Trồng và chăm sóc hoa lan

Cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa lan.

Cát lan - Cattleya Labiata

Cattleya Labiata - The Queen Of The Flower, xứng đáng với tên gọi Nữ hoàng của các loài hoa bởi vẻ đẹp, hương thơm, tuổi thọ và kích cỡ hoa.

Lan Hoàng thảo - Dendrobium

Là chi lan lớn thứ hai của họ nhà lan, là loại lan phổ biến nhất trong giới chơi lan.

Địa lan - Cymbidium

Địa lan luôn làm người chơi lan hài lòng bởi vẻ đẹp cao sang của chúng

Lan Vũ nữ - Oncidium

Vũ nữ còn được gọi là Dancing Lady, một loại lan dễ trồng và chăm sóc, cho hoa đều đặn hàng năm

Lan Hồ điệp - Phalaenopsis

Lan Hồ Điệp luôn được nhiều người mua trong dịp Tết Nguyên Đán

Lan Hài - Paphiopedilum

Lan Hài luôn cho người trồng những bông hoa đẹp và lạ

Vân lan - Lan Vanda

Khả năng cần nhiều ánh sáng, chịu nắng nóng có lẽ Vanda là loài tốt nhất, có lẽ vậy nên hoa Vanda luôn có màu sắc đẹp

Lan rừng

Có nhiều điều thú vị, nơi đây nói chung về các loại lan không có trong các nhóm kia

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Salep Lan Hoa Thần Dược của quý ông

Salep, phiên âm của sahlab một từ ngữ Ả Rập viết tắt của khusy al tha lab có nghĩa là tinh hoàn của con cáo. Bởi vì củ các cây lan Orchis mascula, Orchis morio, Orchis militaris, có một hình dáng trông giống như vậy. Người ta nghiền những củ lan này thành một thứ bột. Pha lẫn với nước, bột này là một thức uống thông dụng từ Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) đến vùng Trung Đông, Đức và Anh Quốc trước khi có trà và cà phê. Tại Anh Quốc vào thế kỷ thứ 17-18 thức uống này cũng được bán tại các quán cà phê với tên là Saloop. Tại Ai cập, Sahlas là thức uống đặc và nóng rất thông dụng vào mùa đông. Người Thổ nhĩ kỳ gọi là Turkist Delight hay Lokum, họ còn làm kem với bột salep. Thứ kem này nguyên liệu chính là củ Orchis masculađược gọi là Maras dondurmasi, rất đông đặc khi ăn cần phải dùng đến dao và nĩa.

Vùng Kahramanmaras, nơi sản xuất ra bột salep được gọi là Salepi Maras. Vào mùa hoa nở, người ta nhổ cây lan này để lấy củ. Mỗi cây có 2 củ, củ già đang ra hoa và củ non để mọc mầm cho năm tới. Củ non này mầu ngà và có hình trái trứng được tách ra để lấy bột. Rửa sạch và bỏ vào nước sôi một lúc để tẩy hết vị chát và dễ dàng phơi khô. Sau đó đem phơi ở ngoài nắng hay xấy trong lò rồi để nguyên hay xay thành một thứ bột mầu trắng ngà. Vào mùa đông, Salep là một thức uống nóng rất thông thường tại sân trượt tuyết Uludag và Kartalkaya hoặc bán bên ngoài những vận động trường của bộ môn túc cầu. Salep lại còn là một món ăn tối tại các nhà hàng và khách sạn sang trọng.

Bột salep giá rất đắt, do đó những thứ bán ngoài phố có khi chỉ là bột bắp. Tốt hơn hết là nên dùng tại những tiệm kem Beyoglu dọc theo eo biển Bosphorus nổi tiếng về Salep. Chúng ta có thể mua bột Salep đựng trong keo thủy tinh, tại những tiệm bán đồ gia vị ở Kemeralti về nhà khuấy với đường và sữa thành một thức uống tuyệt hảo, giúp cho các đấng mày râu hùng dũng xông pha trận mạc.

Từ lâu, những nhà nhập cảng tại Đức đã mua Salep chính gốc về làm thuốc và 5 thứ thuốc có Salep đã được ghi nhận trên thi trường. Người ta cũng ước đoán rằng hàng năm khoảng từ 10-20 triệu cây lan có củ được thu thập tại Thổ nhĩ kỳ.

Theo tiếng Hy lạp orchis có nghĩa là tinh hoàn. Vào khoảng 372 trước tây lich và 286 năm sau Theophrastus đã dùng chữ Orchis để đặt tên cho hoa lan bởi vì những giống địa lan mọc ở Âu châu phần lớn đều có 2 củ giống như cặp tinh hoàn vậy. Trong sách Nghiên cứu về Cây Cỏ (Inquiry into plants) ông ta nói rằng củ lan có những dược tính quý báu. Vào thế kỷ đầu tiên Dioscorides, một quân y sĩ viết cuốn dược liệu (De Materia Medica) đã nói về các cây địa lan. Ông xác nhận và xúc tiến chủ thuyết việc dùng dược thảo theo hình dáng và mầu sắc giống với cơ phận con người (Doctrine of signature). Do đó những củ lan được dùng để chữa trị những bệnh về tinh hoàn và khích dục. Nếu cho đàn ông dùng những củ lan mập mạp còn tươi sẽ tăng cường khả năng sinh lý, còn nếu cho đàn bà dùng những củ đã héo queo sẽ sinh ra con gái. Năm 1640, John Parkinson cũng cho rằng củ lan sẽ làm tăng cường khả năng tình dục của nam giới.

Người ta lấy Salep từ cây lan Orchis morio mọc đầy rẫy tại miền đất đá vôi khô cằn hay từ các cây Orchis mascula, Orchis maculata, Orchis militaris và Orchis latifolia mọc khắp trên các nước Âu châu.

Orchis mascula có tên là hoa lan tím nở sớm (Early purple orchid) cao từ 20- 40 cm với thân cây mập mạp. Dò hoa mọc chi chít những hoa từ 10 đến 40 hoa mầu tím hồng hay rắng tuyền có những đốm đậm, nhạt. Hoa nở vào tháng 4-6 tùy theo điạ phương. Lan ưa mọc ngoài trời trên cánh đồng cỏ hay ven rừng có chất vôi và từ đồng bằng hay tới cao độ 2000 m.

Orchis morio một giống lan của Âu Châu, tại Anh quốc mọc ở miền Trung Nam, Wales và Ireland. Lan mọc ở các cánh đồng cỏ, đặc biệt những nơi có nhiếu chất vôi. Thân cao 40 cm, hoa nở vào tháng 2 ở các nước Pháp, Đức và cuối tháng 4 cho đến tháng 6 tại Anh quốc. Hoa từ 5-25 chiếc mọc thưa thớt, có nhiều mầu khác nhau từ trắng, hồng đến tím sậm. Tiếng Hy lạp từ ngữ Morio có nghĩa là lừa dối, bởi vì hoa có 2 cánh mầu xanh có những gân tím trông giống như cánh của một loại côn trùng, nên có tên là Cánh xanh trên đồng cỏ (Green-winged meadow orchis)

Orchis maculatahay là lan đốm bởi vì mặt trên của lá lan có những đốm mầu nâu đỏ. Dò hoa cao chừng 30 cm, hoa dầy đặc khoảng 7-8 cm ở phần trên ngọn, nở vào tháng 6-7. Giống lan này củ không giống như tinh hoàn mà lại chia ra làm 5-6 nhánh giống như những bàn tay nên có tên Ngón tay người chết (Dead man’s fingers).

Orchis latifolia hay là lan tháng 3 (March Orchis) là giống lan cao hơn cả. Lá rộng và có chấm tím, hoa mầu hồng, trắng hay tím có vỏ bọc (bract) dài hơn hoa. Lan thường mọc ở đồng cỏ ẩm ướt hay đầm lầy và nở hoa vào tháng 6-7.

Các tính chất trong salep thay đổi tùy theo mùa thu hoạch. Vào mùa thu, củ đã già không còn bột trong khi các củ non lại chứa rất nhiều. Salep có nhiều chất dinh dưỡng và có dược tính làm cho da đỡ ngứa ngáy. Đối với trẻ con vừa mới hết bệnh, salep khuấy với sữa hay nước là một thức ăn rất đặc biệt. Nếu nấu với đường và gia vị như quế, hồi, gừng hay với rượu nho lại là một thức uống tốt cho những người tàn tật. Ngày xưa để đề phòng việc thiếu thốn thực phẩm trong các cuộc hải trình dài hạn, các thủy thủ chỉ cần 30 gr salep nấu với hơn một lít nước cũng đủ chất bổ dưỡng cho một ngày.

Người ta đã dùng Salep để chữa các chứng đi tả, kiết lỵ, ho hen, bán thân bất toại, tê liệt, suy nhược và bất lực. Riêng về chuyện phòng the, với lý luận “Ăn gì bổ nấy” cặp tinh hoàn của những loài lan Orchis kể trên, trông giống như bộ phận sinh dục của nam giới là một dược thảo quý báu. Bột Salep hòa với sữa, đường hay mật ong là một phương thuốc không những khích dục (aphrodisirac) mà còn tăng cường khả năng sinh lý được lưu truyền khắp Trung đông và Á châu. Huyền thoai cho rằng muốn được chồng hay người tình yêu say mê mệt hãy cho ăn, cho uống những thứ khích dục.

Theo giáo sư, tiến sĩ Talat Halman: vào thế kỷ thứ 18, giáo chủ Sultan Abdulhamid I đã được các thái y viết ra cuốn chỉ nam để tăng cường khả năng sinh lý và danh sách những dược thảo giúp cho giáo chủ có thể hành lạc mỗi giờ trong nhiều ngày. Phương thuốc này hẳn là công hiệu, riêng bà hoàng hậu sinh ra 7 hoàng nam và 9 công chúa.

Vào dịp Giáng sinh năm 2007, Tiến sĩ Karel Petezelka có gửi cho tôi tấm thiệp với hình bông lan Orchis mascula, không biết ông có ngụ ý gì trong đó hay không hay chỉ là muốn tặng tôi bông lan xinh đẹp của địa phương.

Còn Salep có công hiệu hay không phải cần có bằng chứng hiển nhiên chứ không có thể dựa vào truyền thuyết được. Quý vị hội viên Hội Hoa Lan Việt Nam, nếu ai có du ngoạn tại Thổ nhĩ kỳ xin hãy mua dăm ba ký mang về chia nhau dùng thử. Sau đó xin đừng hỏi các ông, bởi vì đám mày râu hay nổ, mấy ai chịu nhận mình là gà chết, bất tài, bất lực.

Nếu có gan xin hãy hỏi nhỏ các bà vì đây là thứ thuốc: “Ông uống bà khen” và chỉ có bà mới có quyền phán xét: Rằng hay thì thực là hay, hay là dở ẹc.




 

Placentia 6-2008 BÙI XUÂN ĐÁNG; hoalanvietnam . org

Tìm hiểu về Lan Epidendrum

1. Tên Việt: Trúc Lan, Lan Trúc, Lan Epi

2. Tên khoa học: Lan Epidendrum

3. Mô tả:

Epidendrum mọc khắp Mỹ châu và là loài lan đầu tiên được đặt tên. Năm 1753 Carl Linnaeus dùng tên này để chỉ tất cả những cây phong lan mọc trên cành cây. Theo tiếng Hy Lạp Epi có nghĩa: ở trên và dendron: cây. Nhưng thực ra loài này có trên 1000 giống mọc ở mọi nơi: dưới đất, trên đá và cành cây. Người mới chơi lan thường chỉ biết đến lan Epidendrum qua 2 cây lan phổ thông nhất là cây Epidendrum radicans hay Epidendrum ibaguense hoặc những cây lan ghép giống từ hai cây này và đặt cho cái tên là trúc lan hoặc lan 4 mùa vì thân giống như cây trúc và ra hoa quanh năm. Epidendrum có nhiều cây, thân chẳng giống như cây trúc chút nào, như cây Epidendrum ciilare thân giống như Cattleya và cây Epidendrum parkinsonianum.

Epidendrum có thân cao nhất là Epidendrum cinnabarium, cao hơn 2 thước, hoa mọc ở trên ngọn.Đa số Epidendrum hoa trông na ná như hoa Encyclia cho nên nhiều người nhầm lẫn. Trước đây người ta xếp chung các loại có hoa giống nhau vào Epidendrum, nhưng sau đó đã tách riêng ra nhiều loại như: Encyclia, Barkeria, Oerstedella, Jaquiniella v.v… Gần đây người ta ghép Epidendrum với Cattleya, Laelia và nhiều loại khác tạo ra những bông hoa tuyệt đẹp.

4. Cách trồng

NHIỆT ĐỘ

Epidendrum cần có một nhiệt độ tối thiểu là 50°F nhưng nếu lạnh hơn một vài giờ cũng không sao.

ÁNH SÁNG

Lan Epidendrum cần nhiều ánh sáng và nắng. Thiếu nắng thân cây sẽ èo uột và không ra hoa.

ẨM ĐỘ

Cũng như các loại lan khác, Epidendrum cần một ẩm độ từ 50 dến 70%

TƯỚI NƯỚC, BÓN PHÂN

Khi cây mọc mạnh, ra nhiều rễ hãy tưới cho thật đẫm và bón phân 30-10-10 hoặc 15-15-15. Bớt phân và nước vào mùa thu. Ngưng tưới và bón phân vào mùa đông nhất là những ngày dươi 50°F. Nếu lá bị ướt và nhiệt độ dưới 40°F lá sẽ bị những đốm đen do vi khuẩn tác hại. Những đốm này là những vết seọ không bao giờ mất đi, ngoại trừ cắt bỏ những lá đó.

THAY CHẬU, TÁCH NHÁNH

Thông thường cứ 3 năm một lần cần phải thay chậu. Dùng loại vỏ cây trung bình và nhỏ đều được cả. Không nên trồng xuống đất hay bằng potting soil vì thứ này chóng mục sẽ làm cho cây bị thối rễ. Khi hoa đã tàn, nên cắt thân cây gần sát gốc. Cây sẽ ra nhánh mới mạnh khỏe hơn. Nếu không cắt và tưới nhiều phân có độ Nitrogene cao, thân cây sẽ ra những mầm non (Keiki) gần ngọn. Khi ra rễ dài chừng 2-3 phân có thể ngắt ra và trồng vào trong chậu, những mầm này không khỏe như những mầm mọc ở dưới gốc. Khi cây quá lớn, muốn xẻ ra làm nhiều chậu hãy tách tối thiểu từ 3 đến 5 nhánh, nếu ít hơn cây sẽ yếu và chậm phát triển. Những thân cây già có thể cắt làm nhiều đoạn ngắn chừng 3-4 đốt đem trồng trong cát hoặc rêu Sphagnum moss sẽ ra cây con.

Lưu ý:khi hoa Epidendrum raniferum đã tàn, chớ nên cắt bỏ dò hoa, vì những năm sau sẽ tiếp tục ra hoa.

EPIDENDRUM CÓ HƯƠNG THƠM
Epi. atropurpureum; Ep. ciliare; Epi. nocturnum; Epi. parkinsonianum; Epi. stamfordianum; Epi. radiatum


 

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Trồng Lan Đúng Cách

Thế nào là trồng lan đúng cách? Thông thường tất cả các loài lan cũng như các loài cây khác đều trải phải qua 4 thời kỳ hay giai đoạn cần thiết như sau:
1. TĂNG TRƯỞNG(growing period)

Vào mùa Xuân, lan thường ra hoa, mọc mầm non, và rễ cây bắt đầu mọc. Đây là thời gian thích hợp nhất để thay chậu, vì chậu cũ đã chật hay vật liệu trồng đã mục nát. Khi thay, nên dùng chậu mới và lớn hơn để lan có thể mọc trong 2 năm. Nên nhớ lan Dendrobium và nhiều giống nguyên thủy ưa chậu chật hẹp và không ưa thay chậu. Vật liệu trồng lan cần chọn thứ lâu mục và ngâm nước tối thiểu 24 giờ, nếu là vỏ dừa hay sơ dừa cần ngâm nhiều ngày và nhiều lần (Xin xem bài “Trồng lan bằng gì?” và “Thay chậu ra sao?”). Vào giai đoạn này tiết trời ấm áp, ánh nắng chan hòa, cây cần nhiều nước và phân bón. Nếu cung cấp đầy đủ mầm non sẽ tăng trưởng mạnh mẽ cho hết mùa Hạ và có thể sang tới đầu mùa Thu.

Tưới Nước

Khi mầm non mọc cao chừng 10 phân, chúng ta nên tưới mỗi tuần 1 lần nếu nhiệt độ trên 65-70°F hay 18-21°C, và tưới mỗi tuần 2 lần khi nhiệt độ trên 75-80°F hay 24-27°C. Vào mùa Hè cây non đã cao lớn lại cần nhiều nước và phân hơn nữa cho nên có thể tưới 3 lần một tuần hoặc có thể tưới nước hàng ngày khi nhiệt độ lên tới 90-100°F hay 32-38°C. Khi này nên tưới vào ban đêm để cho rễ cây và thân lá được mát mẻ, không bị ánh nắng hâm nóng và làm cho nước bốc hơi mau lẹ và tăng thêm độ ẩm lâu dài.Phân Bón

Vào thời kỳ này nên dùng phân 30-10-10 hàng tuần cho cây mọc mạnh. Nên biết rằng trong phân bón gồm có các chất theo thứ tự trước sau:

30- Nitrogen (N) chất đạm, tốt cho thân,
10- Phosphorus (P) chất lân, tốt cho hoa, trái.
10- Potassium (K) chất pô tát, tốt cho rễ củ.

Nếu ít cây, nên dùng 15-15-15 hay 20-20-20 cho giản tiện. Nên nhớ, bón quá nhiều cây sẽ bi cháy lá, còi cọc hay có thể chết. Chỉ nên dùng ¼ hay ½ thìa cà phê gạt cho 4 lít nước. Những vườn lan thương mại trồng lan trong nhà kính, có thể kiểm soát được nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm theo ý muốn cho nên thường bón phân tối đa. Cũng vì lẽ đó khi chúng ta mua lan về, năm sau khó lòng có hoa nhiều và đẹp như họ. Một phần nào cũng vì sự bón phân quá mạnh đã làm cho cây bị kiệt sức.Thiếu nước, phân bón và ánh sáng thân lá lan sẽ xanh tươi, mềm mại và không lớn được, một vài loài như Oncidium, Miltonia, Odontoglossom, Paphiopedilum cần phải giữ cho rễ luôn luôn ẩm ướt, nếu để rễ quá khô lá cây sẽ bị chun lai, cây sẽ bị thui chột rất khó phục hồi.
 
2. NGỦ NGHỈ(dormancy period)

Vào mùa Thu, cây ngưng tăng trưởng cần dưỡng sức để chuẩn bị ra nụ. Quan sát kỹ lưỡng chúng ta sẽ thấy vào thời gian này rễ không mọc nữa. Tùy theo loài lan, thời kỳ này có thể kéo dài từ giữa mùa Thu cho đến giữa hoặc hết mùa Đông. Trong thời kỳ này chúng ta cần phải thay đổi phân bón và bớt tưới nước. Nên nhớ rằng những cây lan nguyên thủy cần ít phân bón và cần it chất đạm hơn những cây lan đã lai giống.

Đây là thời kỳ chuẩn bị để ra hoa, nếu dùng phân bón 30-10-10 nên đổi sang loại có chỉ số Nitrogen thấp như 10-30-20 hay 10-50-20. Nếu dùng phân 20-20-20 hay 15-15-15 không cần phải thay đổi. Nếu vẫn bón nhiều phân có nhiều chất đạm, Nitrogen (N) cao, tưới nhiều nước, cây lan sẽ bị thối rễ, lá sẽ bị rụng và nụ hoa sẽ bị thui. Vào giai đoạn này cây lan cần có nhiều cần có nhiều chất Phosphorus để cho nhiều hoa và không cần đến nhiều lá hay Nitrogene nữa.

Nếu chúng ta vẫn cứ bón với phân 30-10-10, cây sẽ tiếp tục ra lá và mọc thêm cây con (keiki, plantlets) trường hợp này thường thấy ở các loài Dendrobium, Phalaenopsis. Còn các loài khác như Cattleya, Cymbidium, Oncidium v.v… có thể sẽ ra mầm non, những cây non này ra trái mùa này sẽ không mạnh khỏe, èo uột không lớn được và khó lòng có hoa, những mầm này nên cắt bỏ.

Bớt tưới nước nhưng không có nghĩa là để quá khô làm cho củ bẹ nhăn nhúm lại. Thời gian này cần phải tăng thêm độ ẩm. Chúng ta khó lòng tưới bón tất cả các loài lan giống y như nhau. Những giống lan rụng lá khi ra hoa như Dendrobium anosmum, Den. aphyllum v.v… lá bắt đầu vàng đi và rụng vào cuối Thu và đầu mùa Đông. Những cây này nên treo ngang hay ngược để khỏi bị đọng nước trong chậu, dồn nhựa cây lên ngọn và sẽ cho nhiều hoa hơn. Nhưng các cây lan Dendrobium xanh lá quanh năm như: Den amabile, Den. farmeri, Den. thyrsiflorum v.v… vẫn phải tưới nước, nhưng vì cây không mọc cho nên không cần tưới nhiều nước, nghĩa là tưới khoảng 1 lần mỗi tuần lễ hay 10 ngày một lần. Tuy vậy phải tùy theo khí hậu khô hay ẩm ướt, không nên để quá khô làm cho thân, bẹ hay củ nhăn nheo.

Có nhiều giống lan như Cymbidium, Laelia v.v… từ khi đâm nụ cho tới khi nở hoa cũng phải vài ba tháng vì vậy chớ nên nóng lòng vội vã. Cattleya có nhiều giống nụ đã thàanh hình trong vỏ bọc hay lưỡi mèo (sheath) nhưng đợi tới mùa mới nở. Hãy để ý nếu thấy vỏ bọc úa vàng hãy xé theo chiều dọc để không khí và độ ẩm thấm vào nụ hoa, nếu không nụ sẽ bị thui chột.

Những loài lan như Cynoches, Catasetum, Chysis v.v… vào thời gian này lá đã rụng hết, cần phải để khô hoàn toàn nếu không sẽ bị thối củ. Lấy cây ra khỏi chậu rũ bỏ các chất trồng, treo ngược cây xuống thỉnh thoảng phun nước cho khỏi teo lại. Khi nào thấy cây nhú mầm sẽ trồng trở lại, tưới rất ít cho đến khi cây non đã nhú mầm hoa mới tưới và bón phân.

Vào thời gian này, ban đêm nếu không lạnh dưới 60°F hay 15°C trong vòng 6 tuần lễ hay hơn nữa các loài lan như Cymbidium, Dendrobium rụng lá và Paphiopedilum khó lòng ra hoa.

Những mầm non mọc trái mùa tức là mọc vào mùa Thu, nên cắt bỏ để cho cây ra nhiều hoa, bởi vì nhưng cây này không thể lớn mạnh được vì lạnh lẽo và thiếu nước. Những chồi hoa mọc muộn và nhỏ quá cũng nên cắt bỏ, để cho các chồi hoa khác được khỏe mạnh và nhiều hoa hơn.

3. NỞ HOA(blooming period)

Bắt đầu vào cuối mùa Đông, đầu Xuân cây bắt đầu nhú nụ và nở hoa. Thời gian này lan cần đến nước nhưng không cần quá nhiều, trời còn lạnh cho nên nếu tưới nhiều nước có thể làm cho rễ bị thối vì úng nước. Vào thời gian này tùy theo nhiệt độ và chậu lớn hay nhỏ mà tưới nước. Nếu nhiệt độ trên 60°F hay 15°C, những chậu lớn trên 1 gallon hay 4 lít chỉ cần tưới 1 tuần một lần, nếu chậu nhỏ có thể tưới 1 tuần 2 lần.

4. DƯỠNG SỨC(Resting period)

Khi hoa bắt đầu tàn hay tối đa là một tháng nên cắt bỏ dò hoa để dưỡng sức cho cây, không nên để trong nhà và để hoa quá lâu nhất là những cây Cymbidium, Phalaenopsis, Dendrobium v.v… Nhiều người đợi đến khi tàn bông hoa cuối cùng mới chịu cắt bỏ, như vậy cây sẽ không đủ sức ra cây non hoặc nếu có cây non cũng không được mạnh mẽ.

Thời gian này các cây lan cần nghỉ ngơi dưỡng sức để chuẩn bị mọc cây non. Tùy theo loài, có loài cần khoảng một hai tuần, có khi một vài tháng. Trong thời gian này chỉ tưới rất ít và không nên bón phân cho lan.

Nguyên tắc chung là như vậy, có một điều là các giống lan lại không mọc hay nở hoa vào cùng một mùa, việc này lai càng khó hơn khi có một vài trăm chậu mà lại để chung cùng một chỗ, do đó chúng ta nên quan sát tình trạng của cây lan mà áp dụng việc tưới nước cũng như bón phân sao cho thích hợp.

Westminster 12/2012
BÙI XUÂN ĐÁNG
hoalanvietnam.org

Ý nghĩa hoa lan hồ điệp

Đã bao giờ bạn tự hỏi hoa lan nói chung và hoa lan hồ điệp nói riêng tượng trưng cho ý nghĩa gì? Đó là loài hoa đẹp và phổ biến mà có nhiều ý nghĩa khác nhau.
Không giống như hầu hết các loài hoa khác có cánh hoa hình tròn, hoa lan có cánh hoa theo dạng hình hình học. Không có gì là ngạc nhiên, những bông hoa xinh đẹp được sử dụng để chuyển tải thông điệp đặc biệt.

Hoa lan hồ điệp từ lâu đã được phong tặng danh hiệu của sự cao sang, quý phái trong số hàng trăm loài phong lan. Bên cạnh đó, nó còn biểu tượng cho sự ngây thơ và trong sáng.

Vậy, lan hồ điệp biểu tượng cho ý nghĩa gì?

Nếu bạn là một người yêu phong lan, bạn sẽ vui mừng khi biết rằng những bông hoa kỳ lạ là một biểu tượng của tình yêu, vẻ đẹp và sự thánh thiện trong hầu hết các nền văn hóa trên thế giới. Đây cũng là biểu tượng chính yếu của hoa phong lan …

Tình yêu: Hoa lan hồ điệp được coi là biểu tượng của tình yêu bởi vì thực tế là các cây trồng lớn lên dễ dàng, và nở hoa dưới hầu hết các điều kiện. Trong thời kỳ Victoria, hoa được xem là món quà kỳ lạ và hiếm để thể hiện tình yêu và tình cảm. Người ta thậm chí còn tin rằng, bạn càng chọn quà ít hoa bao nhiêu, thì tình yêu của bạn càng sâu đậm bấy nhiêu. Trong các bộ phận của châu Âu, hoa lan đã được sử dụng như một thành phần quan trọng trong lựa chọn tình yêu.

Hoàn thiện và sắc đẹp: Bởi vì sự đối xứng hoa, và các đường thẳng trên cánh hoa, lan hồ điệp đại diện cho vẻ đẹp trong đối xứng, và coi là hình ảnh tiêu chuẩn cho vẻ đẹp hiếm thấy. Ở Anh thời Victoria, những bông hoa đáng yêu được ví như một người phụ nữ xinh đẹp. Thật thú vị, thậm chí là một trang phục của người phụ nữ trong thời đại có một sự tương đồng nổi bật với hoa. Những người Trung Quốc cổ đại xem cánh hoa lan là hình ảnh thu nhỏ của sự hoàn hảo của con người.

Sang trọng và Sung túc:

Vâng, có vẻ như người dân của nước Anh trong thời đại Victoria đã gắn rất nhiều ý nghĩa cho những bông hoa lan xinh đẹp, khi hoa cũng được coi là biểu tượng của sự sang trọng. Đây có lẽ là bởi vì những hoa hiếm chỉ có ở vùng nhiệt đới, và do đó, chỉ có những người giàu có mới đủ khả năng thưởng lãm hoa. Ở Nhật Bản cổ đại, hoa lan rất được trân trọng trong hoàng gia, và được coi là biểu tượng của sự giàu có.

Từ xưa đến nay, lan vẫn được biết đến như một loài hoa quý phái, hoa của bậc vua chúa vương giả. Lan Việt Nam cũng rất đa dạng về chủng loại và chứa đựng nhiều ý nghĩa.

Riêng lan hồ điệp được mệnh danh là “ nữ hoàng của các loài hoa”. Hồ điệp không chỉ có ý nghĩa là sự cao sang, quý phái mà còn là sứ giả truyền tải cảm xúc một cách nhẹ nhàng, hoa còn mang đến cho chúng ta vẻ đẹp tinh khiết của tự nhiên, nét quyến rũ cho không gian sống.

Hoa có màu sắc phong phú từ trắng, hồng, đỏ, vàng, tím và có loài có sự phối màu tự nhiên như có đốm hay sọc…, cấu trúc kỳ diệu và đặc tính tươi lâu có thể sống từ 1 đến 2 tháng, trở thành quà tặng có giá trị cao trong những dịp Tết đến Xuân về.

Khả năng sinh sản: Hoa lan từ lâu đã được liên kết với khả năng sinh sản và sinh lực. Trong Hy Lạp cổ đại, người ta tin rằng việc dùng các loại các loại củ rễ có thể xác định giới tính của thai nhi chưa sinh. Nếu là cha đẻ của đứa trẻ chưa sinh ăn rễ lớn của cây lan, vợ của anh ta có khả năng sinh một cậu con trai. Mặt khác, nếu người mẹ mong đợi ăn củ lan nhỏ, cô có thể cho ra đời một bé gái. Do niềm tin này khá phổ biến, hoa lan đã trở thành quà tặng phổ biến cho các cặp vợ chồng đang mong con. Ở Trung Quốc cổ đại, hoa lan đã được xem là biểu tượng con đàn cháu đống.

Ý nghĩa của màu sắc khác nhau của hoa lan hồ điệp

Lan hồ điệp màu xanh: rất hiếm do đó nó là biểu tượng cho sự cao quý, quý giá. Ngoài ra nó còn là biểu tượng cho sự tâm linh và thiền định.


Lan hồ điệp màu trắng: là biểu tượng của sự ngây thơ, xinh đẹp và trang trọng. Bạn có thể dùng chậu hoa lan hồ điệp trắng làm món quà để tặng cho người thân yêu của mình


Lan hồ điệp màu hồng: tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc, và ngây thơ. Vì vậy một chậu lan hồ điệp hồng là món quà có ý nghĩa cho ngày kỷ niệm đám cưới tại các shop hoa lan hồ điệp.


Lan hồ điệp màu vàng: tượng trưng cho tình bạn và sự khởi đầu mới. Vì vậy bạn có thể dùng một chậu lan hồ điệp để làm hoa khai trương


Lan hồ điệp màu tím (lavender): là biểu tượng của sự dung thứ, sang trọng và vẻ đẹp nữ tính. Đây là món quà thích hợp để tặng cho mẹ trong ngày 8-3 nhé.


Lan hồ điệp màu đỏ tía: tượng trưng cho hoàng gia, sự ngưỡng mộ và tôn trọng. Bạn có thể dùng nó để làm hoa tặng sếp nam nhé.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Ảnh hoa Lan độc đáo và có hình dáng bắt mắt

Trong muôn ngàn loài hoa đua hương khoe sắc mà thượng đế đã ban cho loài người chúng ta, hoa phong lan được người Á Châu liệt vào hàng Vương giả chi hoa.
Trong muôn ngàn loài hoa đua hương khoe sắc mà thượng đế đã ban cho loài người chúng ta, hoa phong lan được người Á Châu liệt vào hàng Vương giả chi hoa. Hoa lan Disa uniflora được mệnh danh là: Hoa của thượng đế (The flower of the God), lan Cattleya là Nữ hoàng của loài hoa (Queen of the flowers), hoa lan Angraecum sesquipedale là: Ngôi sao của thành Bê-lem (The star of Bethlehem), lan Brassavola nodosa: giai nhân trong bóng đêm…

Mời các bạn xem thêm bài viết: “Tìm hiểu về hoa lan” để biết thêm nhiều chi tiết thú vị

Sau đây chúng ta cùng thưởng thức một số ảnh về “Ảnh hoa Lan Độc và có hình dáng bắt mắt” bên dưới.

Hoa lan giống mặt khỉ

Lan vũ nữ giống tề thiên đại thánh

Hoa lan có hình dáng giống mặt khỉ
Lan giống đứa bé khỏa thân
 
Lan có hình giống con vịt
Hoa lan giống em bé được bọc trong khăn

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Văn hoá thưởng thức địa lan Kiếm của người TQ và người Đông Á

Văn hoá thưởng thức địa lan Kiếm của người TQ và người Đông Á

Điều đáng chú ý nhất là các sách báo Trung Quốc viết về lan, chỉ chú trọng đến địa lan Kiếm, rất ít sách nói đến các loài lan khác. Sách hướng dẫn nuôi trồng, phân loại, săn tìm và thưởng thức địa lan Kiếm được viết liên tiếp từ đời này sang đời khác và được bổ sung không ngừng.
Đức Khổng Phu Tử (551-497 trước Công nguyên) đã lấy khí tiết của địa lan Kiếm, dù ở thâm sơn cùng cốc mà vẫn toả hương khoe sắc, để răn dạy các bậc quân tử phải gắng tu thân. Các nhà văn hoá lớn ở các triều đại Trung Quốc cũng rất ca ngợi lan như: Khuất Nguyên, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy, hay các vị Hoàng đế như Khang Hy đến các nhà cách mạng gần đây như Chu Đức, Trương Học Lương, Đổng Tất Vũ, Trần Nghị cũng làm nhiều bài thơ ca ngợi địa lan Kiếm.Lan Kiếm (Cymbidium) là một chi trong họ Lan. Lan Kiếm có những loài bám trên cây, chúng ta gọi là phong lan Kiếm (Epiphytic Cymbidium) và có những loài mọc trên đất, được gọi là địa lan Kiếm (Terrestrial Cymbidium).

Địa lan Kiếm có các đặc thù sau:

– Lá lan hẹp bản, dài, lả lướt, đầu nhọn.

– Ba cánh đài của hoa xoè rộng, hai cánh hoa hơi úp lại, che phía trên của nhuỵ hoa. Cánh môi thường cong, có điểm các màu.

– Cành hoa thẳng từ dưới lên, có loài lan cành hoa không cao hơn đám lá, nhưng nhiều loài hoa cao hơn đám lá.

– Hoa nở khá bền (từ 10 đến 30 ngày) nhiều loài hoa rất thơm nhưng dịu, không hắc như nhiều loài hoa khác.

Cuốn sách về lan đầu tiên của loài người là cuốn Kim Chương Lan Phổ của Triệu Thời Khang viết vào năm 1233 mô tả 30 loài địa lan Kiếm, chủ yếu là Mặc lan.

Cũng vào thời kỳ này Triệu Mạnh Kiên đã vẽ Xuân Lan Đồ (hiện còn được gìn giữ tại Viện Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh).

Địa lan Kiếm sống ở các thảm rừng núi chủ yếu là ở 16 tỉnh miền Trung và Nam Trung Quốc, vô cùng phong phú. Các nhà khoa học phân loại thành 28 loài trong đó chỉ có 11 là các loài lan Kiếm mọc trên đất (địa lan Kiếm). Tuy vậy chỉ có 6 loài được tôn vinh và chăm sóc như Quốc hoa: Xuân lan (Cymbidium Goeringii), Xuân Kiếm (Cym Longibracteatum) Kiến Lan (Cym. Ensifolium), Mặc lan (Cym Sinense), Hàn lan (Cym Karan).

Điều đáng chú ý nhất là các sách báo Trung Quốc viết về lan, chỉ chú trọng đến địa lan Kiếm, rất ít sách nói đến các loài lan khác. Trong mười năm gần đây mới có sách viết về các giống phong lan lai đã nuôi trồng công nghiệp hoá như: Hồ điệp, Hoàng thảo, Cát lan.

Các loài địa lan Kiếm mọc trong rừng sâu, được tuyển lựa đưa về các vườn Thưởng uyển do các “Lan quan” chăm sóc. Sau đến dinh các vị quan lại, các mảnh vườn của các nhà văn hoá lớn, các nhà giàu có, dần dần thành một ngành trồng trọt trong dân, bên cạnh một ngành săn lùng lan trong rừng sâu, núi cao.

Sách hướng dẫn nuôi trồng, phân loại, săn tìm và thưởng thức địa lan Kiếm được viết liên tiếp từ đời này sang đời khác và được bổ sung không ngừng. Ngày nay không kể các sách viết về lan ở Trung ương mà các địa phương cũng viết rất nhiều sách về địa lan Kiếm. Nghệ thuật chụp ảnh hoa lan đạt tới trình độ cao nên ảnh trong sách rất đẹp.

Nền giáo dục cổ xưa của Trung Quốc và các nước Đông Á như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam thường uyên thâm, trừu tượng, liên tưởng sâu sắc từ một sự kiện cụ thể, nhỏ nhoi nhưng bao giờ cũng đi tới những hiện tượng to lớn hơn nhiều:
Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ tận tri thu
(Một chiếc lá ngô đồng rơi, cả thiên hạ đều cảm thấy mùa thu).

Do đó các sách viết về địa lan Kiếm đều khá chú ý đến hướng dẫn chiêm ngưỡng lan và giới thiệu các lời nói của các vị hiền triết cùng với các bài thơ hay nhất nói về lan của các nhà văn hoá nổi tiếng.

Người ta phân biệt rõ hai hoạt động: chăm sóc lan là các hoạt động lí trí mang tính khoa học kỹ thuật, nhưng thưởng thức lan là hoạt động mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ, tình cảm. Thường người ta hiểu thưởng thức địa lan Kiếm trong 4 chữ:

* Hương, Sắc, Tư, Vận

– Hương lan Kiếm được tôn là Vương giả chi hương, thiên hạ đệ nhất hương, hương thanh, không hắc, nhưng đậm đà, khó quên, thoắt ẩn thoắt hiện, như gần như xa.

– Mầu sắc của hoa lan là mầu sắc của 3 cánh đài, của 2 cánh hoa, của cánh môi, của họng hoa, của lá. Thiên nhiên đã vô cùng tỉ mỉ tuyển lựa mầu, tô vẽ cho các phần của hoa rất phong phú, nhưng thanh nhã không quá sặc sỡ.

– Tư là dáng vẻ của cây địa lan Kiếm được đánh giá thanh cao cốt cách, phong độ hiên ngang, nhưng vẫn rung rinh trước gió, hài hoà giữa cương và nhu.

– Vận là chỉ ý vị của địa lan Kiếm, đây là điều tự hào nhất của tất cả các dân tộc Đông Á – Chiêm ngưỡng lan dần dần sẽ tự thấy có sự thống nhất cái đẹp bên ngoài của cây lan với “cái thần” thẳm sâu bên trong, hình thành sự liên tưởng chặt chẽ sâu sắc, cửa sổ trí tuệ văn hoá như được mở rộng, khơi thông thế giới tinh thần, hướng tới Chân-Thiện-Mỹ.

Địa lan Kiếm đã chiếm vị trí độc tôn hàng nghìn năm trong văn hoá của người Đông Á, nhất là ở Trung Quốc, nên sự tuyển lựa và chăm sóc rất tinh vi đã hình thành các quan điểm, các học thuyết về thẩm định lan.

Quan điểm địa lan Kiếm là “Bách hoa chi anh” nên phải có sự kết hợp của hoa lan với nhiều loài hoa quý khác. Bằng các sự tuyển lựa chăm sóc đặc biệt nên hình thành rõ rệt bốn chủng lan có các cánh đài từ hình lá trúc tới hình cánh hoa sen, cánh hoa thuỷ tiên và cánh hoa mai. (Hình 1)

Quan điểm vật dĩ hy vi quý (vật hiếm được quý trọng) các giống lan có biến dị được quý hơn vì hiếm có.

– Biến dị về vị trí cánh đài ở hai bên được gọi là vai (Hình 2)

– Biến dị về lá, lá ngắn đi, có viền ở mép đầu lá, có viền ở mép từ gốc tới đầu, lá có các đốm – thường là viền có mấu trắng hoặc ngà. (Hình 3).

– Biến dị về hoa, hoa có nhiều cánh, hoa có 3 cánh môi.
– Quan điểm về thẩm định mầu sắc.

Luận về ý nghĩa mầu sắc của hoa lan được ghi rõ như sau:
Mầu trắng: thanh khiết, trang nhã, cao quý.
Mầu trắng ngà: dịu dàng, thanh cao, duyên dáng
Mầu hồng, màu đỏ: rực rỡ, nồng nhiệt, may mắn.
Mầu lục: thanh tân, tao nhã, sống động, hấp dẫn.
Mầu tía: yêu kiều, đằm thắm, dịu dàng, chân thành
Mầu tím: thanh cao, đằm thắm, mộng mơ.
Mầu vàng: trong sáng, thần bí, kiêu sa, thanh nhã.
Mầu hồng đỏ: huy hoàng, hào hoa.
Mầu đen: tráng lệ, uy nghiêm, thần bí, độc đáo.
Nhiều mầu: sặc sỡ, phồn vinh – hoa lệ.
Pha lê trên cánh hoa (và trên lá): Kỳ diệu, lung linh, cao quý, trong sáng, ngọc ngà.

Bảng phân loại lan theo các quan điểm trên.
MụcLoại nhấtLoại nhìLoại thườngKhông xếp loại
Mùi hươngThanh, đậm, bềnnhẹ, ít bềnNhạt lạKhông có hương
Hình cánh đài cánh hoaCánh hoa maiCánh hoa senCánh hoa thuỷ tiênLá trúc
Tư thế vaiVai bìnhVai bayVai xuôiVai rủ
Mầu sắcTrắng, lục nhạt, pha lêLục xẫm, cánh trả, hồng đàoDa cam, đỏ xẫmTím đen, nâu đỏ
Dáng láRủ vừaDựng vừaDựng đứngRủ cong
Cánh môiLưỡi đại như ý tròn toTiểu như ýLưỡi quăn, lưỡi nhọnQuăn nhiều, quăn treo dài

Gần đây nhiều nhà nghiên cứu về thẩm định lan đưa ra việc gắn sao cho các giống lan – từ 1 sao đến 5 sao, từ lương phẩm (loại thường) đến giai phẩm, quý phẩm – cao quý phẩm cuối cùng là cực phẩm (tinh phẩm).

Các loại được xếp cực phẩm thường có nhiều biến dị về hoa và về lá và được gọi là lan nghệ thuật.

Nhiều sách của Trung Quốc cũng giới thiệu và đánh giá khá chi tiết về các giống lan ở Đài Loan, Nhật Bản và Triều Tiên.

Có 4 dòng Xuân lan nổi tiếng của Trung Quốc và người Nhật cũng ca ngợi các loài này là Tứ đại Thiên Vương của Quốc hoa Nhật. Người ta cũng so sánh thấy Xuân lan của Trung Quốc thơm hơn Xuân lan Nhật Bản, nhưng màu sắc Xuân lan của Nhật Bản lại phong phú hơn, có giống mầu vàng, màu tím, mầu đỏ, màu trắng hoặc đa sắc.

Cho đến nay hàng ngàn giống địa lan Kiếm của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc đã được đạt tên trên cơ sở: loài lan, cánh đài giống hoa sen, hoa mai, hay hoa thuỷ tiên, mầu sắc, địa phương đặc biệt có loài hoa đó, hoặc một đặc điểm riêng Huệ lan hoàng thuỷ tiên, (Huệ lan cánh hoa thuỷ tiên mầu vàng). Liên biện lan Vân Long Hoàng hà – (Lan cánh sen vàng, rồng vần mây).

Địa lan Kiếm, có cành hoa thẳng, lá lan dài lả lướt rất thích hợp với nét vẽ mực mài bút lông nên các hoạ sỹ Đông Á tha hồ múa bút để biểu đạt lý tưởng và tình tứ, hình dáng và tinh thần gắn liền nhau, ý nghĩa rất sâu sắc.

Trong nhóm Bát quái Dương Châu (Trung Quốc) đặc biệt là Trịnh Nhiếp (tự là Bản Kiều) đã dành 50 năm của cuộc đời để vẽ về địa lan Kiếm (và tre trúc) để lại cho đời những tác phẩm rất quí giá.

Địa lan Kiếm phát triển tốt ở nhiệt độ từ 10°C đến 30°C. Đặc biệt chúng cần đêm lạnh xuống dưới 15°C và ban ngày trên 25°C để hình thành mầm hoa. Do đó chỉ ở phía Bắc của Việt Nam mới có thú chơi địa lan Kiếm.

Người nổi danh nhất trong giới chơi lan của Việt Nam là vua Trần Anh Tông (thế kỷ XIII) có Ngũ Bách Lan Viên “Vườn 500 chậu lan”. Các loài địa lan Kiếm tồn tại trong các thảm rừng ở Việt Nam tới ngày nay chỉ có 5 loài, có tên khoa học: Cymbidium Cyperifolium, Cym Ensifolium, Cym Insigne, Cym Lancifolium và Cym Sinense. Chúng bao gồm các giống lan có mầu tím sẫm, màu lục, mầu trắng, mầu vàng v.v… như: Đại Mặc, Hoàng Vũ, Thanh Trường, Bạch Ngọc v.v…

Địa lan Kiếm hoa nhỏ và không rực rỡ, hương thơm dịu nên chưa thực hấp dẫn nhiều người dân Việt Nam như hoa hồng, hoa sen, hoa huệ, hoa cúc. Vì vậy các tao nhân mặc khách yêu lan thường tự hào với nhau về câu nói cổ xưa:
Thức giả thị bảo, Bất thức giả thị thảo
Biết thì quý như báu vật – không biết thì coi như cây cỏ.

Cũng lý do đó địa lan Kiếm không phải là loài cây hoa mang tính hàng hoá như: cúc, sen, hồng, huệ v. v… Mỗi gia đình yêu lan chỉ trồng độ 5, 10 chậu, sớm chiều nâng niu chăm sóc. Khi có hoa nở lại tụ họp, trà quý, rượu ngon, những bài thơ hay được mang ra bình phẩm thâu đêm. Địa lan Kiếm là vật biếu, quà tặng rất quý giá.

Các bài tạp văn, tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, của Nguyễn Tuân còn nói rõ thú chơi lan rất trang nhã của các nho sỹ Việt Nam thời xưa.

Tâm lý thích truyền thống, không ca ngợi biến dị nên có lẽ các giống địa lan Việt Nam còn giữ nguyên gốc tự nhiên như cánh hoa lá trúc, lá một màu lục biếc – Vài giống có biến dị về lá như Mặc biên (có viền ở lá) không quý bằng Đại mặc hoặc Ngân biên, Kim biên có viền trắng, viền vàng ở mép lá, không quý bằng Bạch Ngọc Đại Kiều v.v…

Tuy vậy có một số người chịu ảnh hưởng của các lan hữu Trung Quốc như ca ngợi Vai bằng, Vai bay hơn vai xuôi.

Nhưng sự biến dị về hoa như cả 3 cánh hoa đều biến thành cánh môi, hoặc hoa có rất nhiều cánh thì hoàn toàn không được chấp nhận. Phải chăng vì nỗi đau của cả dân tộc Việt Nam chịu đựng sử huỷ hoại của chất độc da cam làm biến dạng con người và cây cỏ nên không ưa các hoa lan biến dị được coi là quái gở.

Kiến lan (Cym Emsifilium) được đưa sang Châu Âu vào đầu thế kỷ 18. Người chơi lan Châu Âu không ưa địa lan Kiếm, chê là hoa nhỏ, màu xỉn, hương thơm gia vị. Thái độ này khác hẳn với sự nồng nhiệt đón tiếp các giống Cát lan từ Nam Mỹ tới hoặc lan Hài hồng (Paphiopedilum Delenatii) đưa từ Việt Nam sang.

Nhưng các nhà thực vật lại đánh giá cao địa lan Kiếm. Vì có khoảng nhiệt độ sống khá rộng (5°C-37°C) ít sâu bệnh và dễ lai tạo. Chính vì vậy người ta đã lai tạo ra các giống địa lan Kiếm lai, cây to hoa lớn, mầu sắc sặc sỡ, rất hợp với sở thích người Châu Âu, thích hoa được cắt cành. Người Đông Á không đón nhận các giống hoa lan lộc ngộc này.

Mặt khác, người Đông Á không bao giờ cắt cành hoa địa lan Kiếm để cắm lọ. Với quan điểm 11 tháng chơi lá, 1 tháng chơi hoa nên chậu địa lan Kiếm không có hoa vẫn là một vật trang trí lịch sự trong các phòng khách.

Trong các bài thơ về lan của Trung Quốc cũng như Việt Nam, xưa và nay có hai điều đáng nói: không có bài thơ não nùng ai oán vì liên tưởng hoa thơm chóng tàn, người đẹp thì “bạc mệnh”. Chắc vì hoa lan kiếm khá bền. Mặt khác cũng không ai buồn vì hoa lan biết nói. Nhà thơ đời Đường, Lưu Vũ Tích đã lo lắng hộ các cụ già, không còn được hưởng những cái đẹp trên đời, chỉ còn có hoa và nếu hoa biết nói
Đãn sầu hoa hữu ngữ
Bất vị lão nhân khai.
Buồn vì hoa nói lên lời
Rằng hoa chẳng nở cho người già nua
(Tản Đà dịch)

Thực ra chiêm ngưỡng hoa địa lan Kiếm cần có tâm hồn thư thái, bình tĩnh, ngồi lâu thấm thía dần dần: sắc nhã, hương dịu, dáng thanh. Điều này rất thích hợp với người cao tuổi, nhàn nhã – như vậy địa lan Kiếm đã nở hoa phục vụ các vị lão thành rồi, can chi phải lo lắng hoa lan nở cho ai!

Người Việt Nam cũng yêu quý lan lắm chứ:
Yêu mình một, quý lan mười
Chỉ một lần ngắm, trọn đời ngẩn ngơ.

Yêu lan lắm, quý lan nhiều nên người ta cũng trách lan như trách người yêu:
Hương lan, người ngọc hay lơ lững!
Chợt có rồi không đến ngỡ ngàng!

Gần đây có một nhận xét khá hay, người nào có thú chơi lan cũng trẻ hơn lên:
Ai đã mê lan chẳng thấy già
Vị nào cũng trẻ, ngỡ mười ba.

Nói vậy là nói quá – nói cho vui thôi
Sắc mầu tươi thắm, lan sau trước
Hương ngát quanh năm, mãi chẳng già.

Về mặt tâm lý, người cao tuổi chơi lan luôn luôn thấy những bông hoa lan này đang rực rỡ, nhưng lại có các nụ lan kia sắp nở – và rồi người ta mong đợi ngày mai, không sợ ngày mai, không còn thấy những chuỗi ngày dài lê thê buồn, vì luôn luôn có lan nở và lan sắp nở bên mình.

Cho đến nay ở Hà Nội, địa lan Kiếm chỉ chiếm chừng 10% trong các vườn lan (30% là phong lan rừng, 60% là phong lan lai đã được nuôi trồng công nghiệp hoá). Việc nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng công nghiệp hoá địa lan Kiếm còn quá chậm nên các loài hoa này rất đắt. Một chậu Thanh Ngọc (5 thân, 3 giò hoa) đắt bằng 100 chậu phong lan Hoàng Thảo lai, hoặc 50 chậu phong lan Hồ Điệp lai.

Chúng ta mong rằng các nhà thực vật nghiên cứu về lan nhanh chóng làm cho mọi người Việt Nam đều có thể chiêm ngưỡng tất cả cái đẹp, cái quý của địa lan Kiếm truyền thống Việt Nam như: Thanh Ngọc, Hoàng Vũ, Thanh Trường, Đại Mặc, Trần Mộng, Tứ Thời hay Bạch Ngọc đại Kiều, Tiểu Kiều v.v…
Tên bài viết gốc: “Văn hoá thưởng thức địa lan Kiếm của người TQ và người Đông Á”; hoalanvietnam . org
Hội Lan Hà Nội
Dương Xuân Trinh

Lan Dendrobium Ochreatum

Lan Dendrobium Ochreatum

Phong lan trung bình, lá 10-15 chiếc. Chùm hoa 1-3 chiếc mọc ở các đốt trên thân cây mới. Hoa to 5-7 cm, thơm và lâu tàn, nở từ mùa Đông cho đến mùa Thu.
1. Tên Viêt: Chưa rõ

2. Tên khoa học: Dendrobium Ochreatum

Đồng danh: Callista ochreata (Lindl.) Kuntze 1891; Dendrobium cambridgeanum Paxton 1839

3. Mô tả: Phong lan trung bình, lá 10-15 chiếc. Chùm hoa 1-3 chiếc mọc ở các đốt trên thân cây mới. Hoa to 5-7 cm, thơm và lâu tàn, nở từ mùa Đông cho đến mùa Thu.

Nơi mọc: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai.

Ghi chú: Rất giống cây Den chrysanthum nhưng thân cây này ngắn hơn, cánh hoa nhọn và nở hoa gần như quanh năm.

Thông tin về cây Dendrobium Ochreatum trên được trích theo trang hoalanvietnam .org

Hiện tại một số nơi ở Việt Nam gọi cây này là Hoàng Thảo Mai Vàng.?!
 

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Lan Cẩm Báo - Vandopsis parishii

Lan Cẩm Báo - Vandopsis parishii

Lan Cẩm Báo là một giống phong lan thuộc loài Vandopsis, nhóm Vanda. Thân cao thân cao 20-30 phân, lá dài khoảng 20 phân, rông 5-6 phân, chùm hoa dài tới 30-45 phân, hoa 5-6 chiếc, to 6 phân,cánh dầy và thơm nở vào mùa Xuân mà lại lâu tàn.

Cây lan này do Charles Samuel Pollock Parish (1822-1897), một nhà truyền giáo người Anh và cũng là một người sưu tập hoa lan, đã tìm thấy tại Miến Điện (Myanmar ) vào năm 1862 và gửi về cho Reichenback’s fils. Để vinh danh người tìm ra nó, Reichenback mô tả và đăng trên tờ Gardener’s Chronicle vào năm 1867 với cái tên đầu tiên là Vanda parishii.


 Sau đó vào năm 1897, trong tờ Die Naturlichen Pfanzenfamilen, Ernest Pfitzer lại đổi sang loài Hygrochilus bởi vì chiếc lưỡi hoa lung lay. Năm 1912, Rudolf Schlechter lại chuyển về thành Vandopsis parishii. Vanda là tên một loài lan thân đơn lá xòe sang 2 bên, còn chữ opsis có nghĩa là giống như.

Không hiểu mai sau này các khoa học gia lại đổi nó thành loài gì nữa. Cây lan này có nhiều đồng danh như sau:
Hygrochilus parishii (Rchb. f.) Pfitzer 1897; Hygrochilus parishii var. mariottianus (Rchb.f.) Pradhan 1987; Hygrochilus parishii var. purpureus (N.E.Br.) Pradhan 1987; Stauropsis mariottiana (Rchb.f.) Rolfe 1919; Stauropsis parishii (Rchb. f.) Rolfe; *Vanda parishii Rchb. f. 1868; Vanda parishii var. mariottiana Rchb.f. 1880; Vanda parishii var. purpurea N.E.Br. 1883.


Lan Cẩm Báo là một giống phong lan thuộc loài Vandopsis, nhóm Vanda cỡ trung bình mọc khắp châu Á từ Assam, Ấn Độ, phía Đông giẫy Hy Mã Lap Sơn, miến Điện, Trung Hoa, Thái Lan, Phi Luật Tân và Việt Nam. Tại Việt Nam, lan mọc ở Quản Bạ, Cao Bằng, Hà Giang, Đà Lạt, Lâm Đồng và Tây Nguyên.

Thân cao thân cao 20-30 phân, lá dài khoảng 20 phân, rông 5-6 phân, chùm hoa dài tới 30-45 phân, hoa 5-6 chiếc, to 6 phân,cánh dầy và thơm nở vào mùa Xuân mà lại lâu tàn.

Lan Cẩm Báo tại Việt Nam phần đông đều có mầu sắc như trên. Riêng anh Lê trong Châu tại Đà Lạt đã tìm thấy cây Vandopsis parishii var alba mầu vàng tuyền, không có đốm đỏ.  Ngoài ra lại còn có những cây Vandopsis var purpurous mọc tại Ấn Độ hoa mầu tím và cây Vandopsis parishii var. mariottiana mọc từ Assam cho đến Trung Quốc, hoa mầu đỏ thẫm hay mầu nâu đỏ pha tím.

Giống lan này ưa trồng trong các rỏ gỗ với các giá thể dễ thoát nuớc như vỏ thông lớn, rễ cây duơng sỉ, để ở nơi có nhiều ánh sáng hay có nắng, nhiệt độ nóng ấm, mùa hè tưới nuớc hàng ngày và bón phân hàng tuần.

Trạch Lan - hoalanvietnam.org

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Lan Hoàng Thảo Ngũ Tinh - Dendrobium wardianum

Đây là một loài Phong lan thân dài từ 50-90 cm có nhiều đốt. Lá dài 8-11 cm, rộng 3-4 cm. Hoa to khoảng 5-6 cm, từ 1-3 chiếc mọc trên các đốt của thân cây đã rụng lá, nở vào cuối Đông và đầu mùa Xuân, tàn trong 2-3 tuần lễ và hơi thơm.
1. Tên tiếng Việt: Lan Hoàng Thảo Ngũ Tinh, u lồi, tứ bảo sắc
2. Tên Khoa học: Dendrobium wardianum (Warner)

Cách đây khoảng 10 năm, tại gian hàng bán lan của người Thái quen thuộc có bán mấy cây lan Dendrobium không tên. Thấy một cây lan lạ dài chừng 80-90 phân với chừng 20 chiếc nụ trông khác hẳn với cây Dã hạc Dendrobium anosmum hay Hạc vĩ Dendrobium aphyllum. Giá bán từ 50-70$, thấy tôi có vẻ ngần ngừ, người bán bèn cho tôi một giá đặc biệt 50$ cho cây lớn nhất.

Đến khi hoa nở, tra cứu trong sách vở mới biết cây lan này có tên khoa học là Dendrobium wardianum(Warner). Theo các tài liệu cũ, trong thời gian từ năm 1864-1874, John Day đã nhập cảng hàng trăm cây lan này từ Bhutan vào Anh Quốc. Vào thời đó cây lan Den. wardianum được các nhà sưu tập hoa lan ưa chuộng đến nỗi trong trong cuộc bán đấu giá vào năm 1884, một cây lan được bán với giá 150 bảng Anh, tương đương với 6000 bảng bây giờ, tính ra sơ sơ mới có 9.434 USD.

Cũng trong sách vở William J Hooker (1785-1865) cho là cây này giống với cây Dendrobium falconeri và cho là một biệt dạng và ngay đến bây giờ cũng không có ai cải chính vẫn còn ghi chú là đồng danh (synonym).

Trên thực tế, thân cây Den. wardianum to như ngón tay còn thân cây Den. falconneri chỉ lớn như chiếc kim đan. Den. wardianum lá lớn, Den. falconeri lá nhỏ như lá cỏ, còn bông hoa chỉ hơi giống nhau một chút về mầu sắc.

Dendrobium wardianum mọc suốt từ Bhutan, Miến Điện, Tây Nam tỉnh Vân Nam và Thái Lan. Trong các núi rừng Việt nam từ Lào Cai, Lai Châu, Sơn la, Hòa Bình, Ninh Bình, Cúc Phương, đều có giống lan này.

Đây là một loài Phong lan thân dài từ 50-90 cm có nhiều đốt. Lá dài 8-11 cm, rộng 3-4 cm. Hoa to khoảng 5-6 cm, từ 1-3 chiếc mọc trên các đốt của thân cây đã rụng lá, nở vào cuối Đông và đầu mùa Xuân, tàn trong 2-3 tuần lễ và hơi thơm.

CÁCH TRỒNG: Cách trồng Dendrobium cũng giống như Dendrobium nobilehay Dendrobium anosmum nghĩa là:

NHIỆT ĐỘ

Lan ưa trồng trong nhiệt độ vào mùa hè ban ngày từ 85-88°F (30- 31°C) ban đêm khoảng 66-67°F (19-20°C) với sự cách biệt giữa ngày và đêm 12-16°F (7-9°C)

Mùa đông, ban đêm cần lạnh xuống 45-50°F (7-10°C)

ÁNH SÁNG: Lan ưa ánh sáng khoảng 3500-4500 ánh nến, nghĩa là nhiều ánh sáng hơn Cattleya.

ĐỘ ẨM: Ẩm độ ưa thích khoảng 80% vào mùa hè và 50% vào mùa đông.

TƯỚC NƯỚC: Khi cây non bắt đầu ra rễ, tưới nhiều nước và không bao giờ để khô. Bớt tưới vào mùa thu khi cây đã ngừng tăng trưởng và ngưng hẳn vào mùa đông, nhưng giữ độ ẩm cho cao hoặc thỉnh thoảng phun nước cho thân cây khỏi bị teo lại.

BÓN PHÂN: Bón phân 30-10-10 với dung lượng 1/2 thìa cà phê cho 4 lít nước vào mùa xuân và hè. Từ tháng 9 đổi sang 10-30-20 với 1 thìa cà phê cho 4 lít nước. Ngưng bón phân vào mùa đông.

THAY CHẬU: Nên thay chậu vào lúc hoa vừa tàn hay khi cây bắt đầu mọc rễ. Lan ưa trồng trong chậu đất chật hẹp với các vật liệu dễ thoát nước hoặc trồng trên miếng thân cây dương xỉ. Nếu trồng như vậy cần phải có độ ẩm cao và mùa hè phải tưới mỗi ngày ít nhất là một lần.

THỜI GIAN NGỦ NGHỈ: Bắt đầu mùa đông thời là thời gian cây cần ngủ nghỉ. Trong thời gian này không tưới nước và bón phân, ngoại trừ phun sương khi độ ẩm xuống thấp dưới 40%. Thời gian này lan cần lạnh dưới 50°F (10°C) trong khoảng 3 tháng. Nếu lạnh xuống dưới 32°F hay (0°C) một vài giờ cũng không sao, nhưng trường hợp này nên tránh. Vào cuối Đông đầu Xuân, khi lan bắt đầu ra nụ, hãy tưới sơ qua và tránh đọng nước vào ban đêm.

Placentia 5-2009; BÙI XUÂN ĐÁNG; hoalanvietnam.org
 

Các tiêu chí đánh giá một hoa địa lan kiếm đẹp

Địa lan kiếm được đánh giá là đẹp thường dựa vào các tiêu chí đánh giá địa lan kiếm như bảng sau:
MụcLoại nhấtLoại nhìLoại thườngKhông xếp loại
Mùi hươngThanh, đậm, bềnnhẹ, ít bềnNhạt lạKhông có hương
Hình cánh đài cánh hoaCánh hoa maiCánh hoa senCánh hoa thuỷ tiênLá trúc
Tư thế vaiVai bìnhVai bayVai xuôiVai rủ
Mầu sắcTrắng, lục nhạt, pha lêLục xẫm, cánh trả, hồng đàoDa cam, đỏ xẫmTím đen, nâu đỏ
Dáng láRủ vừaDựng vừaDựng đứngRủ cong
Cánh môiLưỡi đại như ý tròn toTiểu như ýLưỡi quăn, lưỡi nhọnQuăn nhiều, quăn treo dài

Mô tả vai cánh (đài trên) của địa lan kiếm

Mô tả cánh hoa của địa lan kiếm
Về ý nghĩa mầu sắc của hoa lan được ghi rõ như sau:
Mầu trắng: thanh khiết, trang nhã, cao quý.
Mầu trắng ngà: dịu dàng, thanh cao, duyên dáng
Mầu hồng, màu đỏ: rực rỡ, nồng nhiệt, may mắn.
Mầu lục: thanh tân, tao nhã, sống động, hấp dẫn.
Mầu tía: yêu kiều, đằm thắm, dịu dàng, chân thành
Mầu tím: thanh cao, đằm thắm, mộng mơ.
Mầu vàng: trong sáng, thần bí, kiêu sa, thanh nhã.
Mầu hồng đỏ: huy hoàng, hào hoa.
Mầu đen: tráng lệ, uy nghiêm, thần bí, độc đáo.
Nhiều mầu: sặc sỡ, phồn vinh – hoa lệ.
Pha lê trên cánh hoa (và trên lá): Kỳ diệu, lung linh, cao quý, trong sáng, ngọc ngà.

Địa lan kiếm - Bạch ngọc tiểu kiều
Nội dung được trích trong bài “Văn hoá thưởng thức địa lan Kiếm của người TQ và người Đông Á”

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Đặc điểm nuôi trồng một số loại lan Dendrobium

Tuỳ từng loại khác nhau mà có nhưng đặc điểm sinh trưởng khác nhau, do đó cần chú ý đặc điểm riêng này để chăm sóc từng loại dendrobium - hoàng thảo sao cho hợp lý.
Cây lan Den. hercoglossum sau 1-2 năm sẽ rụng hết lá để ra hoa hay cây non. Hoa sẽ tàn sau 2-3 tuần. Lan chịu nước vào mùa hè, bớt tưới nước vào mùa đông.

Những cây Den. anosmum (dã hạc, phi điệp), lituiflorum, pulchellum, lowianum, finlayanum, heterocarpum, parishii, pieradii, nobile (Thạch hộc), tortile, chrysanthum, wardianum sẽ rụng lá trước và khi đang ra hoa. Cần tưới nhiều nước vào mùa hè và mùa đông thì bớt tưới.

Những cây Den. amabile, chrysotoxum (Kim điệp), farmeri, densiflorum, moschatum (Thái bình), thyrsiflorum (Thủy tiên, Kiều), brymerianum, fimbriatum, lindleyi không rụng lá và xanh tốt quanh năm. Những cây thuộc loại này đừng bao giờ để khô.

Những cây lan có thân hình dáng như củ khoai và hoa màu vàng thường hay bị những con ong vò vẽ và chuột đến viếng thăm, cắn phá do vậy nên cẩn thận bảo vệ.

Tất cả những yếu tố trên đây là điều cần thiết cho cây lan nói chung. Muốn cho cây được tốt, đẹp, lâu bền hơn chúng ta phải học hỏi, nghiên cứu làm sao cho nơi chúng ta nuôi trồng có điều kiện khí hậu, nước tưới, độ ẩm, ánh sáng, gió…, phân bón giống như môi trường nguyên thủy của mỗi loại cây lan. Được như thế mới hy vọng các bạn cùng bà con sẽ thành công mỹ mãn trong việc nuôi trồng những giống lan Việt Nam.

Vài kinh nghiệm để trồng lan Hồ Điệp tốt hơn

Bạn đừng nghĩ rằng lan hồ điệp mình trồng ở nhà cũng giống như lan hồ điệp rừng rồi cứ để mặc kệ chúng ngoài mưa nắng. Chúng đã là hàng công nghiệp rất dễ bệnh đốm nâu, thối mềm do vi khuẩn khi gặp mưa.
Cây cần có nắng buổi sáng là tốt nhất, từ sáng sớm đến khoảng 10h. Thiếu hoặc ít nắng thì hồ điệp sẽ ra ít hoa, thường chỉ 10-12 hoa trở xuống.

Bạn đừng nghĩ rằng lan hồ điệp mình trồng ở nhà cũng giống như lan hồ điệp rừng rồi cứ để mặc kệ chúng ngoài mưa nắng. Chúng đã là “hàng công nghiệp” rất dễ bệnh đốm nâu, thối mềm do vi khuẩn khi gặp mưa.

Vị trí trồng lan hồ điệp là chổ thoáng gió, có gió thổi vào, có nơi hướng gió đi ra. Khi tưới nước cho hồ điệp phải dùng vòi phun sương, giọt nước càng mịn càng tốt. Nếu áp lực nước mạnh và tưới thường xuyên vào ngọn sẽ làm cho cây hồ điệp sớm muộn gì cũng chết.

Hồ điệp rất dễ mẫn cảm với việc thay đổi môi trường sống quá đột ngột thì hiện tượng rớt lá chân dễ xảy ra. Thường xuyên bị thay đổi chổ trồng trong vườn sẽ gây nhiều bất lợi cho cây.

Chế độ tưới nước thất thường, lúc thì để cây quá khô, lúc thì ẩm quá. Tùy tiện cắt bỏ rễ này hay rễ nọ của cây hồ điệp (dẫn đến tình trạng rụng lá giữa)

Hồ điệp rất “nhạy cảm” với thuốc trị nấm bệnh và phân bón. Nồng độ sử dụng khi phun trên lan hồ điệp phải thấp hơn khuyến cáo trên bao bì nhiều. Nhiều trường hợp dùng đúng với chỉ định trên bao bì thì sau vài tuần phun thuốc, đã xuất hiện tình trạng rụng lá chân hay các lá giữa.

Đặc biệt chú ý việc phun thuốc ngừa định kỳ rầy, rệp và nhện đỏ. Một số loại thuốc phòng trừ rầy, rệp, nhện đỏ như: Supracide, Nissuran, Bipimai 150EC hoặc các loại thuốc trừ sâu nội hấp khác. Supracide dù có mùi khá hôi, nhưng khá hiệu quả trong phòng trừ rầy, rệp, nhện đỏ.

Nồng độ sử dụng khi phun: từ 1.5-2 ml /lít nước.

Tần suất phun thuốc như sau: Phun thuốc lần 1, 3-4 ngày phun thuốc lần 2, 1 tuần lễ sau phun lần 3, phun toàn bộ thân cây và hai mặt lá.

Phun thuốc ngừa nấm bệnh: Mùa mưa, 1 tháng phun 1 lần; Mùa ít mưa 45-60 ngày phun một lần tùy vườn.

Hy vọng nội dung bài này sẽ cung cấp thêm cho các bạn trồng lan hồ điệp “nghiệp dư” nhiều thông tin hữu ích nhằm giúp những cây hồ điệp yêu quí của các bạn ngày càng xanh tốt và nở hoa thật đẹp.