Lan gấm, thạch tầm - Ludisia discolor
Lan
mọc sát đất, có rễ bám vào đá trông dáng như con tằm. Thân có nhiều đốt
màu đỏ hay tím hồng. Lá gần tròn, bầu dục, gốc có cuống thành bẹ, màu
nâu tím óng ánh có vân trắng hình mạng rất rõ, mặt
Lan gấm, thạch tầm - Ludisia discolor (Ker Gawl.) A.Rich, thuộc họ Lan - Orchidaceae.
Mô tả: Lan mọc sát đất, có rễ bám vào đá trông dáng như con tằm. Thân có nhiều đốt màu đỏ hay tím hồng. Lá gần tròn, bầu dục, gốc có cuống thành bẹ, màu nâu tím óng ánh có vân trắng hình mạng rất rõ, mặt dưới màu hung đỏ. Cụm hoa nằm ở ngọn thân, ít hoa, có lông dày đặc. Hoa nhỏ, màu trắng với cánh môi màu vàng hình chữ T, đỉnh chia hai thuỳ, gốc có túi. Quả nang.
Hoa tháng 7-9, có khi còn kéo dài đến dịp Tết âm lịch.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Ludisiae Discoloris.
Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia. Cây mọc bám trê các hốc sườn núi và ở đỉnh núi đá vôi nơi có mùn ẩm, từ Lào Cai, Hoà Bình, Vĩnh Phú, Hà Tây cho tới Ðắc Lắc, Lâm Ðồng, Bình Thuận, Ðồng Nai, Côn Ðảo. Cây cũng thường được trồng làm cảnh ở trong chậu với đất mùn, tơi thoáng. Trồng bằng đoạn thân có rễ. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng chữa 1. Lao phổi với khạc ra máu; 2. Thần kinh suy nhược, chán ăn. Dùng 2-10g dạng thuốc sắc.
Ðơn thuốc: - Chữa phổi kết hạch, khạc ra máu, và thần kinh suy nhược, kém ăn ít ngủ, tinh thần tiều tuỵ: Dùng Lan gấm 20-40g, Mạch môn, Huyền sâm, Ngưu tất, Quyết minh tử (sao), Hoài sơn, mỗi vị 20g sắc uống. Dân gian cũng còn dùng cây sắc uống chữa đau dạ dày.
Lan gấm, thạch tầm - Ludisia discolor (Ker Gawl.) A.Rich, thuộc họ Lan - Orchidaceae.
Mô tả: Lan mọc sát đất, có rễ bám vào đá trông dáng như con tằm. Thân có nhiều đốt màu đỏ hay tím hồng. Lá gần tròn, bầu dục, gốc có cuống thành bẹ, màu nâu tím óng ánh có vân trắng hình mạng rất rõ, mặt dưới màu hung đỏ. Cụm hoa nằm ở ngọn thân, ít hoa, có lông dày đặc. Hoa nhỏ, màu trắng với cánh môi màu vàng hình chữ T, đỉnh chia hai thuỳ, gốc có túi. Quả nang.
Hoa tháng 7-9, có khi còn kéo dài đến dịp Tết âm lịch.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Ludisiae Discoloris.
Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia. Cây mọc bám trê các hốc sườn núi và ở đỉnh núi đá vôi nơi có mùn ẩm, từ Lào Cai, Hoà Bình, Vĩnh Phú, Hà Tây cho tới Ðắc Lắc, Lâm Ðồng, Bình Thuận, Ðồng Nai, Côn Ðảo. Cây cũng thường được trồng làm cảnh ở trong chậu với đất mùn, tơi thoáng. Trồng bằng đoạn thân có rễ. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng chữa 1. Lao phổi với khạc ra máu; 2. Thần kinh suy nhược, chán ăn. Dùng 2-10g dạng thuốc sắc.
Ðơn thuốc: - Chữa phổi kết hạch, khạc ra máu, và thần kinh suy nhược, kém ăn ít ngủ, tinh thần tiều tuỵ: Dùng Lan gấm 20-40g, Mạch môn, Huyền sâm, Ngưu tất, Quyết minh tử (sao), Hoài sơn, mỗi vị 20g sắc uống. Dân gian cũng còn dùng cây sắc uống chữa đau dạ dày.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét