Cách trồng hoa lan nói chung
Biết được sự tương quan giữa rễ với giá thể và cách trông cây lan để chúng ta trồng chúng cho phù hợp với từng nhóm
Chúng ta đã biết được cơ bản về kỹ thuật trồng phong lan. Bây giờ, trồng cụ thể từng loại lan. Trước khi trồng, phải biết cây lan đó là loại lan gì, xuất xứ từ đâu (xứ lạnh hay xứ nóng) Như vậy phải khảo sát thêm cách sinh sống của cây lan đó để chọn chất liệu trồng, cách trồng cho phù hợp. Căn cứ vào cách sinh sống của lan ta có thể chia ra làm 4 nhóm:
1. Nhóm địa lan có hệ thống rễ ở dưới đất.
Nhóm này gồm các loại lan có củ mập ở dưới mặt đất (Spathoglottis Plicata ...), có bộ rễ ăn sâu xuống đất, dễ trồng nhất, chất trồng chính là đất trôn với rơm rác, tro trấu, phân chuồng, tưới nước ít, cây có thể ra hoa quanh năm, nhất là vào mùa mưa.
2. Nhóm bán địa lan.
Nhóm này có thể có củ hoặc không có củ, hệ thống rễ ăn xuống đất hoặc bám ở các nơi có lá cây mục, phân mùn, gốc cây, như lan Kiếm Cymbidium, Lan hài Paphiopedilum, Lan bầu rượu Calanthe vv... Khi trồng, chỉ cần cho phần rễ ăn xuống đất phân, còn phần thân và củ, nếu có, phải ở trên mặt đất. Gía thể phải tơi xốp hơn so với địa lan, có thể là lá mục, than vụn, xơ dừa, tro trấu, phân chuồn đã hoai vv... Có loại qua mùa khô, lá rụng hết như lan bầu rượu, đến mùa mưa thì lại ra lá, ra hoa. Có loại không rụng lá như Lan hài, Lan gấm, Lan kiếm, nhưng chỉ ra hoa theo mùa, thường vào đầu mùa mưa.
3. Nhóm có hệ thống rễ là rễ gió hoàn toàn hay rễ không khí.
Loại này có khả năng hút dưỡng chất trong hơi nước, trong không khí và các chất bụi gỗ, lá mục ở thân cây. Rễ cũng quan hợp được với ánh nắng, nên thường chìa ra ngoài và thích thông thoáng. Đó là lan Ngọc điểm, Vanda, Bò cạp v.v... Vì vậy, khi trồng phải để giá thể thật thông thoáng, để than to, chậu có lổ to hoặc trong giỏ gỗ hay ghép vào khúc cây là tốt nhất.
4. Nhóm có hệ thống rễ bán không khí.
Loại này có rễ nhỏ, nhưng rất nhiều, bám vào bề mặt của chậu, của giá thể, như Hoàng lan Dendrobium, Vũ nữ Oncidium, Cát lan Cattleya vv... Trồng với giá thể thoáng, than dớn chậu cũng phải có nhiều lỗ để rễ bò ra hoặc ghép vào khúc gỗ với một ít xơ dừa.
Như vậy, loài lan có 4 nhóm: Lan đất hay địa lan, Bán địa lan, Phong lan rễ gió, và lan bán rễ gió. Biết được sự tương quan giữa rễ với giá thể và cách trông cây lan để chúng ta trồng chúng cho phù hợp với từng nhóm.
Chúng ta đã biết được cơ bản về kỹ thuật trồng phong lan. Bây giờ, trồng cụ thể từng loại lan. Trước khi trồng, phải biết cây lan đó là loại lan gì, xuất xứ từ đâu (xứ lạnh hay xứ nóng) Như vậy phải khảo sát thêm cách sinh sống của cây lan đó để chọn chất liệu trồng, cách trồng cho phù hợp. Căn cứ vào cách sinh sống của lan ta có thể chia ra làm 4 nhóm:
1. Nhóm địa lan có hệ thống rễ ở dưới đất.
Nhóm này gồm các loại lan có củ mập ở dưới mặt đất (Spathoglottis Plicata ...), có bộ rễ ăn sâu xuống đất, dễ trồng nhất, chất trồng chính là đất trôn với rơm rác, tro trấu, phân chuồng, tưới nước ít, cây có thể ra hoa quanh năm, nhất là vào mùa mưa.
2. Nhóm bán địa lan.
Nhóm này có thể có củ hoặc không có củ, hệ thống rễ ăn xuống đất hoặc bám ở các nơi có lá cây mục, phân mùn, gốc cây, như lan Kiếm Cymbidium, Lan hài Paphiopedilum, Lan bầu rượu Calanthe vv... Khi trồng, chỉ cần cho phần rễ ăn xuống đất phân, còn phần thân và củ, nếu có, phải ở trên mặt đất. Gía thể phải tơi xốp hơn so với địa lan, có thể là lá mục, than vụn, xơ dừa, tro trấu, phân chuồn đã hoai vv... Có loại qua mùa khô, lá rụng hết như lan bầu rượu, đến mùa mưa thì lại ra lá, ra hoa. Có loại không rụng lá như Lan hài, Lan gấm, Lan kiếm, nhưng chỉ ra hoa theo mùa, thường vào đầu mùa mưa.
3. Nhóm có hệ thống rễ là rễ gió hoàn toàn hay rễ không khí.
Loại này có khả năng hút dưỡng chất trong hơi nước, trong không khí và các chất bụi gỗ, lá mục ở thân cây. Rễ cũng quan hợp được với ánh nắng, nên thường chìa ra ngoài và thích thông thoáng. Đó là lan Ngọc điểm, Vanda, Bò cạp v.v... Vì vậy, khi trồng phải để giá thể thật thông thoáng, để than to, chậu có lổ to hoặc trong giỏ gỗ hay ghép vào khúc cây là tốt nhất.
4. Nhóm có hệ thống rễ bán không khí.
Loại này có rễ nhỏ, nhưng rất nhiều, bám vào bề mặt của chậu, của giá thể, như Hoàng lan Dendrobium, Vũ nữ Oncidium, Cát lan Cattleya vv... Trồng với giá thể thoáng, than dớn chậu cũng phải có nhiều lỗ để rễ bò ra hoặc ghép vào khúc gỗ với một ít xơ dừa.
Như vậy, loài lan có 4 nhóm: Lan đất hay địa lan, Bán địa lan, Phong lan rễ gió, và lan bán rễ gió. Biết được sự tương quan giữa rễ với giá thể và cách trông cây lan để chúng ta trồng chúng cho phù hợp với từng nhóm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét