Bón phân qua lá là cách bón phân tốt nhất cho cây?
Theo các nhà khoa học, bón phân qua lá thậm chí còn tốt cho cây hơn là bón qua rễ, bởi đây là cách nhanh nhất mà chất dĩnh dưỡng được cây hấp thụ.
* Những ưu điểm khi bón phân qua lá:
Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của rễ. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.
Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,… các nguyên tố này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng vì trong môi trường đất thường thiếu hoặc không có. Do đó, khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây nên tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng. Phân bón lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp chất dinh dưỡng đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung, vi lượng.
Trong thành phần của phân bón lá còn tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh.
* Khi nào bắt buộc phải bón phân qua lá:
– Rễ còn đầy đủ nhưng cây không hấp thu được dinh dưỡng. thường là do một số nguyên nhân nhân như sau:
+ Chất dinh dưỡng bị bất động hóa do các vi sinh vật;
+ Chất dinh dưỡng bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ;
+ Sự nhiễm mặn (độ EC quá cao sẽ giới hạn khả năng hấp thụ nước của rễ cây);
+ Sự bất động liên hệ tới độ pH (sự oxy hóa kim loại ở độ pH cao hoặc sự bất động của Mo ở pH thấp);
+ Sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất (sự đối kháng giữa các ion như K và Ca);
+ Thiếu oxy (đất ngập nước);
+ Sự hoạt động của rễ thấp (nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kỳ ra hoa và đậu trái); + Thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào (khô hạn).
– Rễ bị tổn thương hoặc không còn do côn trùng, nấm bệnh tấn công hoặc tổn thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ).
– Rễ vẫn hấp thu nhưng cây đang cần một lượng lớn chất dinh dưỡng vào thời kỳ ra hoa, kết trái. Muốn cây tăng năng suất, phải phun thêm qua lá.
– Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phân phối dinh dưỡng bên trong cây.
+ Điều này thường xảy ra nhất trong những vùng trọng điểm của các loại trái cây lớn hoặc các chùm đậu và liên quan tới cả hai sự kiện là nhu cầu tập trung cao độ vào một vùng chuyên biệt nhiều nguyên tố trong trái cây như N, K và hệ quả của khả năng cơ động thấp ở các mô libe đối với một số nguyên tố nào đó, như Ca, B chẳng hạn.
+ Khả năng cơ động các nguyên tố bên trong cây cũng có thể bị hạn chế nếu hoa phát triển trước lá và do đó dẫn đến tình trạng hạn chế sự chuyển dịch dinh dưỡng trong các mô mao dẫn.
+ Trong các thời kỳ hạn hán hoặc ẩm độ không khí cao cũng có thể hạn chế sự chuyển vận trong các mạch mao dẫn và ngăn cản sự phân phối các dưỡng chất bất động bởi các mô libe.
* Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng phân bón lá:
– Chất hòa tan di chuyển qua lớp cutin thông qua những lỗ hổng gọi là vi rãnh. Mức độ hấp thu ion từ việc phun qua lá thường cao hơn vào ban đêm. Để việc hấp thu dinh dưỡng cho lá có hiệu quả:
+ Phải đảm bảo nồng độ bên trong lá nhỏ hơn bên ngoài lá.
+ Trước khi phun qua lá thì tạm thời không bón qua rễ.
+ Nồng độ chất phun phải cao hơn nồng độ có sẵn trong lá. Tuy nhiên, nếu nồng độ phun quá cao sẽ gây cháy lá, hoặc cây bị bội thực (gây độc) và chết, nếu bón nồng độ thấp thì hiệu lực không rõ. Trong trường hợp này có thể khắc phục bằng cách pha nồng độ dung dịch lên cao từ từ, phun thử nghiệm, đến khi cháy lá thì quay lại nồng độ trước đó, chọn nồng độ đó để phun đại trà cho cây. Đơn giản hơn là khi sử dụng phân bón lá phải ở những nồng độ thích hợp (theo hướng dẫn in trên bao bì).
+ Phải thắng được hàng rào cản của lớp cutin:
+ Phun lúc lá cây còn non khi sử dụng dụng những chất dinh dưỡng lưu động (mobile nutrients), lá còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn, điều này kích thích sự hấp thu dinh dưỡng từ rễ do bộ lá phát triển và quang hợp tốt hơn. Với các chất dinh dưỡng bất động (immobile nutrients) thì sử dụng trên cả lá già và lá non vì cả hai đều chuyển dịch chậm xuống rễ, như vậy không gây nên sự thay đổi nào hoặc có thể làm gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ rễ.
+ Thêm chất trải có nguồn gốc silicon là cách làm tăng hiệu quả khi phun, đặc biệt là lá có lớp cutin dày. Việc thêm chất trải cũng làm giảm thiệt hại lá vì vào ban ngày, khi nhiệt độ không khí gia tăng làm giảm ẩm độ, dẫn đến sự bốc hơi nhanh chóng dung dịch phun lá và làm khô nhanh dung dịch này trên bề mặt lá.
+ Khi phun urê ở nồng độ cao sẽ gây tổn thương lá nhưng có thể khắc phục bằng cách phun đồng thời đường sucrose.
+ Phun nhiều lần trong một vụ để tăng hiệu quả.
* Cây hấp thụ phân bón lá qua khí khổng
– Nên phun lên bề mặt lá có nhiều khí khổng nhất:
• Ở lúa: mặt trên lá mật độ khí khổng cao hơn mặt dưới lá;
• Ở ngô, cà chua, khoai tây mặt trên lá mật độ khí khổng thấp hơn mặt dưới lá;
• Những cây thân gỗ, đa số lỗ khí khổng đều được bố trí ở mặt dưới lá.
– Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở: Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng. Do đó, nên phun khi nhiệt độ từ 10-30 độ C, trời không nắng, không mưa, không có gió khô; phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cung cấp đủ nước qua rễ.
– Phải đảm bảo dung dịch phun không bị rửa trôi hoặc bốc hơi quá nhanh, cần đủ thời gian để lá hấp thu:
+ Không phun vào lúc trời nắng to, nhiệt độ cao, gió khô… mà phải phun ở nhiệt độ không khí dưới 30 độ C, trời không nắng, ít gió và phải cung cấp nước đầy đủ cho cây qua rễ.
+ Tránh phun trước và sau khi mưa
* Trước: dung dịch sẽ bị rửa trôi, hiệu ứng kém hoặc không có hiệu ứng. Sau khi mưa có thể phun lại, tuy nhiên sẽ gây tốn kém và mất thời gian.
* Sau: khả năng hấp thụ dung dịch kém do cây đã no nước.
– Phun đúng thời điểm:
+ Thời điểm thích hợp để phun phân là vào lúc trời râm mát như khi chiều tối hoặc sáng sớm vừa tránh tổn hại cho cây trồng vừa tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng (vào lúc trời sẩm tối, hệ thống khí khổng ở bề mặt lá mở to hơn). Thời gian phun: 9-10h sáng và 2-3h chiều về mùa đông; 7-8 giờ sáng hoặc 5-6 giờ chiều về mùa hè.
+ Mỗi phân bón lá định hướng cho từng giai đoạn phát triển của loại cây như: Cây lấy hoa, lấy củ, lấy hạt… phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì của nhà sản xuất, phun đúng thời điểm cây cần.
* Cần chú ý:
– Có thể pha chế phẩm với thuốc trừ sâu bệnh để tiết kiệm công phun khi phát hiện cây có sâu bệnh (chỉ pha lẫn vào nhau ở nồng độ loãng).
– Trường hợp cây phát triển kém có thể phun chế phẩm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.
– Bề mặt lá phải nguyên vẹn khi sử dụng phân bón lá, vì lá rất dễ tổn thương cơ học do gió lớn hoặc khi dùng bình bơm máy, đặc biệt ở chóp và mép lá dễ bị tổn thương nhiều hơn.
Bón phân qua LÁ là cách bón phân tốt nhất cho cây? nguồn agriviet
Đã từ rất lâu thì đại đa số ai cũng biết rễ cây làm nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây. Sau đó người ta nghiên cứu và nhận ra rằng lá cũng có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Theo mình riêng đối với cây lan hiện nay đa số phân bón đều là phân bón lá. Khi ta xịt thì xịt luôn cả chậu (thân, lá, gốc, rễ) để tận dụng tối đa khả năng hấp thụ phân của cây nhằm đem lại hiệu quả cao nhất có thể.
* Những ưu điểm khi bón phân qua lá:
Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của rễ. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.
Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,… các nguyên tố này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng vì trong môi trường đất thường thiếu hoặc không có. Do đó, khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây nên tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng. Phân bón lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp chất dinh dưỡng đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung, vi lượng.
Trong thành phần của phân bón lá còn tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh.
* Khi nào bắt buộc phải bón phân qua lá:
– Rễ còn đầy đủ nhưng cây không hấp thu được dinh dưỡng. thường là do một số nguyên nhân nhân như sau:
+ Chất dinh dưỡng bị bất động hóa do các vi sinh vật;
+ Chất dinh dưỡng bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ;
+ Sự nhiễm mặn (độ EC quá cao sẽ giới hạn khả năng hấp thụ nước của rễ cây);
+ Sự bất động liên hệ tới độ pH (sự oxy hóa kim loại ở độ pH cao hoặc sự bất động của Mo ở pH thấp);
+ Sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất (sự đối kháng giữa các ion như K và Ca);
+ Thiếu oxy (đất ngập nước);
+ Sự hoạt động của rễ thấp (nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kỳ ra hoa và đậu trái); + Thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào (khô hạn).
– Rễ bị tổn thương hoặc không còn do côn trùng, nấm bệnh tấn công hoặc tổn thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ).
– Rễ vẫn hấp thu nhưng cây đang cần một lượng lớn chất dinh dưỡng vào thời kỳ ra hoa, kết trái. Muốn cây tăng năng suất, phải phun thêm qua lá.
– Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phân phối dinh dưỡng bên trong cây.
+ Điều này thường xảy ra nhất trong những vùng trọng điểm của các loại trái cây lớn hoặc các chùm đậu và liên quan tới cả hai sự kiện là nhu cầu tập trung cao độ vào một vùng chuyên biệt nhiều nguyên tố trong trái cây như N, K và hệ quả của khả năng cơ động thấp ở các mô libe đối với một số nguyên tố nào đó, như Ca, B chẳng hạn.
+ Khả năng cơ động các nguyên tố bên trong cây cũng có thể bị hạn chế nếu hoa phát triển trước lá và do đó dẫn đến tình trạng hạn chế sự chuyển dịch dinh dưỡng trong các mô mao dẫn.
+ Trong các thời kỳ hạn hán hoặc ẩm độ không khí cao cũng có thể hạn chế sự chuyển vận trong các mạch mao dẫn và ngăn cản sự phân phối các dưỡng chất bất động bởi các mô libe.
* Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng phân bón lá:
– Chất hòa tan di chuyển qua lớp cutin thông qua những lỗ hổng gọi là vi rãnh. Mức độ hấp thu ion từ việc phun qua lá thường cao hơn vào ban đêm. Để việc hấp thu dinh dưỡng cho lá có hiệu quả:
+ Phải đảm bảo nồng độ bên trong lá nhỏ hơn bên ngoài lá.
+ Trước khi phun qua lá thì tạm thời không bón qua rễ.
+ Nồng độ chất phun phải cao hơn nồng độ có sẵn trong lá. Tuy nhiên, nếu nồng độ phun quá cao sẽ gây cháy lá, hoặc cây bị bội thực (gây độc) và chết, nếu bón nồng độ thấp thì hiệu lực không rõ. Trong trường hợp này có thể khắc phục bằng cách pha nồng độ dung dịch lên cao từ từ, phun thử nghiệm, đến khi cháy lá thì quay lại nồng độ trước đó, chọn nồng độ đó để phun đại trà cho cây. Đơn giản hơn là khi sử dụng phân bón lá phải ở những nồng độ thích hợp (theo hướng dẫn in trên bao bì).
+ Phải thắng được hàng rào cản của lớp cutin:
+ Phun lúc lá cây còn non khi sử dụng dụng những chất dinh dưỡng lưu động (mobile nutrients), lá còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn, điều này kích thích sự hấp thu dinh dưỡng từ rễ do bộ lá phát triển và quang hợp tốt hơn. Với các chất dinh dưỡng bất động (immobile nutrients) thì sử dụng trên cả lá già và lá non vì cả hai đều chuyển dịch chậm xuống rễ, như vậy không gây nên sự thay đổi nào hoặc có thể làm gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ rễ.
+ Thêm chất trải có nguồn gốc silicon là cách làm tăng hiệu quả khi phun, đặc biệt là lá có lớp cutin dày. Việc thêm chất trải cũng làm giảm thiệt hại lá vì vào ban ngày, khi nhiệt độ không khí gia tăng làm giảm ẩm độ, dẫn đến sự bốc hơi nhanh chóng dung dịch phun lá và làm khô nhanh dung dịch này trên bề mặt lá.
+ Khi phun urê ở nồng độ cao sẽ gây tổn thương lá nhưng có thể khắc phục bằng cách phun đồng thời đường sucrose.
+ Phun nhiều lần trong một vụ để tăng hiệu quả.
* Cây hấp thụ phân bón lá qua khí khổng
– Nên phun lên bề mặt lá có nhiều khí khổng nhất:
• Ở lúa: mặt trên lá mật độ khí khổng cao hơn mặt dưới lá;
• Ở ngô, cà chua, khoai tây mặt trên lá mật độ khí khổng thấp hơn mặt dưới lá;
• Những cây thân gỗ, đa số lỗ khí khổng đều được bố trí ở mặt dưới lá.
– Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở: Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng. Do đó, nên phun khi nhiệt độ từ 10-30 độ C, trời không nắng, không mưa, không có gió khô; phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cung cấp đủ nước qua rễ.
– Phải đảm bảo dung dịch phun không bị rửa trôi hoặc bốc hơi quá nhanh, cần đủ thời gian để lá hấp thu:
+ Không phun vào lúc trời nắng to, nhiệt độ cao, gió khô… mà phải phun ở nhiệt độ không khí dưới 30 độ C, trời không nắng, ít gió và phải cung cấp nước đầy đủ cho cây qua rễ.
+ Tránh phun trước và sau khi mưa
* Trước: dung dịch sẽ bị rửa trôi, hiệu ứng kém hoặc không có hiệu ứng. Sau khi mưa có thể phun lại, tuy nhiên sẽ gây tốn kém và mất thời gian.
* Sau: khả năng hấp thụ dung dịch kém do cây đã no nước.
– Phun đúng thời điểm:
+ Thời điểm thích hợp để phun phân là vào lúc trời râm mát như khi chiều tối hoặc sáng sớm vừa tránh tổn hại cho cây trồng vừa tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng (vào lúc trời sẩm tối, hệ thống khí khổng ở bề mặt lá mở to hơn). Thời gian phun: 9-10h sáng và 2-3h chiều về mùa đông; 7-8 giờ sáng hoặc 5-6 giờ chiều về mùa hè.
+ Mỗi phân bón lá định hướng cho từng giai đoạn phát triển của loại cây như: Cây lấy hoa, lấy củ, lấy hạt… phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì của nhà sản xuất, phun đúng thời điểm cây cần.
* Cần chú ý:
– Có thể pha chế phẩm với thuốc trừ sâu bệnh để tiết kiệm công phun khi phát hiện cây có sâu bệnh (chỉ pha lẫn vào nhau ở nồng độ loãng).
– Trường hợp cây phát triển kém có thể phun chế phẩm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.
– Bề mặt lá phải nguyên vẹn khi sử dụng phân bón lá, vì lá rất dễ tổn thương cơ học do gió lớn hoặc khi dùng bình bơm máy, đặc biệt ở chóp và mép lá dễ bị tổn thương nhiều hơn.
Bón phân qua LÁ là cách bón phân tốt nhất cho cây? nguồn agriviet
Đã từ rất lâu thì đại đa số ai cũng biết rễ cây làm nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây. Sau đó người ta nghiên cứu và nhận ra rằng lá cũng có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Theo mình riêng đối với cây lan hiện nay đa số phân bón đều là phân bón lá. Khi ta xịt thì xịt luôn cả chậu (thân, lá, gốc, rễ) để tận dụng tối đa khả năng hấp thụ phân của cây nhằm đem lại hiệu quả cao nhất có thể.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét