Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Lan phưỡng vĩ bắc - Renanthera coccinea

Lan phưỡng vĩ bắc - Renanthera coccinea

Khô mộc tía hay huyết nhung tía, bò cạp, lan phượng vĩ là một loài lan có mặt từ Hải Nam đến Đông Dương. Đây là loài đặc trưng của chi Khô mộc - Renanthera. Cây có mặt ở Đông Nam Á, Trung Quốc. Tại Việt Nam có ở khắp cả nước

Tên Việt Nam: Lan phượng vĩ bắc
Tên Latin: Renanthera coccinea
Đồng danh: Renanthera coccinea Lour.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Mô tả: Lan sống phụ sinh, leo cao, dài 3 - 5m, có nhiều rễ chống, bám. Lá xếp 2 dãy, hình giải thuôn, tròn, dày, dài 10 - 20cm, tròn ở đỉnh và chia 2 thùy không đều. Cụm hoa lớn, trải ra trong mặt phẳng. Hoa màu đỏ lớn 5cm, cánh môi màu đỏ đậm, thùy bên vàng có vạch dọc.

Phân bố: Cây mọc rất rộng rãi từ miền bắc vào miền Nam (Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn Tây, Vĩnh Phú, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nha trang, Tây Nguyên) và phân bố ở Lào, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc.

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 188.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net



Mô tả: Phong lan có thân dài đến 5m, mang nhiều rễ khí sinh. Lá có phiến tròn dài, dày, đầu có 2 thuỳ. Cụm hoa rất to, trong một mặt phẳng; hoa đỏ to 5cm, phiến hoa nhẵn, dài 3-4cm, lá đài bên to, môi có thuỳ giữa đỏ đậm, thuỳ bên vàng có sọc dọc, mỏng 5mm. Quả nang khá to.

Bộ phận dùng: Lá - Folium Renantherae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung quốc, Mianma, Thái lan, Lào, Campuchia, Philippin, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc bám trên cây gỗ lớn hay vách đá vôi ở miền núi, chân rừng nhiều ánh sáng, phổ biến ở nhiều nơi từ Hoà bình, Hà tây, Hải hưng, Ninh bình qua Thừa thiên Huế đến Khánh hoà, Gia lai tới Nam bộ Việt Nam. Cây cũng được trồng làm cảnh. Người ta thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.

Công dụng: Ở nhiều địa phương, nhân dân biết sử dụng cây này làm thuốc chữa khản tiếng, viêm họng, ho. Chỉ cần ngậm giập một lá với ít muối, nuốt lấy nước rồi nhả bã đi; vài lần là khỏi. Cũng có thể phối hợp với lá Hẹ, lá Dâu tằm giã nát thêm đường, hấp cơm, lấy nước uống.

Theo Y học cổ truyền (lrc-hueuni.edu.vn)


0 nhận xét:

Đăng nhận xét