Trồng và chăm sóc hoa lan

Cung cấp kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa lan.

Cát lan - Cattleya Labiata

Cattleya Labiata - The Queen Of The Flower, xứng đáng với tên gọi Nữ hoàng của các loài hoa bởi vẻ đẹp, hương thơm, tuổi thọ và kích cỡ hoa.

Lan Hoàng thảo - Dendrobium

Là chi lan lớn thứ hai của họ nhà lan, là loại lan phổ biến nhất trong giới chơi lan.

Địa lan - Cymbidium

Địa lan luôn làm người chơi lan hài lòng bởi vẻ đẹp cao sang của chúng

Lan Vũ nữ - Oncidium

Vũ nữ còn được gọi là Dancing Lady, một loại lan dễ trồng và chăm sóc, cho hoa đều đặn hàng năm

Lan Hồ điệp - Phalaenopsis

Lan Hồ Điệp luôn được nhiều người mua trong dịp Tết Nguyên Đán

Lan Hài - Paphiopedilum

Lan Hài luôn cho người trồng những bông hoa đẹp và lạ

Vân lan - Lan Vanda

Khả năng cần nhiều ánh sáng, chịu nắng nóng có lẽ Vanda là loài tốt nhất, có lẽ vậy nên hoa Vanda luôn có màu sắc đẹp

Lan rừng

Có nhiều điều thú vị, nơi đây nói chung về các loại lan không có trong các nhóm kia

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Kỹ thuật thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng

Kỹ thuật thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng


Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói

Những năm gần đây, chơi lan là một thú chơi tao nhã của những người yêu hoa. Tuy nhiên, người yêu hoa lại muốn hướng tới một giò lan phong cách tự nhiên, hoang dã và không gì khác là lan rừng. Tuy nhiên, khi mua về nuôi trồng trong môi trường nhà thì gặp rất nhiều vấn đề như không phát triển, héo rũ, không ra hoa… Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu bí quyết thuần dưỡng và chăm sóc lan rừng.

Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân bón hóa học quá sớm. Lúc ấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chăm sóc cho lan 1 tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đềm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.

Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò 1 lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tứơi nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.

Chăm sóc

Một trong những đặc điểm sinh học đặc trưng của lan- loài cây khó tính là o ử chỗ có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Còn bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung câp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.

Phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:


Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn che bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quanh hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho tòan bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm “2 ướt 1 khô” trong ngày đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ để làm mát cây, ướt rễ và dự trữ. Phun vấy xối xả sẽ làm thất thoát chất khoáng nuôi cây.

Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lỳa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (đã úa vàng) đẻ ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ đã hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.

Không nên dùng NPK - loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực để bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ để giữ ẩm.
Theo www.rauhoaquavietnam.vn

Trồng phong lan bằng hợp chất fila

Trồng phong lan bằng hợp chất fila

Fila là một hỗn hợp chất hữu cơ sử dụng rất tốt trong chăm bón rau màu, cây cảnh, đặc biệt là rất thích hợp để trồng các loại phong lan.

Cách sử dụng:

Fila là một hỗn hợp chất hữu cơ, trong đó có vỏ cà phê làm giá thể cho rễ lan bám. Phân hữu cơ đóng viên để cung ứng thức ăn thường xuyên cho cây, cộng với một số men vi sinh hỗ trợ cho rễ lan trong quá trình hấp thụ thức ăn. Toàn bộ hỗn hợp này được trộn đúng tỷ lệ theo công thức của Pháp, đã được sấy khô khử trùng, khử nấm độc, đảm bảo cho cây lan phát triển tốt.

Dùng một chậu đất nung có nhiều lỗ (loại thông dụng, có bán trên thị trường). Bỏ một lớp fila vào đáy chậu (tùy bộ rễ của cây mà đổ nhiều hay ít), đặt cây lan vào rồi đổ tiếp fila cho đến khi lấp hết bộ rễ (nhưng không được lấp phần gốc làm lan khó ra chồi), lắc nhẹ để fila xen đều vào các kẽ của rễ lan, rồi treo chậu cao ngang tầm với cây lan để làm chỗ dựa cho cây khỏi đỏ. Sau đó tưới nước thật nhiều, sao cho fila ướt đều mới thôi.

Hai tuần lễ đầu phải treo lan trong bóng mát. Mỗi tuần tưới một lần, tưới thật nhiều nước, theo kiểu rửa trôi. Khi nào thấy nước chảy dưới đáy chậu không còn màu vàng nữa mới thôi. Sau đó đem lan ra phơi ở nơi có độ tán che nắng từ 40-60% (tùy loại lan và tùy độ tuổi mà chọn mức che nắng cho thích hợp). Vẫn tưới nước một ngày một lần. Tưới rửa một tuần một lần trước khi tưới phân bón lá (phân bón lá cũng tưới một tuần/lần).

Khoảng 6 tháng sau, nếu thấy rễ lan phát triển nhiều trên bề mặt fila thì bổ sung lớp fila mới dày 1-2cm để cung cấp thêm thức ăn cho lan, vừa có tác dụng diệt các loại rễ mốc bám vào rễ và gốc cây, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của lan.

Khi sử dụng fila cần chú ý
: hỗn hợp fila đã được sấy khô, khi mới được tưới nước có một số nguyên tố hóa học chứa trong fila hút nước, gây ra phản ứng hợp nước có tỏa nhiệt.

Khắc phục hiện tượng thối rễ lan:

Nguyên nhân thối rễ, cây yếu... là do một số nhà vườn chưa hiểu ra nguyên lý khi sử dụng fila. Bởi phân hữu cơ viên sấy khô khi tưới nước sẽ rã dần, hòa tan trong nước để rễ lan hấp thụ hết được chất mà fila tiết ra trong nước để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Lượng chất hữu cơ dư thừa này nếu để tồn tại sẽ dẫn tới thối, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bộ rễ của cây lan, dẫn tới tình trạng cây yếu, rễ thối....

Cần khắc phục bằng cách: hai tuần đầu để cây lan trong mát và tưới nước mỗi ngày một lần. Trường hợp với cây đã bị thối rễ, cũng khắc phục bằng cách này. Sau một thời gian ngắn, cây rễ sẽ hồi phục. Sau 2 tuần thì tưới bình thường, nhưng ít nhất mỗi tuần cũng phải tưới rửa cho cây một lần, không được để nước đọng lại trong chậu lan.

Thực hiện đúng hướng dẫn trên, đảm bảo rễ lan không bị thối, cây sẽ phát triển tốt.
Nguồn: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Lan không ra hoa

Lan không ra hoa

Cây lan không ra hoa có nhiều nguyên do, xin trình bầy rõ ràng để bạn tự tìm hiểu lý do và cho mình một câu trả lời chính xác hơn.

Sau đây là nhưng nguyên nhân khiến cho cây không ra hoa:
• Không đủ ánh sáng
• Cây chứa đủ lớn để ra hoa
• Chưa đến mùa ra hoa
• Nuôi trồng không đúng cách

1. Không đủ ánh sáng

90% nguyên nhân lan không ra hoa là thiếu ánh sáng hay ánh nắng. Mỗi loại lan cần nhiều ánh nắng hay ít, lâu hay mau. Những loài lan như Vanda, Mokara cần nhiều ánh nắng gần như ở ngoài nắng. Các loài như Cattleya, Dendrobium cần ít nắng hơn Vanda và các loài như Paphiopedilum chẳng hạn cần ở trong bóng rợp.

Thông thường thấy lá xanh đậm là thiếu nắng, lá vàng vọt hay có mầu tím hay cây còi cọc là nhiều nắng, bị cháy lá là quá nhiều nắng. Lá mầu xanh hơi vàng là đủ ánh sáng.Có những loài lan chỉ cần ánh nắng khoảng 4-5 giờ là đủ như Hồ điêp (Phalaenopsis) Lan Hài (Paphiopedilum) nhưng cũng có loài cần phải 8-10 tiếng như Vanda nhưng không quá 12 giờ một ngày. Những cây non cần từ 12-16 giờ mới đủ để tăng trưởng.

Ngược lại khi ban đêm đèn sáng quá, lan sẽ lẫn lộn ngày đêm và không ra hoa.

2. Cây chứa đủ lớn để ra hoa

Lan cũng như người, phải tới tuổi trưởng thành mới có thể đơm hoa kết trái.

Lan gieo từ hạt: Trung bình những giống lan Hồ điệp mọc ra từ hạt và trồng trong điều kiện tốt nhất cũng phải 2-3 năm mới có hoa. Những giống như Cattleya, Dendrobium Oncidium từ 4-6 năm, riêng giống Dendrobium speciosum và nhiều giống khác phải từ 9-10 năm mới ra hoa.

Lan tách nhánh: Thông thường những cây lan nếu tách nhánh đúng cách, nghĩa là phải đủ tối thiểu 3 củ hay 3 nhánh, vào đúng mùa và nuôi trồng đúng cách có thể ra hoa ngay trong năm đó. Nếu cây non bị èo uột chậm lớn không đủ trưởng thành, quá nhỏ so với kích thước của cây mẹ không thể ra hoa. Lại có những giống lan không ưa bị quấy nhiễu hay đụng chạm đến như Coelogyne, Dendrobium v.v. do đó nếu thay chậu phải đợi đến năm sau mới có hoa.

3. Chưa đến mùa ra hoa
Tuy cùng một loài, nhưng mỗi giống lan nở hoa vào một thời gian khác nhau. Thí dụ như loài Cymbidium phần lớn nở vào Đông- Xuân, nhưng Cym. ensifolium và môt số khác lại ra hoa vào Hè-Thu.

Tuy nhiên cũng có khá nhiều giống lan như Cattleya và Phalaenopsis khi đủ trưởng thành là sẽ ra hoa bất kỳ mùa nào, nhất là các cây đã lai giống nhiều lần.

Cũng có những giống Dendrobium chỉ ra hoa ở thân cây đã mọc từ năm trước.

4. Nuôi trồng không đúng cách

Mỗi giống lan đòi hỏi một nhiệt độ nuôi trồng khác nhau. Cần nhiệt độ cao mà lại trồng nơi quá lạnh, cây yếu đuối không thể ra hoa.

Không có sự cách biệt giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm tối thiểu từ 10°F hay 6°C, lan sẽ không ra hoa.

Những giống lan hài và một số lan như Cymbidium, Dendrobium, Paphiopedilum nếu ban đêm không lạnh xuống dưới 55°F hay 12.8°C vài tuần lễ cũng sẽ không ra hoa.

Mỗi giống lan cần có một thời gian ngủ nghỉ (rest period) để chuẩn bị ra hoa. Thời gian này thường vào khi cây đã hết tăng trưởng, bớt tưới nước để cho cây khô ráo chuẩn bị ra hoa. Những giống Dendrobium rụng lá vào cuối thu, nếu tưới quá nhiều nước, cây sẽ không ra hoa.

Bón quá nhiều phân có chỉ số Nitrogen cao (30-10-10) mà lại không đủ nắng, cây lan quá xanh tốt cũng khó lòng ra hoa. Ngược lại nếu bón quá nhiều phân 0-50-0 làm cho cây còi cọc, dù có ra hoa nhưng cũng yếu ớt, nhất là lại bỏ vào chậu quá nhiều những loại phân viên, phân hột hay là dùng phân bón cho cỏ như hình bao phân ở bên.

Nếu bạn thấy cây lan không ra hoa, hãy tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách sửa đổi lại cho thích hợp.

Chúc bạn thành công mỹ mãn.

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Bệnh thối đen cây phong lan

Bệnh thối đen cây phong lan

Bệnh có thể gây hại ở tất cả các độ tuổi của cây từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây đã trưởng thành và cho bông. Và trên tất cả các bộ phận của cây lan, từ thân lá rễ đến cả bông hoa, nhưng điển hình nhất vẫn là trên lá.

Bệnh này có thể do một số loài nấm như Phytopphthora palmivora, P. cactorum...nhưng trong điều kiện nhiệt đới nóng, ẩm như ở nước ta thì thường là do nấm P. palmivora và đôi khi có cả nấm Pythium ultimum gây ra. Bệnh có thể tấn công gây hại trên nhiều giống phong lan, nhưng thường gây hại nhiều hơn trên giống lan Catleya (Cát lan) như giàn lan của nhà bác.

Bệnh có thể gây hại ở tất cả các độ tuổi của cây từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây đã trưởng thành và cho bông. Và trên tất cả các bộ phận của cây lan, từ thân lá rễ đến cả bông hoa, nhưng điển hình nhất vẫn là trên lá.

Trên lá, ban đầu vết bệnh chỉ là những vết nhỏ nhũn mọng nước mầu xanh tái, sau đó lan rộng dần ra và nhanh chóng chuyển sang mầu đen, về sau có thể thấy những khuẩn ty mầu trắng trên vết bệnh, nếu nặng có thể làm cho lá bị rụng sớm.

Để hạn chế tác hại của bệnh, bác có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Không nên trồng những cây lan có triệu chứng đã bị nhiễm bệnh.

- Không nên dùng giá thể là những chất liệu hút nước nhiều, giữ nước lâu như vỏ dừa khô...

- Trước khi trồng, chậu và giá thể phải được khử trùng bằng dung dịch Formol pha với nước theo tỷ lệ cứ 5 phần Formol 40% pha với 100 phần nước, phun tưới lên chậu và giá thể sau đó dùng bạt nilon phủ kín trong 2-3 ngày rồi mở ra khoảng một ngày cho bay hết mùi Formol sau đó mới trồng cây lan vào.

- Không nên treo hoặc đặt chậu lan quá thấp để nước không bắn lên mỗi khi có mưa.

- Khi cây lan còn nhỏ nên có mái che mưa, vì giai đoạn này cây lan rất dễ bị nhiễm bệnh.

- Không nên trồng hoặc đặt chậu lan quá dầy, để giữ cho giàn lan luôn thông thoáng, khô ráo.

- Vào mùa mưa không nên tưới nước quá nhiều, không nên tưới nước quá trễ vào chiều tối, tạo ẩm ướt cho giàn lan suốt đêm.

- Kiểm tra giàn lan thường xuyên, nếu phát hiện cây chớm bị bệnh cần đưa ra cách ly ở một khu vực riêng để tiện chăm sóc và chữa trị.

- Khi cây bị bệnh có thể dùng một trong vài loại thuốc sau đây để phun xịt: Aliette 80wp; Vialphos 80BHN; Vitaxyl 35BTN; Ridomil 25WP... xịt định kỳ cách nhau khoảng một tuần một lần.

Những câu hỏi về Lan thường gặp

Những câu hỏi về Lan thường gặp

Khi trồng hoa lan, bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi vì cây lan của mình có những đặc điểm không giống bình thường, dưới đây là nhưng câu hỏi hay gặp và câu trả lời của chúng

1.  KHÔNG RA HOA

Tại sao lan của tôi xanh tốt mà lại không ra hoa?

Lan xanh tốt mà không ra hoa, 80% nguyên nhân là do thiếu ánh sáng. Lá lan xanh thẫm và mềm rũ xuống chứng tỏ thiếu ánh sáng. Lá lan phải có mầu xanh vàng như trái ô liu (olive) và phải cứng mới là đủ nắng. Nắng sáng hay chiều cũng được nhưng cần phải che lưới cho khỏi bị cháy lá. Một vài loại lan như Cymbidium, Sobralia, Epidendrum, Vanda, Dendrobium cần phải nhiều nắng mới ra hoa. Ngoài ra có nhiều loại lan Dendrobium nếu phân bón quá nhiều Nitrogene hay tưới nhiều nước cũng không ra hoa. Lan đất Cymbidium, nếu củ lan không đủ lớn hoặc không có những đêm lạnh dưới 55°F sẽ không ra hoa. Nếu nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm không cách nhau 10-15°F nhiều loại lan sẽ không có hoa.

2. LÁ MỀM VÀ NHĂN NHEO

Tôi có 2 cây lan, một cây lá to bằng bàn tay,chùm hoa mầu tím hồng, hình như con bướm và một cây có chiếc bẹ và một lá. Tôi vẫn để trong nhà và tưới nước hàng tuần, nhưng không hiểu vì sao lá nhăn nheo và mềm rũ xuống.

Thực khó lòng trả lời khi không biết rõ là loại lan nào. Khi mua lan xin nhớ hỏi người bán tên cây lan để dễ dàng cho việc nuôi trồng, vì cách trồng mỗi loại khác nhau. Nhưng theo lời tả, cây thứ nhất có lẽ là Hồ điệp (Phalaenopsis) cây thứ hai có lẽ là Cát Lan (Cattleya). Cả hai đều có triệu chứng bị thối rễ. Khi rễ bị thối, cây không còn hút được nước cho nên lá nhăn nheo và mềm. Trường hợp này, lấy cây ra khỏi chậu cắt bỏ rễ thối rắc bột diêm sinh (sulfur) rồi bỏ vào bao nylon bịt kín lại để vào chỗ rợp, khi nào thấy cây ra rễ sẽ trồng lại vào chậu.

3. TƯỚI NƯỚC

Xin cho biết bao nhiêu lâu mới tưới một lần và tưới như thế nào mới đủ. Tôi nghe nói tưới bằng nước mưa hay nước lọc tốt hơn nước máy có đúng hay không?

Thông thường vào muà hè nếu trời không mưa, tưới 2 lần một tuần. Mùa thu, mùa xuân mỗi tuần một lần. Mùa đông 2-3 tuần một lần. Nhưng mỗi loại lan một khác, mùa hè Vanda tưới mỗi ngày 2-3 lượt, Cymbidium có thể tưới 2 ngày một lần, Cattleya và nhiều loại khác cần phải khô rễ rồi mới tưới. Chậu nhỏ cần tưới thường xuyên hơn là chậu lớn, trung bình chậu nhỏ tưới 3 ngày 1 lần, chậu trung bình tưới 5 ngày 1 lần, chậu to tưới tuần 1 lần. Khi tưới dung lượng nước tương đương với chậu cây, thí dụ chậu 1 gallon cần tưới 1 gallon nước. Tưới cho thật đẫm và thưa không nên tưới mỗi ngày một ít. Nước mưa rất tốt cho việc tưới lan, nước lọc (reverse osmosis) cũng tốt nhưng không nên dùng nước lọc bằng muối (soft water). Độ pH của nước cần ở mức từ 4.0 đến 7.0 và độ muối trong nước (Total dissolved salts) TDS cần phải dưới 500 ppm (parts per million).

4. TRỒNG LAN TRONG CHẬU NÀO TỐT HƠN

Xin cho biết lan trồng trong chậu nào tốt hơn?

Lan có thể trồng trong nhiều loại chậu, tuy nhiên mỗi loại chậu có một đặc tính riêng.

Chậu đất rất tốt, chóng khô nước nhưng dễ vỡ và hay bị đóng muối.

Chậu Plastic giữ nước lâu hơn và rẻ tiền hơn.

Giỏ gỗ treo (Hanging basket) thoáng gió, mau khô nhưng hay bị mục, thích hợp với các loại Vanda, Aerides, Stanhopea và những loại có dò hoa mọc ở phía dưới.

5. PHÂN BÓN LOẠI NÀO TỐT

Trên thị trường có quá nhiều loại phân bón, xin chỉ cho loại nào thích hợp với lan, mầu xanh hay mầu vàng?

Phân bón lan có nhiều nhãn hiệu khác nhau, có nhiều thứ giá quá đắt nhưng chưa chắc đã tốt hơn. Có loại mầu xanh, mầu hồng hay mầu vàng. Những mầu sắc này không quan trọng gì cả, nhà chế tạo dùng mầu để phân biệt giữa các loại. Nên biết rằng bất cứ loại phân bón nào cũng có 3 nhóm chữ số: thí dụ 25-10-25. Nhóm đầu 25 chỉ lượng Nitrogene cần thiết cho lá, nhóm thứ hai 10 chỉ lượng Phosphorus cần thiết cho hoa, nhóm thứ ba 25 chỉ lượng Potassium cần cho củ và rễ. Không nên mua những loại dùng Urea để tạo thành Nitrogene bởi vì Urea phải 7-10 ngày mới ngấm, khi tưới nước, Urea chưa ngấm đã bi trôi đi hết. Chỉ nên bón bằng những loại phân hòa tan trong nước, không nên rắc phân viên (cube), hay que (stick) vì sẽ làm cháy rễ. Nếu thời tiết dưới 70°F, không nên rắc phân hột chậm tan (slow release) bởi vì loại này khi bị lạnh, vỏ bọc ngoài không vỡ ra được.

6. ĐẦU LÁ BỊ CHÁY

Đầu lá Cymbidium hay bị cháy, xin cho biết tại sao?

Đầu lá bị cháy thường do phân bón quá nhiều, mỗi lần bón phân chất muối trong phân bón đọng lại trong chậu. Pha Magnesium sulfate (Epson salt) một thìa súp cho 1 gallon nước, tưới cho thật đẫm, vài giờ sau xả nước cho sạch và cắt bỏ đầu lá, mỗi tháng tưới một lần.

Thông thường vào muà xuân người ta bón phân 30-10-10. Khi cây lan đã trưởng thành đổi sang loại phân thúc cho ra hoa (blossom booster) 10-30-30 hay 0-10-10 chẳng hạn. Nếu không muốn thay đổi, dùng loại phân 20-20-20 hay 15- 15-15. Gần đây trường Đại học cuả tiểu bang Michigan (Michigan State University) đã nghiên cứu thành công trong việc xử dụng loại phân 19-4-23 tưới với nước giếng tại Michigan và loại 13-3-15 dùng với nước lọc.

7. LÁ BỊ ĐỐM ĐEN:

Lá lan thường hay bị đốm den, có phải là virus hay không? xin cho biết nguyên nhân và cách chữa.

Lá lan bị đốm hay có những chấm đen, thường do khi tưới nước rồi thời tiết lạnh xuống mấy loại vi khuẩn hay nấm độc tác hại. Do đó khi trời lạnh nên giữ lan cho khô. Chữa trị bằng cách phun thuốc Benlate (Benomyl) hay Daconil. Những đốm đen là vết sẹo không bao giờ mất đi.

Mấy loại Virus thông thường là Odontoglossum ringspot virus hiện tượng là có những vòng, làm thành những quầng nâu vàng trên lá. Mosaic virus gây những chỗ lồi lõm những sọc đen hoặc xanh nhạt hay đen trên lá. Necrotic ringspot virus thường xẩy ra cho lan Cymbidium làm cho lá lan bi quầng, sọc lồi lõm và còn nhiều loại virus khác nữa. Nhưng nhiều khi những hiện tượng kể trên cũng không phải là do Virus. Muốn biết rõ phải cắt lá gửi đi thí nghiệm. Khi bị virus không có cách gì chữa được. Hãy hủy bỏ cây hay để riêng ra một chỗ. Phòng ngừa bằng cách không mua những cây khả nghi và dùng lửa đốt dao kéo trước khi cắt lá hay rễ.

8. RỆP

Lan thường hay bị rệp, xin cho biết cách trị.

Lan thường hay bị những loại rệp xanh, đen, vàng (aphids), rệp trắng (mealybugs) rệp sáp (Boisduval scales) hay rệp vẩy cứng (hard scales) rệp nhỏ (Spider mites) Ruồi trắng (White fly) v.v… Dùng xà phòng (insecticide soap) Malathion 50 hay Diazinon xịt trên và dưới lá. Mỗi tuần xịt một lần, trong 3-4 tuần lễ liên tiếp để giết những con rệp còn sót lại hoặc do trứng mới nở. Nhưng muốn tận diệt phải dùng những loại Systemic cho thuốc ngấm vào trong cây như Isotox hay Orthenex. Dùng thuốc này phải theo lời chỉ dẫn phải xịt 4-5 lần cách nhau 3 tuần lễ. Nên nhớ rằng những thứ thuộc loại Systemic không thể dùng cho rau cỏ và cây ăn trái được.

9. KIẾN

Kiến làm tổ trong chậu lan có hại hay không? Làm sao diệt trừ?

Tuy kiến không làm hại cây lan, nhưng kiến mang đủ loại rệp đến. Rệp hút nhựa cây trong có chất ngọt như mật và kiến hút chất mật trong con rệp như người ta nuôi bò sữa. Khi kiến tha rệp từ cây này sang cây khacù tưcù là đã mang theo bệnh hay vi rút sang theo.

Muốn giết kiến dùng các loại thuốc kể trên, nhưng nếu muốn tận diệt ổ kiến trong chậu lan hãy rắc thuốc hột Diazinon granule trên mặt chậu và tưới nước cho thuốc ngấm xuống.

10. SÊN

Lan thường hay bị sên cắn mầm và hoa, tìm không thấy.Xin chỉ bảo cách trừ.

Sên có hai thứ: có vỏ (snails) và không có vỏ (slugs). Loại có vỏ dễ nhìn thấy, nhưng loại không vỏ thường nằm trong chậu. Loại này khó trị, khi cây ra hoa sên bò ra cắn ngang dò hoa hay cắn nát bông hoa.

Muốn trừ sên vào đầu mùa xuân nên rắc thuốc trừ sên hay rắc muối dưới đất chung quanh chỗ để lan và tiếp tục khi thấy dấu sên bò thường là vệt nhớt bóng loáng. Khi lan bắt đầu ra nụ hay hoa, hãy rắc bột trừ sên hiệu Correy 's trên mặt chậu hay trên lá để ngừa loại sên không vỏ, hay rắc một ít vỏ cây Red wood trên mặt chậu, sên không ưa mùi gỗ này.

11. NUÔI LAN TRONG NHÀ

Xin vui lòng chỉ cho cách nuôi lan trong nhà.

Muốn nuôi lan trong nhà cần để lan ở gần cửa sổ hướng Nam cho có ánh sáng. Nếu không có cưả sổ hãy dùng 4 chiếc đèn ống 40 Watts gồm 2 bóng Wide Spectrum kèm 2 bóng Cool white cho diện tích 36 x 36" hay dùng loại đèn High Intendity Discharge (HID) cho một diện tích lớn hơn. Nếu dùng đèn, cần để từ 12 giờ một ngày cho cây sắp ra hoa. Các cây nhỏ cần đến 16 giờ mới đủ sức tăng trưởng. Nuôi lan trong nhà cần để chậu lan trên khay nước có đá sỏi cho đủ độ ẩm và quạt cho thay đổi không khí. Phalaenopsis, Miltonia, Paphiopedilum là những loại thích hợp nuôi trong nhà.

12. LAN CÓ HƯƠNG THƠM

Xin cho biết một vài thứ lan có hương thơm.

Những cây lan nguyên giống (species) hoặc ghép giống từ những cây dưới đây phần đông đều có hương thơm:

Aerides odoratum Angraecum sesquipedale Brassavola nodosa
Cattleya hoa trắng, tím, hồng Cymbidium eburneum Cymbidium ensifolium
Cymbidium sinense Encyclia citrina Encyclia cordigera
Dendrobium anosmum Dendrochilum glumaceum Lycaste aromatica
Lycaste cruenta Maxillaria tenuifolia Neofinetia falcata
Odontoglossum pulchellum Oncidium ornithorhynchum Rhynchostylis gigantea
Rhyncholaelia digbyana Stanhopea occulata Stanhopea wardii
Stanhopea tigrina Trichopilia suavis Vanda merrilli Vanda tricolor
Zygopedilum intermedium Zygopedilum crinitum Zygopedilum mackayi

13. ĐÈN ĐỐT MUỖI

Tôi có khoảng 30 chậu lan để ở vườn sau vẫn có hoa, nhưng từ khi treo chiếc đèn đốt muỗi, nhiều cây không ra hoa. Như vậy có phải tại đèn hay không?

Rất đúng! Lan cũng như người cần có thời gian nghỉ và ngủ. Vì vậy không nên để đèn ở nơi trồng lan. Chiếc đèn đốt muỗi leo lét suốt đêm thỉnh thoảng lại sáng rực vì đốt cháy côn trùng làm cho cây bị nhiễu loạn ánh sáng và không ra hoa.

14. TẠI SAO RỤNG LÁ

Tại sao Cymbidium hay rụng lá hơn càc thứ lan khác?

Theo định luật của tạo hóa, lan cũng như người phải trải qua thời kỳ sinh lão bệnh tử. Có người tuổi thọ cao, có người yểu mệnh vì thiếu dinh dưỡng hoặc đìều kiện sinh sống khắc nghiệt. Lá già vàng đi và rụng xuống là lẽ thường tình. Thông thường sau 2 năm lá Cymbidium sẽ rụng, nhất là khi thiếu nước tưới vào mùa hè hoặc cây đã chết rễ. Vì vậy nếu thiếu nước, các cây non sẽ rút hết nước của cây mẹ làm cho cây này rụng lá. Kinh nghiệm cho thấy những cây không có củ già dễ bị rụng lá bởi vì củ già là bầu chứa nước.

15. NỤ HOA VÀ NHÁNH NON

Làm sao phân biệt được mầm hoa và cây non?

Với Cymbidium mầm hoa sẽ thành hình vào thàng 9-10 khi đêm bắt đầu se lạnh. Mầm hoa hình tròn như đầu bút chì, trái lại cây non sẽ dẹp. Đối vói các giống lan khác cũng giống như vậy.

16. NỤ HOA BỊ HÉO VÀ RỤNG

Xin cho biết tại sao Cymbidium, Dendrobium và một vài thứ lan khác mang vào trong nhà nụ hoa lại bị héo và rụng?

Nụ hoa bị héo và rụng vì 2 nguyên nhân chính: nhiệt độ, độ ẩm bị thay đổi đột ngột. Trong nhà để lò sưởi đốt bằng gas nhiều khi còn hơi hoặc giả để ở cưả sổ có nắng chiếu thẳng vào. Nên nhớ Cymbidium nếu trên 75oF dễ bị héo nụ, do đó cần phải để vào chỗ rợp mát.

17. MANG LAN VÀO TRONG NHÀ

Tôi muốn mang lan vào chưng ở phòng khách. Xin vui lòng cho biết nên mang trước khi hay sau khi hoa nở và để trong nhà bao lâu?

Như đã trình bầy ở trên nếu không có sự quá ư chênh lệch về nhiệt độ và độ ẩm, mang vào lúc nào cũng được và để bao lâu cũng được. Nhưng thông thuờng trong nhà bao giờ cũng thiếu ánh sáng, nếu để quá lâu những loại cần nhiều ánh sáng sẽ thui chột vì vậy chỉ nên để 1-2 tuần ngoại trừ Phalaenopsis, Paphiopedilum, Masdevalia v.v...

18. THÚC CHO HOA RA VÀO DỊP TẾT

Xin chỉ cho tôi cách nào cho hoa nở vào dịp Tết.

Tạo hóa sinh ra vạn vật đã ấn định những điều kiện về thời tiết để đơm hoa kết trái. Hoa chỉ nở theo mùa, chúng ta khó lòng thay đổi. Tuy nhiên người ta cũng có thể làm cho hoa nở sớm hơn hoặc chậm hơn bằng cách bón phân, thay đổi ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm. Tăng thêm ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm sẽ làm cho hoa nở sớm hơn, trái lại sẽ làm cho hoa nở chậm hơn. Kinh nghiệm cho thấy nếu dò hoa Cymbidium cao độ 3-4 inches mà mang vao trong nhà 30-45 ngày trước sẽ có hoa vào dịp Tết. Dendrobium mới hé mầm nụ cũng vậy, nhừng phải coi chừng độ ẩm.

19. Cây lan hồ điệp Phalaenopsis của tôi lá vàng úa và rụng dần xin vui lòng chỉ dẫn

Luôn nhớ lan Hô điệp không chịu được lạnh dưới 60 độ F và cũng không ưa nhiệt độ quá chênh lệch giữa đêm và ngày. Nếu không có nhà kính nên nuôi ở trong nhà. Trường hợp trên lấy cây ra khỏi chậu cắt bỏ rễ thối, phun Daconil rồi trồng lại với vỏ cây mới và dùng chậu nhỏ hơn, để vào cửa sổ không có ánh nắng, chờ cho cây hồi phục mới cho thêm chút ánh nắng buổi sáng.

20. Lan hồ điệp lá xanh mướt, mềm sèo và mọc vẹo sang một bên xin cho biết nguyên nhân.

Nguyên nhân chính thiếu ánh sáng cho nên lá mềm và xanh mướt. Lá mọc vẹo sang một bên là theo qui luật tự nhiên cây, lá hoa, rễ đều hướng về phía ánh sáng.

21. Daconil dùng để trừ nấm và các bệnh tật (fungus & bacteria) nhưng thường để lại vết trắng trên lá cây. Có thứ nào thay thế?

Khi dùng Daconil nên pha thêm một thía cà phê xà phòng rửa chén, vài ngay sau tưới nước sẽ hết sacïh vệt trắng trên lá. Muốn thay thế, dùng Phyton 27 pha từ 2.50 đến 4 ounces cho 10 gallon nước để trị bệnh từ 5 đến 10 ngày một lần cho đến khi hết bệnh. Nếu dùng để phòng ngừa pha 1,50 ounces cho 10 gallon nước phun từ 10 dến 15 ngày một lần.

22. Xin hỏi làm sao trừ rệp xanh hay rệp đen bám vào nụ hoa và lá non?

Nếu ít , dùng Q tip hay bông gòn chấm vào xà phòng rưả chén pha loãng, còn nếu nhiều hãy dùng Alcohol 75 % vào bình phun cho chết rệp sau đó phun bằng nước lạnh. Khoảng một tuần sau phun thêm một lần nưã để giết những con rệp mới nở vì trứng rệp và các loại côn trùng đều có một màng mỏng che chở Alcohol hay thuốc sát trùng không ngấm vào nổi.

23. Xin định nghĩa rõ rệt thế nào là Hoa lan Việt Nam?

Chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng: Hoa lan Việt Nam tức là hoa lan nguyên thủy mọc tại núi rừng Việt nam còn những cây lan nhập cảng từ các quốc gia khác không thể coi là hoa lan cuả Việt Nam đuợc. Thí dụ cây Paphiopedilum delenati chỉ mọc tại Việt Nam (endemic) thì 70 năm sau dù rằng đã sinh sôi nẩy nở tại Hoa Kỳ, Pháp, Nhật v.v... cũng vẫn đuơc gọi là hoa lan Việt nam. Nhưng cũng có những cây như Dendrobium aggregatum, Dendrobium chrysotoxum chẳng hạn mọc tại các nuớc như Thái Lan, Việt Nam, Lào, Miến điện v.v... thì nước nào cũng có thể coi như cây đó là của mình.
Theo bác BÙI XUÂN ĐÁNG

Cách phòng trị bệnh héo rễ hại hoa lan

Cách phòng trị bệnh héo rễ hại hoa lan

 
Bệnh héo rễ thường gây hại nhiều trên một số giống lan như Phalaenopsis, Dendrobium, Cattleya….Với những giống có bộ rễ to, khỏe, chắc như Vanda… chúng thường gây hại ít hơn. Với những cây lan nhỏ, nếu rễ bị hại thì lá sẽ vàng dần, nặng có thể bị chết.

Những giò Hồ điệp và Đăng lan, vào mùa mưa nhất là sau một số đợt mưa dài ngày rễ thường bị héo khô xốp, không còn cứng chắc sau chúng chuyển dần sang màu nâu đen rồi mục ra đó là triệu chứng của bệnh héo rễ (Wilt) là một loại bệnh do nấm Sclerotium rolfsiisacc gây ra.

Bệnh héo rễ thường gây hại nhiều trên một số giống lan như Phalaenopsis, Dendrobium, Cattleya….Với những giống có bộ rễ to, khỏe, chắc như Vanda  (Vân lan)…chúng thường gây hại ít hơn. Với những cây lan nhỏ, nếu rễ bị hại thì lá sẽ vàng dần, nặng có thể bị chết.

Bệnh héo rễ thường tấn công ở đoạn rễ gần với gốc, vì nơi đây có ẩm độ cao, còn phần rễ nằm xa gốc do không tiếp xúc với đất trồng, thoáng khí, khô ráo nên ít bị bệnh tấn công hơn.

Để hạn chế tác hại của bệnh héo rễ có thể áp dụng mộ số biện pháp sau đây:

- Nếu mưa dài ngày liên tục thì dùng nilon che phía trên giàn lan để hạn chế mưa xối xuống chậu.

- Về chất trồng không nên dùng các vật liệu có tính giữ nước nhiều và lâu dài như vỏ dừa khô, cám xơ dừa… nên dùng dớn sợi, than  củi để chất trồng không giữ nước nhiều dễ tạo điều kiện cho bệnh phát sinh, phát triển.

- Vào những thời đểm có ẩm độ không khí  cao nên giảm bớt lượng nước tưới và cữ tưới trong ngày.

- Không treo chậu lan sát nhau  để giàn lan luôn được thông thoáng, đồng thời hạn chế bệnh lây lan.

- Không nên che chắn quá kín để giàn lan luôn được thông thoáng, tạo nhiều ánh sáng tán xạ tốt cho cây lan.

- Không nên dùng phân bón với hàm lượng đạm cao, làm cây xanh mướt, rễ mềm yếu, sức chống đỡ bệnh kém.

- Khi cây đã nhiễm bệnh cần cắt bỏ hết rễ đã bị bệnh, treo cách ly chậu lan bị bệnh, sau đó dùng các loại thuốc như : Benlate 50WP,Vicarben 50 BTN, Topsin -M 50WP,Derosal 50SC để phun xịt. Sau khi phun xịt thuốc nên nên bỏ một vài cữ tưới để thuốc không bị rửa trôi.

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Một số loại thuốc phòng trừ nấm bệnh cho vườn lan

Một số loại thuốc phòng trừ nấm bệnh cho vườn lan

Thời tiết thay đổi, hay mưa nhiều ít nắng là lúc nấm bệnh phát triển gây hại cho các cây lan trong vườn, để chủ động phòng trừ nấm bệnh gây hại cho lan các bạn cần biết một số loại thuốc để phun phòng trừ

Phòng trị côn trùng gây hại cho lan: Chúng ta có thể trồng các loại loại cây có mùi như: húng, quế, bạc hà, xả… quanh vườn để xua đuổi các loại côn trùng gây hại hoặc dùng vòi nước tưới dưới mặt lá để cuốn trôi ấu trùng, trứng của các loại côn trùng gây hại.

Khi các biện pháp này không có hiệu quả thì sử dụng các loại thuốc dưới đây luân phiên để tránh lờn thuốc:
- Nhện đỏ: Nissorun, Pegasus, Dimethoate, Mitac, Rufast, Ortus, Comites, Abamectin, Kelthane
- Bọ trĩ: Videci, Visher, Vifast, Trebon, Banate 40SP, Supracide, Dragon (5cc) + SK99 (20cc)/ bình 8 lít
- Rệp sáp, rệp bột: Acephate + chất bám dính
- Rệp vảy: Malathion, Trebon

Phòng trị nấm bệnh:
- Thối gốc và thối rễ: Viben, Fudasol
- Thối mềm: Kasai
- Thối nâu: Streptomycin, Tetracylin
- Thối đen: Aliette, Ridomil, Vilaxyl
- Bệnh đốm vòng, khô cháy lá, đốm nâu, héo rễ: Tospin, Viben, Fudasol, Vicarben, Desoral
- Đen thân: Zin, Zineb, Carbenzim
- Bệnh đốm lá: Cabenzim + Dipamate, Cadilac, Thio – M, Dipomate
- Bệnh thán thư, thối nâu vi khuẩn: Kasumin, Saipan + Mexyl, Saipan + Alpine, Mexyl + Alpine

Thuốc trừ nấm bệnh Aliette

Chống thối rễ, thối thân, dùng tốt trong mùa mưa.

Thuốc trừ nấm CARBENZIM 500FL

- Thuốc trừ nấm nội hấp và tác dụng rộng. Trị tốt bệnh Thán thư trên lan.
- Có thể dùng để quét lên chổ bị bệnh, các vết thối nhũn.
- Không hôi.

Thuốc trừ nấm bệnh Viben - C

Là thuốc trừ bệnh có tác động tiếp xúc và nội hấp, có phổ tác dụng rộng trừ bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra, Trị thối gốc, thối rễ lan

Thuốc trừ bệnh TopSin M 70WP


- Thuốc lưu dẫn, nội hấp, đặc trị nhiều loại bệnh trên nhiều cây trồng khác nhau. Chuyên trị vàng lá.

Thuốc trừ bệnh Antracol

Thuốc trừ bệnh phổ rộng trên cây ăn quả, rau màu và lúa.
Rất an toàn cho cây, phun được ngay cả giai đoạn ra bông.
Thuốc trừ bệnh bổ sung vi lượng kẽm Zn++ dễ tiêu cho cây trồng → mặc áo giáp kẽm cho cây.
Dưỡng lá nuôi đòng, giúp tăng năng suất, chất lượng lúa.

Trừ nấm bệnh, vi khuẩn sinh học EXIN 4.5HP

Trừ nấm bệnh dạng sinh hoc: không độc hại cho con người và môi trường, không mùi.

Thuốc trừ sâu Suprathion 40EC

- Trừ rệp (sáp, vảy) rất tốt, diệt cả kiến, cuốn chiếu.
- Hiệu quả lâu dài.
- Lúc bị rệp, dùng 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.
- Dùng bàn chải đánh răng cọ vào chổ bị rệp càng tăng hiệu quả sử dụng. Sau đó phun toàn cây, chậu.
- Chú ý: rất hôi.

Thuốc trừ nhện Ortus 5SC


- Pha chế thuốc trị nấm rẻ tiền dùng cho vườn lan có quy mô lớn:
Pha 1kg Sunfat đồng CuSO4 vào 80lit nước đựng trong thùng nhựa hoặc lu sành, pha 1kg vôi bột vào 20 lít nước. Đổ dung dịch CuSO4 vào dung dịch vôi bột khuấy đều. Dùng một cây đinh sắt sạch nhúng vào dung dịch đã pha. Sau khi lấy ra nêu thấy lớp đồng đỏ bám trên đinh sắt biến thành màu đen thì cho thêm nước vôi vào cho đến khi đinh sắt không bị biến thành màu đen nữa thì pha thêm 10 lit nước để đem ra sử dụng.
Nguồn: sưu tầm Internet

Cách trồng địa lan bằng sơ dừa - đơn giản mà hiệu quả

Cách trồng địa lan bằng sơ dừa - đơn giản mà hiệu quả

Chọn chậu trồng phù hợp với kích thước cây, bạn đừng chọn chậu to quá. nếu muốn cây mau ra hoa thì bạn chọn chậu vừa phải để tránh cây phát triển lá thì không chịu ra hoa nhé.

1. Trồng địa lan bằng sơ dừa rất dễ.

Nguyên liệu bao gồm: Sơ dừa, than củi

2. Cách trồng địa lan bằng sơ dừa:

a. xử lý chất trồng:


Sơ dừa xé nhỏ, cắt hoặc băm thật nhỏ (khoảng <0,5cm thôi nhé), than củi nghiền nhỏ cùng kích thước với sơ dừa.

b. Chọn chậu trồng địa lan:

Chọn chậu trồng phù hợp với kích thước cây, bạn đừng chọn chậu to quá. nếu muốn cây mau ra hoa thì bạn chọn chậu vừa phải để tránh cây phát triển lá thì không chịu ra hoa nhé. Nếu là chậu đất nung thì rất tốt, nhưng bạn phải ngâm chậu trong nước cho chậu ngấm no nước rồi mới trồng cây nhé; nếu là chậu nhựa thì bạn có thể trồng cây luôn (rửa chậu trước khi trồng cho chắc ăn ha)

c. Cách trồng vào chậu:

Đầu tiên, phần than củi, bạn để lót dưới chậu (khoảng 1/3 than củi dưới đáy chậu), sau đó cho 1 lớp mỏng (1/5 chậu) sơ dừa đã băm nhỏ vào chậu, cho cây vào chậu cho cây đứng với tư thế mong muốn, cho hết phần còn lại sơ dừa vào chậu đến cách miệng chậu 1cm, không cần nén chặt nhưng vỗ xung quanh chậu cho sơ dừa xuống đều để giữ cây đứng. sau khi trồng cây, bạn hãy tưới nước luôn cho cây nhé.

Thế là bạn đã có một chậu địa lan trồng bằng sơ dừa rồi, chứ trồng địa lan bằng đất vừa nặng chậu mà vừa khó thoát nước cho cây, cây chậm phát triển và dễ bị úng nước lắm, trồng bằng sơ dừa nhẹ vừa tiện lợi việc di chuyển chậu ha, mình trồng bằng sơ dừa rất ok, miễn giữ ẩm tốt cho cây thì cây phát triển rất khỏe mạnh nhé.

Hoàng thảo móc - Dendrobium hamatum

Hoàng thảo móc - Dendrobium hamatum

Phong lan trung bình, thân dài 30-40 cm. Lá rụng vào mùa Thu. Hoa mọc từng chùm 3-5 chiếc trên phần ngọn

Dendrobium hamatum Rolfe 1894

Tên Việt: Mộc lan móc (PHH), Hoàng thảo móc (TH).

Mô tả: Phong lan trung bình, thân dài 30-40 cm. Lá rụng vào mùa Thu. Hoa mọc từng chùm 3-5 chiếc trên phần ngọn.

Nơi mọc: Sơn La, Lai Châu, Lâm Đồng.
 

Dendrobium hainanense

Dendrobium hainanense

Phong lan nhỏ, lá mọc đối cách, dầy và cứng, hoa đơn độc to 5-10 mm

Dendrobium hainanense Rolfe 1888

Đồng danh: Aporum hainanense (Rolfe) Rauschert 1983.

Tên Việt: Chưa có.

Mô tả: Phong lan nhỏ, lá mọc đối cách, dầy và cứng, hoa đơn độc to 5-10 mm.

Nơi mọc: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Tây Nguyên.

Ghi chú: Từ lâu người ta thường nhầm lẫn tên này với cây trúc lan có hoa vàng: Den. odiosum
 

Dendrobium gibsonii

Dendrobium gibsonii

Phong lan lớn, thân phình ra và nhỏ dần trên ngọn, 3-4 chùm hoa, dài 15-20 cm, hoa 6-15 chiếc to 3-5 cm, mầu vàng sẫm đặc biệt có 2 đốm nâu đen trong họng, nở vào Xuân-Hạ.

Dendrobium gibsonii Paxton 1838

Đồng danh: Callista binocularis (Rchb. f.) Kuntze 1891; Callista gibsonii (Lindl.) Kuntze 1891.

Tên Việt: Chưa có.

Mô tả: Phong lan lớn, thân phình ra và nhỏ dần trên ngọn, 3-4 chùm hoa, dài 15-20 cm, hoa 6-15 chiếc to 3-5 cm, mầu vàng sẫm đặc biệt có 2 đốm nâu đen trong họng, nở vào Xuân - Hạ.

Nơi mọc: Lào Cai, Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên.
Theo Hoalanvietnam.org
 

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Phòng bệnh trên lan cắt cành

Phòng bệnh trên lan cắt cành

Trong những năm gần đây, lan cắt cành được trồng phổ biến rất phổ biến, gồm các giống như: Dendrobium, Mokara và địa lan. Gần đây nhất là lan hồ điệp cũng là một trong những nhóm hoa lan sẽ được đưa vào khai thác như hoa lan cắt cành. Nhưng việc chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh trên lan cắt cành gặp vô vàng khó khăn.

I. Các loại bệnh hại lan cắt cành

1.1. Bệnh lan bị tuột lá chân

Đặc điểm:  Loại bệnh này thường gặp ở những vườn trồng lan Mokara. Phần lá chân của cây lan (sát mặt giá thể) thường vàng, héo và sau đó rụng lá. Bệnh thường xuất hiện ở những cây lan suy dinh dưỡng còi cọc, đến khi trồng lại tưới nhiều nước.
Phòng trị: Sử dụng Ridomil với liều lượng 30g/lít.

1.2. Bệnh thối đen lá non

Đặc điểm: Bệnh đen lá non thường xuất hiện trên những vườn trồng lan Mokara. Vết bệnh ban đầu là những chấm đen nhỏ li ti, sau đó vết bệnh lan rộng và làm thối cả một vùng rộng lớn. Nguyên nhân là do điều kiện trồng quá ẩm.
Phòng trị: Hạn chế tưới nước. Khi bệnh có dấu hiệu nặng thì sử dụng  Physan 20 hoặc Ridomil.

Để việc tưới nước và bón phân cho lan mokara đạt hiệu quả, mời các bạn xem bài viết: Tưới nước bón phân cho Vanda và Mokara đúng cách hoặc bài viết Chia sẽ một số kinh nghiệm trồng lan Mokara

1.3. Bệnh đốm lá trên lan

Đặc điểm: Do nấm Cercospora sp. gây ra (Tìm hiểu thêm về loại nấm Cercospora sp). Bệnh thường phát triển phổ biến ở những vườn lan trồng Dendrobium và lan Mokara. Gây hại chủ yếu trong mùa mưa, ở những vườn có ẩm độ cao. Vết bệnh là những đốm nhỏ tròn màu đen, hình trong hơi lõm, ở giữa màu nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá già.

Phòng ngừa bệnh đốm lá trên lan: Thường xuyên dọn vệ sinh vườn lan. Phun thuốc phòng bệnh khi cây còn nhỏ, chưa xuất hiện triệu chứng bệnh.
Xử lý khi bệnh đốm lá vừa xuất hiện: cắt bỏ phần vết bệnh trên lá, sau đó bôi thuốc trị nấm.
Khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Rydomyl Gold 68 WP, Dipomate 80 WP, Zineb, Captan + Aliette, hỗn hợp Carbenzim với Dipomate...

Chú ý khi phun thuốc: phải phun đều cả hai mặt lá và sau đó khoảng 01 giờ, phải phun bổ sung phân bón lá hoặc phân vi lượng.

1.4. Bệnh đốm đen lõm

Đặc điểm: Bệnh này do nấm Phyllosticta capitalensis gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở những vườn lan trồng Dendrobium, gây hại ở cuối mùa mưa đầu mùa nắng. Vết bệnh là những chấm đen nhỏ, hơi tròn. Bệnh gây hại nặng trên những vườn lan kém vệ sinh.

Phòng trị: Vệ sinh dọn dẹp vườn lan. Cứ 2 – 3 tháng phun khử trùng 1 lần bằng dung dịch nước vôi.
Phòng trừ bệnh có thể dùng một trong những loại thuốc trừ nấm như Zineb, Topsin,…

1.5. Bệnh tuột lá trên cây Dendrobium

Đặc điểm: Đây là bệnh khá quan trọng và phổ biến nhất trên những vườn lan trồng Dendrobium, còn gọi là bệnh đốm hoại tử. Xuất hiện ở những vườn lan có biên độ dao động ẩm độ lớn và nhiệt độ thay đổi đột ngột. Vết bệnh ban đầu là những vết ố vàng nham nhở, sau đó lan rộng. Xuất hiện nhiều ở những lá già. Nếu bệnh nặng có thể làm cây lan rụng hết lá.

Để kiểm soát hoàn toàn bệnh này, có thể sử dụng Ronilan, cứ 10 ngày/lần.

1.6. Bệnh thối mềm giả hành

Đặc điểm: Bệnh thối mềm do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh ban đầu có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thới tiết ẩm ướt, mô bệnh càng thối nặng hơn.

Phòng trị:

+ Vệ sinh thường thường xuyên.
+ Hạn chế tưới nước cho cây vào buổi tối.
+ Tách những cây bệnh để riêng, nếu nặng có thể đem huỷ.
+ Có thể sử dụng các loại thuốc như Steptomycin hoặc Tetracyline để phun.

1.7. Bệnh thối nâu

Đặc điểm: Bệnh thường do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra, còn gọi là thối nâu. Vết bệnh ban đầu màu nâu nhạt, hình tròn, mọng nước. Sau đó, vết bệnh đậm dần lên và lan ra cả giả hành. Bệnh gây hại mạnh trên những vườn lan trồng vũ nữ.

II. Sâu hại lan cắt cành

2.1. Bọ trĩ

Đặc điểm: Bệnh đốm đen của hoa lan là do nấm Fusarium sp. gây ra kết hợp với bọ trĩ. Bệnh thường xảy ra trong mùa nắng, ở những vườn lan có ẩm độ thấp.
Phòng trị: Có thể sử dụng Mesurol và Dithane M45.

2.2. Rệp vảy

Đặc điểm: Rệp thường bám trên những giả hành còn non hoặc trên những lá lan. Sâu gây hại nặng làm giảm quang hợp của cây và ảnh hưởng lớn đến năng suất và mẫu mã cây. Rệp vảy xuất hiện nhiều ở những vườn lan vệ sinh kém, ẩm độ cao.
Phòng trị: Vệ sinh vườn thường xuyên. Có thể chà xát rệp ở những cây bị nặng bằng bàn chải. Hoặc dùng một trong những loại thuốc như Alpha cypermethin hoặc Dimethoate.

Lưu ý: Đối với lan, chuyện phòng bệnh lúc nào cũng là ưu tiên hàng đầu, vì khi cây đã bị nấm bệnh thì khả năng lây lan cho cả vườn lan là rất cao. Đừng để khi cây bị bệnh thì mới trị. Cách dễ dàng nhất là xuyên theo dõi lá lan để biết tình trạng của cây đang thế nào. Các bạn có thể xem thêm bài viết này: Cách quan sát lá lan để phát hiện bệnh trên lan
Chúc các bạn thành công.
(Tài liệu sưu tầm)

Dendrobium fuerstenbergianum

Dendrobium fuerstenbergianum

Phong lan thân cao 20-22 cm, phủ dầy lông, 4-7 lá. Chùm hoa ngắn, hoa 2-3 chiếc, to 5 cm, nở vào Hạ-Thu.

Dendrobium fuerstenbergianum Schltr 1907

Tên Việt: Chưa có.

Mô tả: Phong lan thân cao 20-22 cm, thân cây phủ dầy lông, có từ 4-7 lá sinh trưởng tại những vùng có khí hậu mát mẻ. Chùm hoa ngắn, hoa 2-3 chiếc, to 5 cm, nở vào Hạ-Thu.

Nơi mọc: Dak Blo, Kon Tum.

Dendrobium formosum - Bạch Nhạn

Dendrobium formosum - Bạch Nhạn

Phong lan nhỏ, thân cao 30 cm. Hoa 4-5 chiếc, to 10-12 cm, có hương thơm, mọc ở gần ngọn cây già, nở vào mùa Thu - Đông.

Dendrobium formosum Roxb. var. gigantea Roxburg ex Lindley 1832

Đồng danh: Callista formosa (Roxb.) Kuntze 1891.

Tên Việt: Bạch nhạn (PHH).

Mô tả: Phong lan nhỏ, thân cao 30 cm. Hoa 4-5 chiếc, to 10-12 cm, có hương thơm, mọc ở gần ngọn cây già, nở vào mùa Thu - Đông.

Nơi mọc: Tây Nguyên, Lâm Đồng.
 

Dendrobium farinatum

Dendrobium farinatum

Dendrobium farinatum được Jana Skornickova tìm thấy tại Hòn Bà, Khánh Hòa tháng 6-2011

Dendrobium farinatum Schildh. & Schraut 2004

Tên Việt: Chưa có.

Mô tả: Trong bản tường trình không mô tả rõ chi tiết của cây lan.

Nơi mọc: Jana Skornickova thấy tại Hòn Bà, Khánh Hòa tháng 6-2011.

Phụ chú: Trong bản tường trình Leonid Averyanov có ghi cây lan này có liên quan tới cây Den. dataniense Guillaume, 1957. Nhưng khi tìm hiểu chúng tôi lại thấy cây này lại có đồng danh là Den. alterum Seidenfadden 1985 và hoa của mấy cây này khá giống nhau. Có lẽ những cây này cũng chỉ là một.
 

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Hoàng thảo lá sợi - Dendrobium exile

Hoàng thảo lá sợi - Dendrobium exile

Phong lan cao 40-50 cm, thân mảnh, lá hình ống. Hoa 1-2 chiếc, dài 2.5 cm, thơm như mùi phấn, mọc gần ngọn cây già, nở vào mùa Thu.

Dendrobium exile Schltr. 1906

Đồng danh: Dendrobium heterocaulon Guillaumin 1965.

Tên Việt: Hoàng thảo lá sợi (TH).

Mô tả: Phong lan cao 40-50 cm, thân mảnh, lá hình ống. Hoa 1-2 chiếc, dài 2.5 cm, thơm như mùi phấn, mọc gần ngọn cây già, nở vào mùa Thu.

Nơi mọc: Lâm Đồng, Đồng Nai.
Theo Hoalanvietnam.org

Dendrobium dixanthum

Dendrobium dixanthum

Phong lan thân cao 30-40 cm, lá 4-5 chiếc rụng vào mùa Đông. Hoa to 4 cm, mọc từ các đốt nở vào Đông-Xuân.

Dendrobium dixanthum Lindley 1845

Đồng danh: Callista dixantha Rolfe 1891; (Rchb. f.) Kuntze 1891.

Tên Việt: Chưa có.

Mô tả: Phong lan thân cao 30-40 cm, lá 4-5 chiếc rụng vào mùa Đông. Hoa to 4 cm, mọc từ các đốt nở vào Đông-Xuân.

Nơi mọc: Leonid Averyanov, Phan Kế Lộc, Nguyễn Quang Hiếu tìm thấy tại Na U, Điện Biên ngày 4-4-2011.
Theo Hoalanvietnam.org

Hoàng thảo lá kim - Dendrobium dentatum

Hoàng thảo lá kim - Dendrobium dentatum

Hoàng thảo lá kim 60 cm, lá hình ống, chùm hoa dài 20-30 cm, hoa nhỏ. Cây này trông giống như Den. crumenatum.

Dendrobium dentatum Seidenf.

Đồng danh: Dendrobium tenellum Lindl.

Tên Việt: Hoàng thảo lá kim (TH).

Mô tả: Phong lan cao 40-60 cm, lá hình ống, chùm hoa dài 20-30 cm, hoa nhỏ. Cây này trông giống như Den. crumenatum.

Nơi mọc: Lạng Sơn, Sơn Tây, Hà Nam Ninh, Quảng Bình, Tây Nguyên, Lâm Đồng, Đà Lạt.
Theo Hoalanvietnam.org

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Lan Mắt trúc - Dendrobium dalatense

Lan Mắt trúc - Dendrobium dalatense

Lan Mắt trúc, đặc hữu của VN, mọc ở Langbiang, cao 30-40 cm, lá xếp 2 dãy, dài 5 cm, cách xa nhau 6 cm. Hoa mọc ở đỉnh thân, trên các đốt không lá. Hoa nhỏ mầu trắng, cánh môi rỗng, nhiều gan dọc, đỉnh hơi lõm.

Dendrobium dalatense Gagnep

Không tìm thấy ảnh và tài liệu nào khác ngoài hình vẽ của Chevalier và lời chú thich của:

Trần Hợp: Lan Mắt trúc, đặc hữu của VN, mọc ở Langbiang, cao 30-40 cm, lá xếp 2 dãy, dài 5 cm, cách xa nhau 6 cm. Hoa mọc ở đỉnh thân, trên các đốt không lá. Hoa nhỏ mầu trắng, cánh môi rỗng, nhiều gan dọc, đỉnh hơi lõm.

Gunnar Seidenfaden: Rất giống với cây Den. acinaform, nhưng lớn hơn về kích thước. Theo mẫu vật của Kerr, tin rằng 2 cây chỉ là một.
THeo Hoalanvietnam.org

Hoàng thảo Đắc Lắc - Dendrobium daklakense

Hoàng thảo Đắc Lắc - Dendrobium daklakense

Phong lan cao 60 cm. Chùm hoa ngắn, mọc gần ngọn, hoa 5-7 chiếc to 5 cm nở vào tháng 11

Tên Việt: Hoàng thảo Đắc Lắc.

Đồng danh: Dendrobium daklakense Tich, N.T., Schuiteman, A. & Vermeulen, J.J. (2010)

Mô tả: Phong lan cao 60 cm. Chùm hoa ngắn, mọc gần ngọn, hoa 5-7 chiếc to 5 cm nở vào tháng 11.

Nơi mọc: Tây Nguyên.
Theo hoalanvietnam.org
Hoàng Thảo Đắk Lắk (Dendrobium daklakense) là loài lan mới được phát hiện vào năm 2009 tại một khu rừng hẻo lánh thuộc tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam và chính thức được xác nhận là loài mới vào tháng 11 năm 2010. Hoàng thảo Đắk Lắk có thân giống cây mía, lá màu xanh dài khoảng 60 cm, đài hoa và cánh hoa có màu trắng tinh khiết, bóng và dày còn nhụy hoa có màu vàng cam rất rực rỡ. Hiện tại, loài này mới chỉ được tìm thấy ở tỉnh Đắk Lắk của Việt Nam nhưng các nhà khoa học nhận định có thể nguồn gốc thực sự của loài lan này là ở Lào hoặc Camphuchia. Hoàng thảo Đắk Lắk thuộc họ lan Dendrobium quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng cao. (thiennhien.net)

Dendrobium compactum

Dendrobium compactum

Phong lan nhỏ, thân ngắn 4-5 cm, lá 6 chiếc rụng vào mùa Thu. Chùm hoa một vài chiếc dài 3-4 cm, hoa 6-10 chiếc.

Đồng danh: Dendrobium williamsianum Schltr. 1906.

Tên Việt: Chưa có.

Mô tả: Phong lan nhỏ, thân ngắn 4-5 cm, lá 6 chiếc rụng vào mùa Thu. Chùm hoa một vài chiếc dài 3-4 cm, hoa 6-10 chiếc.

Nơi mọc: Điện Biên.

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Hoàng thảo cột vàng - Dendrobium chlorostylum

Hoàng thảo cột vàng - Dendrobium chlorostylum

Phong lan nhỏ, thân cao 20-30 cm. Hoa to 7 cm, 2-3 chiếc mọc ở các đốt gần ngọn.

Dendrobium chlorostylum Gagnep. 1950

Tên Việt: Ngọc vạn vòi lục (PHH), Hoàng thảo cột vàng (TH).

Mô tả: Phong lan nhỏ, thân cao 20-30 cm. Hoa to 7 cm, 2-3 chiếc mọc ở các đốt gần ngọn.

Nơi mọc: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
 

Đăng lan Sa Pa - Dendrobium chapaense

Đăng lan Sa Pa - Dendrobium chapaense

Phong lan thân cao từ 15-25 cm, lá 7-8 chiếc, mọc hai bên dài 6-10 cm, rộng 1-1.5 cm. Chùm hoa mọc gần đỉnh dài từ 1-2.5 cm, hoa 2-5 chiếc to 2-3.5 cm. Nở vào tháng 10 và 11, không thơm. Rất giống với Dendrobium longicornu.

Tên Việt: Đăng lan Sa Pa.

Mô tả: Phong lan thân cao từ 15-25 cm, lá 7-8 chiếc, mọc hai bên dài 6-10 cm, rộng 1-1.5 cm. Chùm hoa mọc gần đỉnh dài từ 1-2.5 cm, hoa 2-5 chiếc to 2-3.5 cm. Nở vào tháng 10 và 11, không thơm. Rất giống với Dendrobium longicornu.

Nơi mọc: Lào Cai, Sa Pa.

Móng rùa - Dendrobium anceps

Móng rùa - Dendrobium anceps

 
Phong lan, cao tới 60 cm, lá ngắn và dầy. Hoa một chiếc, to 1.25 cm, thơm, mọc ở giữa 2 lá, phần lớn ở ngọn, nở vào mùa Hạ và Thu.

Đồng danh: Aporum anceps Lindley 1830; Callista anceps (Sw.) Kuntze 1891; Ditulima anceps (Sw.) Raf. 1836.

Tên Việt: Móng rùa (PHH).

Mô tả: Phong lan, cao tới 60 cm, lá ngắn và dầy. Hoa một chiếc, to 1.25 cm, thơm, mọc ở giữa 2 lá, phần lớn ở ngọn, nở vào mùa Hạ và Thu.

Nơi mọc: Tìm thấy tại Bản Đôn, Krong Na, Đắc Lắc ngày 27-3-2008.

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Dendrobium acerosum

Dendrobium acerosum

Phong lan, thân nhỏ và dài, lá 7-10 chiếc hình ống đầu nhọn, cành hoa dài 5-15 cm, hoa 1-3 chiếc to 5-15 mm, nở từ mùa Thu, tới mùa Xuân.

Đồng danh: Aporum acerosum (Lindl.) Brieger 1981; Aporum calceolariae (J. König) M.A. Clem. 2003; Aporum subteres Griff. 1845; Callista acerosa (Lindl.) Kuntze 1891; Callista subteres (Griff.) Kuntze 1891.

Tên Việt: Chưa có.

Mô tả: Phong lan, thân nhỏ và dài, lá 7-10 chiếc hình ống đầu nhọn, cành hoa dài 5-15 cm, hoa 1-3 chiếc to 5-15 mm, nở từ mùa Thu, tới mùa Xuân.
Nơi mọc: Tây Nguyên.

Lan hoàng thảo trúc - Dendrobium salaccense

Lan hoàng thảo trúc - Dendrobium salaccense

Cụm hoa ở nách lá, có 2 - 3 hoa màu vàng tươi. Cánh môi thuôn bầu dục, nhọn, nguyên, có đốm đỏ.

Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo trúc
Tên Latin: Dendrobium salaccense
Đồng danh: Dendrobium salaccense (BL) Lindl; Dendrobium cathcartii Auct.Non HK.f;
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Mô tả: Lan sống phụ sinh, mọc bụi thẳng, cao 50 - 70cm, thân hình trụ có đốt như tre. Lá thuôn dài 10 - 13cm, rộng 1 - 1,3cm, gốc có bẹ ôm thân, đỉnh chia 2 thùy không đều. Cụm hoa ở nách lá, có 2 - 3 hoa màu vàng tươi. Cánh môi thuôn bầu dục, nhọn, nguyên, có đốm đỏ.

Phân bố:
Cây mọc ở Lâm Đồng, Đồng Nai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, và phân bố ở Mianma, Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc.

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 99.
Phát hiện ở Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Mã Lai, Lào, Việt Nam, Java, Borneo và Sumatra ở các cánh rừng ven biển ở độ cao 500 đến 1.800 mét, lan Dendrobium salaccense là một loài cây sống trên những thân cây nhỏ và lớn, ở nơi có khí hậu ấm áp và mát mẻ, chúng có thể phát triển trên cây và trên đá trong rừng ở những nơi hẻo lánh với thân cây thon thả, thường lõm, bóng, cây sống thành từng bụi lớn, với những thân cây mảnh mai, giống như lá cỏ phân tán ở phần trên của 2/3 của cây mía và nở vào mùa xuân và mùa hè với độ dài khoảng 8,8 cm , 1 đến 4 cụm hoa hoa xuất hiện từ các nút đối diện lá với hoa biến đổi thậm chí trong cùng một chùm hoa.

Tại Malaysia, những chiếc lá thơm của loài này được nấu bằng gạo để cho nó có vị cay đặc biệt và mùi thơm và một số người ở phía tây Sumatra mang những chiếc lá khô trong tóc của họ như một loại nước hoa.
Theo orchidspecies.com

Hoàng thảo tiểu hộc - Dendrobium podagraria

Hoàng thảo tiểu hộc - Dendrobium podagraria

Hoa nhỏ, màu trắng. Cánh môi hình tam giác, có nhiều vạch hồng, phần mép ở đầu cánh môi có rẻm lông mảnh.

Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo tiểu hộc
Tên Latin: Dendrobium podagraria
Đồng danh: Dendrobium podagraria Hook. f. 1890; Ceraia inconcinna (Ridl.) M.A. Clem. 2003; Dendrobium inconcinnum Ridl. 1896.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

Đặc điểm nhận dạng: Lan sống phụ sinh, mảnh, cao 30 - 40cm, gốc phình dạng quả trám (củ giả), đỉnh thuôn hẹp dài. Lá hình giải, màu xanh bóng, dài 3 - 7cm, rộng 0,6 - 1cm. Hoa nhỏ, màu trắng. Cánh môi hình tam giác, có nhiều vạch hồng, phần mép ở đầu cánh môi có rẻm lông mảnh.

Phân bố: Cây mọc từ Bắc qua miền Trung lên Tây Nguyên, và phân bố ở Thái Lan, Mianma, Ấn Độ.

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 256.
Một số tài liệu còn gọi là Hoàng thảo tiểu lộc, hoàng thảo Tuyết mai