Thanh Đạm Tuyết Ngọc là một cây đặc hữu của Việt Nam, thường mọc ở Đà Lạt, Nha Trang và Quảng Trị, trên cao độ khoảng 1300 m.
Tên Việt: Thanh Đạm Tuyết Ngọc, Cam Đạm
Tên khoa học: Coelogyne mooreana, Rolfe, Sander 1907
Đồng danh: Coelogyne mooreana f. alba Roeth & O, Gruss 2001; Coelogyne psectrantha, Gagnep 1930
Thanh Đạm Tuyết Ngọc là một cây đặc hữu của Việt Nam, thường mọc ở Đà Lạt, Nha Trang và Quảng Trị, trên cao độ khoảng 1300 m. Wilhelm Micholitz đã tìm thấy ở ngọn núi Langbian, gần Đà Lạt và gửi về cho Sander và người con tại St. Albans, Anh quốc. Cây lan này nở hoa và đoạt giải nhất của Hòang gia (FCC/RHS) vào năm 1905. Frederick Sander đặt tên Coelogyne moorena để vinh danh F. W. Moore, Giám đốc vườn thảo mộc Glasnevin tại Dublin. Robert Rolfe là người đã mô tả cây lan này trên thông tri của viện thảo mộc Kew, Anh quốc vào năm 1907 với tên Coelogyne mooreana ‘Brockhurst’. Điều lạ lùng nhất là cây lan đẹp và dễ trồng như vậy mà mãi đến năm 1972 nguyệt san Orchid của Hội Hoa Lan Hoa Kỳ và tờ Orchid Digest mới có hình ảnh của cây lan này.
Thanh đạm Tuyết ngọc mọc từng cụm. Củ cao 5-7 cm có 2 chiếc lá mềm, xanh bóng dài từ 30- 40 cm, rộng 2.5- 3.5 cm. Dò hoa mọc từ giữa mầm non, lên thẳng cao 25-40 cm mang theo 4-8 hoa ngang từ 6-10 cm. Hoa trắng nhị vàng cam có hương thơm, nở vào mùa xuân.
NHIỆT ĐỘ
Mùa hè, ban ngày từ 75-80°F hay 24-27°C và ban đêm vào khoảng 62°F hay 17°C với sự cách biệt giữa ngày và đêm từ 10-14°F hay 6-8°C
Mùa đông ban ngày từ 75-80°F hay 24-27°C và ban đêm 53-55°F hay 12-13°C với sự cách biệt từ 23-25°F hay 13-14°C.
ÁNH SÁNG
Từ 1500-2000 ánh nến (fc) tức là phải để ở chỗ rợp mát từ mùa xuân cho đến mùa thu. Tại môi trường thiên nhiên, mùa đông là mùa cây lan có nhiều ánh nắng hơn, bởi vì các cây cối chung quanh đã bị rụng lá.
ĐỘ ẨM
Mùa hè lan cần độ ẩm thật cao từ 70-80%, mùa đông có thể hạ xuống 40-50%
THOÁNG GIÓ
Lan cần phải thật thoáng gió nếu không sẽ dễ bị nhiễm bệnh.
TƯỚI NƯỚC
Tại Việt Nam, suốt mùa mưa từ tháng 4-6 cây lan lúc nào cũng ướt đẫm và lại rất khô vào mùa đông. Theo quy luật chung, tưới nhiều khi cây non mọc và bớt tưới vào mùa thu khi cây đã ngưng tăng trưởng. Mùa đông chỉ tưới sơ qua hoặc phun nước vào buổi sáng. Khi thấy củ bị nhăn nheo hay lá bị héo, đó là dấu hiệu của sự thiếu nước và thiếu độ ẩm. Trái lại nếu củ lúc nào cũng mập tròn sẽ không ra hoa.
Đừng bao giờ để lan bị khô rễ vào mùa hè và mùa xuân bắt đầu tưới trở lai khi thấy mọc rễ mới hay ra mầm non.
BÓN PHÂN
Bón phân 30-10-10 với dung lượng ¼-½ thìa cà phê cho 4 lít nước và đổi sang 10-30-20 khi bắt đầu mùa thu, hay có thể dùng phân 15-15-15 quanh năm với liều lượng như trên. Lan không ưa bị đọng muối trong chậu, cho nên mỗi tháng cần xả nước một lần cho sạch, tức là tưới như thường lệ và 1-2 giờ sau tưới thêm một lần nữa, rồi mới bón phân. Khi cây mọc mạnh bón mỗi tuần một lần, khi cây ngưng tăng trưởng bón mỗi tháng một lần.
VẬT LIỆU TRỒNG
Các nhà vườn, thường trồng lan Thanh Đạm và nhiều giống lan khác với rêu (sphagnum moss) để bớt phải tưới nước. Loai rêu này chóng mục nên phải thay chậu tối thiểu 2 năm một lần. Nên nhớ: Thanh Đạm không ưa bị đụng chạm đến bộ rễ và chỉ nên thay chậu khi rễ bắt đầu mọc. Nhiều người trồng rất thành công với vật liệu như sau:
70% rễ cây dương sỉ (tree fern), 10% than vụn, 10% đá bọt (perlite), 10% rêu vụn (sphagnum moss).
Tên Việt: Thanh Đạm Tuyết Ngọc, Cam Đạm
Tên khoa học: Coelogyne mooreana, Rolfe, Sander 1907
Đồng danh: Coelogyne mooreana f. alba Roeth & O, Gruss 2001; Coelogyne psectrantha, Gagnep 1930
Thanh Đạm Tuyết Ngọc là một cây đặc hữu của Việt Nam, thường mọc ở Đà Lạt, Nha Trang và Quảng Trị, trên cao độ khoảng 1300 m. Wilhelm Micholitz đã tìm thấy ở ngọn núi Langbian, gần Đà Lạt và gửi về cho Sander và người con tại St. Albans, Anh quốc. Cây lan này nở hoa và đoạt giải nhất của Hòang gia (FCC/RHS) vào năm 1905. Frederick Sander đặt tên Coelogyne moorena để vinh danh F. W. Moore, Giám đốc vườn thảo mộc Glasnevin tại Dublin. Robert Rolfe là người đã mô tả cây lan này trên thông tri của viện thảo mộc Kew, Anh quốc vào năm 1907 với tên Coelogyne mooreana ‘Brockhurst’. Điều lạ lùng nhất là cây lan đẹp và dễ trồng như vậy mà mãi đến năm 1972 nguyệt san Orchid của Hội Hoa Lan Hoa Kỳ và tờ Orchid Digest mới có hình ảnh của cây lan này.
Thanh đạm Tuyết ngọc mọc từng cụm. Củ cao 5-7 cm có 2 chiếc lá mềm, xanh bóng dài từ 30- 40 cm, rộng 2.5- 3.5 cm. Dò hoa mọc từ giữa mầm non, lên thẳng cao 25-40 cm mang theo 4-8 hoa ngang từ 6-10 cm. Hoa trắng nhị vàng cam có hương thơm, nở vào mùa xuân.
NHIỆT ĐỘ
Mùa hè, ban ngày từ 75-80°F hay 24-27°C và ban đêm vào khoảng 62°F hay 17°C với sự cách biệt giữa ngày và đêm từ 10-14°F hay 6-8°C
Mùa đông ban ngày từ 75-80°F hay 24-27°C và ban đêm 53-55°F hay 12-13°C với sự cách biệt từ 23-25°F hay 13-14°C.
ÁNH SÁNG
Từ 1500-2000 ánh nến (fc) tức là phải để ở chỗ rợp mát từ mùa xuân cho đến mùa thu. Tại môi trường thiên nhiên, mùa đông là mùa cây lan có nhiều ánh nắng hơn, bởi vì các cây cối chung quanh đã bị rụng lá.
ĐỘ ẨM
Mùa hè lan cần độ ẩm thật cao từ 70-80%, mùa đông có thể hạ xuống 40-50%
THOÁNG GIÓ
Lan cần phải thật thoáng gió nếu không sẽ dễ bị nhiễm bệnh.
TƯỚI NƯỚC
Tại Việt Nam, suốt mùa mưa từ tháng 4-6 cây lan lúc nào cũng ướt đẫm và lại rất khô vào mùa đông. Theo quy luật chung, tưới nhiều khi cây non mọc và bớt tưới vào mùa thu khi cây đã ngưng tăng trưởng. Mùa đông chỉ tưới sơ qua hoặc phun nước vào buổi sáng. Khi thấy củ bị nhăn nheo hay lá bị héo, đó là dấu hiệu của sự thiếu nước và thiếu độ ẩm. Trái lại nếu củ lúc nào cũng mập tròn sẽ không ra hoa.
Đừng bao giờ để lan bị khô rễ vào mùa hè và mùa xuân bắt đầu tưới trở lai khi thấy mọc rễ mới hay ra mầm non.
BÓN PHÂN
Bón phân 30-10-10 với dung lượng ¼-½ thìa cà phê cho 4 lít nước và đổi sang 10-30-20 khi bắt đầu mùa thu, hay có thể dùng phân 15-15-15 quanh năm với liều lượng như trên. Lan không ưa bị đọng muối trong chậu, cho nên mỗi tháng cần xả nước một lần cho sạch, tức là tưới như thường lệ và 1-2 giờ sau tưới thêm một lần nữa, rồi mới bón phân. Khi cây mọc mạnh bón mỗi tuần một lần, khi cây ngưng tăng trưởng bón mỗi tháng một lần.
VẬT LIỆU TRỒNG
Các nhà vườn, thường trồng lan Thanh Đạm và nhiều giống lan khác với rêu (sphagnum moss) để bớt phải tưới nước. Loai rêu này chóng mục nên phải thay chậu tối thiểu 2 năm một lần. Nên nhớ: Thanh Đạm không ưa bị đụng chạm đến bộ rễ và chỉ nên thay chậu khi rễ bắt đầu mọc. Nhiều người trồng rất thành công với vật liệu như sau:
70% rễ cây dương sỉ (tree fern), 10% than vụn, 10% đá bọt (perlite), 10% rêu vụn (sphagnum moss).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét