tím, cánh môi màu vàng có đốm đỏ, mép màu trắng, có 3 thùy, hai thùy bên hình tam giác, thùy giữa dài nhọn, mép có răng nhỏ mịn, ốc thành túi hình cầu dài bằng cánh hoa. Hoa nở vào tháng 2 - 3.

Phân bố: Cây mọc ở vùng núi Tây Nguyên (Lâm Đồng) và phân bố ở Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Malaysia.

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 125.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net

Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Lan vòi sừng trụ


Lan vòi sừng trụ

Lan sống phụ sinh dạng bụi, thân hình trụ trông giống như thân cói, dài 10 - 20cm, gốc có bẹ, đỉnh có 1 lá dào 2 - 3cm như tiếp tục của thân. Cụm hoa hình đầu nhỏ (đường kính 1cm). Hoa nhỏ màu vàng, có lông. Cánh môi cuộn lại, cựa rất ngắn.

Tên Việt Nam: Lan vòi sừng trụ
Tên Latin: Ceratostylis subulata
Đồng danh: Ceratostylis subulata BL; Ceratostylis teres (Griff) Rchb.f.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Mô tả: Lan sống phụ sinh dạng bụi, thân hình trụ trông giống như thân cói, dài 10 - 20cm, gốc có bẹ, đỉnh có 1 lá dào 2 - 3cm như tiếp tục của thân. Cụm hoa hình đầu nhỏ (đường kính 1cm). Hoa nhỏ màu vàng, có lông. Cánh môi cuộn lại, cựa rất ngắn.

Phân bố: Cây mọc chủ yếu ở Đà Lạt, Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Lâm Đồng)  Khu BTTN Hòn Bà (Khánh Hòa), Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) và phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia, Philippin, đảo Thái Bình Dương.

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 57.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net



Lan vòi sừng lùn


Lan vòi sừng lùn

Lan sống phụ sinh, mọc bụi nhỏ, cao 3 - 5cm, thân có 1 lá, gốc có bẹ. Lá hình giải, dài 2 - 3cm, tròn ở đỉnh, thuôn ở gốc thành cuống hẹp. Hoa đơn độc mọc ở gốc lá, nhỏ, màu trắng, có vân đỏ. Cánh môi có 3 thùy và cựa ngắn.

Tên Việt Nam: Lan vòi sừng lùn
Tên Latin: Ceratostylis siamensis
Đồng danh: Ceratostylis siamensis Rolfe et Downie, Ceratostylis pygmaea Evrard.Et Gagnep
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Mô tả: Lan sống phụ sinh, mọc bụi nhỏ, cao 3 - 5cm, thân có 1 lá, gốc có bẹ. Lá hình giải, dài 2 - 3cm, tròn ở đỉnh, thuôn ở gốc thành cuống hẹp. Hoa đơn độc mọc ở gốc lá, nhỏ, màu trắng, có vân đỏ. Cánh môi có 3 thùy và cựa ngắn.

Phân bố: Cây mọc ở Sapa, Huế, Tây Nguyên (Đà Lạt – Vườn quốc gia Biboup – Núi Bà và Phước Bình) và phân bố ở Lào, Thái Lan.

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 57.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net


Chiêm ngưỡng hoa phong lan vani rừng - Miguelia somae


Chiêm ngưỡng hoa phong lan vani rừng - Miguelia somae

Đây là loài phong lan có thân bò trườn dài từ 5 đến 10 m. Lá hình trứng, dài 10-30 cm, rộng 4-9 cm, nạc và bóng.

Trong hơn 10 năm công tác trong lĩnh vực đa dạng thực vật, tôi đã có dịp gặp loài này nhiều lần ngoài tự nhiên. Nhưng những lần đó chỉ thấy lá, chẳng bao giờ gặp hoa. Có người nói hoa của chúng rất mau tàn, cũng có người nói chúng rất ít khi ra hoa nên hiếm khi gặp được. Thật may mắn, tình cờ tôi lại gặp được chúng nở hoa ngay ven đường của huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang trong đợt khảo sát thực vật hồi năm 2011. Có lẽ đó là lần may mắn duy nhất tôi gặp chúng, cho đến bây giờ tôi vẫn chưa gặp lại.

Loài lan vani này trước đây được gọi tên khoa học là Vanilla somae Hayata, chúng được công bố từ năm 1916. Nhưng đến năm 2011, sau khi có cơ hội thu được mẫu hoa trong cùng đợt khảo sát thực địa với tôi, Leonid Averyanov đã tách ra thành một chi mới Miguelia dựa trên loài chuẩn Miguelia somae (Hayata) Aver. (The Orchids of Vietnam Illustrated survey: Part 3). Chi mới này được đặt tên kỉ niệm nhà Lan học người Mexico Miguel Angel Soto Arenas 1963-2009.

Đây là loài phong lan có thân bò trườn dài từ 5 đến 10 m. Lá hình trứng, dài 10-30 cm, rộng 4-9 cm, nạc và bóng.

Cụm hoa xim hai ngả (hiếm khi xim một ngả), mang 1-2 hoa (hiếm khi 3-4 hoa) trên một xim thứ cấp. Đường kính hoa 4-5 cm, có màu trắng hoặc màu trắng với các đốm vàng nhạt, xanh nhạt. Môi có dạng hình kèn Trumpet, phía trong màu hồng hoặc hơi đỏ, và mang các nhú dài.

Chúng mọc trong rừng cây lá rộng nguyên sinh hoặc thứ sinh gồm các loài cây lá rộng hỗn giao với các loài cây lá kim hoặc nơi trảng cây bụi. Ta có thể bắt gặp chúng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phổ biến hơn trên núi đá vôi, nơi các sườn dốc có độ cao từ 300 đến 1400 m so với mực nước biển. Hoa ra vào tháng 3 đến tháng 6 nhưng ít khi thấy.

Nơi phân bố loài này ở các tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Hoà Bình, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Bình, Sơn La, Thái Nguyên và Thanh Hoá. Ngoài Việt Nam chúng còn có ở Nam Trung Quốc và Đài Loan. Chúng được đánh giá tình trạng bảo tồn ở mức Sẽ Nguy cấp (VU).
Ở Việt Nam hiện chi Miguelia có hai loài, loài kể trên và loài M.annamica phân bố ở miền Nam ở các tỉnh Bình Định, Bình Thuận, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Thừa Thiên Huế. Chúng được đánh giá tình trạng bảo tồn ở mức Nguy cấp (EN).
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net


Lan hoại sinh không diệp lục Gastrodia theana


Lan hoại sinh không diệp lục Gastrodia theana

Loài sống hoại Gastrodia theana, không lá cụm hoa mọc từ củ cao 6 cm. Hoa từ 5 - 8 chiếc cụp lại , màu nâu bạc cuống hoa có lông mềm, cánh môi màu nâu, hoa nở vào tháng 3 - 4 hàng năm.

Tên Việt Nam:  Lan hoại trung bộ
Tên Latin: Gastrodia theana
Đồng danh: Gastrodia theana Avery.sp nov.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất
Có lẽ Lan là họ có số lượng loài nhiều nhất trong số các loài thực vật có hoa. Trên thế giới có khoảng hơn 25.000 loài trong họ này đã xác định được tên. Ở Việt Nam đã ghi nhận khoảng gần 1200 loài. Không chỉ chúng đa đạng về số lượng mà còn đa dạng về môi trường sống như có loại leo trên cây gọi là Phong Lan, có loại bám trên đá gọi là Thạch Lan, có loại mọc trên đất gọi là Địa Lan. Hay sự đa dạng về hình dạng cây như có loại thân to như Phaius, Cymbidium..., có loại lan ruồi, muỗi như Schoenorchis, Porpax... Không chỉ có thế, có những loại Lan mà cả thời gian tồn tại không hề có lá. Chúng ta chỉ có thể quan sát được chúng khi chúng ra hoa. Đa số trong số chúng có dạng thân củ hoặc thân rễ, đây là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp cho quá trình ra hoa.

Chi lan Gastrodia trên thế giới có khoảng 40 loài, ở Việt Nam có khoảng 6 loài đó là G. foldosa, G. major, G. punctata, G. taiensis, G theana và G. tonkinensis. Các loài trong chi này đều không lá, có thân rễ phình lên thành củ và mọc hoa trên mặt đất. Trung Quốc gọi các loài trong chi này là Thiên Ma, được dùng để trị tăng huyết áp, cải thiện lưu thông và giải quyết cơn đau đầu. Chúng còn thiếu tên phổ thông cũng như công dụng trong y học cổ truyền Việt Nam.

Gastrodia theana được Averyanov mô tả vào năm 2005, các mẫu vật được thu từ tỉnh Thừa Thiên Huế của Việt Nam (Gastrodia theana and New orchids from Vietnam). Đây là loài lan hoại sinh không diệp lục, không lá, mọc trên đất mùn. Chúng có thân rễ nạc phình lên dạng củ, màu nâu xám, dài khoảng 2-4 cm, đường kính thiết diện củ khoảng 4-8 mm. Thân mọc thẳng và nạc, đứng hoặc hơi cong, có màu trắng đến nâu-vàng sáng. Thân cao 2,5-5 cm, dày 2-4 mm và mang 2-3 lá bắc hình trứng rộng tù. Lá bắc dài 3-5 mm, rộng 2-4 mm và có rất nhiều vảy nhỏ hẹp ở sát gốc. Chùm hoa ở chót thân mang 3-8 hoa mọc sát nhau. Lá bắc hoa màu trắng đến nâu-vàng sáng, hình trứng, tròn đến tù, dài 2-5 mm, rộng 1.5-2 mm. Cuống hoa dài 3-5 mm, bầu dài 2-2.5 mm, dầy, màu trắng đến nâu-hồng sáng. Hoa có hình dạng cái chuông, hầu như không mở, nạc, ở mặt bụng ít nhiều phẳng. Hoa có thể tồn tại hơn một ngày. Các lá đài và cánh uốn cong kết hợp với môi, không bao giờ xoè ra. Lá đài và cánh hoa sần sùi như mụn cóc ở mặt ngoài, cong hình thuyền và phát triển ra thành mũi. Lá đài màu trắng đến nâu-hơi hồng sáng, hình dạng khá giống nhau, hình trứng thuôn, dài 0.8-1.5 cm, rộng 3.5-5 mm, kèm theo là mũi rất nạc, tù. Các lá đài hợp với nhau. Cánh hoa màu hồng thịt cá hồi, rất nhỏ, đôi khi không nhìn thấy, ngắn hơn đài hoa. Chúng có hình tam giác hẹp, dài 0.4-0.8 mm, rộng 0.2-0.3 mm. Môi hoa màu xanh lá cây với đỉnh và gốc màu đỏ-hồng tươi, có 5 gân dài 3.5-4 mm, rộng 2.5-3 mm, gốc môi hình tim.

Gastrodia theana có mùa ra hoa vào tháng 3-4 hàng năm trong các khu rừng rậm nguyên sinh cây lá rộng ở đất thấp trên đá phiến sét và đá cát có độ cao từ 300 đến 400 m trên mực nước biển. Đây là loài lan rất hiếm và được coi là đặc hữu của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như của Việt Nam. Tuy nhiên gần đây đã có ghi nhận phân bố ở Đài Loan vào năm 2012 (Gastrodia theanaAver. (Orchidaceae) a Newly Recorded Species from the Central Taiwan)
Về mặt hình thái loài này rất giống với loài Gastrodia verrucosa Blume có phân bố ở Nhật Bản, Malacca, Sumatra và Java. Nhưng chúng được phân biệt rõ ràng bởi lá đài rất nhỏ, cứng, hình tam giác hẹp và gốc môi hình tim. Tên của Gastrodia theana được đặt kỉ niệm tác giả bài viết này (Phạm Văn Thế) và Anna L. Averyanova.
Theo biodivn
Tên Việt Nam: Lan hoại trung bộ
Tên Latin: Gastrodia theana
Đồng danh: Gastrodia theana Avery.sp nov.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất

Mô tả: Loài sống hoại, không lá cụm hoa mọc từ củ cao 6 cm. Hoa từ 5 - 8 chiếc cụp lại , màu nâu bạc (mô tả theo hình) cuống hoa có lông mềm, cánh môi màu nâu, hoa nở vào tháng 3 - 4 hàng năm.

Phân bố: Loài đặc hữu của Việt Nam, cây mọc chủ yếu ở miền trung Thừa thiên Huế. Đây là loài mới ở Việt Nam do L. Averyanov, A. Averyanova, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Vinh và Phạm văn Thế phát hiện.

Mô tả loài: Trần Hợp - Phùng mỹ Trung.




Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net






 

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

Hoa Lan mùn vàng không lá Galeola nudifolia

Hoa Lan mùn vàng không lá Galeola nudifolia

Đia lan hoại sinh, thân có đốm nâu đỏ dài tới 20 m, lá nhỏ như chiếc vẩy. Hoa to 3 cm, mọc từng chùm trên nhiều cành, nở liên tiếp 2-3 chiếc một lúc vào mùa Đông cho tới mùa Hạ. Hoa màu vàng, to, cánh môi có lông nhăn nheo ở mép, quả màu đỏ, to, dài, nặng tới 1-2 kg.

Chi Lan Galeola trên thế giới có khoảng 5 (hoặc 6) loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á đến New Guinea và Bắc Úc. Chúng gồm các loài Galeola cathcartii Hook.f., G. faberi Rolfe, G. falconeri Hook.f., G. humblotii Rchb.f., G. lindleyana (Hook.f. & Thomson) Rchb.f. và G. nudifolia Lour, các tên khác còn lại đều là tên đồng vật. Chúng có đặc điểm chung là lan hoại sinh không diệp lục, không lá, mọc từ đất, thân có dạng trườn mang nhiều vẩy cố định, thân nạc và cứng, có rễ ở các đốt, rễ hoá gỗ. Cụm hoa xim hoặc chuỳ mọc ở chót thân hoặc bên, mang rất nhiều hoa. Trục có nhiều lông tơ và lá bắc hoa cố định. Hoa không nở to, hình chuông, vàng đôi khi có những chấm đỏ. Lá đài và cánh hoa rời, có hình dạng gần giống nhau. Cánh hoa mặt ngoài nhiều lông. Lá đài hơi nhỏ hơn so với cánh hoa, nhẵn. Môi không xẻ thuỳ, lõm, hình cái chén. ... Ở Việt Nam có duy nhất một loài đó là Galeola nudifolia Lour.

Loài lan Galeola nudifolia Lour. có tên Việt Nam là Lan leo hoa trần hay Lan mùn vàng. Chúng phân bố chủ yếu ở miền Trung Việt Nam như: Hà Tĩnh, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế. Ngoài ra còn gặp ở một số tỉnh Tây Bắc như Hoà Bình và Sơn La. Trên thế giới chúng phân bố ở Bhutan, Myanmar, Đông Bắc Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Đài Loan, Hải Nam, Thái Lan, Lào, Cam Pu Chia, bán đảo Malacca, Indonesia và Philippines.

Ngoài những đặc điểm chung của chi, chúng còn có một số đặc điểm riêng sau. Thân có dạng dây leo bò dài đến 15 m, đường kính thân to 0.5–2 cm, có rễ ở các đốt, rất dày và cứng, rễ hoá gỗ và mang những vẩy hình tam giác màu đỏ nhạt dài 0.5–6 cm. Cụm hoa phân nhánh, mỗi nhánh dài 15–50 cm, mang rất nhiều hoa thưa, hoa nở lần lượt gối nhau, 2-3 bông nở một lần ở phía gần gốc cuống trước. Tất cả những phần non đều có lông. Cuống và bầu hoa dài 8–20 mm. Lá bắc hoa nạc, hình tam giác nhọn, dài 9–12 mm. Hoa không nở to, chiều ngang khoảng chừng 1.5–2.5 cm, màu vàng, môi có những đường gân màu đỏ-da cam bên trong. Lá đài và cánh hoa gần giống nhau, hình elip, dài 1.2–2.2 cm, rộng 0.6–1.2 cm, bẹt hoặc tù, lá đài bên rộng và hơi thuôn. Cánh hoa mỏng hơn, thường lượn sóng về phía mép. Môi hầu như là tròn, nguyên, chiều ngang 1–1.6 cm, lõm sâu lòng chảo, nhiều lông, mép nhiều răng cưa. Quả nang khô tự khai, hình trụ, dài 15 cm và có đường kính 2.5 cm, hạt có cánh ngắn, đường kính khoảng 2 mm. Hoa ra vào tháng 3 đến tháng 7.

Lan mùn vàng  Galeola nudifolia phân bố ở rừng cây lá rộng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh, nơi các sườn dốc và nơi đó có nhiều mùn trên nhiều loại đất các nhau, nhưng phổ biến hơn trên vùng có đá silicat, đất sỏi ở độ cao 100–800(1000) m so với mực nước biển.

Đây là loài có phân bố rộng, nhưng thực tế lại rất hiếm ở các vùng đất thấp, rừng núi thấp và cao. Chúng xuất hiện ở những nơi đất trống, nơi gần với khu vực khai thác rừng, nơi ẩm có các cây gỗ mục. Chúng được đề nghị tình trạng bảo tồn là rất hiếm và dễ bị tổn thương VU.

So sánh về mặt hình thái với các loài Galeola khác thì Lan mùn vàng G.nudifolia rất giống với G. cathcartii Hook.. Nhưng loài G. cathcartii khác ở chỗ có các cánh hoa hẹp hình nhọn giáo và môi có gốc hình nêm. Loài này phân bố ở Đông Bắc Ấn Độ, Thái Lan và có thể có ở vùng phía Đông của Việt Nam.
Theo biodivn
Tên Việt Nam: Lan leo hoa trần
Tên Latin: Galeola nudifolia
Đồng danh: Galeola nudifolia Lour. 1790, Galeola kuhlii (Rchb. f.) Rchb. f. 1865, Galeola pterosperma (Lindl.) Schltr. 1911, Galeola torana J.J. Sm. 1915
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây hoại sinh

Mô tả: Đia lan hoại sinh, thân có đốm nâu đỏ dài tới 20 m, lá nhỏ như chiếc vẩy. Hoa to 3 cm, mọc từng chùm trên nhiều cành, nở liên tiếp 2-3 chiếc một lúc vào mùa Đông cho tới mùa Hạ. Hoa màu vàng, to, cánh môi có lông nhăn nheo ở mép, quả màu đỏ, to, dài, nặng tới 1-2 kg.
Phân bố: Trên các đám lá mục, cạnh bờ suối ở miền Bắc  (VQG Ba Vì, Cúc Phương và Trung bộ (Ninh Thuận, Khánh Hoà và Lâm Đồng).
Mô tả loài: Trần Hợp – Phùng Mỹ Trung.
Theo vncreatures

Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net

Lan vòi bông hồng khoe hoa rực rỡ Epipogium roseum


Lan vòi bông hồng khoe hoa rực rỡ Epipogium roseum

Lan vòi bông hồng Epipogium roseum mọc nơi ẩm, dưới tán của rừng cây lá rộng hoặc rừng thường xanh nguyên sinh hỗn hợp trên nhiều loại đất ở độ cao 300–1700 m so với mực nước biển. Thông thường ở các hố mùn ẩm, nhiều chất dinh dưỡng. Đây là loài hiếm gặp.

Chi Lan Epipogium có tất cả 3 (hoặc 4) loài trên thế giới gồm Epipogium aphyllum Sw., E. japonicum Makino và E. roseum (D.Don) Lindl., các tên khác đều là tên đồng vật. Chúng có phân bố ở Châu Âu, rừng nhiệt đới Châu phi, nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, và Đông Bắc Úc. Việt Nam có duy nhất một loài đó là Epipogium roseum. Các loài trong chi này có đặc điểm chung là lan hoại sinh không lá, không diệp lục, mọc trên đất và có củ hình trứng hoặc hình như cành san hô dưới đất. Thân mọc thẳng, nhẵn, nạc và các lá bắc nhỏ dạng vẩy ở các đốt, màu trắng hoặc màu vàng nhạt. Cụm hoa xim cuối thân, mang nhiều hoa rất chóng tàn. Lá bắc dạng màng hình trứng-nhọn. Hoa rủ, lộn ngược hoặc không, màu trắng hoặc hơi vàng, thông thường có các đốm màu tím nhạt hoặc tím thẫm. Bầu hoa tựa hình cầu. Các lá đài và cánh hoa rời, hình dạng tương tự nhau, nhọn giáo. Môi hình trứng đến hình trứng rộng, lõm, cựa ở gốc, nguyên hoặc 3 thuỳ...

Loài Epipogium roseum (D.Don) Lindl. có tên phổ thông là Thượng duyên hoặc Lan vòi bông hồng có thân màu trắng hoặc vàng nhạt, cao 10–45 cm, với một vài mo mọc thưa thớt màu trắng dài 1.5 cm ôm lấy thân. Thân mang hoa ở chót, ít hoặc nhiều hoa, xim lỏng lẻo. Củ có dạng hình cầu hoặc hình trứng dài 5 cm hoặc hơn, đường kính 2 cm, nhiều đốt. Trục dài 15 cm, đôi khi rủ xuống. Lá bắc hoa dạng màng, trong như thuỷ tinh, hình trứng hoặc nhọn giáo, dài đến 12 mm.

Hoa màu trắng đến vàng nhạt, rủ, lộn ngược, nở to, và điểm trang khoảng 5 hoặc 10 chấm màu tím. Cuống hoa dài 3–6 mm. Bầu hình trứng hoặc gần như là hình cầu, dài 4–6 mm. Lá đài và cánh hoa trải rộng, yếu, nhọn giáo, dài 8–11 mm, có 3 gân, nhọn. Môi màu trắng đến vàng nhạt, thông thường điểm trang các chấm tím mịn, nguyên, hình trứng, đỉnh môi thường mỏng và cứng, lõm hình lòng chảo, dài 8–12 mm, rộng 7–8 mm. Nang hình trứng hoặc thuôn, đường kính 5–7 mm. Hoa ra vào tháng từ 3 đến tháng 6.

Lan vòi bông hồng Epipogium roseum mọc nơi ẩm, dưới tán của rừng cây lá rộng hoặc rừng thường xanh nguyên sinh hỗn hợp trên nhiều loại đất ở độ cao 300–1700 m so với mực nước biển. Thông thường ở các hố mùn ẩm, nhiều chất dinh dưỡng. Đây là loài hiếm gặp.

Ở Việt Nam loài này phân bố ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung như Bắc Cạn, Cao Bằng, Lai Châu, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Trên thế giới phân bố ở rừng nhiệt đới Châu Phi và Châu Á, Đông Bắc Úc. Chúng được phát hiện lần đầu tiên tại Nepal vào năm 1857.

Mặc dù Lan vòi bông hồng Epipogium roseum có phân bố khá rộng nhưng lại khá hiếm bởi vì hiện nay rất khó có thể tìm được các hố mùn không bị tác động trong rừng nguyên sinh, nơi mà môi trường sống thích hợp với chúng.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net

Lan rừng hoại sinh khoe sắc Didymoplexiopsis khiriwongensis


Lan rừng hoại sinh khoe sắc Didymoplexiopsis khiriwongensis

Loài Didymoplexiopsis khiriwongensis có thân cao 5–15 cm, mang 2 hoặc 3 lá bắc màu nâu xỉn. Thân rễ củ hình thoi, dài 5–6 cm, đường kính khoảng 3–10 mm. Trục mang mang một vài hoa, dài 5–10 mm. Lá bắc hoa hình tam giác, nhọn, dài 1.5–2 mm. Hoa màu trắng

Chi Lan Didymoplexiopsis có duy nhất một loài là D. khiriwongensis được Seidenf. mô tả năm 1997 tại Miền Nam Thái Lan. Tuy nhiên chúng lại có phân bố khá rộng, từ Thái Lan, Đông Nam Trung Quốc đến vùng Đông Dương. Chi này có nhiều đặc điểm giống với chi Didymoplexis và Didymoplexiella về hình dạng cây và hoa.

Chúng là loài địa lan không lá, không diệp lục, dạng cỏ có củ. Củ nằm ngang hoặc nghiêng trong lòng đất, hình thoi hoặc hình trụ, bề mặt có nhiều mụn cơm. Thân đơn trục, đứng và mảnh, mang một vài rễ nhỏ và một vài lá bắc thưa thớt ở gốc. Cụm hoa xim đơn ở chót thân mang một vài hoa, và các lá bắc hoa nhỏ dạng tam giác. Các hoa không lộn ngược, nở rất to và nở liên tiếp lần lượt, màu trắng, có hai môi, rất mau tàn. Hoa có các lá đài và tràng hợp ở gốc khoảng 1/3, không hợp với lá đài bên. Lá đài bên hợp hợp với nhau khoảng 1/2 chiều dài. Môi tách rời khỏi lá đài và tràng, không có cựa.

Loài Didymoplexiopsis khiriwongensis có thân cao 5–15 cm, mang 2 hoặc 3 lá bắc màu nâu xỉn. Thân rễ củ hình thoi, dài 5–6 cm, đường kính khoảng 3–10 mm. Trục mang mang một vài hoa, dài 5–10 mm. Lá bắc hoa hình tam giác, nhọn, dài 1.5–2 mm. Hoa màu trắng, thơm lịm, môi mặt phía dưới điểm các đốm màu vàng-da cam. Cuống hoa và bầu dài 0.5–1.5 cm, màu nâu tối. Lá đài lưng và cánh hoa hình trứng đến hình trứng hẹp, dài  7–13 mm, rộng 3–5 mm, tù. Lá  đài bên hình trứng, dài 10–13 mm, rộng 4 mm, tù. Môi linh động, hợp với cột, dạng hình chữ nhật rộng, dài 5–6 mm, rộng 11–12 mm, có 3 thuỳ rõ ràng, mép của thuỳ bên răng cưa, thuỳ giữa hơi có khía. Có thể chai lớn ở gốc của môi được bao phủ bởi nhiều mụn cơm màu xám-ô liu,  phần giữa môi thường có một vài lông, tua. Ra hoa vào tháng 3-5 hàng năm. Chúng rất hiếm gặp và được đề nghị tình trạng bảo tồn ở mức Dễ bị tổn thương VU.

Loài này mọc trong rừng rậm nguyên sinh hoặc thứ sinh cây lá rộng hoặc hỗn hợp rừng thường xanh ở trên nhiều loại đất, nơi có độ cao từ 100 đến 1600 m so với mực nước biển. Ở Việt Nam chúng phân bố ở nhiều tỉnh miền Trung như Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Khánh Hoà.

Hoa của Didymoplexiopsis khiriwongensis thông thường chỉ tồn tại được vài giờ vào buổi sáng, chính vì lẽ đó mà nó rất dễ dàng bị bỏ qua trong các đợt nghiên cứu thực địa. Hơn nữa chúng thường mọc rải rác, thường lẫn mới màu lá khô hoặc đất, và kích thước nhỏ nên cũng khó nhận biết. Quý vị đã gặp chúng ở đâu rồi?
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net

Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/

Phong lan căn diệp không lá Taeniophyllum glandulosum

Phong lan căn diệp không lá Taeniophyllum glandulosum

Lan Căn diệp hay Đại diệp Taeniophyllum glandulosum không có lá và thân thì cực kì ngắn. Tổng thể hình dạng là bộ rễ phát triển dài và hơi dẹt. Rễ bám sát vào vỏ cây, chứa diệp lục nên có màu xanh đục, đây là bộ phận thay lá làm nhiệm vụ quang hợp.

Lan Căn diệp hay Đại diệp Taeniophyllum glandulosum là một trong 6 loài Căn diệp phân bố ở Việt Nam. Chúng là loài phong lan không lá nhưng có diệp lục ở rễ, nằm trong phân họ Vandoideae. Đây là loài phong lan mọc phổ biến ở rất nhiều nơi như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đảo Ryuyuku, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Java, Sulawesi, Sumatra, New Guinea, Campuchia và Việt Nam.

Taeniophyllum glandulosum không có lá và thân thì cực kì ngắn. Tổng thể hình dạng là bộ rễ phát triển dài và hơi dẹt. Rễ bám sát vào vỏ cây, chứa diệp lục nên có màu xanh đục, đây là bộ phận thay lá làm nhiệm vụ quang hợp.

Hoa rất nhỏ, cuống hoa dài 1.25 cm đến 5 cm, hơi ngoằn ngèo, mang một vài hoa có kích thước khoảng 5 mm. Hoa màu xanh-vàng nhạt, có lá bắc hình tam giác. Mùa hoa vào cuối Xuân đến đầu Hạ.

Sinh cảnh phân bố của chúng là các thân cây mọc trên rừng núi thấp ở độ cao 500 đến 800 m, với kích thước nhỏ và mọc ở xứ nóng hoặc ấm. Ở Việt Nam, loài phong lan này được tìm thấy ở các khu rừng núi đá vôi nguyên sinh hoặc thứ sinh vùng Tây Bắc, nơi có độ ẩm không cao và nóng.

Ngoài loài này ra chúng ta còn có thể tìm thấy các loài căn diệp khác ở Việt Nam đó là Taeniophyllum daroussinii, T.fasciculatum, T.minimum, T. obtusum và T. pahangense. (biodivn.blogspot)
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net

Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/


Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Lan lọng hồng da cam mới và hiếm Bulbophyllum salmoneum


Lan lọng hồng da cam mới và hiếm Bulbophyllum salmoneum

Lan lọng hồng da cam Bulbophyllum salmoneum được L. Averyanov. và J.J.Verm. mô tả vào năm 2012 trên tạp chí Taiwania số 57(2) trang 127-152. Loài này được phát hiện tại tỉnh Quảng Bình của Việt Nam.

Lan lọng hồng da cam Bulbophyllum salmoneum được L. Averyanov. và J.J.Verm. mô tả vào năm 2012 trên tạp chí Taiwania số 57(2) trang 127-152. Loài này được phát hiện tại tỉnh Quảng Bình của Việt Nam. Chúng được tìm thấy trong rừng rậm nguyên sinh cây lá rộng còn sót lại trên những sườn núi đá rất dốc hỗn hợp gồm đá vôi và đá hoa cương ở độ cao 400-500 m so với mực nước biển.

Đây là loài phong lan sống bám trên cây, có dạng thân rễ bò dài đến 0.5 m. Thân rễ cứng, hoá gỗ và có màu nâu xỉn, đường kính khoảng 1.5-2.5 mm, mang nhiều rễ nhỏ ngoằn ngoèo ở các đốt. Hành giả phình lên rõ ràng, dựng, có hình trứng hẹp đến gần như là hình trụ, cao (1.5) 2-3 (3.5) cm, dầy 0.5-1 (1.4) cm, màu xanh lá cây đến xanh vàng. Hành giả khi non thì nhẵn bóng, khi già thì nhăn nheo. Ở phía chân của hành giả thường được bao bọc

Lá dựng và có cuống ngắn, cuống dài chừng 2-5 mm, phiến lá như da, hình thuôn đến hình elíp hẹp, tù. Kích thước lá dài 5-8 (10) cm, rộng 1.5-2 (2.4) cm, đồng đều và có màu xanh sáng. Cụm hoa tán, mọc lên từ gốc của hành giả, màu xanh đến xanh-vàng nhạt, dựng, mảnh, có chiều dài 8-12 (15) cm, mang theo 2-3 lá bắc mảnh, lỏng lẻo, hình trứng ở gốc của cụm hoa. Trục mang hoa ngắn, dài 2-4 mm, với khoảng (4) 5-8 (12) hoa mọc tứ phía.

Hoa không có hương thơm, rủ xuống. Lá đài lưng màu trắng, đôi khi mang các chấm màu xanh, hình trứng hẹp, nhọn, lõm lòng thuyền, dài 7-8 mm, rộng 3-3.5 mm. Lá đài bên màu da cam đến da cam-hồng (hiếm khi màu da cam-vàng sáng). Chúng rủ xuống, có hình trứng hẹp đến elíp thuôn, nhẵn, dài 2.5-3 cm, rộng 7-9 mm. Ở gốc lá đài bên hợp với chân cột và vặn bên trên chúng. Cánh hoa màu trắng điểm các chấm màu xanh nhạt, hình thìa thuôn, hơi cong, nở rộng cho đến hẹp ở phía gốc, dài 3.5-4 mm, rộng 2-2.5 mm, tròn ở đỉnh và có răng không đều ở mép. Môi màu đỏ-hồng đến đỏ, cong nhiều, hình trứng hẹp, nhẵn hoặc có khía hơi sâu, dài 2-2.5 mm, mũi dần dần hẹp đến tù, ở gốc đính với chân cột vởi một khớp linh động, mép hơi phẳng. Cột chắc khoẻ, cao và rộng khoảng 1.5 mm, với hai cánh bên rất nhỏ hẹp. Hoa mang 2 cặp gồm 4 khối phấn. Hoa quan sát được từ tháng 7 đến tháng 8 hàng năm.

Loài này mới chỉ phát hiện phân bố ở Quảng Bình – Việt Nam và Lào, được coi là loài đặc hữu của vùng giữa của phía đông Đông Dương. Chúng bám vào vỏ và thân cây, bò và phát triển dưới tán của những cây to và già.

Lan lọng hồng da cam Bulbophyllum salmoneum được đặt tên do đặc điểm lá đài bên có màu hồng như thịt cá hồi. Về mặt hình thái chúng có thể bị nhầm lẫn với loài Bulbophyllum forrestii Seidenf. do hình dạng có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên loài này phân biệt rõ ràng bởi các lá đài bên khi mới nở có dạng ống, và hình dạng của cánh hoa cũng như về màu sắc của hoa (biodivn.blogspot).
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net


Lan đá quý Nephelaphyllum pulchrum mới ghi nhận cho Việt Nam


Lan đá quý Nephelaphyllum pulchrum mới ghi nhận cho Việt Nam

ephelaphyllum pulchrum thường phát triển đặc biệt bởi màu bạc hấp dẫn và lá màu xanh lá cây, hoa vàng. Nephelaphyllum pulchrum là một phong lan nhỏ trên mặt đất, nó hoàn toàn phù hợp để sử dụng trong một khu vườn nhiệt đới.

Nephelaphyllum pulchrum có nguồn gốc Java, Sumatra, Malaysia, Borneo, và Philippines, nơi nó phát triển dưới bóng trong rừng ẩm ướt. Nephelaphyllum pulchrum thường phát triển đặc biệt bởi màu bạc hấp dẫn và lá màu xanh lá cây, hoa vàng. Nephelaphyllum pulchrum là một phong lan nhỏ trên mặt đất, nó hoàn toàn phù hợp để sử dụng trong một khu vườn nhiệt đới.

Nephelaphyllum pulchrum không nở hoa một lần hoặc hai lần một năm, nhưng hoa nó nhỏ, hoa màu vàng, nó không phô trương như nhiều loài lan khác trong họ Lan. Nephelaphyllum pulchrum đôi khi được gọi là Anoectochilus pulcher, Nephelaphyllum borneense, Nephelaphyllum latilabre, Nephelaphyllum pulchrum var. sikkimensis, Nephelaphyllum sikkimensis, Tainia borneensis, Tainia latilabris, hoặc Tainia pulchra.

Nephelaphyllum pulchrum là một loài địa lan, và chúng mọc ở đất mùn. Nephelaphyllum pulchrum sẽ phát triển cao 15-30cm.

Nephelaphyllum pulchrum mọc ở nơi có ánh sáng vừa phải, không ưa mọc nơi đất trống nơi có ánh sáng quá mạnh. Chúng là loài ưa ẩm nhưng không phải ưa sũng nước. Chúng có thể bị chết nếu nước đọng trên lá quá nhiều. Khu sinh thái của chúng cũng đòi hỏi thoáng khí.

Nephelaphyllum pulchrum lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam bởi Leonid Averyanov do hai nhà thực vật Nguyễn Tiến Hiệp và Nguyễn Sinh Khang (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) thu mẫu được ở Khu BTTN Xuân Liên - Thanh Hoá vào cuối năm 2013.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net


Loài lan Dáng hương phong Aerides phongii mới ở Ninh Thuận

Loài lan Dáng hương phong Aerides phongii mới ở Ninh Thuận

Lan giáng hương phong có kích thước trung bình từ 20 cm đến 30 cm, lá hình trụ tròn, phần cuống lá có rãnh không rõ rệt dài khoảng 20 cm. Thân không phân nhánh. Rễ nhiều, màu trắng mọc dày ở phần gốc.

Bài báo này mô tả một loài lan mới đặt tên là Aerides phongii, loài được tìm thấy ở khu vực rừng cây lá rộng trên đất thấp trước đây là rừng nguyên sinh nhưng đã bị tác động nặng ở miền Nam Việt Nam. Loài được đặt tên để tri ân ông Phong, người đã mua được cây lan này tại nơi nó được thu hái và đem trồng tại vườn nhà.

Lan giáng hương phong có kích thước trung bình từ 20 cm đến 30 cm, lá hình trụ tròn, phần cuống lá có rãnh không rõ rệt dài khoảng 20 cm. Thân không phân nhánh. Rễ nhiều, màu trắng mọc dày ở phần gốc.

Cụm hoa chùm một, hoa to khoảng 1 cm, màu xanh nhạt, lưỡi có 2 chấm mầu tím, mọc thành chùm 15 - 20 bông cuống màu xanh lá cây, hoa mọc từ lá nách lá gần gốc thân , hoa mọc thẳng, cứng, dài 2-5 cm , 2,5-3 mm. Lá bắc hoa nhỏ, dựng lên, hình tam giác rộng, gần hình trứng.

Lan giáng hương phong được tìm thấy tại vùng Ninh Thuận ở miền Nam Việt Nam. Trong các khu rừng nguyên sinh thường xanh khô ven biển nhiệt đới gió mùa trên đá silicate ở độ cao trên mực nước biển 50-150m. Hoa nở từ tháng Hai đến tháng Ba hang năm.

Đây là loài hoa lan thứ 8 thuộc giống Aerides sp tìm thấy ở Việt Nam và là loài thứ 12 trên thế giới.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net






Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Phát hiện loài lan mới Miguelia cruenta ở Khánh Hoà


Phát hiện loài lan mới Miguelia cruenta ở Khánh Hoà

TS. Leonid Averyanov và anh Trương Bá Vương (Viện Sinh học nhiệt đới – Miền Nam) vừa phát hiện và mô tả một loài Lan mới cho khoa học ở Khánh Hoà, miền Nam Việt Nam.

Chi Miguelia Aver. là một chi nhỏ bao gồm 4 loài, chỉ xuất hiện ở Nam Trung Hoa, Việt Nam, Lào và Đông Bắc Thái Lan, bao gồm Miguelia annamica, M. somae, M. shenzhenica và loài mới M. cruenta. Các loài trong chi này rất gần gũi với 1 chi lớn và có sự phân bô rộng là Vailla Mill., tuy nhiên chúng khác biệt bởi 1 cụm hoa rích rắc với cấu trúc lạ kỳ.

Miguelia cruenta Aver et Vuong sp. nov. Là loài dây leo trườn, mọc trên đá hoặc trên cây. Thân có ít nhánh, màu xanh, nạc, có thể dài đến 15m, có nhiều đốt trên thân. Lá có cuống ngắn, phiên lá nạc, như da, hình dạng từ hình trứng hẹp đến hình elíp rộng. Cụm hoa bên, mọc ra từ nách lá, cuống cụm hoa ngắn hoặc đôi khi không có, thường chỉ có một nhánh (rất hiếm khi có 2 nhánh). Hoa nở hai bông một lần liên tiếp. Hoa lớn, có đường kính 6-7cm. Đài và tràng màu trắng đến màu vàng nhạt, xanh nhạt dần về phía đỉnh. Cánh tràng và lá đài bên hơi cong hình lưỡi liềm, lõm lòng thuyền. Môi màu trắng đến màu vàng nhạt sáng hoặc vàng nhạt xanh, hình kèn trompet, nguyên hoặc xẻ nhẹ 3 thuỳ. Thuỳ môi bên rộng, hình bán cầu, mỏng và cong. Thuỳ môi giữa xanh, nạc, hình trứng. Đĩa môi ở giữa dạng thể chai lồi màu trắng. Hoa nở vào tháng 5.

Tên khoa học của loài này Miguelia cruenta xuất phát từ nghĩa của từ la tinh “cruentum”, có nghĩa là máu. Sở dĩ có sự mường tượng liên quan như vậy là do màu đỏ như máu của các đường gân ở thuỳ môi bên trong lòng của môi. Màu đặc biệt này của môi hoa có thể liên quan đến một loài côn trùng thụ phấn đặc biệt nào đó. Tuy nhiên thông tin về sự thụ phấn của loài này hiện chưa có. Chúng được phát hiện trong rừng núi nguyên sinh cây lá rộng thường xanh ẩm, trên các sườn núi và vách đá granit trên độ cao 1500m so với mực nước biển. Đây là một loài lan hiếm và cần có sự chú ý đặc biệt để bảo vệ chúng.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net

Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/


Lan san hô - Luisia morsei


Lan san hô - Luisia morsei

Lan san hô, Kim thoa - Luisia morsei Rolfe, thuộc họ Lan - Orchidaceae.

Mô tả: Lan bì sinh, mọc thành cụm. Thân đứng dài 30cm, dày 4mm. Lá có phiến hình trụ nhọn, dài 5-20cm, dày 2mm. Cụm hoa là chùm thõng xuống rất ngắn, mang nhiều hoa màu xanh lục, cánh môi màu tím đen. Quả nang đứng, mảnh, dài 3,6mm.

Ra hoa vào tháng 3, tháng 4.

Bộ phận dùng: Rễ - Radix Luisiae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây thường mọc bám lên các cây gỗ to trong rừng hay trên đồi, nơi ẩm từ Bắc vào Nam (Hải Phòng, Ninh Bình, Lâm Ðồng, Kiên Giang). Thu hoạch rễ quanh năm. Thường người ta phơi khô. Rễ có đường kính bằng một sợi miến.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ sắc uống chữa các vết thương, vết loét. Còn được dùng để gây nôn khi bị ngộ độc và chữa ỉa chảy.

Ở Trung Quốc, còn dùng như chất chống độc trong trường hợp nhiễm độc. Ðược chỉ định dùng trong bệnh ung thư, sốt rét và để trung hoà các loại độc thuốc. Cũng là thuốc nam chữa thống phong.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net

Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/

Lan quạt lá đuôi diều - Oberonia iridifolia


Lan quạt lá đuôi diều - Oberonia iridifolia

Lan quạt lá đuôi diều, Móng rùa lá Iris - Oberonia iridifolia (Roxb.) Lindl, thuộc họ Lan - Orchidaceae.

Mô tả: Phong lan có thân rất ngắn, mang 4-6 lá hình dao, to đến 6 x 1cm, có đốt ở gốc. Chùm hoa dày đứng, dài đến 20cm; hoa đính thành vòng, màu lục với môi cam; phiến hoa toả hay cong xuống, cánh hoa xoan rộng, môi xoan, mép rìa có răng to, đầu lõm thành 2 thuỳ nhọn, rẽ ra.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Oberoniae Iridifoliae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố từ Tây Bắc Himalaya sang phía Ðông tới Hải Nam Philippin, Malaixia, Inđônêxia và vùng Thái Bình Dương. Ở nước ta, chỉ gặp ở rừng có thể ngập ở Pol Gol (Theo cây cỏ Việt Nam, 1993).

Tính vị, tác dụng: Vị nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp lợi niệu, hoạt huyét tán ứ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở Trung Quốc, cây được dùng trị cảm nhiễm đường niệu, viêm bàng quang, đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm niệu đạo.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net

Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/

Chi và loài Lan mới cho Việt Nam: Cephalanthera exigua


Chi và loài Lan mới cho Việt Nam: Cephalanthera exigua

Vào năm 2014, các nhà thực vật Nga (Maxim S. Nuraliev, Peter G. Efimov, Leonid V. Averyanov, Andrey N. Kuznetsov & Svetlana P. Kuznetsova) đã tìm ra một chi và loài lan mới cho Việt Nam: Cephalanthera exigua.

Chi và loài mới này được phát hiện tại ven suối trong khu rừng ở Bảo Lâm, Lâm Đồng. Trước đây chúng được tìm thấy phân bố tại Lào và Thái Lan. Bài báo được công bố trên tạp chí Wulfenia 21 (2014): 95–102.

Chi lan Cephalanthera bao gồm 15 loài lan hoại sinh trên thế giới. Và đây là lần đầu tiên chúng được ghi nhận cho hệ Lan cũng như hệ Thực vật Việt Nam.

Mô tả: Cephalanthera exigua có thân đứng, mảnh, cao 5 –10 cm, phần thân dưới phủ 3 –5 vảy mo dài 0,5 –1 cm, phân thân trên mang 1–3 lá bắc hoa nhỏ cách nhau. Lá bắc hoa dạng trứng hẹp, nhọn hoặc mũi nhọn ngắn, dài 0,5 –1 cm, dài ngang bằng bầu.

Hoa mang 1–2(3) bông màu trắng, mở không rộng lắm, dạng chuông, chiều ngang chừng 1,5 cm. Đài hoa gần tương tự như nhau, dạng trứng hẹp, nhọn hoặc mũi nhọn ngắn, dài 11–12 mm, rộng 4 –5 mm; các lá đài bên hơi rộng hơn, phần gốc không đối xừng. Cánh hoa trứng hẹp, hơi nhỏ ngắn hơn, tù.

Môi hoa dài 10 –11 mm, mặt trong có các nhú, chia rõ thành 2 phần là phần họng và phần miệng. Phần họng dạng chén, với các thuỳ cong hình liềm tù dài 6 –7 mm. Phần miệng hình tim, dài và rộng 7– 8 mm, chia 3 thuỳ, các thuỳ bên bán nguyệt, có khía nông; thuỳ giữa trứng tam giác, cong ngược xuống phía dưới, có các nhú thô, ghồ ghề, nhỏ hơn thuỳ bên khoảng 2 lần.

Môi với 3 sống thuyền chạy từ gốc đến gần hết đỉnh. Cột mảnh, hẹp, cao 5 –7 mm, mang bao phấn đứng thuôn dài 3 mm.

Sinh thái: Loài lan này phân bố ở các sườn núi dưới tán rừng nguyên sinh cây lá rộng thường xanh có lẫn đá silicat, độ cao 1000 m so với mực nước biển ở khu vực Bảo Lâm, Lâm Đồng.

Mùa hoa: Tháng 4-5

Tình trạng bảo tồn: Cephalanthera exiguain được đề nghị ở tình trạng Rất Nguy cấp CR (Critically Endangered) theo tiêu chuẩn IUCN 2014.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net

Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

Lan len Eria javanica - Việt Nam có thêm loài lan mới


Lan len Eria javanica - Việt Nam có thêm loài lan mới

Đây là một loài lan nhiều hoa, có hương thơm và lại lâu tàn. Thông thường hoa mầu trắng ngà nhưng cũng có biến dạng mầu vàng và mầu hồng.

Việt Nam lại có thêm một loài lan mới, đó là loài Eria javanica do hình ảnh và tài liệu do anh Trần Thanh Tùng ở Diên Khánh, Khánh Hoà gửi cho chúng tôi vào tháng 10-2014 và đã được Tiến sĩ Leonid Averyanov xác nhận.

Tuy đã được các khoa học gia trên thế giới đã tìm thấy gần vào năm 1836 hầu hết tại các quốc gia Á Châu như: Đài Loan, Vân Nam, Ấn Độ, Sikkim, Myanamar, Laos, Thailand, Malaysia, Sumatra, Java, Borneo, Celebes, Moluccas, New Guinea và Phi Luật Tân, nhưng trong các sách vở, tài liệu nói về những loài phong lan mọc tại VN từ trước tới nay của các tác giả như: Gunnae Seisenfaden, Leonid Averyanov, Phạm Hoàng Hộ, Trần Hợp và nhiều nguồn khác đều không thấy đề cập tới sự hiện diện của loài lan này tại Việt Nam.

Thoạt nhìn vào bông hoa, người ta có thể nhầm tưởng đây là một loài thuộc chi Dendrobium nào đó nên vào năm 1805 đã có tên là Dendrobium javanicum (Dendrobium javanicum SW., Neues J. Bot. 1(1): 96 (1805) nhưng khi nhận xét kỹ càng về cấu trúc của hoa và thân lá, cây lan được xếp vào loài Eria với khoảng 1000 loài do Lindley lập ra vào năm 1825.

Theo anh Trần Thanh Tùng, cách đây 3 tháng cây lan này đã được anh Nguyễn Phú Khuê tìm thấy tại rừng cây thuộc xã Khánh Bình, Khánh Vĩnh, Khánh Hoà rồi tặng cho anh.

Đây là một loại lan có giả hành cao khoảng 5-7 phân có vỏ bao bọc bên ngoài, mọc cách xa nhau khoảng 4-5 phân, lá 2 chiếc mọc ở đỉnh, dài 22 phân, rộng 3,5 phân. Dò hoa mọc ở nách củ già, cao 22 phân có khoảng 15 bông to 2,5 phân rất thơm nở vào mùa Thu.

Xin chân thành cám ơn sự đóng góp quý hoá của anh Trần Thanh Tùng.

Bùi Xuân Đáng (http://hoalanvietnam.org/)
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net

Thanh đạm Tuyết Hạ - Coelogyne cumingii

Thanh đạm Tuyết Hạ - Coelogyne cumingii

Phong lan, củ bẹ cao 6 cm, 2 lá ở đỉnh, dài 24 cm, rộng 5 cm. Chùm hoa mọc ở ngọn cây non dài 15 cm, hoa 3-5 chiếc to 6-7 cm, nở vào cuối Xuân và đầu Hạ.

Tên Việt: Thanh Đạm Tuyết Hạ (Nguyễn Thiện Tịch)
Tên Latinh: Coelogyne cumingii Lindley 1843
Đồng danh: Coelogyne Lindl.) Kuntze 1891

Mô tả: Phong lan, củ bẹ cao 6 cm, 2 lá ở đỉnh, dài 24 cm, rộng 5 cm. Chùm hoa mọc ở ngọn cây non dài 15 cm, hoa 3-5 chiếc to 6-7 cm, nở vào cuối Xuân và đầu Hạ.

Nơi mọc: Karel Petrzelka tìm thấy ở gần đầm Ron, Đà Lạt và Nguyễn Thiện Tịch và Nguyễn Vũ Khôi tìm thấy ở Núi Chúa, Phú Quốc ngày 5-5-2010.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net

Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

Cây phong lan có mùi chân thối


Cây phong lan có mùi chân thối

Một loài hoa có mùi đặc biệt chỉ mọc ở công viên quốc gia Yosemite, Mỹ, và được tìm thấy đầu tiên vào năm 1923, đã được công bố là một loài phong lan mới.

Một loài hoa có mùi đặc biệt chỉ mọc ở công viên quốc gia Yosemite, Mỹ, và được tìm thấy đầu tiên vào năm 1923, đã được công bố là một loài phong lan mới. Nhà thực vật học Alison Colwell cho biết điều làm nên sự khác biệt cho cây không phải là những bông hoa màu vàng nhỏ xíu mà chính là mùi thối mà cây toả ra để thu hút những kẻ thụ phấn.

"Tôi đang xem xét những cây cỏ ba lá trong một buổi chiều và tự nhiên ngửi thấy mùi gì đó. Nó giống như mùi chuồng ngựa vào một buổi chiều nóng nực", Colwell đang làm việc tại Viện khảo sát địa chất Mỹ ở El Portal cho biết.

Loài hoa phong lan duy nhất ở dãy Sierra Nevada thuộc California mọc trên những khu vực rộng từ 1,8 đến 2,7 km. Loài thực vật mới này có vẻ không có giá trị thương mại gì bởi hoa của chúng rất nhỏ, chỉ khoảng 6 mm, nhưng những người yêu phong lan đã bắt đầu vượt những quãng đường dài để đến thưởng thức loài hoa có mùi khó tả này.

Loài cây mới đã có tên khoa học chính thức là Platanthera yosemitensis, và trở thành thành viên trong đại gia đình lớn nhất gồm khoảng 30.000 loài trên khắp trái đất.

Có 7 loài thực vật quý hiếm khác cũng được tìm thấy ở Yosemite như cây hành Yosemite, hướng dương Yosemite, và cỏ ba lá Bolander.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net


Than đạm 2 màu - Coelogyne dichroantha


Than đạm 2 màu - Coelogyne dichroantha

Phong lan đặc hữu của VN, củ bẹ vuông 4 góc, cao 3 cm, đỉnh mang 2 lá dài 15-20 cm, rộng 5 cm. Chùm hoa mọc ở đáy củ dài 10 cm, hoa 5-7 chiếc to 4 cm.

Tên Việt: Thanh đạm 2 mầu (TH)
Tên Latinh: Coelogyne dichroantha Gagnep. 1950

Mô tả: Phong lan đặc hữu của VN, củ bẹ vuông 4 góc, cao 3 cm, đỉnh mang 2 lá dài 15-20 cm, rộng 5 cm. Chùm hoa mọc ở đáy củ dài 10 cm, hoa 5-7 chiếc to 4 cm.

Nơi mọc: Lâm Đồng, Đà Lạt.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net


Adenoncos vesiculosa Carr

Adenoncos vesiculosa Carr


Phong lan nhỏ, thân ngắn, lá dầy và dài gần 2 cm. Hoa 1-2 chiếc, to chừng 5 mm, nở vào mùa Đông.

Adenoncos vesiculosa Carr 1932

Tên Việt: Tuyến thư (PHH), Môi tuyến (TH).
Mô tả: Phong lan nhỏ, thân ngắn, lá dầy và dài gần 2 cm. Hoa 1-2 chiếc, to chừng 5 mm, nở vào mùa Đông.
Nơi mọc: Quảng Nam, Đà Nẵng, Đà Lạt, Bình Phước, Bù Gia Mập.


Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net