Trồng và chăm sóc hoa lan

Cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa lan.

Cát lan - Cattleya Labiata

Cattleya Labiata - The Queen Of The Flower, xứng đáng với tên gọi Nữ hoàng của các loài hoa bởi vẻ đẹp, hương thơm, tuổi thọ và kích cỡ hoa.

Lan Hoàng thảo - Dendrobium

Là chi lan lớn thứ hai của họ nhà lan, là loại lan phổ biến nhất trong giới chơi lan.

Địa lan - Cymbidium

Địa lan luôn làm người chơi lan hài lòng bởi vẻ đẹp cao sang của chúng

Lan Vũ nữ - Oncidium

Vũ nữ còn được gọi là Dancing Lady, một loại lan dễ trồng và chăm sóc, cho hoa đều đặn hàng năm

Lan Hồ điệp - Phalaenopsis

Lan Hồ Điệp luôn được nhiều người mua trong dịp Tết Nguyên Đán

Lan Hài - Paphiopedilum

Lan Hài luôn cho người trồng những bông hoa đẹp và lạ

Vân lan - Lan Vanda

Khả năng cần nhiều ánh sáng, chịu nắng nóng có lẽ Vanda là loài tốt nhất, có lẽ vậy nên hoa Vanda luôn có màu sắc đẹp

Lan rừng

Có nhiều điều thú vị, nơi đây nói chung về các loại lan không có trong các nhóm kia

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2019

Lan kiếm Tiên vũ - Cách trồng và chăm sóc

Lan kiếm Tiên vũ - Cách trồng và chăm sóc

Hoa Lan Kiếm Tiên Vũ thuộc dòng bán sơn địa là dòng lan hiện được rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính rất dễ trồng,dễ ra hoa,siêng hoa,hoa rất thơm và màu sắc rất bắt mắt.Hiện tại giá thành cây cũng rất hợp lí và cũng rất đáng để sưu tầm vào vườn hoa của nhà bạn.



Tên gọi: Lan kiếm Tiên Vũ, còn có tên khác là Lan kiếm Vân Ngọc
Tên khoa học: Cymbidium finlaysonianum
Cấp độ: Loài

PHÂN BỐ VÙNG MIỀN

Kiếm Tiên Vũ  có nguồn gốc xuất sứ từ rất nhiều nơi đặc biệt vùng Đông Á. Tại Việt Nam mọc dải rác các vùng núi cao và dãy Trường Sơn vì khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Ở Việt Nam mọc dải rác  tại các tỉnh như Hòa Bình, Quảng Ninh...

HÌNH DÁNG CÂY

Thân: Kiếm Tiên Vũ là loại lan dễ trồng và dễ chăm sóc được sống ở vùng độ ẩm cao nên thân cây sẽ phình ra và cao khoảng từ 5-7 cm(có thể cao hơn tùy thuộc vào vùng khí hậu trồng cây). Thân cây phình ra rộng khoảng3-5cm. Thân cây thường có màu xanh tuyền, xanh vàng và có thể có sọc trắng mờ dọc theo thân, mép lá thường có ánh tím. Khi mới ra mầm cây chưa có thân thì thường mỏng và màu có thể khác 1 chút. Đến khi cây bắt đầu trưởng thành thân cây mới bắt đầu phình ra.

Lá: Cây Kiếm Tiên Vũ  tuy có thân nhỏ và bé nhưng bộ lá lại to và dài hơn nhiều. Lá cây bắt đầu ra từ khi nảy mầm và nằm trên thân.Thường bẹ lá sẽ ôm trọn cả thân. Cổ lá dạng hình chữ V đến khi dài thì xòe ngang và thường ngả sang 2 bên. Có 1 số dạng lá hơi vặn xoắn (tùy thuộc vào xuất sứ của cây). Lá cây thường dài từ 60-90 cm và có thể dài tới >90 tùy thuộc vào tình trạng cây (nuôi thiếu nắng hoặc đủ nắng) và thường rộng khoảng từ 3-5 cm. Cuối lá thường 2 nửa lá không bằng nhau nên nhìn hơi khyết vào ở giữa. Lá thường có màu xanh đậm và xanh ánh vàng (tùy thuộc vào điều kiện nuôi trồng).

Cây có đủ nắng lá sẽ to và ngắn hơn những cây nuôi trong vườn mát và thiếu ánh sáng. Vàng tùy thuộc vào tình trạng cây đủ nắng hoặc thiếu nắng. Thường cây đến gần cuối năm sẽ ngừng phát triển và đợi đến mùa ra hoa. Cây rất dễ nhận biết vì trong dòng kiếm loại này thân lá to nhất.

Rễ cây: Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu trắng trong và màu trắng tím. Thân rễ thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác. Với khí hậu nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây sẽ ngừng phát triển hoăc phát triển rất chậm. Cây ra rễ ở gốc, rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất nhiều đầu rễ sau đó theo năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh con bám vào chất trồng để đi tìm hơi ẩm.



ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

Mùa nở hoa: Mùa Kiếm Tiên Vũ nở hoa dải rác quanh năm và thường vào từ tháng 2 đến tháng 11.

Cần hoa và bông hoa: Hoa dạng chùm và mọc ra và rủ luôn xuống đất rất mềm mại,cần hoa mọc ra ngay ở mắt thân cây và thường sát gốc có chiều dài khoảng 60-90 cm và to khoảng từ 0,3-0,5 cm.Cần hoa rất quan trọng vì cây to thì hoa sẽ dài và rất nhiều bông .Độ dày hoa phụ thuộc vào giống cây khác nhau, thường cần hoa ra ở thân tơ và trưởng thành trong năm. Hoa mọc rất đều trên cần, thường mỗi cần sẽ có từ 20-30 bông hoa. Mỗi bông hoa có đường kính từ 4-6cm(có thể to hơn do tình trạng cây nhưng rất ít thấy).

Những cây hoa Kiếm Tiên Vũ cánh hoa càng to thì càng được nhiều người lựa chọn.

Màu Sắc và Hương Thơm: Hoa Lan Kiếm Tiên Vũ thường sẽ có màu vàng tím (cánh hoa màu vàng sọc tím, lưỡi có màu tím vàng và 1 ít trắng), có màu 5 cánh vàng lưỡi tím, lưỡi đỏ semi alba và có màu vàng tuyền, xanh tuyền (hoa đột biến var alba).

Hoa Lan Kiếm Tiên Vũ rừng cánh hoa rất đa dạng như cánh sen, cánh mai, cánh thủy tiên... cánh hoa rất đa đạng làm cho người sưu tầm rất lâu mới có thể khám phá hết,hơn nữa cũng có 1 số cây cũng có mùi hương cũng rất nhẹ nhàng và đầy quyến rũ. Độ bền của hoa khoảng 5-7 ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô,cũng có thể lên đến đến khoảng 15 ngày nếu thời tiết mát mẻ .

ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÂY HOA LAN KIẾM TIÊN VŨ PHÁT TRIỂN TỐT

Hoa Lan Kiếm Tiên Vũ là loại hoa lan rất dễ trồng  nhưng điều kiện tốt nhất là ưa ẩm và thoáng gió.Ánh sáng từ 20-50% và độ ẩm trong không khí 70%-80% là cây phát triển tốt. Bạn chỉ cần có 1 khu vườn nhỏ với có ánh nắng khoảng 3h đồng hồ trở lên. Độ ẩm phù hợp để trồng và nuôi cây thì có thể tạo ra bằng cách đặt những khay nước phía dưới dàn để tạo độ ẩm cho vườn. Nếu vườn không ít gió hoặc hoàn toàn không có thì nên lắp một chiếc quạt thông gió vừa giúp thông gió vừa làm mát cho cả vườn. Tuy nhiên vì cây rất dễ trồng nên cũng có thể chịu hạn và nắng rất tốt.

CÁCH TRỒNG CÂY HOA LAN KIẾM TIÊN VŨ

Khi mua cây Hoa Lan Kiếm Tiên Vũ về cần làm những bước sau:

1. Chuẩn bị giá thể trồng cây: Giá thể trồng cây có thể trồng bằng đất,  chấu hun,  vỏ thông, sỏi nhẹ... quan trọng nhất là giá thể cần phải sạch.

2. Cách tách cây ra khỏi chậu: khi nhổ cây ra khỏi chậu cần rửa sạch bộ rễ, sau đó để khoảng 5 phút thì tách cây ra và cắt hết những rễ bị khô hoặc bị sâu bệnh sau đó chuyển sang chậu mới. Trồng cây Hoa Lan Kiếm Tiên Vũ hàng rừng mới khai thác: khi mang về nên cắt hết rễ hỏng, bôi keo liền sẹo vào những vết dập và phun 1 lần thuốc chống nấm bệnh, sau đó trồng vào chậu.

3.Trồng  cây: Trồng cây vào chậu  phải đặt thẳng để ngọn cây hướng lên trên giúp cây quang hợp tốt, giữ cho gốc thật chắc phòng khi va chạm vào giá thể rễ không bị lung lay khiến bị thui rễ. Thường thì trồng vào chậu phải trồng nổi thân. Không nên trồng chìm củ vì sẽ rất dễ gây bị bệnh và bị thối. Giữ được độ ẩm tốt để cây ra rễ nhanh giữ chặt gốc. Loại này thường trồng bằng giá thể vỏ thông trộn lẫn sỏi nhẹ thì giá thể sẽ nhẹ và cây cũng phát triển tốt nhất. Vì đặc tính cây rất dễ trồng nên việc lựa chọn giá thể để trồng cây cũng rất dễ ràng.

CHĂM SÓC CÂY HOA LAN KIẾM TIÊN VŨ

Lượng sáng:

Vì lượng ánh sáng cần cho cây Hoa Lan Kiếm Tiên Vũ là khoảng 20%-50% nên để cây phát triển tốt nhất chúng ta dùng lưới che nắng. Hiện nay có rất nhiều loại lưới dùng để che nắng cho hoa lan được sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu như của Đài Loan,Thái Lan,Trung Quốc…Khi mới trồng cây (cây chưa thuần) ánh nắng hợp lí cho cây khoảng dark 700-800 light tức là khoảng 20% ánh nắng khi nhiệt độ ở trên 30° và 30% ánh nắng khi nhiệt độ ở dưới 30°. Khi cây thuần tức là chúng đã bám rễ và khỏe mạnh,bạn chỉ cần để cây dưới lượng ánh nắng trung bình là khoảng 20% là cây có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.

Tưới nước:

Quan trọng nhất là tưới nước tưới thể nào để cây đủ ẩm vừa đủ độ sạch lá để cây quang hợp tốt, giá thể thông thoáng để bộ rễ phát triển mạnh, ít nhất mỗi ngày phải tưới 1 lần trời nắng nhiệt độ ở dưới 30° và tưới 2 lần khi nắng nóng khi nhiệt độ ở trên 30°. Đối với cây trong chậu thì nên trồng loại giá thể thoát nước tốt để cây ko bị úng dễ gây ra sâu bệnh. Nhưng cũng phải chọn loại giá thể vừa thoát nước nhưng vẫn giữ được độ ẩm để cây phát triển tốt

Chú ý không nên tưới mạnh quá khiến lá cây và thân cây bị dập hoặc tổn thương rất dễ gây bệnh cho cây. Tốt nhất dùng vòi nhiều chế độ để thay đổi khi tưới xa hoặc gần và mua 1 chiếc máy đo nhiệt độ, độ ẩm cho vườn.

Điều kiện để cây Hoa Lan Kiếm Tiên Vũ ra hoa: Dù cây trồng đã thuần hay chưa thì chỉ cần đáp ứng đủ độ ẩm, ánh sáng, lưu thông gió để rễ cây phát triển tốt. Và đặc biệt khi cây ra mầm phải chăm sóc tốt để cây phát triển hơn thì cuối năm cây trưởng thành mới có thể ra hoa được. Nên để cây ra chỗ thoáng gió giúp cây hấp thụ ánh nắng và phát triển để cây ra hoa bình thường.

Bón phân và phun thuốc.

Thời điểm bón phân cho cây Hoa Lan Kiếm Tiên Vũ: Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ,có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn vào dịp đầu năm chúng tích lũy đủ lực để phát triển. Những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt. Những tháng còn lại để giữ cho cây phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.

Thời điểm phun thuốc phòng và trừ bệnh cho cây Hoa Lan Kiếm Tiên Vũ: để cây hấp thụ thuốc tốt nhất thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa. Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh cho lan. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.

Cách bảo quản hoa của cây Hoa Lan Kiếm Tiên Vũ:

Hoa Lan Kiếm Tiên Vũ muốn nở  nhanh thì để vào chỗ độ ẩm cao, tránh mưa, kín gió, thắp đèn để ánh sáng suốt cả ngày và đêm để cây hoa phát triển nhanh hơn. Tưới nước và phun kèm phân để thúc đẩy cây hoa phát triển. Còn muốn giữ hoa lâu tàn nên để vào chỗ độ ẩm lớn tránh mưa, làm giảm ánh sáng, tưới nước ít hơn và không phun phân thuốc. Khi tưới nước tránh tưới vào hoa, nên tưới vào xung quanh để cây dùng rễ và lá hấp thụ hơi nước.


Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net
Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2019

Cyrtosia

Cyrtosia

Cyrtosia là một chi thực vật có hoa thuộc họ hoa lan, có 5 giống được biết đến, có nguồn gốc Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ Tiểu Lục, Đông Nam Á và New Guinea. Trong đó Việt Nam có 3 giống

Trên thế giới có 5 giống, Việt Nam có 3.

1. Cyrtosia integra (Rolfe ex Downie) Garay 1986

Tên Việt: Hoại mọng nâu (TH).
Mô tả: Lan hoại sinh cao 60 phân, dò hoa cao tới 60 phân, hoa to 2 phân nở vào mùa Xuân.
Nơi mọc: Bắc Cạn, Thừa Thiên, Bạch Mã.

2. Cyrtosia javanica Blume 1825

Đồng danh: Cyrtosia minahassae (Schltr.) Garay 1986; Galeola javanica (Blume) Benth. & Hook. f. 1883.
Tên Việt: Lan leo Java (PHH), Hoại mọng vàng (TH).
Mô tả: Lan không lá, thân cây cao 15 phân có vẩy (lá). Dò hoa moc dài, hoa to 1.4 phân nở liên tục.
Nơi mọc: Thừa Thiên, Tây Nguyên.

3. Cyrtosia nana (Rolfe ex Downie) Garay 1986

Đồng danh: Galeola nana Rolfe ex Downie 1925.
Tên Việt:
Mô tả: Lan hoai sinh không lá, cao 15- 20 phân. Hoa 6-11 chiếc, to 2 phân nở vào mùa Xuân.
Nơi mọc: Cúc Phuơng, Ninh Bình, Thạch Thành, Thanh Hoá.

Cyrtosia lindleyana Hook.f. & Thomson 1855 - xin xem Galeola lindleyana (Hook.f. & Thomson) Rchb.f. 1865.

Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net




Thứ Tư, 6 tháng 3, 2019

Cymbidium tamphianum - Lan kiếm phi Tâm

Cymbidium tamphianum - Lan kiếm phi Tâm

Địa lan giả hành rât nhỏ, lá 4-8 chiếc, dài 40-55 phân, ngang 8-12 ly, dò hoa cao 15-25 phân, hoa to 3-4 phân, mầu hồng tái, nở vào tháng 7-10.

Cymbidium tamphianum Aver., sp. Nov

Tên Việt: Lan kiếm phi Tâm.

Mô tả: Địa lan giả hành rât nhỏ, lá 4-8 chiếc, dài 40-55 phân, ngang 8-12 ly, dò hoa cao 15-25 phân, hoa to 3-4 phân, mầu hồng tái, nở vào tháng 7-10.

Nơi mọc: Nguyễn Phi Tâm tìm thấy ở Đa Nhim, Lạc Dương, Lâm Đồng, vào tháng 9, năm 2015.

Ghi chú: Có lẽ đây chỉ là một biệt dạng (Variety) của Cymbidium ensifolium.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net


Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Cymbidium repens - Lan kiếm thân bò


Cymbidium repens - Lan kiếm thân bò

Lan kiếm mọc trên cây, thân bò dài, giả hanh rất nhỏ, lá mềm và dài 40-60 phân, rộng 0.8-1.2 phân. Chùm hoa lên thẳng cao 30-45 phân, hoa 15-22 chiếc mầu xanh, lưỡi vang viền đỏ, ngang to 4-4.5 phân, nở vào mùa Thu.

Cymbidium repens Aver. & Phan Quang Thinh 2016

Tên Việt: Lan kiếm thân bò.

Mô tả: Lan kiếm mọc trên cây, thân bò dài, giả hanh rất nhỏ, lá mềm và dài 40-60 phân, rộng 0.8-1.2 phân. Chùm hoa lên thẳng cao 30-45 phân, hoa 15-22 chiếc mầu xanh, lưỡi vang viền đỏ, ngang to 4-4.5 phân, nở vào mùa Thu.

Nơi mọc: Lạc Sơn, Hòa Binh, Phú Thọ.

Ghi chú: Đây là một giống lan hoàn toàn mới lạ với khoa học thế giới do Phan Quang Thịnh tìm ra vào tháng 8-2015 tại Phú Thọ.
Ảnh Vương Thanh Bình

Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net



Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

Môi trường phù hợp để trồng hoa lan


Môi trường phù hợp để trồng hoa lan

Để trồng được một chậu hoa lan đẹp không phải là điều dễ dàng, nó đòi hỏi bạn phải đảm bảo môi trường phù hợp để trồng hoa lan như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí, nước, đất…

1. Nhiệt độ trồng hoa lan:

Không giống với một số loài hoa khác, phong lan được chia thành nhiều loại khác nhau theo từng vùng địa lý là lan nhiệt đới, á đới và ôn đới, mỗi loại lan này có đặc điểm sinh trưởng khác nhau tuy nhiên trong thời kỳ nảy mầm, lên cây con thì người trồng lan cũng phải đảm bảo được nhiệt độ cuối xuân đến đầu thu vào ban ngày là 18-30°C, còn ban đêm là 16 đến 20°C, trường hợp bạn để môi trường sống của lan dưới 5°C hay trên 35°C thì lan đều phát triển chậm hoặc không phát triển.

Lan nhiệt đới và lan ôn đới có nhiệt độ trong thời kỳ sinh trưởng khá giống nhau tuy nhiên vào mùa đông yêu cầu nhiệt độ của hai loại lan  này lại khác xa nhau. Đối với lan nhiệt đới yêu cầu nhiệt độ của hai loại lan này lại khác xa nhau. Đối với lan nhiệt đới yêu cầu nhiệt độ vào mùa đông là 16 đến 18°C ban ngày và 14°C ban đêm, còn đối với lan á nhiệt đới thì yêu cầu nhiệt độ ban ngày là 13đến 15°C và ban đêm là 10 đến 11°C.

Khi lan ôn đới và á nhiệt mọc trên núi cao thì nhiệt độ yêu cầu cho ban ngày là 7°C và ban đêm là từ 0-3°C. Những loại lan Bắc Á hay những loại lan mọc trên núi cao như lan độc toán, xuân lan có đặc tính ngủ đông vì vậy bạn chỉ cần đảm bảo nhiệt độ 0-5°C trong giai đoạn xuân hóa nếu không cây sẽ khó ra hoa.

2. Ánh sáng để trồng hoa lan:

Để phong lan có thể quang hợp được thì ánh sáng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó có tác động đến các giai đoạn mọc nhánh, sinh trưởng, ra hoa và nở hoa của lan tuy nhiên đối với các loại lan có đặc tính sống trong rừng, ở những nơi hoang dã, cây cối rậm rạp, um tùm thì nó không có điều kiện ánh sáng đầy đủ như những loài lan khác. Vì vậy dựa trên đặc điểm này người ta phân lan ra thành 3 loại để đáp ứng được yêu cầu về ánh sáng của nó đó chính là lan ưa nắng, không ưa nắng, và loại sống ở môi trường râm mát.

Đối với loại lan ưa nắng bạn không nhiều hoặc chỉ cần cung cấp một lượng nhỏ ánh sáng ví dụ như lan trúc là 30 đến 40%, lan bán âm (Vanda, Thạch hộc) là 50 đến 70%, lan tính âm (các loại lan truyền thống) là 85 đến 90%... yêu cầu ánh sáng của lan có điểm bão hòa vì vậy đến một lúc nào đó việc cung cấp ánh sáng không còn có tác dụng gì đối với lan.

Theo kết luận của các nhà chuyên môn thì ánh sáng thích hợp nhất dành cho lan chỉ khoảng chừng 4.000 đến 5.000lux như tỷ lệ nảy chồi, ra hoa và màu sắc lá sẽ đạt đến mức tốt nhất.

Yêu cầu ánh sáng của lan cũng tuân theo một quy luật, thông thường lan địa sinh yêu cầu ánh sáng nhiều hơn lan phụ sinh, lan lá lớn cần nhiều hơn lan lá nhỏ, những nơi thấp hơn mực nước biển cũng có yêu cầu ánh sáng nhiều hơn những nơi cao hơn mực nước biển.

Vào mùa hè bạn có thể để ánh nắng trước 7 giờ chiếu trực tiếp vào lan vì nắng ban mai khá yếu, sẽ không làm cho cây bị vàng lá, sau 7 giờ bạn phải cung cấp mái che cho cây. Trước thời điểm tiết Thanh Minh bạn phải cung cấp nhiều ánh sáng để giúp cho bộ rễ, chồi, lá của lan có thể phát triển được khỏe mạnh, đến sau Bạch Lộ tiết trời trở lạnh, cây con đa phần đã lớn, bạn có thể cung cấp ánh sáng nhiều hơn để giúp cây ra hoa, tích lũy dưỡng chất ở phần rễ sẽ giúp cây sinh trưởng vào các mùa kế tiếp.

3. Độ ẩm không khí để trồng hoa lan:

Hầu hết các loại phong lan hiện nay đều được sống trong môi trường nhiệt đới có độ ẩm của không khí từ 70% đến 90 % và á nhiệt đới như ở trung quốc với độ ẩm không khí là 60-80%, vào mùa đông độ ẩm này có thể giảm xuống còn 40-50% chính vì vậy trong thời kì sinh trưởng người trồng buộc phải đảm bảo độ ẩm không khí cho lan là 70%, không được để quá khô hoặc quá ẩm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Ngoài ra độ ẩm không khí của lan còn phụ thuộc vào từng chủng loại, thời tiết, mùa, thời kỳ sinh trưởng khác nhau, Nếu là lan truyền thống mọc ở vùng núi cao hay các thung lung thì độ ẩm của nó khá thấp vào tầm tháng 2 và tháng 3 vì vậy bạn phải đảm bảo độ ẩm cho cây là 70-80%. Thời điểm cuối xuân đến cuối thu là lúc mưa nhiều, trong rừng còn thường xuyên đọng sương mù nên độ ẩm khá cao, khoảng từ 80% trở lên.

Độ ẩm không khí của lan phụ sinh cao hơn lan địa sinh, lan nhiệt đới cao hơn lan ôn đới, thời kỳ cây sinh trưởng yêu cầu độ ẩm cao hơn thời kỳ cây nghỉ, ban ngày cần độ ẩm cao hơn ban đêm… dựa trên những yêu cầu đó bạn cần phải tạo được một môi trường có độ ẩm không khí thích hợp cho cây ví dụ như lắp hệ thống phun sương, đo nhiệt kế để điều chỉnh độ ẩm hợp lý…

4. Nước để trồng hoa lan:

Mặc dù có tính ưa ẩm ướt nhưng phong lan lại rất dễ bị ngập úng điều đó lí giải vì sao các loài lan sinh trưởng trong rừng đều mọc ở khe núi, thung lũng, vách đá, các tầng đất mòn… những nơi này có hàm lượng dinh dưỡng trong đất cao đồng thời chúng có địa hình dốc nen không xảy ra tình trạng ngập úng.

Ở giai đoạn mọc rễ, mọc chồi hay sinh trưởng là lúc mà lan cần nhiều nước nhất vì vậy người trồng lan cần phải đảm bảo đáp ứng được lượng nước cho cây đủ trong thời gian này. Còn đối với những thời điểm khác lượng tiêu hao nước của chúng không nhiều nên việc điều tiết lượng nước là vô cùng quan trọng, nếu bạn cung cấp quá nhiều nước sẽ dẫn đến tình trạng ngập úng, thối rễ…

5. Gió

Lan đa phần đều sống ở những môi trường nhiều gió, loại lan phụ sinh mọc ở trên cây hay vách đá có bộ rễ lộ ra ngoài, thoáng khí. Thoáng gió, đảm bảo khả năng quang hợp, điều tiết nhiệt độ cũng như giảm phát sinh sâu bệnh cho cây.

Muốn lan phát triển bạn không được đặt chúng ở khu vực có khói lan, bụi bẩn.. vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cây, tuy nhiên cũng lưu ý khi trồng lan trong nhà bạn không được đóng hết các cửa sổ vì như vậy nó sẽ làm giảm điều tiết độ ẩm, ngăn ánh sáng và làm cho cây không thể sinh trưởng và phát triển được.

6. Chất liệu môi trường nuôi cấy để trồng hoa lan:

Đối với lan tự nhiên có môi trường sống thoáng khí, ẩm và không tích nước vì vậy bạn cũng phải đảm bảo giá thể khi trồng lan tự nhiên cũng hội tụ những yêu cầu trên. Đối với lan địa sinh bạn có thể dùng bùn hoa lan để trồng, đây là loại bùn ở trên mỏm đá hay vách núi.

Bạn cũng có thể sử dụng loại đất bị phong hóa hay cỏ bụi để làm giá thể khi trồng lan, loại đất này có ưu điểm là tơi xốp, thoáng khí, độ pH, hàm lượng Kali, phốt pho đều đảm bảo đáp ứng yêu cầu choc ho lan địa sinh, tuy nhiên bạn phải bổ sung thêm Nito cho chúng.

Hiện nay một số loại giá thể mới dành cho lan ngoại cũng được nhiều người sử dụng ví dụ như rêu, dương xỉ, vỏ cây, vỏ dừa… chỉ cần đảm bảo được môi trường thông thoáng, không phản ứng hóa học thì nó có thể làm giá thể cho lan

7. Phân bón hóa học để trồng hoa lan:


Phân bón hóa học cho lan đa phần có các nguyên tố như đạm, phốt pho, kali. Đạm là nguyên tố nhằm để thúc đẩy cho cây phát triển, nếu không cung cấp đủ lượng đạm cây sẽ xả ra hiện tượng vàng lá hoặc phát triển chậm. Đối với phốt pho là loại phân bón giúp cho rễ cây lan phát triển mạnh, sử dụng trong trường hợp người trồng muốn thúc đẩy cho cây ra chồi non, chồi hoa…

Kali là loài phân bón giúp giả hành thêm khỏe, chống lại sự tấn công của sâu bệnh. Nếu thiếu chất này cây sẽ trở nên yếu ớt, lá rủ mềm và ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây. Kali là một yếu tố có trong than củi , cỏ khô…
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net



 


Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Một số loài lan nhiệt đới ở Việt Nam


Một số loài lan nhiệt đới ở Việt Nam

Có 5 loại lan nhiệt đới lớn mà chúng ta thường biết đến lần lượt là Địa lan, lan Hoàng thảo, lan Hồ điệp, lan Vũ nữ, Cát lan.



Địa lan - Cymbidium:  Địa lan là một loại lan nhiệt đới phần lớn có xuất xứ ở phía đông của dãy Hymalaya, thuộc dãy núi phía Nam trải dài đến khu vực gió mùa Ấn độ dương của Trung Nam bấn đảo, ở độ cai 1000 – 3000m  so với mực nước biển. Đặc điểm lớn nhất ở vùng này là có mùa khô ẩm, tức mùa đông khô lạnh nhưng không có sương muối, mùa hè ấm ẩm nhưng không có nắng gắt. Chính vì vậy khi trồng loại lan này, vào mùa đông cần tránh sương muối, nhiệt độ vào ban đêm thông thường thích hợp từ  5-10°C, nếu thấp dưới 5°C cây vẫn có thể chịu được, nhưng không bị rét hại.

Lan Hoàng Thảo - Dendrobium: Lan hoàng thảo là một loại lan nhiệt đới, toàn bộ chi lan Hoàng thảo đều là lan phụ sinh, sống trên vỏ cây,thân thẳng hoặc rủ, đối với cây mọc thẳng có thể trồng trong chậu, đối với cây mọc rủ có thể trồng trong chậu treo. Loài lan này tương đối dễ trồng, thông thường chịu được nhiệt độ cao tốt hơn so với lan nhiệt đới bình thường. Cây cần nhiều nước, đồng thời cũng cần nhiều ánh sáng, đặc biệt là vào mùa sinh trưởng. Phần lớn các loài lan nhiệt đới vào mùa đông yêu cầu nhiệt độ không được thấp dưới 15°C, chỉ có một số loài ở vùng cận nhiệt đới và vùng núi mới có thể chịu được nhiệt độ thấp dưới 15°C , tuy nhiên cũng không được thấp dưới 10°C.

Lan Hồ Điệp - Phalaenopis: Lan hồ điệp là một loài lan nhiệt đới, Sở dĩ có tên gọi như vậy là do hình dạng hoa giống cánh bướm. Tuyệt đại đa số các loài thuộc chi Lan Hồ Điệp đều phân bố ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là các loài có hoa to, chỉ có rất ít một số loài mới có thể sống ở vùng cận nhiệt đới phía tây Trung Quốc. Khi trồng cần đặc biệt chú ý giữ môi trường ấm ẩm cho cây. Nhiệt độ thích hợp nhất là 18-30°C. Vào ban đêm, yêu cầu nhiệt độ chênh lệch khoảng 10°C, nếu như thời gian có nhiệt độ thấp dưới 15°C quá dài, sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rễ, lá có thể bị vàng và rụng. Ngược lại, nếu như thời gian có nhiệt độ cao trên 33°C dài cũng gây tác động xấu đối với cây. Nhiệt độ vào ban đêm thích hợp nhất là 18-20°C , cây con có thể cao hơn một chút (23°C), nhiệt độ ban ngày lý tưởng nhất là trong khoảng 28°C, tốt nhất không nên để thấp dưới 25°C. Ngoài ra lan Hồ điệp ưa ánh sáng yếu, kỵ nắng gắt để tránh bị cháy lá, đặc biệt là đối với cây con, tuy nhiên đối với cây ra hoa có thể tăng cường độ ánh sáng. Thông gió và thoát nước là hai yếu tố cũng rất quan trọng, nếu không cây sẽ bị thối rễ.

Lan Vũ nữ - Oncidium: Lan vũ nữ là một loài lan nhiệt đới, chi này còn được gọi là chi lan Kim Điệp, là lan phụ sinh hoặc lan địa sinh. Gốc giả hành to hoặc nhỏ, phần gốc có 2 lớp vỏ bao quanh, trên đỉnh có 1-2 lá. Lá dẹt hoặc dạng ống tròn, cứng, mọng nước cho đến có lớp màng. Hoa tự mọc từ phần gốc giả hành, thường to, phân cành, có nhiều hoa, hoa thường có màu vàng hoặc vàng kim, có cánh môi 2 thùy ở đoạn đầu. Toàn chi có khoảng 400 loài mọc dại, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Trung châu Mỹ và Nam châu mỹ. Lan vũ nữ ưa ẩm ướt, cần độ râm mát nhất định, cần thườn xuyên tưới nước cho phần rễ, thông thường có thể trồng trong chậu. Mùa động nhiệt độ thông thường không được thấp dưới 12-15°C, tuy nhiên một số loài cận nhiệt đới có thể chịu được nhiệt độ thấp dưới 12°C, tuy nhiên không chịu được sương muối.

Cát lan - Cattleya: Lan vũ nữ là một loài lan nhiệt đới, chi này còn được gọi là chi Cát lan, lan phụ sinh (đây là một loài có ở châu Mỹ sau này được trồng và nhân giống rộng rãi trên toàn thế giới vì hoa to, màu sắc đẹp và có mùi thơm nên rất được yêu thích). Thân thông thường phình ra thành thân dạng giả hành, trên đỉnh có 1 – 2 lá. Lá cứng hoặc mọng. Hoa mọc đơn hoặc mọc thành chum, mọc trên đỉnh thân giả hành, thường to và có màu sắc đẹp, là một trong những loài thực vật họ Lan có đương kính hoa to nhất, đường kính có thể lên tới 12 – 15 cm, vào mùa hè nhiệt độ không được quá cao. Trong mùa sin trưởng cần rất nhiều nước, tuy nhiên kỵ tích nước và thông gió kém.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net
Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/

Lịch sử trồng hoa lan nhiệt đới

Lịch sử trồng hoa lan nhiệt đới


Năm 1737, nhà thực vật học Thụy Điển Carolus Linnaeus lần đầu tiên đưa ra phương pháp phân loại thực vật, bước đầu phân hoa lan thành 8 chi và 21 loài. Năm 1759, tại Luân Đôn nước Anh đã thành lập vườn thực vật hoàng gia, tiến hành trồng thí nghiệm đối với hơn 100 loài lan nhiệt đới.



Năm 1818, một nhà làm vườn người Anh tên là William Cattleya, nhận được một hộp quà gửi từ Braxin, bên trong có một số thực vật khô để bọc lót, ông đã phát hiện có một số thân lá mọc rất khác thường và độc đáo, bèn đem rửa sạch, chẳng ai có thể ngờ được những lá đó lại có thể chuyển dần từ vàng sang xanh, hồi phục rất nhanh. Thấy vậy, ông đem cây trồng vào chậu, qua hơn 1 năm chăm sóc, cuối cùng cây đã ra những bông hoa rất đẹp. Về sau, nhà thực vật học Thạc Sĩ John Lindley cho rằng loài hoa này vẫn do William Cattleya phát hiện ra và để ghi nhớ công lao của ông, dần dần gọi loài hoa này là “lan Cattleya” (Cát lan). Năm 1838 lan nhiệt đới được nhập vào Mỹ, kế đến còn được trồng thử nghiệm ở Hà Lan, đồng thời gây được sự chú ý của các nước, người Singapore đặc biệt yêu thích loài “ Agness Orchid (Tức hoa lan nhiệt đới ), nên rất nhiều cửa hàng hoa tích cực đầu tư kinh doanh. Malaysia thực hành chính sách ưu đãi đối với lan nhiệt đới, khích lệ các cửa hàng hoa đầu tư phát triển hoa lan nhiệt đới, chính phủ Thái Lan còn mở ngân sách hỗ trợ hơn 28.000 chợ hoa tiến hành sản xuất hoa lan nhiệt đới chủ yếu là lan Hoàng thảo, trải qua hơn 40 năm nỗ lực, Thái lan đã bước lên vị trí là nước có nguồn xuất khẩu lớn về hoa lan nhiệt đới.

Nhật Bản cũng áp dụng những thiết bị hiện đại vào trồng hoa lan nhiêt đới. Những năm gần đây, Hàn quốc đã xuất khẩu địa lan với số lượng rất lớn. Trung Quốc thì hơi chậm nhưng cũng đang khai thác triệt để. Theo nguồn tin, hiện nay trên toàn thế giới có tổng cộng 68 quốc gia và lãnh thổ sản xuất và kinh doanh hoa lan nhiệt đới. Ngành kinh doanh hoa lan nhiệt đới hiện nay trở thành ngành kinh doanh hưng thịnh mới nổi.

Đến nay, trên toàn thế giới có tổng cộng 25.000 loài hoa lan, trong đó có khoảng 6.000 loài được trồng trong vườn thực vật, vườn lan và cả những hộ cá thể yêu thích trồng lan. Các loài lan mà chúng ta thường thấy có khoảng 1.000 loài, trong đó có mấy trăm loài là cơ sở của các giống nhà vườn. Ngoài ra, ở phương Tây, từ năm 1856 người làm vườn nước Anh ông John Domini lần đầu tiên đã trồng giống lai tạo lan, từ đó người ta đua nhau trồng lai tạo và tạo ra hơn 5.000 loài lan tạp giao, trong đó  chỉ có một số ít loài là được trồng rộng rãi, duy chỉ có một số loài đặc biệt như lan Hồ điệp tạp giao là được trồng rộng rãi ở khắp các nơi trên thế giới.

Hoa lan nhiệt đới chủ yếu phân bố ở những nước:

Quê hương của đa số các loài hoa lan nhiệt đới là ở vùng Xích đạo, và vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, phụ cận chí tuyến Bắc Nam. Phân bố ở Châu Á có Việt Nam, Thái Lan, Indonexia, Myanma, Singapore, Philippin, Malaysia, miền nam Trung Quốc và phía nam núi Hymalaya… ở Châu đại dương có Papua New Guinea, phân bố ở Châu Mỹ có Braxin, Peru, Mehico, Paraguay, Ecuador… Trong khi đó ở Châu Phi lại chủ yếu phân bố ở nước Madagascar và Nam Phi. Những loại hoa lan nhiệt đới này chỉ có thể thích ứng với khí hậu ấm, phổ biến thiếu khả năng bị rét, nếu như không có thiết bị nhà kính, sẽ rất khó đến được vùng ôn đới để trồng trên mặt đất. Vì vậy mà không ít chuyên gia gọi họ hoa lan là “Hoa lan nhiệt đới“.

Phương pháp nhân giống hoa lan nhiệt đới: Phương pháp nhân giống hoa lan có gieo hạt, tách cây và cấy mô.

Phương pháp gieo hạt: Hoa lan nhiệt đới đại đa số có thể trồng bằng gieo hạt, tuy nhiên phải tiến hành trong điều kiên vô khuẩn, kỹ thuật phức tạp, thông thường chỉ có những đơn vị nghiên cứu chuyên ngành mới có thể tiến hành, hơn nữa thường chỉ ứng dụng khi gây giống.

Phương pháp tách cây: phương pháp này đơn giản và tỷ lệ sống cao, thông thường tiến hành trước khi ra chồi mới hoặc sau khi hoa tàn. Trước tiên đem hoa lan nhấc ra khỏi chậu, cố gắng không làm tổn thương đến hệ rễ , sau đó dùng dao sắc để tách, phần tách xuống cần có 4 củ giả hành trở lên, có như vậy mới hình thành được một cây độc lập. Khi tách cần cắt bằng miệng cắt, sau đó dùng tro hoặc bột Sunphur để đắp lên phòng bị thối, đem thân giả hành có chồi nhú trồng vào chậu, nếu không có chồi nhú thì dùng bùn hoặc mạt cưa phủ lên trên để giữ ẩm, đặt trên luống ươm ấm ẩm, đợi đến khi có chồi nhú lên thì trồng vào chậu, cũng có thể dùng đoạn thân không mọc các khóm cây con để giâm, đem chúng giâm vào trong than bùn, duy trì nhiệt độ cao, chỉ sau một thời gian ngắn là có thể ra rễ và mọc lá . Còn một số loài hoa lan nhiệt đới như chi Odontoglossum citrosum, lan Vũ nữ, lan Hồ điệp, có thể cắt hoa của nó thành đoạn dài 2 – 3cm, đặt phẳng trên rêu bùn than ấm, ẩm, cũng có thể ra rễ tạo thành cây mới.

Phương pháp cấy mô: Thường ứng dụng khi muốn tiến hành nhân giống nhanh, có thể dùng hạt, ngọn thân, phôi làm thực thể ngoài để tiến hành cấy mô.
Thông tin liên hệ:

Website: http://Vuonhoalan.net

Blog: https://vuon-lan.blogspot.com/