Trồng và chăm sóc hoa lan

Cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa lan.

Cát lan - Cattleya Labiata

Cattleya Labiata - The Queen Of The Flower, xứng đáng với tên gọi Nữ hoàng của các loài hoa bởi vẻ đẹp, hương thơm, tuổi thọ và kích cỡ hoa.

Lan Hoàng thảo - Dendrobium

Là chi lan lớn thứ hai của họ nhà lan, là loại lan phổ biến nhất trong giới chơi lan.

Địa lan - Cymbidium

Địa lan luôn làm người chơi lan hài lòng bởi vẻ đẹp cao sang của chúng

Lan Vũ nữ - Oncidium

Vũ nữ còn được gọi là Dancing Lady, một loại lan dễ trồng và chăm sóc, cho hoa đều đặn hàng năm

Lan Hồ điệp - Phalaenopsis

Lan Hồ Điệp luôn được nhiều người mua trong dịp Tết Nguyên Đán

Lan Hài - Paphiopedilum

Lan Hài luôn cho người trồng những bông hoa đẹp và lạ

Vân lan - Lan Vanda

Khả năng cần nhiều ánh sáng, chịu nắng nóng có lẽ Vanda là loài tốt nhất, có lẽ vậy nên hoa Vanda luôn có màu sắc đẹp

Lan rừng

Có nhiều điều thú vị, nơi đây nói chung về các loại lan không có trong các nhóm kia

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2021

Trồng và chăm sóc lan Hoàng thảo Đùi gà

 

Trồng và chăm sóc lan Hoàng thảo Đùi gà

Trong chi lan Hoàng thảo, Hoàng thảo Đùi Gà - dendrobium nobile là loài khá dễ chăm, hoa biến thiên từ trắng, hồng cánh sen, tới tím nhạt rồi tím đậm, hương thơm quyến rũ và đặc biệt ra hoa vào dịp Tết nguyên đán nên là loài rất đáng sưu tầm

Nhận dạng

Hoàng thảo Đùi Gà có 2 loài ( không kể đến 1 số loại đùi gà công nghiệp, lai tạo nhập từThailand ): Đùi Gà tròn (dendrobium nobile) và Đùi Gà dẹt (dendrobium linawianum)

Đùi Gà tròn: thân tròn hoặc có dạng elip, có nhiều rãnh dọc thân, rất dễ nhầm với hoàng thảo xoắn và hoàng phi hạc. Tuy nhiên hoàng thảo xoắn thân to, cứng và dài, lá thuôn hơn, còn hoàng phi hạc thân dầy hơn và thường có màu vàng ngà. Cánh hoa Đùi Gà tròn dầy và hương cũng ngát hơn Đùi Gà dẹt .

Đùi Gà dẹt : thân thường nhỏ, ngắn, có nhiều rãnh chạy dọc thân và dẹt. Đặc biệt thân rất ngúc ngoắc, người mới chơi đôi khi còn nhầm với hoàng thảo Chuỗi Ngọc. Cánh hoa thường có màu trắng, đầu cánh tím, họng tím sẫm, có 2 mắt nhỏ.


Trồng và chăm sóc lan Hoàng thảo Đùi gà

Thời điểm ghép

Đùi gà nên ghép vào cuối đông, đầu xuân, khi cây đã xuống hết lá. Vì sau thời gian nghỉ này cây sẽ ra nhiều mầm và rễ mới giúp cây nhanh chóng bám gỗ và phát triển.

Chọn cây giống

Chọn cây có nhiều thân hoa, vừa chơi hoa vừa có ki, xuống càng nhiều lá càng tốt. Thân già rất dễ nhận vì vẫn còn cuống hoa mùa trước. Tốt nhất là chọn bụi bóc nguyên giề. Ko có các dấu hiệu bệnh như thối, đốm, nấm.

Xử lý cây trước khi ghép

Mua về mình thường treo ngược ở chỗ khô thoáng, mát 3 ngày không tưới. Sau 3-5 ngày, phun sương rất nhẹ, thoáng qua 2 ngày/lần. Từ 7-15 ngày sau thì ghép tùy vào lá trên cây còn nhiều hay ít. Trước khi ghép cắt bỏ hết phần rễ già, chỉ để lại phần rễ đủ để ghim vào giá thể, nếu trồng chậu thì cắt sát gốc luôn. Ghép treo chỗ thoáng mát, tránh mưa, nắng xối trực tiếp. 3 ngày không tưới, còn những ngày sau phun sương nhẹ vào gốc 5 – 7ngày/lần, tùy điều kiện môi trường .

Cách ghép


Ghép chậu: cắt nhỏ miếng dớn kích thước 3×4cm đặt dưới cùng, trải than hoa lên trên, dớn cọng đập nhỏ hoặc xơ dừa trên cùng có thể phủ 1 lớp mỏng rêu giữ ẩm (lưu ý không để rêu hoặc xơ dừa dưới cùng vì bịt đường thoát nước, gây thối rễ). Đặt gốc nổi trên vật liệu trồng, dùng dây cố định thân gốc tránh dịch chuyển ảnh hưởng đến rễ.

Cắt mảnh nhỏ ống dẫn nước hoặc săm xe, dùng búa đóng ghim trực tiếp vào gỗ, tránh đóng vào thân và mắt ngủ. Hoặc có thể dùng dây để cố định, nếu dùng dây cố định đc thì sau này khi cây bám chắc bỏ dây đi chậu sẽ như cây mọc nguyên bản.


Trồng và chăm sóc lan Hoàng thảo Đùi gà

Chế độ chăm sóc

Đùi gà ưa khô, chịu nắng tốt 70 – 80%, sũng gốc là hay bị thối rễ . Nhiều người thuần cho chịu nắng 100%, nhưng mình vẫn để dưới 1 lớp lưới, tránh mưa xối trực tiếp vào cây.Tùy từng điều kiện của giàn lan nhà bạn và thời tiết mà tưới.

Thường tuần mình chỉ tưới 1-2 lần đủ để ướt giá thể. Trồng chậu thì tuần/1lần. Riêng đùi gà dẹt chịu nắng kém hơn 1 chút khoảng 50_60% .
Vào mùa cây xuống lá chuẩn bị ra hoa, giảm tưới, ngưng hẳn khi cây trút hết lá. Chỉ thỉnh thoảng phun sương rất nhẹ vào gốc. Phơi nắng càng nhiều càng tốt, việc này ảnh hưởng lớn đến số lượng cũng như chất lượng hoa.

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

Bón phân cho lan đúng kỹ thuật

 

Bón phân cho lan đúng kỹ thuật

Bón phân cho lan theo đúng tỷ lệ thích hợp là rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của lan. Bài viết này xin chia sẻ đến bạn các công thức bón phân cho lan đúng tỷ lệ, giúp giai đoạn chăm sóc được hoàn thiện tốt nhất.

3 nguyên tố chính

N, P, K với các tỉ lệ tùy theo mục đích sử dụng, loài lan, thời kì sinh trưởng của lan. Ngoài ra còn có thể kết hợp thêm các nguyên tố vi lượng như đồng (Cu), sắt (Fe), kẽm (Zn)… và một số vitamin cần thiết khác.

Tỉ lệ phân bón cho cây phong lan

Thường người ta sử dụng 4 tỉ lệ bón phân cho lan như sau:

Tỷ lệ: 1:1:1 tỉ lệ N: P: K bằng nhau.
Tỷ lệ: 3:1:1 tỉ lệ N cao.
Tỷ lệ: 1:3:1 tỉ lệ P cao.
Tỷ lệ: 1:1:3 tỉ lệ K cao.

Ngoài ra, còn rất nhiều tỉ lệ khác như 3:1:2; 3:2:1…

Nồng độ phân

Trong mỗi tỷ lệ, nồng độ 3 chất N, P, K cũng thay đổi.

Ví dụ: Theo công thức của LeConfle (1981) ta có:

Công thức cao: 30 – 10 – 10 (50) tỷ lệ 3:1:1 để tăng trưởng và ra lá.
Công thức thấp: 10 – 18 – 10 (38) tỷ lệ 1:2:1 cho ra hoa.
Công thức thấp: 10 – 10 – 20 (40) tỷ lệ 1:1:2 cho ra rễ.

Tuy nhiên, lượng phân bón này hết sức linh động. Nó phụ thuộc thời tiết như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ… Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây hoa lan mà điều chỉnh cho thích hợp.

Bên cạnh đó người ta còn sử dụng phân bón hữu cơ và các nguyên tố cần thiết khác. Có nhiều loại phân hữu cơ như: nước tiểu, phân động vật, xác bã động vật, hạt đậu tương ngâm…

Các loại phân hữu cơ này rất tốt đối với phong lan nhưng khi dùng phải chú ý đến cách tưới nước, nồng độ tưới. Tránh gây hại cho phong lan (với phân động vật và xác bã động vật phải ngâm ủ cho hoai mục), tránh làm ngộ độc phong lan.



Hướng dẫn cách bón phân cho lan đúng kỹ thuật

Có rất nhiều cách tưới phân nhưng nguyên tắc chung là khi tưới phải đạt được hai yêu cầu sau:

Tưới phân sao cho cây hấp thụ được nhiều nhất.
Tưới phân cho kinh tế nhất.

Rễ là cơ quan chính hấp thụ nước và muối khoáng cho cây. Ngoài ra lá cũng có khả năng hấp thụ nước và muối khoáng. Nhất là trường hợp cây lan con. Nhưng đối với cây lan lớn, việc hấp thụ qua lá không đủ dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy phải tưới làm sao cho rễ có thể hấp thụ dinh dưỡng thuận lợi nhất.

Nếu tưới phân như tưới nước thì phải sử dụng quá nhiều phân. Không tiết kiệm được phân. Muốn đạt được hai yêu cầu trên cùng một lúc, theo kết quả đã đạt được trong những năm qua, trước khi tưới phân ta nên tưới qua một lượt nước làm cho chất trồng dễ dàng thấm phân không bị chảy tuột đi. Như vậy sẽ tiết kiệm được 1/2 lượng phân.

1. Lan con sau cấy mô

Sau khi lấy từ giá thể, 4 – 5 cây lan con cần được bó làm một bằng xơ dừa hoặc dớn. Tưới nước sạnh để giữ đủ ẩm. Giai đoạn này cây lan cần tăng trưởng thân lá và bộ rễ do đó cần dùng phân bón lá cao cấp 15-30-15 tưới xen kẽ với NPK: 30-10-10. Cứ 3 – 4 lần tưới 30-10-10 thì tưới 1 lần bằng 15-30-15. Cách tưới hòa 1 – 2 gam phân này trong 4 lít nước tưới định kỳ 2 3- 4 ngày/lần, tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Sau 3 – 4 tháng, lan con đã thành lan nhỡ cần tách riêng từng cây để trồng vào chậu với giá thể xơ dừa hoặc than củi.

2. Giai đoạn cây ra vườn đến trưởng thành

Tưới thúc định kỳ bằng cách hòa 1 – 2 gam phân NPK: 30-10-10 trong 4 lít nước, tưới định kỳ 4 – 5 ngày/lần. Cứ 3 – 4 lần tưới bằng phân NPK – 30-10-10 cần tưới 1 lần bằng NPK: 20-20-20 nhằm giúp lan tăng trưởng than lá và nảy chồi nhiều.





3. Lan trưởng thành

Lan đã trưởng thành cần dùng phân NPK: 10- 30 – 10, NPK: 15-30-15, NPK: 20-20-20 với tuỳ theo từng thời kỳ. Nồng độ pha với tất cả các loại phân này từ 5 – 10 gam/4 lít nước để phun lên cả thân lá và rễ.

Sau khi hoa tàn: dùng phân bón NPK: 30-10-10 nhằm thúc cây tăng trưởng thân lá tốt.

Trước khi ra hoa: dùng NPK: 15-30-15 hoặc NPK: 10-52-17 nhằm giúp cây tượng hoa tốt, hoa to, đẹp. Khi hoa đã nở: tưới bằng phân NPK: 20-20-20 nhằm dưỡng hoa lâu tàn, màu sắc đẹp.

Ngoài phân tinh khiết có thể dùng bánh dầu ngâm nước pha loãng để tưới cho lan (sử dụng cẩn thận vì dung dịch bánh dầu là môi trường tốt cho nấm bệnh phát sinh. Nếu được nên trộn thêm thuốc trừ nấm. Ngâm 100 gam bánh dầu trong 2 lít nước, để cho hết mùi thối. Dùng 1 lít nước ngâm này pha với 4 lít nước sạch dùng tưới định kỳ 10 – 15 ngày/lần. Khi tưới phân bánh dầu cần ngưng tưới NPK.

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

Cách kích thích lan phát triển bền vững

 

Cách kích thích lan phát triển bền vững

Bất cứ một giống lan nào cũng cần trải qua những giai đoạn cần thiết để trưởng thành và ra hoa. Khi các loài lan được chăm sóc đúng cách sẽ phát triển tốt và ra hoa khỏe, mạnh như ý muốn.

Các giai đoạn chăm sóc kích thích lan phát triển


 

Giai đoạn mọc mầm

Khi cây non mọc rễ chừng 3-4 phân, bắt đầu tưới nước nhẹ chỉ một chút. Vào lúc này có thể thay chậu, chia cành, cắt nhánh. Không nên tưới nước quá nhiều, nhất là đừng tưới vào ngọn cây non, nếu đọng nước sẽ bị thối ngọn. Nên nhớ rằng nếu thiếu nước rễ sẽ mọc dài đi tìm nước, nếu có sẵn nước, rễ sẽ không chịu mọc ra. Nhiều cây lan ra cây con rất chậm, nhưng nếu quá chậm thí dụ như Cymbidium, hay các cây lan ra hoa vào mùa Xuân, nếu cây con mọc vào tháng 6-7 khó lòng có hoa trong mùa Xuân tới.

Giai đoạn trưởng thành

Giai đoạn này thường vào cuối Xuân và suốt mùa Hạ, tức là khi mầm non đã cao khoảng 10-15 phân và rễ đã dài trên 5 phân. Lúc này lan cần nóng, nắng, ẩm, nước và phân. Nhiệt độ tối thiểu khoảng 60-65°F (15-26°C) cho ban đêm và không quá 85°F (27°C) cho ban ngày.

Ánh nắng vừa phải không quá gắt gao. Ẩm độ 50-70 %. Tưới nước mỗi tuần 1-2 lần tuỳ theo nhiệt độ lên cao hay xuống thấp. Những giống có rễ phụ mọc ra ngoài như Vanda, Aerides cần tưới cho đến khi rễ đổi thành màu xanh có đốm trắng. Bón phân với liều lượng nhẹ. Nên dùng phân có chỉ số của nhóm đầu cao hơn các nhóm sau như 30-10-10 chẳng hạn, để giúp cho cây mọc mạnh

Giai đoạn ngủ nghỉ

Khi cây không còn tăng trưởng, đây là giai đoạn ngủ nghỉ, lan chuẩn bị ra hoa. Nếu bị sáo trộn lan sẽ không ra hoa. Thời gian này có thể là vài ba tháng, và thường vào Thu-Đông, bắt đầu bằng những cơn gió lạnh.

Giai đoạn ra hoa

Những loài lan ra hoa cùng một lúc với cây non như Catassetum, Chysis, Cuitlauzina hay Coelogyne v.v… cũng chỉ nên tưới nước rất ít, khoảng mỗi tuần một lần mà không cần phân bón.

Một số lan như: Cymbidium, Paphiopedilum và một số Dendrobium ban đêm cần phải lạnh dưới 50°F (10°C) mới ra hoa. Mặt khác nên nhớ lan nở theo mùa, ngoại trừ những cây đã được lai giống có thể nở khác mùa. Có những cây Cattleya ra bẹ hoa hay lưỡi mèo từ mùa Xuân, như Cattleya bowringiana nhưng mãi tới Thu mới nở hoa. Trái lại cây Cattleya skinerii cùng ra bẹ hoa một lượt và nở hoa ngay. Tuy nhiên lan có thể nở sớm hơn nếu nhiệt độ lên cao, hoăc chậm hơn nếu nhiệt độ xuống thấp.




Giai đoạn hoa tàn

Thông thường hoa sẽ tàn trong 2-3 tuần lễ. Nhưng các loại: Cymbidium, Phalaenopsis có thể tới 2-3 tháng. Nhưng chúng ta không nên giữ hoa và để trong nhà quá lâu mà nên cắt bỏ hoa trước khi bắt đầu tàn. Như vậy cây sẽ cho thêm dò hoa mới như Phalaenopsis, Vanda v.v… hoặc cho nhiều cây con và cây non cũng khỏe mạnh hơn.

Giai đoạn này nên tưới rất ít, rất thưa gần như không tưới và không bón phân cho tới khi ra mầm mới tưới trở lại. Nên nhớ trong giai đoạn này nếu để quá khô lan sẽ còi cọc, nhưng nếu tưới quá thường xuyên lan sẽ chết.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể áp dụng vào những giò lan quý nhà mình ngay nhé!

Thứ Năm, 8 tháng 7, 2021

Cách trồng và chăm sóc lan Bạch Nhạn

 Cách trồng và chăm sóc lan Bạch Nhạn

Phong lan Bạch Nhạn là một trong những dòng hoa phong lan có mùi thơm nhất. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn về những đặc điểm chung cũng như cách phân biệt dòng hoa lan này nhé!

1. Xuất xứ

Hoa phong lan Bạch Nhạn hay còn gọi là giáng hương bạch nhạn thuộc chi lan giáng hương, vì vậy nó sẽ có tất cả các đặc trưng của chi lan giáng hương vốn có như: hoa thơm, lá mọc xen kẽ …

Lan Bạch Nhạn xuất xứ chủ yếu ở các nước nhiệt đới như: Việt Nam, Lào, Cumpuchia, Thái Lan, Ấn Độ


2. Đặc điểm

Lan Bạch Nhạn nghe tên thôi cũng đã đủ hiểu về màu sắc của nó. Đó chính là màu trắng đặc trưng hoặc trắng pha lẫn phớt hồng, bông hoa chúm chím như hình con chim nhạn những bông hoa kết thành một dải như các bông hoa khác trong dòng dáng hương như: Sóc, cáo, tam bảo sắc, Đai châu, Quế …… Người am hiểu và chơi lan bạch nhạn thường chọn những bông có cánh tròn khuôn cũng tròn và phải toát lên một màu trắng tinh khiết như chính cái tên của nó vậy. Tuy nhiên, để tìm được một bông như vậy không đơn giản mà phải lọc và lựa chọn từ rất nhiều thân.

Mùa nở hoa của lan bạch nhạn là thường vào tháng 4 âm lịch hàng năm nên có người còn gọi là bạch nhạn tháng 4

Lan Bạch Nhạn có thân cứng mọc thẳng lên trên, lá dày , bẹ lá ôm sát thân, các lá xen kẽ nhau khoảng cách ngắn. Độ dài thân cây ngắn hơn các loại khác trong họ gián hương. Lá cây xanh sẫm, dài vừa phải và dày rủ xuống theo chiều của hoa. Rễ cây thuộc rễ chùm, nhiều và dài tạo điều kiện thuận lợi để cây hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng.

Hoa phong lan bạch nhạn có màu trắng tinh khiết, hoặc đôi khi phớt hồng làm cho chúng ta cảm thấy không gian trở nên tinh khiết hơn, trong lành hơn. Mùi hương của Bạch nhạn, không nồng nàn khuyến rũ như quế lan hương, cũng không dịu nhẹ như tam bảo sắc, Nhưng lại vẫn có một nét riếng tạo nên sự cuốn hút cho dòng lan này. Có lẽ cũng chính vì lẽ đó mà tôi luôn dành cho Bạch Nhạn một cảm tình riêng.



3. Cách nhân giống và ghép lan Bạch Nhạn

Cũng giống như các dòng giáng hương khác, để nhân giống và phát triển  dòng lan này bạn chỉ có thể mua cây đã khai thác trên rừng về và ghép vào giã thể.

Lựa chọn giã thể để ghép Bạch Nhạn bạn có thể chọn gỗ, giỏ treo hoặc ghép trụ.  Thời điểm để ghép tốt nhất vào khoảng từ tháng 3-8, mùa đông không nên ghép mà có thể treo ngược và chăm sóc qua mùa đến mùa xuân thì ghép . Giá thể ghép phải chưa sử dụng và chưa có hiện tượng mục nát.

Việc ghép lan Bạch Nhạn phải lựa chọn đúng chiều để ngọn hướng ra ngoài xoày tròn theo từng hướng các hướng nếu ghép trụ và hướng một phía tỏa đều đối với ghép một mặt. Ngoài ra, cần phải phân chia đều khoảng cách giữa các cây bằng cách ghép ngọn nhỏ ở trên ngọn to xuống dưới vì sau này các cây ở trên sẽ nhận được nhiều ánh sáng và sẽ lớn nhanh hơn so với phía dưới. Sau đó ta treo trên giàn chú ý treo không được để gần nhau quá sẽ làm ảnh hưởng tới những cây phía dưới.

Với đặc tính không khó chọn giã thể nên chúng ta có thể cho lan Bạch Nhạn trồng trong các chậu nhựa thoáng khí cũng giúp cây phát triển khỏe mạnh nếu bạn không thể tìm được các loại gỗ phù hợp



4. Giá hoa lan Bạch Nhạn

Giá lan Bạch Nhạn là dòng lan bình dân nên giá mọi người đều có thể chơi được. Cũng như các loại phong lan khác thì giá vẫn tính theo kg đối với hàng rừng và theo giò đối với hàng thuần tại vườn lâu năm. Ngoài ra, sẽ tính theo lá đối với hàng đột biến là sọc.



5. Cách trồng và chăm sóc lan Bạch Nhạn

Để chăm sóc tốt cho loại lan này các bạn cần đảm bảo các điều kiện sau để cây phát triển khỏe mạnh và cho hoa đúng mùa

a, Về nhiệt độ và độ ẩm

Hoa phong lan bạch nhạn là một loại lan chịu được nhiệt độ cao nhưng với điều kiện phải ở môi trường thoáng hơn bình thường và bạn cần phải tăng độ ẩm cho cây. Cách chăm sóc hoa phong lan bạch nhạn tốt nhất là để nhiệt độ từ 26 – 30*C hoặc 60 – 90*F. Hoa lan bạch nhạn chịu lạnh khá kém, bạn không nên để hoa chịu lạnh dưới 10*C. Vậy nên vào mùa đông phải đặc biệt chú ý đến cây, tránh để cây có bệnh.

Hoa lan bạch nhạn ưa độ ẩm cao phải từ 50 – 60%. Chính vì thế cách chăm sóc lan bạch nhạn là phải thường xuyên tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho hoa. Cách chăm sóc hoa phong lan bạch nhạn bằng cách tưới nước thường xuyên, hành ngày và cần chú ý với những ngày hè nắng gắt cũng như những ngày mùa đông hanh khô bạn nên tưới cho cây từ 2 đến 3 lần. Các nhà vườn thường tưới 4 đến 5 lần cho cây là cách tốt nhất. Thời điểm tốt nhất để tưới nước cho cây là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì bạn vẫn cần tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây phát triển Độ thoáng và ánh sáng.

Phong lan bạch nhạn ưa sáng bình thường và cần phải thoáng gió. Cách chăm cho hoa phong lan là bạn bạch nhạn chọn chỗ thiên thời địa lợi nhất trong vườn hoa để treo những chậu hoa phong lan bạch nhạn. Điều này tại điều kiện cho cây phát triển tốt nhất mà không bị bệnh tật. Không nên che bịt chậu lan quá kín mà nên để thông thoáng .

Ánh sáng cũng là một yếu tố tác động đến lan Bạch nhạn khá nhiều do thiếu ánh sáng quá cây sẽ rất dễ bị bệnh thối nhũn nhưng nếu để nắng quá mà không che chắn thì cây sẽ bị cháy là không phát triển được. Ánh sáng vừa đủ nhất cho sự phát triển của cây là khoảng 70%

b. Phân bón và thuốc trừ sâu

Để bảo vệ hoa lan bạch nhạn tốt nhất, bạn nên phun thuốc chống nấm thường xuyên khoảng 1 lần/ tháng và đặc biệt khi thay đổi thời tiết, mưa nhiều cũng là thời kỳ thuận lợi cho bệnh phát triển, để tránh điều này chúng ta sẽ dùng rezomin để phòng tránh thối cho cây.

Ngoài ra một bệnh nữa mà lan Bạch nhạn hay mắc phải là bị ruồi vàng châm gây bệnh cho lá. Để tránh điều này bạn cần sử dụng dung dịch thuốc đặc trị ruồi vàng đẻ bắt chúng tránh gây hại cho cây.

Còn đối với phân bón thì không cần sử dụng quá nhiều phân bón, chỉ cần một lượng vừa đủ đảm bảo cho cây phát triển tốt nhất. Chăm sóc lam bạch nhạn không cần tốn quá nhiều công sức hay đầu tư vào phân bón hay thuốc trừ sâu mà là ở chính đôi bàn tay nghệ nhân khéo léo của bạn.